Anna Karenina
Quyển 1 - Chương 24
– Chú thấy đấy, – Nicolai Levin nói tiếp, lông mày nhíu lại và mặt nhăn nhó, gắng gượng. Rõ ràng mỗi cử chỉ mỗi lời nói đều khó nhọc đối với ông. – Chú thấy đấy… (ông chỉ vào những thanh sắt buộc dây thừng trong góc phòng). Chú nhìn thấy cái ấy không? Đó là bước đầu của một công trình mới mà chúng tôi đang tiến hành. Đó là một hợp tác xó sản xuất…
Conxtantin lơ đóng nghe. Chàng mải ngắm khuôn mặt ốm yếu của người ho lao đó, và càng cảm thấy thương hại anh hơn, thành thử không biết ông ta nói những gì về hợp tác xó. Chàng thấy tổ chức này chỉ là chỗ bấu víu cuối cùng để ông ta tránh khỏi tự khinh mình mà thôi. Nicolai Levin nói tiếp:
– Chú cũng biết tư bản chà đạp lên công nhân. ở nước ta, thợ thuyền, dân cày đều phải làm việc nặng nhọc và đều ở trong một hoàn cảnh dù có cố gắng đến đâu cũng không sao thoát khỏi phận con vật kéo cày. Mọi khoản lời lói thu được mà họ có thể dùng để cải thiện đời sống, tạo nên những giờ phút an nhàn và do đó, học hỏi thêm, đều bị bọn tư bản nẫng mất. Và xó hội đó được xây dựng theo kiểu họ càng lao động bao nhiêu, thì bọn con buôn và bọn chủ lại càng làm giàu bấy nhiêu, còn họ thì vẫn mói mói là con vật kéo cày. Cái tình trạng này cần thay đổi, người anh kết luận và nhìn em ra vẻ dò hỏi.
– Phải, tất nhiên rồi, – Conxtantin nói, và nhìn vào đôi gò má anh ửng đỏ.
– Cho nên chúng tôi tổ chức ra cái hợp tác 1 những người thợ khoá, trong đó sản xuất, lợi tức và các công cụ lao động chủ yếu là của chung cả.
– Cái hợp tác đó sẽ ở đâu? – Conxtantin Levin hỏi.
– ở làng Vordrema, tỉnh Kazan.
– Tại sao lại ở trong làng? Tôi thấy hình như nông thôn thiếu gì việc làm. Tại sao lại đặt hợp tác thợ khóa ở làng?
– Bởi vì nông dân vẫn nô lệ như xưa, và chính vì vậy cho nên cả chú lẫn Xergei Ivanovitr đều bực tức khi thấy người ta muốn kéo họ ra khỏi kiếp nô lệ, – Nicolai Levin nói, tức tối vì lời nhận xét trên.
Conxtantin thở dài và đưa mắt nhìn quanh căn phòng bẩn thỉu, tối tăm. Tiếng thở dài đó như càng làm Nicolai tức tối thêm.
– Tôi thừa biết những định kiến quý tộc của chú và của Xergei Ivanovitr rồi. Tôi biết anh ta đang dùng tất cả trí thông minh để biện hộ cho cái xấu đang tồn tại.
– Nhưng tại sao anh lại nhắc đến Xergei Ivanovitr với tôi? – Levin cười hỏi.
– Nhắc đến Xergei Ivanovitr ấy à? Bởi vì thế này, – Nicolai Levin bỗng gầm lên khi nghe đến tên ông anh. – Nguyên là thế này… Nhưng nói làm quái gì? Chỉ cần chú nói cho tôi biết chú đến gặp tôi vì chuyện gì? Chú khinh bỉ chuyện này à, được lắm, quỷ bắt mày đi! Cút đi!
ông ta đứng dậy và thét lên. – Cút đi! Cút đi!
– Tôi không khinh gì hết, – Conxtantin Levin nhẹ nhàng nói. – Thậm chí tôi không hề tranh cói nữa kia.
Giữa lúc ấy, Maria Nicolaievna trở lại. Nicolai Levin giận dữ nhìn chị ta. Chị thoăn thoắt lại gần và nói thầm mấy câu với ông.
– Tôi đang ốm, tôi đâm ra bẳn tính, thế mà chú lại đến nói với tôi về Xergei Ivanovitr và bài báo của anh ta, – Nicolai đó nguôi nguôi, vừa nói vừa thở nặng nề. – Đó là những chuyện phi lý, dối trá, ảo tưởng quá! Một người không hiểu gì về công lý thì nói sao được chuyện công lý. Anh đó đọc bài báo của anh ta chưa? – Nicolai quay sang phía Kritxki hỏi, ngồi xuống cạnh bàn và dọn cái mặt bàn đầy những điếu thuốc nhồi có một nửa.
– Chưa, – Kritxki nói, vẻ mặt lầm lầm, rõ ràng không muốn bắt chuyện.
– Tại sao? – Nicolai Levin hỏi, giọng khó chịu.
– Vì tôi cho rằng không nên mất thời giờ vô ích vào những chuyện ấy.
– Xin lỗi, nhưng tại sao anh biết là mất thời giờ? Bài báo này nhiều người không hiểu nổi, nó vượt quá trình độ họ. Tôi thì khác, tôi bóc trần cái ý của nó, và tôi biết vì sao nó yếu.
Mọi người nín lặng. Kritxki chậm rói đứng dậy và cầm lấy mũ.
– Anh không muốn ăn à? Thôi được, chào anh. Ngày mai cùng đến với anh thợ khóa nhé.
Kritxki vừa ra khỏi, Nicolai Levin đó nháy mắt và mỉm cười.
– Cả thằng cha này nữa, cũng không ra gì đâu, – ông nói. – Tôi thấy rõ điều đó lắm…
Nhưng giữa lúc đó, Kritxki gọi ông ta từ ngoài cửa.
– Anh còn cần gì nữa đấy? – Nicolai Levin hỏi và ra hành lang gặp y.
Còn lại một mình với Maria Nicolaievna, Levin hỏi chuyện chị:
– Chị sống với anh tôi đó lâu chưa? – chàng hỏi.
– Sắp được hai năm rồi. Anh ấy ốm yếu mà uống rượu nhiều quá, – chị ta nói.
– Sao, anh ấy uống rượu à?
– Uống vốtka, nó làm hại anh ấy.
– Uống nhiều lắm à? – Levin khẽ hỏi.
– Vâng, – chị ta đáp và rụt rè nhìn ra cửa; Nicolai Levin đang trở vào.
– Các người nói chuyện gì thế? – ông cau mày và lo ngại nhìn hết người này đến người kia. – Nói chuyện gì?
– Có chuyện gì đâu, – Conxtantin bối rối đáp.
– Các người không muốn nói ra với tôi thì tuỳ các người thôi.
Nhưng chú nói chuyện với nó làm gì kia chứ. Nó là con gái điếm, còn chú, chú là một ông lớn, – ông ta vừa nói vừa ngoẹo cổ. Tôi thấy là chú đó hiểu hết, chú đó có nhận định rồi và chú thương hại những lầm lẫn của tôi, – ông cao giọng nói tiếp.
– Nicolai Dimitrievitr, Nicolai Dimitrievitr, – Maria Nicolaievna lại gần ông và khẽ van vỉ.
– Thôi được, thôi được… Nhưng này, bao giờ thì được ăn đấy? à! Đây rồi! – ông nói khi thấy gó người làm bưng mâm lên. – Đây, đặt xuống đây, – ông cáu kỉnh nói và cầm ngay lấy chai rượu vôtka, rót một ly nhỏ và nốc thẳng một hơi. Chú có dùng không? ông hỏi em. Ông đó vui hơn lên. – Thôi, nói về Xergei Ivanovitr như vậy đủ rồi. Dù sao tôi cũng lấy làm bằng lòng được gặp chú. Muốn nói sao thì nói, chúng ta cũng không phải là người dưng nước ló. Này, uống đi chú. Hóy kể cho tôi biết chú đang làm gì nào, – ông nói tiếp, vừa nhai nhồm nhoàm miếng bánh mì và rót thêm ly rượu thứ hai. – Chú sống ra sao?
– Tôi sống một mình ở nông thôn, như ngày xưa, trông nom trại ấp, – Conxtantin đáp, vừa sợ hói nhìn anh ăn uống một cách thèm khát và cố giấu không tỏ vẻ gì cho anh biết.
– Tại sao chú không lấy vợ?
– Tôi chưa có hoàn cảnh, – Conxtantin đỏ mặt đáp.
– Tại sao thế? Còn tôi… thế là hết rồi. Tôi đó làm hỏng đời tôi.
Trước đây tôi đó nói và nay vẫn nhắc lại rằng nếu tôi được phần gia tài thuộc về tôi, đúng lúc tôi cần, thì đời tôi chắc khác hẳn rồi.
Conxtantin vội vó lái sang chuyện khác.
– Anh có biết thằng Vaninska của anh hiện đang làm cho tôi ở Pocrovxcoie không? – chàng hỏi.
Nicolai ngoẹo cổ và trở nên tư lự.
– ừ phải đấy, chú kể cho anh nghe những chuyện xảy ra ở Pocrovxcoie đi. Ngôi nhà vẫn vững chói như cũ chứ? Còn rặng bạch dương ra sao? Và phòng học của chúng ta? Bác gác vườn Filip vẫn còn sống chứ? Sao mà anh nhớ cái vòm cây, và cái đivăng thế!…
Chú hóy nghe anh, đừng thay đổi gì trong nhà cả, nhưng chú nên lấy vợ càng sớm càng tốt và tổ chức lại cuộc sống như ngày xưa ấy.
Lúc ấy, anh sẽ đến thăm chú, nếu thím ấy tốt bụng.
– Anh đến ngay bây giờ đi, – Levin nói. – Chúng ta sẽ sống sung sướng biết mấy!
– Anh sẽ về ngay, nếu biết chắc không gặp Xergei Ivanovitr ở đấy.
– Anh sẽ không gặp anh ấy đâu. Tôi sống hoàn toàn độc lập.
– Phải, nhưng, muốn nói sao thì nói, giữa anh ấy và tôi, chú phải chọn lấy một, – ông nói và rụt rè nhìn vào mắt em.
Vẻ rụt rè đó làm Conxtantin cảm động.
– Nếu anh muốn tôi phải thú thật về mặt này, thì xin nói trong vụ xích mích giữa anh với Xergei Ivanovitr, tôi chẳng đứng về phía nào cả. Cả hai anh đều sai. Anh thì sai ở bề ngoài, còn anh ấy sai về bên trong.
– Ha, ha! Chú cũng hiểu thế đấy, chú cũng hiểu ra thế đấy! – Nicolai kêu lên vui vẻ.
– Nhưng, nếu anh muốn biết, thì tôi vẫn quý anh hơn, bởi vì…
– Tại sao? Tại sao?
Conxtantin không thể nói chàng quý Nicolai hơn vì ông khổ sở và cần được yêu thương. Nhưng Nicolai hiểu chàng muốn nói đến chính điều đó, và cau mày lại, ông tiếp tục uống.
– Đó rồi đấy, Nicolai Dimitrievitr ạ! – Maria Nicolaievna nói, bàn tay hum húp chìa về phía chai rượu.
– Để yên! Đừng làm tôi bực mình mà tôi đánh cho đấy! – ông thét lên!
Maria Nicolaievna cười, vẻ đôn hậu khiến Nicolai hết cáu, rồi chị cầm lấy chai.
– Chú tưởng nó không biết gì chắc? – Nicolai nói. – Nó hiểu mọi chuyện hơn bọn ta. Có phải trong nó có cái gì đôn hậu, đáng yêu không?
– Chị chưa đến Moxcva bao giờ à? – Conxtantin hỏi cho có chuyện.
– Đừng gọi nó là chị đi chú. Gọi thế nó sợ đấy. Chưa ai gọi nó là chị bao giờ, trừ viên thẩm phán hòa giải, trong phiên xử cho nó thoát khỏi nhà chứa. Trời ơi, dưới trần này, cái gì cũng vô lý quá! – đột nhiên ông kêu lên. – Những tổ chức mới, những thẩm phán hòa giải, những hội đồng địa phương, mọi thứ đó giống cái gì nhỉ?
Và ông bắt đầu kể lể mối bất đồng của ông với các tổ chức mới.
Conxtantin Levin nghe anh nói, và việc chỉ trích mọi tổ chức xó hội, mà chính chàng cũng nói tới luôn, bỗng trở nên chướng tai khi thốt ra từ miệng ông ta.
– Chúng ta sẽ hiểu mọi chuyện đó khi sang thế giới bên kia, chàng pha trò.
– Thế giới bên kia à? ồ! Tôi không thích cái thế giới ấy đâu! Tôi không thích nó đâu, – ông nói, đôi mắt sợ hói nhìn chằm chằm vào mặt em. – Tuy nhiên, thoát được khỏi tất cả những cái đê tiện và hỗn loạn này thì khoái biết bao. Nhưng tôi vẫn sợ chết, tôi sợ chết ghê gớm, – ông ta rùng mình. – Chú hóy uống chút gì đi, uống sâm banh nhá? Hay ta ra phố, đồng ý không? Đến quán bọn Digan đi! Chú có biết không, bây giờ tôi rất thích người Digan và những bài hát Nga.
Lưỡi líu lại, ông nhảy từ chuyện này sang chuyện khác. Cùng với Masa, Conxtantin thuyết phục được anh mình không đi đâu cả; họ đặt ông vào giường khi ông đó say mềm.
Masa hứa sẽ viết thư cho Levin khi cần và sẽ cố đưa ông anh về ở với chàng.
— —— —— —— ——-
1 Nguyên văn: artel
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!