Âu Lạc Truyện - Chương 5: Đền Thần Lạc.
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
120


Âu Lạc Truyện


Chương 5: Đền Thần Lạc.


Thần Lạc là hóa thân của Chim Lạc trong truyền thuyết của người Việt, bảo vệ sự yên bình của người Việt suốt hàng ngàn năm qua. Cứ năm năm người việt lại một lần tổ chức lễ hội Thần Lạc, kéo dài trong vòng bảy ngày, với nhiều hoạt động cúng tế, ca múa, trò chơi. Cầu mong người dân Việt có cuộc sống sung túc, không lo thiên tại dịch họa.
———————————————————————————–
Sáng sớm ngày mười tháng ba, mờ sáng canh năm Kinh Dương Vương và Long Nữ ngồi trong kiệu do mười con ngựa kéo dẫn đầu đoàn người ngựa tiến về phía đền thờ Thần Lạc trên đỉnh ngọn núi cao cách Ao Việt hơn mười dặm về phía bắc. Đoàn người cờ hoa rợp đường, người dân xếp dọc hai bên đường lớn, khi đoàn người đi qua mọi người cũng sẽ nối liền phía sau cùng tiến về phía ngôi đền làm dòng người càng ngày càng đông đúc hơn.
Tới chân núi, tất cả mọi người kể cả Kinh Dương Vương đều bước xuống khỏi kiệu, phía trước cổng có một nhóm người chờ sẵn, dẫn đầu là ba lão nhân tuổi đã ngoài tám mươi, đôi mắt trĩu xuống như đang nhắm. Đây là ba thầy tế, người nhận chỉ thị trực tiếp từ Thần Lạc cũng là người sẽ quyết định Lễ hội năm năm tổ chức một lần này sẽ diễn ra vào ngày nào. Ba người bọn họ là những người rất được trọng vọng trong Xích Quỷ, kể cả trước khi Xích Quỷ được thành lập, mọi tộc trưởng các tộc Việt cũng đều nể mặt họ tám phần. Người của đền Thần Lạc cũng rất ít khi xuống núi, bọn họ đều tu luyện trên núi, sử dụng những sản vật trên núi mà họ nuôi trồng làm thức ăn, không quan tâm đến thế sự, họ chỉ xuống núi để thay Thần Lạc truyền đạt ý chỉ.
– Kính chào ba vị tế sư! Năm năm qua đi ba vị vẫn khỏe mạnh chứ? – Kinh Dương Vương cung kính chào hỏi ba người.
– Kính chào bệ hạ! Ba chúng thần vẫn khỏe. Nhưng chúng thần tuổi đã cao, nên sau buổi lễ năm nay, chúng thần sẽ nhường lại vị trí cho ba vị đệ tử xuất sắc nhất của chúng thần. Rồi chúng thần sẽ tới chỗ của Thần Lạc để cung phụng người. – người đứng đầu trong ba người tiến lên tiếp lời Kinh Dương Vương.
– Cực khổ cho ba vị rồi! Mong ba vị gửi lời thăm hỏi của ta tới người!
– Mời bệ hạ cùng các vị đại thần lên núi, mọi thứ đã chuẩn bị sẵn sàng, chỉ còn chờ ngài tới trủ trì mà thôi.
– Được! Vậy chúng ta cùng lên núi!
Kinh Dương Vương và ba vị tế sư cùng dẫn đầu tiến lên núi, phía sau là Long Nữ và bá quan văn võ Xích Quỷ cùng sứ giả các nước, các tộc. Từ cổng đền lên đến đền thờ Thần Lạc người ta phải bước qua hơn hai ngàn bậc thang, nhưng ba vị tế sư không có biểu hiện gì của sự mệt mỏi của người đã ngoài tám mươi. Đền thờ Thần Lạc được xây bằng gỗ, trên một khoảng đất rộng bằng phẳng như đỉnh núi bị cắt mất. Sảnh của đền được đặt hai mươi chiếc trống đồng cỡ lớn hai bên, được sáu mươi thanh niên lực lưỡng đầu buộc khăn đỏ, quần đóng khố, mặc áo lộ nửa người bên phải, cứ ba người đứng ba góc của chiếc trống đồng, mỗi người trên tay là chiếc dùi dài và nặng.
Kinh Dương Vương cũng đã thay tế phục tiêu chuẩn. Đầu đội mũ đỏ, áo và quần đều màu đỏ, áo choàng dài màu trắng, trên ao thêu hình chim Lạc đang xòe đuôi. một thầy tế trẻ tuổi trên tay bưng một cái khay bằng đồng, trên khay để một cái chén bằng đồng đến trước mặt ngài. Kinh Dương Vương tiếp lấy chén đồng cung kính dâng cao trước trán từ từ tiến vào trong đền. Khi Kinh Dương Vương đặt bước chân đầu tiên vào đền, phía ngoài sáu mươi thanh niên lực lưỡng cũng bắt đầu nâng dùi lên cao mà gõ xuống, trống gỗ theo nhịp điệu, người ở gần không bị chói tai, nhưng tiếng trống lại truyền khắp mấy dặm xung quanh núi. Những người dân đang đứng dưới núi, nghe thấy tiếng trống cũng bắt đầu tiến hành lễ bái Thần Lạc.
Đại điện của đền Thần Lạc có năm cánh cửa đều được mở rộng, trong điện bài trí rất nhiều tượng bằng đồng, có hình người, có hình thú, chính giữa điện là một cái giếng ngọc đường kính bốn thước, sâu không nhìn thấy đáy, nước trong xanh, nhìn tổng thể như một viên ngọc khổng lồ đặt giữa đại điện. Phía đối diện bờ giếng bên kia là một bức tượng đồng, một loài chim có mỏ dài và nhọn, sau gáy có những chiếc lông dài tới tận thân, cánh chim rộng như ôm trọn cả đại điện, phần đuôi được thu gọn phía sau, nhưng cũng chiếm hết hơn nửa tổng chiều dài của bức tượng đồng. Bức tượng như đang ôm cả đại điện vào lòng, mắt thì nhìn vào giếng ngọc. Phía dưới thân chim là tượng một thiếu nữ, mặt tròn nhỏ điêu khắc tinh xảo, mũi cao mắt to, miệng nhỏ nhắn đang nở nụ cười. Thiếu nữ đang ngồi bên giếng chải tóc đẹp như tiên nữ hạ phàm.
Kinh Dương Vương trên tay nâng chén đồng đứng đối diện với bức tượng, ở đó có sẵn năm chiếc bàn đá trống, trên bàn là những ký tự đặc biệt được chạm khắc vào sâu mặt bàn. Kinh Dương Vương nói thầm một loại ngôn ngữ không phải tiếng Việt, vái ba vái rồi đặt chén đồng vào đúng vết lõm đã được khắc sẵn trên mặt bàn đá ở chính giữa. Trong khoảng thời gian này, mọi người cũng tự cầu Thần Lạc những ước nguyện của mình. Khi Kinh Dương Vương lùi phía sau vài bước xuống sóng vai với mọi người. Ba vị thầy tế tiến lên trước bàn đá, cũng sử dụng ngôn ngữ mà Kinh Dương Vương vừa dùng ba người tiến hành tế lễ, đồ tế lễ cũng được lần lượt mang lên, có lợn gà nguyên con được chế biến kỹ lưỡng, các loại hoa quả,… mọi thứ thứ đều có chỗ để riêng khớp với những vết lõm sâu trên năm chiếc bàn đã, không thừa, không thiếu. Ba vị thầy tế tiếp tục lấy ra bốn chén đồng, để vào bốn vị trí của bốn bàn còn lại, đến lúc này tất cả mọi người cùng quỳ gối khấu vai tượng Thần Lạc.
Khi mọi người đang vái lạy, nước trong năm chén đồng chảy ra các đồ hình được khắc trên mặt bàn đá, nước chảy tới đâu ánh sáng phát ra tới đó. Dòng nước chảy xuống mặt sàn đại điện, tiếp tục làm phát sáng những đồ hình được khắc xung quanh, nước trong giếng ngọc cũng dâng lên chảy vào những đường ống đi xuống phía dưới chân núi, người dân đã lễ bái xong sẽ để một phần đồ tế của mình lại trên những chiếc bàn đã được sắp xếp sẵn, sau đó có thể xếp hàng từng người tới kấy nước đang chảy từ giếng ngọc xuống xuống chín cái bệ đá, mọi người đều rất trật tự và tự giác xếp hàng, không chen lấn xô đẩy, như là lòng thành kính của mỗi người đối với Thần Lạc.
Trên đỉnh núi cả đỉnh núi như sáng bừng khi dòng nước chảy vào khắp các đồ án quanh ngôi đền, tiếng trống đồng thì càng lúc càng dồn dập, những người tới đây được phát mỗi người một chiếc chén, có thể tới bốn cái bệ nhỏ trước đại điện, hứng lấy nước uống.
– Ồ! Thúc thúc! Nước này là nước gì vậy, lại có thể làm người ta cảm giác thoải mái, mệt mỏi đều không còn. Mà hình như khí công còn có chút dị động? – Đế Lai ngạc nhiên khi uống ngụm nước đầu tiên.
– Nghe các vị tộc lão của Lạc Việt kể lại, thì năm xưa đỉnh núi này là nơi ở của Thần Lạc, giếng ngọc do Thần Lạc dùng thần lực mà khơi thành, nước giếng khi Thần Lạc còn trú ngụ tại đây không khác gì thần dược, người dân có bị ốm đau bệnh tật đều tới đây lễ bái, chỉ cần xin được một chén nhỏ cũng trị được bách bệnh. – Kinh Dương Vương giờ đây cũng từ tốn giải thích cho sứ giả các nước chưa biết về truyền thuyết của Thần Lạc – Sau khi Thần Lạc cất cánh bay lên trời, những người dưới chân núi được thần giao cho cai quản giếng ngọc và nghe lời chỉ thị của thần, cũng như truyền đạt ước vọng của các tộc Việt. Sau đó các tộc cùng góp công xây dựng lên ngôi đền, những người truyền đạt chỉ thị của thần được ban làm thầy tế. Nhưng Thần Lạc dời đi, nước trong giếng cũng không còn nhiệm màu như xưa nữa. Không thể chữa bách bệnh, nhưng cũng làm cho con người ta tâm bình khí hòa, giái mọi ưu phiền mệt mỏi, kéo dài tuổi thọ ra đôi chút. Còn đối với võ sĩ thì giúp họ dễ cảm nhận được Khí lưu chuyển trong cơ thể hơn.
– Quả là một thứ nước thần kỳ, không ngờ cứ vậy mà ta lại tiến một tầng khí công. – Sơn Nhung sứ giả Mặc Đồn sau khi uống xong chén nước, cả người phát ra khí thế mọi người đều có thể cảm nhận được. – Lần đi sứ này quả là có lời lớn a! Không biết ta có thể lấy thêm chút nước nữa được không?
Kinh Dương Vương nghe được câu này cũng là cười nói:
– Các vị có thể lấy bao nhiêu tùy ý! Chỉ là loại nước này uống nhiều ngược lại làm tiến cảnh khí công không những không tiến mà lại lùi. Các vị có thể hỏi ba vị tế sư!
– Quả đúng như Kinh Vương nói! – Người đứng đầu trong ba người tiến lên cảnh báo với những vị sứ giả. – Theo kinh nghiệm nhiều năm các đời tổ tiên đúc kết. Mỗi người một tháng chỉ nên uống ba chén, nếu không khí công trong cơ thể sẽ như bị hủ thực mà thành người thường, cách đây vài chục năm, một vị lãng khách tới đây không nghe lời khuyên bảo đã uống hơn rất nhiều, trong vòng một tháng quả thật khí công tăng gấp bội, sang tháng thứ hai khí công bị tan biến nhanh đến độ tính theo canh giờ, đến ngày thứ bảy thì cạn kiệt khí mà thành người thường, rồi trong vòng bảy ngày tiếp theo sinh khí cũng tan biến mà quy tiên. Phần mộ người đó được chúng ta an táng dưới chân núi, là lời cảnh tỉnh cho mọi người.
Mọi người nghe được câu truyện vị thầy tế kể, sống lưng lạnh toát, quả là ở dưới chân núi mọi người có nhìn thấy một ngôi mộ được xây dựng khá lớn phía sau chín bệ dành cho người dân lấy nước.
Trong khi mọi người đang nói chuyện về nước thần giếng ngọc. Có hai đứa trẻ lúc này đang ngó nghiêng mọi vật trong đại điện.
– Lãm ca! Tỷ tỷ kia là Thần Lạc sao? – Tiểu Công Chúa Cơ chỉ tay vào bức tượng thiếu nữ bằng đồng rồi quay sang hỏi Sùng Lãm.
– Cơ cơ ngoan không được chỉ tay vào Thần Lạc! – Sùng Lãm nắm lấy bàn tay đang chỉ của Tiểu Công Chúa kéo xuống. – Đúng rồi Cơ Cơ! Người đó là Thần Lạc của toàn tộc Việt chúng ta, còn bức tượng phía sau là tượng Chim Lạc, là chân thân của Thần Lạc lúc người bảo vệ người Việt khỏi yêu ma quái thú.Cơ Cơ thấy Thần Lạc có xinh đẹp không?
– Cơ Cơ thấy tỷ tỷ đó thật là xinh đẹp! Cơ Cơ chưa bao giờ gặp ai đẹp hơn tỷ tỷ ấy cả! – Tiểu Công Chúa thích thú vừa nói chuyện vừa nắm tay Sùng Lãm.
– Ta thấy sau này Cơ Cơ lớn nhất định cũng sẽ xinh đẹp như vậy! – Sùng Lãm cười nhìn Tiểu Công Chúa một lượt rồi nói như chém đinh chặt sắt.
Nói rồi Sùng Lãm chạy đi lấy về một cái chén nhỏ rồi kéo Tiểu Công Chúa đến trước bệ nước, hứng lấy một chén đưa cho Tiểu Công Chúa.
– Cơ Cơ uống đi! Nước này mỗi tháng ta lại uống vài lần, hôm nay cũng chỉ được uống chút xíu thôi.
– Ngon quá, Lãm ca cho Cơ Cơ thêm đi! – Tiểu Công Chúa nhận lấy chén, uống một hơi hết sạch, liếm mép như còn thèm. Miệng cười tươi đưa chén lại cho Sùng Lãm.
– Ta nghe cha nói không được uống nhiều nếu không sẽ gặp chuyện. Để mấy ngày nữa thúc lại lấy cho Cơ Cơ uống sau nhé!
Tiểu Công Chúa gật đầu cái rụp, nhìn xung quanh một chút lại nhìn bệ nước, rồi lại nhìn những cây cột bức tường đại điện.
– Lãm ca! Những ký tự này có ý nghĩa gì vậy? – Tiểu Công Chúa chỉ vào những hình vẽ được khắc nổi trên tường, trên cột, trên bệ và những hình vẽ đang phát sáng trong cả ngôi đền hỏi.
– Ta chỉ biết đây là chữ viết của Thần Lạc, còn ý nghĩa của nó là gì ta cũng không rõ lắm, Cơ Cơ có nhớ nãy ba vị tế sư nói cái gì đó chúng ta không hiểu không. Đó là ngôn ngữ của Thần Lạc đó. Nhưng ta cũng không hiểu họ nói gì.
Sùng Lãm gãi đầu giải thích, thường ngày Sùng Lãm rất lười học mấy thứ này, nên đến nay cũng chưa hiểu được thứ ngôn ngữ này. Hai đứa trẻ đang nói chuyện thì nghe tiếng gọi của Long Nữ.
– Lãm! Cơ! Đi thôi buổi lễ kết thúc rồi, chúng ta về Ao Việt nào!
– Bọn con tới ngay – Sùng Lãm đáp lời Long Nữ, cầm lấy bàn tay Tiểu Công Chúa cùng chạy về phía mọi người.
Khi đoàn người về tới Ao Việt cũng đã đầu giờ chiều, mọi nơi trong kinh thành đang tổ chức các trò chơi dân gian, các phường ca múa cũng dựng ở những bãi đất trống, tiếng ca tiếng hát rộn ràng khắp mọi con đường. Kinh Dương Vương và mọi người cũng tham gia lễ hội ở khoảng đất trống rộng là sân tập thường ngày của binh sĩ, nhưng hiện giờ đang có rất nhiều trò chơi, phường hát được dựng lên để phục vụ người dân trong những ngày lễ hội này.
– Mẹ! Con dẫn Cơ Cơ đi chơi nhé! – Sùng Lãm kéo Cơ Cơ chạy đến một nhóm người đang chơi bịt mắt bắt dê, không quên nhắn lại với Long Nữ.
Nhìn thấy hai đứa trẻ kéo tay nhau đi, Long Nữ cũng không cản, chỉ quay sang nói với Kim Ngân nhị lão.
– Hai vị hãy đi theo bảo vệ Thái Tử và Tiểu Công Chúa.
– Tuân lệnh Vương Hậu! – Hai người nghe lệnh, rồi cũng biến mất trong dòng người tập nấp.
Sùng Lãm và Tiểu Công Chúa cùng chạy tới trò bịt mắt bắt dê, trong mảnh đất được rào bằng những phên nứa, bốn người đàn ông đang lần mò trong đó, mắt bị bịt kín, đang bước đi dò dẫm lần mò bằng tay, một con dê đang chạy quanh mảnh đất, tránh khỏi sự truy bắt của bốn người. Những người bên ngoài la hét ầm ý “Bến trái! Bên Trái! Đúng rồi qua phải chút! Rồi Rồi bắt lấy chân nó! Bắt lấy nó đi nó ở phía trước kìa!”. Tiếng hô của những người bên ngoài lại làm cho bốn người bên trong không biết đường nào mà lần, có người còn chỉ dẫn sai làm cho mấy người chơi bắt nhầm cả nhau. Mọi người được phen cười sảng khoái.
Xem được một lúc Sùng Lãm lại kéo Tiểu Công Chúa đi chỗ khác.
– Cơ Cơ muốn ăn kẹo hay gì đó không! – Sùng Lãm vừa nắm tay Tiểu Công Chúa bước đi vừa hỏi
– Có ạ! Cơ Cơ thích đồ ngọt lắm! Ca ca mua cho Cơ Cơ nhé! – Tiểu Công Chúa hai mắt sáng lên, vui vẻ đáp lời
– Đã nói rồi! Ta là thúc của Cơ Cơ, Cơ Cơ phải gọi ta bằng thúc thúc, không được gọi là ca ca.
– Nhưng Cơ Cơ thích gọi Lãm ca là ca ca cơ! Cơ cơ sẽ không gọi là thúc thúc đâu! – Tiểu Công Chúa cười tinh nghịch, chun mũi nhỏ đáng yêu lại trêu Sùng Lãm.
– Gọi thúc thúc! – Sùng Lãm cũng làm mặt quỷ dọa lại Tiểu Công Chúa
– Ca ca
– Thúc Thúc
– Ca ca
– Thôi được! Tùy Cơ Cơ, ta thì sao cũng được, chỉ sợ Lai ca lại trách mắng thôi! – Đối với sự dễ thương hết mực của Tiểu Công Chúa Sùng Lãm cũng chỉ có thể bó tay chịu thua, để nàng thích gọi gì thì gọi.- Đi ta mua cho Cơ Cơ một thứ vừa có thể ăn lại vừa có thể chơi.
Sùng Lãm kéo tay Tiểu Công Chúa tới trước một quầy hàng nhỏ,trên bàn có mấy bó rơm được buộc vào bàn, trên các bó rơm cắm đầy những hình các con vật được nặn rất công phu và có hồn.
– Hoàng thúc! Hôm nay có hình gì đẹp ko bán cho ta hai hình. – Với Sùng Lãm đây cũng là quán thân quen nên cũng không mất thời gian chọn mà hỏi ngay ông chủ
– Bái kiến Thái Tử! Hôm nay là ngày lễ Thần Lạc tất nhiên là phải nặn hình chim Lạc là đẹp nhất rồi. – Hoàng thúc rút từ dưới bàn ra hai hình chim Lạc cắm trên hai cái que được năn rất công phu, tỉ mỉ đến từng chi tiết.
– Được cho ta hai cái này! – Sùng Lãm cầm lấy gốc hai que, rồi để lại hai đồng xu trên bàn.
– Cung tiễn Thái Tử! Lần sau người lại tới nhé! – Sùng Lãm hay ra ngoài chơi nên người trong thành hầu như ai cũng biết, mọi người gặp cũng chỉ cần cúi đầu hành lễ, rồi lại quay lại với những trò chơi khác
Tiểu Công Chúa cầm trên tay cái que , nhìn hình tượng trên đầu que sống động thích thú mà hỏi Sùng Lãm:
– Ca Ca! Đây là cái gì vậy?
– Đây gọi là tò he, là một loại đồ chơi, nhưng được làm từ bột chín, lại được trộn thêm mạch nha nên cũng là kẹo có thể ăn được! – Sùng Lãm nói rồi cắn cái cộp mất mất cả đầu Chim Lạc.
– Ồ! Thật là đẹp, không ngờ lại còn ăn được nữa! Cơ Cơ rất thích! – Tiểu Công Chúa cầm con tò he thích thú ngắm nhìn, cũng chưa có ý định ăn luôn như Sùng Lãm
– Đi ta đưa nàng đi xem những trò vui khác nào.
Hai đứa trẻ lẫn vào trong dòng người chơi hội đông đúc, nhưng phía sau vẫn luôn có bóng dáng của bốn người không rời mắt khỏi hai người bọn họ.
Phía bên Kinh Dương Vương. Mọi người đang ngồi xem một phường hát xoan, tiếng nhạc rộn ràng vui vẻ. Kinh Dương Vương vừa xem vừa vỗ tay tán thưởng, đúng lúc này Trịnh Tổng Quản từ đâu xuất hiện thì thầm vào tai Kinh Dương Vương, rồi đưa cho Kinh Dương Vương một mảnh vải nhỏ.
Kinh Dương Vương lấy tấm vải ra đọc những chữ viết trên đó, mặt bống chuyển sắc. “Là thật?”, Trịnh Tổng Quản gật đầu quả quyết. Đến lúc này long nhan đại nộ, Kinh Dương Vương phát ra khí thế kinh người, làm mọi người xung quanh đang xem cũng đều phải chú mục về phía này.
– Thúc thúc có chuyện gì …? – Đế Lai cũng bị bất ngờ vì khí thế Kinh Dương Vương phát ra.
– Chàng! Sảy ra chuyện gì …? – Long Nữ cũng ít khi nhìn thấy Kinh Dương Vương tức giận như vậy.
Hai người chưa kịp hỏi hết câu, thân hình Kinh Dương Vương và Trịnh Tổng Quản đã biến mất, chớp mắt cái đã suất hiện trước mặt Mạc Đa của Ba Thục Quốc. Kinh Dương Vương tay bóp lấy cổ Mạc Đa nhấc lên cao, tiếng quát như sấm đánh bên tai Mạc Đa.
– Nói! Người là ai? Đến đây có mục đích gì? Lại dám giả mạo sứ giả Ba Thục Quốc!
Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN