Vẫn là thái độ cợt nhả ấy: “Khó mở lời thế sao, em định hỏi tôi chia t//iền thật đấy hả?”
7
Suy nghĩ muốn gặp anh quá mãnh liệt, tôi ngó lơ câu trêu đùa của anh rồi viết một dòng chữ: “Em muốn gặp anh.”
Có vẻ như Thời Nghiễn Lễ không ngờ rằng tôi lại yêu cầu như thế, anh bất chợt im lặng.
Không đợi được câu trả lời của Thời Nghiễn Lễ, tôi vẫn ôm chút hy vọng call video cho anh.
Anh không bắt máy cũng không ấn từ chối cuộc gọi, tiếng chuông điện thoại cứ vang lên từng hồi trong màn đêm yên tĩnh.
Đầu đau như búa bổ, tôi đau đớn cuộn mình trên sô pha.
Cố nén cơn đau, tôi viết: “Thời Nghiễn Lễ, mẹ nó, anh kh//ốn nạn.”
Sau khi tin nhắn được gửi đi, khóe mắt tôi cay cay.
Nếu như năm đó anh đã tàn nhẫn với tôi như thế thì tại sao không tàn nhẫn đến cùng, tại sao trước khi ra đi, anh còn bóng gió thể hiện tình cảm với tôi.
Nhưng khi tôi muốn đến gần lần nữa, anh lại không chịu đáp lại.
Lúc tôi sắp rơi vào tuyệt vọng, tiếng chuông điện thoại bỗng dưng vang lên.
Rõ ràng nỗi nhớ anh khôn nguôi, rất muốn gặp anh, nhưng con tim lại bối rối.
Tôi bò dậy, ngồi trên sô pha chỉnh trang lại mái tóc rối bù, sau đó mới dám nghe máy.
Màn hình lóe lên, tôi nín thở, con tim như ngừng đập.
Hình ảnh trong ống kính như bất động.
Dưới màn đêm, ánh sáng lạnh lẽo xuyên qua khung cửa bị song cửa chia thành vô số mảnh vụn, anh lặng lẽ ngồi trước khung cửa sổ. Dáng người gầy gò như hư không, xa xôi mộng ảo.
Anh nghiêng đầu mỉm cười nhìn thẳng vào camera, ánh trăng chiếu lên mí mắt anh, dịu dàng đầy mê hoặc.
“Nói xem, tôi kh//ốn nạn thế nào?”
Một người đẹp như thế, ai nhìn thấy cũng sẽ mừng ra mặt.
Nhưng lúc này đây, tôi lại không vui nổi.
Thẫn thờ nhìn anh ngồi trên chiếc xe lăn, đầu óc choáng váng, tôi run rẩy lên tiếng: “Chuyện khi nào vậy?”
Thời Nghiễn Lễ biết tôi đang hỏi anh về chuyện xe lăn, nụ cười bên môi anh nhạt dần.
“Không nhớ rõ nữa, cũng mấy năm rồi.”
Thời Nghiễn Lễ quá mức thản nhiên, như thể người đang ngồi trên xe lăn hệt như người khuyết t//ật không phải là anh vậy.
Cảm giác đau đớn lan ra từ lồng ngực, thở thôi cũng rất đau.
Tôi vội tránh camera, nước mắt lăn dài.
Là tôi sai rồi.
Câu nói “Ai sẽ thích một người khuyết t//ật đây?” năm đó của Thời Nghiễn Lễ, tôi cứ tưởng anh đang sỉ nh//ục mình.
Thật không ngờ, kẻ khuyết t//ật trong lời anh nói lại chính là anh.
Bầu không khí lặng hẳn xuống, Thời Nghiễn Lễ khẽ thở dài: “Lại tránh mặt khóc rồi?”
“Sợ em nhìn thấy sẽ khóc.”
Tôi khóc nức nở, không nói được câu nào.
Thời Nghiễn Lễ lên tiếng uy h//iếp: “Còn không nói nữa, tôi cúp máy đây.”
Không tin anh sẽ làm như thế, nhưng tôi vẫn ổn định lại cảm xúc của mình rồi nhìn vào ống kính.
Tuy đã để điện thoại cách mặt khá xa nhưng hốc mắt đỏ ửng, muốn giấu cũng không được.
Thời Nghiễn Lễ mỉm cười: “Đã nhiều năm trôi qua như thế mà em vẫn không bỏ được tật xấu này.”
Tôi ngoảnh mặt đi giận dỗi trong lòng, oán trách anh, chỉ dựa vào một câu sợ tôi khóc mà chuyện gì cũng không nói cho tôi biết? Thích người khuyết t//ật thì sao chứ?
Phạm pháp ư?
Thời Nghiễn Lễ nhận ra, anh nhoẻn miệng cười: “Nóng tính hơn xưa rồi.”
Tôi ngước mắt nhìn anh định cãi lại, nhưng khi nhìn vào cánh tay anh tôi lại im bặt.
Cơn gió đêm thổi bay tấm rèm trắng bên cửa sổ, Thời Nghiễn Lễ ngồi quay lưng lại, hai cánh tay gầy gò xanh xao của anh để lên thành xe lăn, xương cổ tay nhô ra.
Gầy, anh đã gầy hơn trước rất nhiều.
Gầy đến nỗi khiến người ta đau lòng.
Muốn nói chuyện đàng hoàng nhưng khi mở miệng, lời lẽ lại trở nên sắc bén: “Không có em nấu cơm cho anh ăn, anh cũng không ăn nổi cơm nữa hả.”
Con người Thời Nghiễn Lễ, ngoài nghiên cứu ra thì mấy chuyện thế tục, ăn uống, sắc d//ục của anh đều không có gì đặc sắc.
Một người cao siêu như anh, tôi nên nhận ra sớm hơn, sớm muộn gì thế giới này cũng không giữ lại được.
Thời Nghiễn Lễ nói hùa theo tôi, anh gật đầu: “Ừ, trách em làm cái miệng của tôi trở nên kén ăn hơn.”
Tôi cũng không tự luyến đến mức tin rằng anh không có mình thì không được, nhưng vẫn cảm thấy đau lòng.
Nếu như năm đó tôi không hiểu lầm, kiên quyết ở lại bên cạnh anh, có phải sẽ có một kết cục khác không?”
“Thời Nghiễn Lễ.”
“Tôi nghe đây.”
Tôi kiên định nhìn thẳng vào mắt anh, khóe mắt lại đỏ lên: “Phải làm sao đây, em rất muốn ôm anh.”
8
Rõ ràng Thời Nghiễn Lễ đang ở ngay trước mắt nhưng lại không thể chạm, không thể sờ. Cảm giác trống rỗng, bất lực quấn lấy tôi.
Muốn gặp anh, muốn ôm anh, muốn thật sự chạm vào anh.
Cho dù con đường có dài hàng ngàn hàng vạn dặm, nghĩ đến việc rồi cũng sẽ gặp nhau, dù có lâu thì trong lòng cũng chờ mong.
Nhưng chúng tôi lại ở hai không gian khác biệt, làm sao mới ôm được nhau đây.
Ánh mắt Thời Nghiễn Lễ tối hẳn, anh cụp mắt xuống, lẩm bẩm: “Ngốc ạ.”
Trước mắt như có màn sương, tôi nghẹn ngào: “Tại sao anh lại không trả lời thư của em? Nếu như anh trả lời, nhất định em sẽ không rời đi.”
Anh lại thở dài: “Thư, tôi đã trả lời rồi.”
Tôi ngỡ ngàng nhìn anh, anh trả lời thư của tôi rồi ư? Tại sao tôi lại không nhận được.
Muốn truy hỏi nhưng anh lại lên tiếng, giọng điệu dụ dỗ: “Đừng nói những lời ngốc nghếch đó nữa, không ai có quyền được vẩy mực lên cuộc đời rực rỡ gấm hoa của em cả.”
Trong trí nhớ của tôi, Thời Nghiễn Lễ chưa từng bàn về cuộc đời hay đạo lý với người khác.
Nhưng nay những lời ấy được thốt ra từ miệng anh, tôi không khỏi cảm thấy nặng nề hơn đôi chút.
“Đừng để bất cứ ai cản đường em đi đến tương lai rực rỡ hơn, tôi cũng không thể.”
Tôi đâu nghe lọt tai, cố chấp lắc đầu nói: “Anh đừng giảng giải đạo lý với em nữa, em sẽ tự mình quyết định những gì mình muốn.”
Thời Nghiễn Lễ ngừng lại, anh há miệng do dự muốn nói lại thôi, ấn đường hiện rõ vẻ đang cố chịu đựng cơn đau.
Đêm càng về khuya, ánh trăng lạnh lẽo chiếu xuống, Thời Nghiễn Lễ đang ở trong một không gian lạnh lẽo, anh cô độc bị nhấn chìm.
Ánh trăng ấy như hóa thành con d//ao đâm thẳng vào trái tim tôi.
Cảm giác nóng lòng, khát khao muốn gặp anh thiêu đốt trái tim.
Yên lặng hồi lâu, Thời Nghiễn Lễ mới chậm rãi lên tiếng: “Một người đi trên một đoạn đường dài như thế, chắc sẽ rất vất vả.”
“Vậy thì đừng ngoảnh đầu lại, hãy tiếp tục bước tiếp.”
Đột nhiên tôi có một linh cảm, Thời Nghiễn Lễ lại sắp biến mất.
Suy nghĩ ấy vừa mới lóe lên, Thời Nghiễn Lễ đã dịu dàng, ung dung lên tiếng: “Em Phương Di, rất vui được gặp lại em, thế là đủ rồi.”
“Thời Nghiễn Lễ…” Tôi hoảng hốt gọi tên anh, giọng lạc hẳn đi.
Anh giơ tay cầm điện thoại che khuất ống kính.
Đối diện chỉ còn lại một màu đen u tối, tiếng của anh vang lên.
“Hãy cho thời gian thêm thời gian, để quá khứ qua đi, rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi.”
Dứt lời, cuộc gọi cũng kết thúc, tôi chỉ cảm thấy cơ thể mình lạnh toát.
Run rẩy thử nhắn tin cho anh, không ngoài dự đoán, tôi bị anh chặn rồi.
Tôi cố chấp liên tục nhắn tin cho anh.
Giống như hòn đá chìm sâu xuống đáy biển, không có hồi âm.
Tôi biết, anh sẽ không để ý đến mình nữa.
Một người lý trí, kiềm chế như Thời Nghiễn Lễ, một khi anh đã đưa ra quyết định, anh sẽ kiên quyết tới cùng.
Bóng tối nhấn chìm con người, nhìn màn hình hễ sáng rồi lại tối, tôi cảm nhận được cơn đau trong lồng ngực.
Thời Nghiễn Lế quả là nhẫn tâm, đến cả cơ hội nói lời tạm biệt anh cũng không cho tôi.
Kết thúc và khởi đầu, anh luôn rất thành thạo.
Mắt ngân ngấn lệ, tôi gửi cho anh một tin nhắn anh sẽ không bao giờ nhận được: “Thời Nghiễn Lễ, thật ra em rất hận anh.”
Nhưng nó không bằng một phần nghìn một phần vạn tình yêu.
9
Mở đầu của câu chuyện là vào một ngày của nhiều năm về trước.
Phòng thí nghiệm tiếng tăm lừng lẫy của giáo sư Thời tuyển thêm trợ lý, sinh viên đến ứng tuyển xếp thành một hàng dài.
Có rất nhiều người đến là vì ngưỡng mộ giáo sư Thời, còn tôi là vì ngh.èo.
Hôm ấy, giảng viên phụ trách phỏng vấn thấy tôi đeo máy trợ thính, cũng không nói nhiều mà từ chối tôi.
Cô ấy chỉ nói tôi không hợp, cũng coi như là một lời từ chối khéo rồi.
Nhưng tôi vẫn nhìn ra được sự ghét bỏ không dễ nhận ra trong đôi mắt của cô ấy.
Thú thật tôi đã quá quen với cảnh này, ấm ức không thể nói, chỉ biết rơm rớm.
Có lẽ là bởi thành kiến này đến từ người giáo viên tôi kính trọng.
Lúc cúi đầu rời đi thì tôi vô tình va phải một người, khi luống cuống ngẩng đầu lên thì lại bắt gặp một ánh mắt sâu xa, trầm tĩnh.
Văn phòng rộng lớn, ánh chiều tà phủ kín bầu trời, dáng người gầy gò của anh đượm chút ánh cam hòa vào trong ánh mặt trời dịu dàng.
Anh đỡ tôi, qua cái nhìn ngắn ngủi, anh chau mày.
Giảng viên đằng sau kính cẩn gọi anh một tiếng: “Giáo sư Thời.”
Thời Nghiễn Lễ lịch sự gật đầu chào lại, anh nhìn CV trên tay tôi: “Tại sao em lại muốn làm trợ lý trong phòng thí nghiệm.”
Tôi sững người, sau khi phản ứng lại, tôi mới cúi đầu khốn cùng nói: “Vì nghèo ạ.”
Làm thêm trở thành một chuyện không thể thiếu trong quãng thời gian sinh viên của tôi, làm trợ lý trong phòng thí nghiệm của Thời Nghiễn Lễ lại là lựa chọn tối ưu nhất.
Tuy tự lực cánh sinh không có gì phải xấu hổ nhưng khi phải nói ra trước mặt bao nhiêu người thế này, chạm đến lòng tự trọng của thiếu nữ, tôi vẫn cảm thấy khốn cùng.
Thời Nghiễn Lễ cầm CV trong tay tôi, giọng nói mang theo ý cười của anh vang lên.
“Ờm, tôi tuyển thêm trợ lý là vì lười.”
Câu nói dí dỏm khiến mọi người cười vang.
Anh xem qua CV của tôi, sau đó lại nhìn tôi rồi lịch sự nói: “Em Phương Di này, nhất định chúng ta sẽ rất ăn ý.”
Cái tên “Em Phương Di” được thốt ra từ miệng anh mang theo sự dịu dàng và ấm áp.
Được người khác đối xử dịu dàng như thế, nên tôi cũng muốn đáp lại anh theo một cách dịu dàng hơn.
Rung động của thiếu nữ giống như ngọn lửa bùng lên trên cánh đồng hoang vu ngày hè.
Thời Nghiễn Lễ lạnh lùng, yên tĩnh đến mức cô độc. Anh không thích đám đông, không thích ánh mắt trời, suốt ngày nhốt mình ở trong phòng thí nghiệm.
Người ẩn mình trong bóng tối, chuyên tâm, rực rỡ như pháo bông ban ngày.
Tôi đã nhìn thấy ánh sáng ấy trong bóng tối vô số lần.
Thời Nghiễn Lễ rất kiệm lời, phần lớn thời gian anh đều ngồi lặng yên suy tư, một ngày chúng tôi cũng chỉ nói với nhau được vài ba câu.
Cứ như thế sau khi bên cạnh anh một thời gian dài, chúng tôi đã có được một sự ăn ý không thể nói rõ được.
Anh vừa giơ tay là tôi đã biết anh muốn gì.
Tôi vừa nhìn anh là anh đã biết tôi đang nghĩ gì.
Anh nói tôi thích khóc, thật ra cũng đúng.
Trong suốt bốn năm đi theo anh, số lần tôi khóc cũng không phải là ít.
Khóc gì nhỉ?
Lúc làm thí nghiệm anh không may bị b.ỏng ở tay, khóe mắt tôi đỏ hoe.
Anh vừa vào phòng thí nghiệm là làm việc liên tục không ngừng nghỉ, tôi nhớ lại tin tức đột t//ử mình từng đọc, khuyên anh nhưng anh không nghe tôi lại muốn khóc.
Anh bị ốm, lúc tôi túc trực bên giường bệnh của anh, nước mắt lăn dài lau mãi cũng không hết.
Có lẽ anh biết, một cô gái không phải là là đứa thích khóc như tôi nhưng lại thường xuyên khóc là vì thương anh.
Nhưng một người lịch sự như anh, chưa từng vượt quá giới hạn.
Trong suốt mấy năm đó, anh đã nhiều lần an ủi linh hồn cô đơn, bơ vơ của tôi bằng thái độ dịu dàng nhất.
Một người như anh, lần nào cũng giơ tay đầu h//àng trước nước mắt của tôi.
Khóe mắt tôi vừa đỏ, anh sẽ ngoan ngoãn nghe lời.
Tuy nhiều lần anh hay lên tiếng càm ràm: “Tôi tự tìm cho mình một bà cô tổ.”
Nhưng đây lại là một trong số những khoảnh khắc đáng yêu hiếm hoi của Thời Nghiễn Lễ, sống động, rạng rỡ.
Đến nỗi sau này tôi luôn dễ dàng nhớ lại một người rạng rỡ như anh, hơn hẳn sơn xuyên nhật nguyệt cõi trần gian.
Mấy năm đó là thời gian của chúng tôi.
Khoảng cách giữa cả hai, thân mật hơn ai hết.
Nhưng chúng tôi lại không phải là người yêu.
10
Sau khi mất liên lạc với Thời Nghiên Lễ, tôi xin nghỉ phép mấy ngày liền.
Không biết nên giải tỏa cảm xúc này thế nào, vào một chiều nào đó tôi đã tự mình lái xe đến nghĩa tr//ang.
Bất ngờ là, đã có người đã đến trước tôi.
Người phụ nữ nghe thấy tiếng bước chân thì ngoảnh đầu lại, đôi mắt đỏ hoe.
Trí nhớ của tôi rất tốt, tôi lập tức nhớ lại cảnh tượng được Thời Nghiễn Lễ gọi đến nhà anh rồi tỏ tình với anh nhiều năm về trước.
Đúng vậy, chị ấy chính là người phụ nữ tựa lên vai anh, gọi anh một tiếng “Lễ”.
Dáng vẻ thân mật của bọn họ chính là đòn đả kích đầu tiên của tôi vào buổi tối hôm đó.
“Phương Di.” Người phụ nữ gọi tên tôi.
Tôi không có ý định tìm hiểu xem tại sao chị ấy lại biết tên mình, chỉ gật đầu rồi đặt bó hướng dương đang ôm trong lòng lên trước tấm bia m//ộ màu đen.
“Cô còn nhớ nó thích hoa hướng dương hả.” Người phụ nữ nhìn tôi, vẻ mặt có bất ngờ, cũng có cả vui vẻ.
“Anh ấy không thích hoa.”
Trong nhà và trong phòng thí nghiệm của Thời Nghiễn Lễ đều không có thứ gì thừa thãi.
Có một hôm trên đường tới nhà anh, tôi có đi ngang qua một sạp bán hoa, đột nhiên tôi lại nổi hứng muốn mua một bó để trang trí nhà cửa, có lẽ tâm trạng của anh cũng sẽ tốt hơn.
Thế là tôi đã chụp một bức ảnh gửi cho anh rồi hỏi: “Giáo sư Thời, anh thích hoa gì?”
Anh trả lời rất dứt khoát: “Đều không thích.”
Tôi cảm thấy mất mát, cách màn hình điện thoại hình như anh đã cảm nhận được tâm trạng của tôi.
Sau đó anh nói như thể đang dỗ dành: “Tôi đã nghiêm túc xem bức ảnh, cảm thấy hướng dương là đẹp nhất, chọn nó đi.”
Sau đó hướng dương trở thành khách quen trong nhà anh.
Thời Nghiễn Lễ hay ngồi đọc sách trước cửa sổ, những bông hướng dương màu vàng đứng đón gió trên chiếc bàn trà nhỏ.
Thời gian đẹp đẽ khiến người ta vấn vương, in hằn trong tâm trí tôi.
“Sao lại có người không thích hoa chứ?” Người phụ nữ cười nói.
Ngừng một chút, chị ấy nói tiếp: “Em trai tôi phiền phức lắm đúng không, thích gì cũng không chịu nói ra.”
“Em trai ư?” Tôi ngây người.
“Đúng vậy, là em trai ruột. Nhưng tôi với nó không thân nhau lắm.” Chị ấy nhìn tôi: “Tất nhiên rồi, nó cũng không thân với bất cứ ai, ngoài cô.”
Tôi định nói lại nhưng lại không thốt nên lời.
Hình như những năm ấy, Thời Nghiễn Lễ đúng là rất cô độc, không qua lại với ai.
Chị ấy nhìn bức ảnh trên bia m//ộ rồi nghẹn ngào nói: “Duyên phận giữa con người với nhau đúng là rất kỳ diệu, một người như nó cũng biết thương người.”
“Bất ngờ phải không.” Chị ấy nghiêng đầu mỉm cười với tôi, sau đó nhún vai nói: “Tôi cũng bất ngờ lắm.”
Chị ấy có nhã hứng kể cho tôi nghe chuyện quá khứ.
Tối hôm đó tôi nước mắt lưng tròng chạy khỏi nhà Thời Nghiễn Lễ, khi đó chị ấy chỉ hóng chuyện rồi lên tiếng trêu đùa: “Cô nhóc đó sắp khóc rồi kìa, em không đau lòng sao?”
Thời Nghiễn Lễ im lặng, anh đã uống rất nhiều r//ượu.
Anh vẫn luôn kìm nén, hôm đó còn uống rất nhiều r//ượu lại có hứng ngồi nói chuyện với chị gái.
Anh nói: “Khóe mắt cô nhóc đó vừa đỏ, ai nhìn thấy cũng sẽ đau lòng thôi.”
Thế nên, lần đầu tiên gặp nhau anh mới động lòng trắc ẩn.
Thời Nghiễn Lễ miêu tả về cuộc gặp đầu tiên giữa anh và tôi, anh chỉ dùng một câu: “Đó là cuộc gặp giữa những linh hồn cô độc đồng điệu, kỳ lạ là em lại cảm thấy mình và cô ấy là ăn ý nhất.”
Với anh, bốn năm đó là bầu bạn, là an ủi và là ban ơn.
Chị ấy hỏi anh: “Thế sao em không đuổi theo?”
Thời Nghiễn Lễ chếnh choáng: “Em không thể cho em ấy tương lai nhưng vẫn gieo hy vọng, đó chính là tội đáng muôn ch//ết.”
Kể đến đây, chị ấy lại lau nước mắt rồi nói: “Khi ấy tôi không hiểu được câu nói đó của nó có ý gì, cho đến khi b//ệnh tình của nó trở nặng không giấu được nữa.”
Với chị ấy mà nói, cái ch//ết của Thời Nghiễn Lễ là một cú sốc cực lớn, người phụ nữ năm đó xinh đẹp rạng ngời, mà nay dấu vết năm tháng đã hiện rõ trên ấn đường.
Chị ấy ngồi xuống chỉnh lại bó hoa, giọng nói nghẹn ngào: “Năm đầu tiên em xuất ngoại, nó bệnh đến nỗi không đứng nổi.”
Gió thổi qua bụi cây, phát ra những tiếng kêu xào xạc, lướt qua tai tôi rồi biến mất, đầu óc tôi trống rỗng.
Trước khi rời đi, chị ấy đã khuyên tôi: “Em thử Di Thanh đi, dù sao thì đó cũng là mong muốn của nó.”
11
Nhìn theo bóng lưng rời đi của chị ấy, tôi chợt nhớ tới điều gì đó, sau đó nhanh chân đuổi theo.
“Chị Thời.” Tôi gọi chị ấy: “Em xin phép, em có thể xem d//i vật của giáo sư Thời được không ạ?”
Với tình cảm của chị ấy dành cho Thời Nghiễn Lễ, có lẽ chị ấy sẽ giữ lại đồ của anh.
Dù sao thì tôi cũng mong là vậy.
Chị ấy quay đầu lại nhìn tôi nhưng không lên tiếng.
Tôi không biết nên giải thích thế nào về việc nói chuyện cách không gian và thời gian, nên khó mà mở lời được.
“Chẳng phải em có chìa khóa nhà nó sao?” Chị ấy bình tĩnh nói: “Đồ đạc trong nhà nó vẫn y nguyên, em muốn xem gì cũng được.”
“Cảm ơn chị.”
Chị ấy mỉm cười, cũng không nói thêm nữa mà cất bước rời đi.
Sau khi rời khỏi nghĩa tr//ang, tôi lái xe về nhà.
Trước khi xuất ngoại, tôi đã từng cẩn thận khóa hết những thứ có liên quan đến anh ở trong ngăn kéo, gìn giữ cẩn thận, bây giờ lại có lúc dùng đến.
Quay lại thăm nhà anh sau năm năm, giống như đã qua mấy đời vậy.
Đồ đạc trong nhà vẫn vẹn nguyên, thậm chí trên bàn trà trước cửa sổ còn có hoa hướng dương khô, bị phong hóa thành những mảnh vụn rơi đầy bàn.
Người nhà họ Thời sợ nhìn thấy cảnh lại nhớ người nên đã khóa căn nhà này lại, về sau cũng không tới đây nữa nên bụi dính thành mảng trên đồ đạc.
Không cần tốn công sức tôi cũng dễ dàng tìm thấy được chiếc điện thoại của anh nằm trong ngăn kéo trong phòng làm việc.
Lau chùi sạch sẽ rồi sạc pin.
Cũng may, sau khi Thời Nghiễn Lễ đi gần hai năm điện thoại của anh vẫn còn sử dụng được, nó còn kiên cường hơn cả chủ nhân của nó.
May mắn hơn là số điện thoại của anh vẫn còn, trong thẻ cũng còn một số tiền lớn.
Trong lúc đợi we.chat cập nhật, tôi cầm chiếc hộp nhỏ ở góc bàn lên lau chùi.