Bắc Thành Có Tuyết - Chương 36: 36: Yêu Thương Và Coi Trọng
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
55


Bắc Thành Có Tuyết


Chương 36: 36: Yêu Thương Và Coi Trọng


Đàm Yến Tây đưa Chu Di tới cổng tiểu khu.
May mắn là mới rạng sáng nên một đường thông suốt, không bị trì hoãn thời gian, chỉ là mắt hai người đều đỏ bừng, thân thể nặng nề như bị buộc vào bao cát, nhưng lại không buồn ngủ.
Đàm Yến Tây dặn dò Chu Di trở về nghỉ ngơi, không dám hẹn trước khi nào sẽ lại gặp mặt, tình huống cụ thể thế nào anh cũng phải đến bệnh viện mới biết.
Đến cổng bảo vệ ở bệnh viện, phải ghi tên rồi mới được đi vào.
Đàm Yến Tây cầm bút ghi tên và số thẻ căn cước lên cuốn sổ, một bên lại cầm điện thoại nhắn Wechat cho Đàm Khiên Bắc hỏi số phòng bệnh.
Bệnh viện lúc rạng sáng không có tiếng người, sương mù nặng nề dưới màn đêm, lác đác vài ô cửa sổ sáng đèn.
Đàm Yến Tây tới nơi, chỉ có Đàm Khiên Bắc đang ở đó trông coi.
Không tránh được bị Đàm Khiên Bắc giũa cho một trận: Gọi điện thoại đã hơn hai tiếng đồng hồ, lúc này mới đến là sao.

Chuyện sống chết của ông cụ không bằng công việc, hay là lêu lổng đắm chìm trong mê hoặc ở bên người đàn bà nào?
Đàm Yến Tây không phản bác lấy một câu, ít nhiều cảm thấy nửa câu sau của anh trai cũng không sai.
Đợi đến lúc thấy Đàm Khiên Bắc dịu lại một chút, anh mới hỏi: “Tình huống của ông nội như thế nào?”
Đàm Khiên Bắc: “Không ai nói được chính xác.

Hiện giờ chỉ có thể quan sát.”
Đàm Khiên Bắc nói cho anh, ông cụ bị ngã trong đêm, bà vú trong nhà phát hiện ra, gọi điện thoại báo cho Đàm Chấn Sơn.

Đàm Chấn Sơn gọi xe cấp cứu ngay, không để chậm trễ thời gian.
Đến bệnh viện coi như là cấp cứu kịp thời, nhưng chưa hết hẳn được nguy hiểm, cũng khó nói.
Trước đó một nhà bác cả, chị họ, Đàm Chấn Sơn, Doãn Hàm Ngọc, chị dâu, kể cả Đàm Minh Lãng cũng đã tới, phụ nữ khóc lóc nháo nhào —- người còn chưa đi đâu!
Thân phận của Đàm Khiên Bắc không cho phép nên anh ta cực kỳ ít thể hiện cảm xúc ở nơi công cộng, bởi vì anh ta có thủ đoạn lôi đình nên bị không ít người nói là tính tình như Diêm Vương.
Hôm nay lại hiếm mà thấy được hai phần thất thố —– Ngày đó khi anh ta mới học tiểu học, Đàm Chấn Sơn ra nước ngoài công tác, mẹ ruột của anh ta – cũng chính là vợ cả của Đàm Chấn Sơn – không rời xa được chồng nên cũng đi theo.
Đàm Khiên Bắc phải ở lại Bắc Thành, xem như là được ông bà nội nuôi lớn.

Sau đó tự thành gia lập nghiệp, mỗi một bước đi đều có mạng giao thiệp của ông cụ nâng đỡ, mới thuận lợi được đến như vậy.
Tính khí của Đàm Chấn Sơn không gần gũi với con cái.

Cách một thế hệ, có chút khác biệt, nhưng Đàm Khiên Bắc lại có thể nói chuyện được với ông cụ.
Quan hệ giữa ông cháu bọn họ, vốn là người bình thường không thể so sánh được.
Đàm Yến Tây nói: “Chẳng phải sáng mai anh còn có việc? Anh về nghỉ đi, em trông thay anh.”

Công việc của Đàm Khiên Bắc đã sớm được lên lịch mỗi ngày, không dễ gì tùy tiện thay đổi.
Bây giờ cũng đã bốn giờ hơn, anh ta trở về cũng chỉ có thể nghỉ ngơi được hai tiếng, nhưng thân thể không thể so được với ngày còn trẻ nữa, không chịu đựng được thêm, nên đồng ý với đề nghị của Đàm Yến Tây, kêu anh phải tỉnh táo chú ý đến bất kỳ động tĩnh gì.
Đàm Yến Tây phải bảo đảm liên tục là sẽ không sơ xuất.
Ông cụ nằm trong ICU, có nhân viên y tế theo dõi kiểm tra suốt 24/24, anh là người nhà nhưng cũng không có tác dụng gì lắm, chỉ ngồi bên ngoài cánh cửa thủy tinh, chờ đợi.
Sáng ngày hôm sau, Đàm Chấn Sơn và Doãn Hàm Ngọc lại tới một chuyến, Ở bên cạnh Đàm Chấn Sơn, Doãn Hàm Ngọc đều trước sau như một không dám nói lời nào.

Đàm Chấn Sơn cũng chẳng có lời mới mẻ gì, chỉ khiển trách anh giống lời anh trai hôm qua mắng như đúc.
Hiện giờ Đàm Yến Tây cũng không muốn gây thêm chuyện rắc rối, bọn họ nói gì anh đều ngoan ngoãn nghe theo.
Sau đó chị dâu tới bệnh viện, thay vị trí cho Đàm Yến Tây, tiếp đó là chị họ.
Nhà họ Đàm thay nhau ra trận, trông giữ hai ngày hai đêm, ông cụ thoát khỏi thời kỳ nguy hiểm, chuyển ra khỏi phòng chăm sóc đặc biệt.
Chăm sóc bệnh nhân là việc vô cùng khổ cực, nhưng mà không ai dám lơ là, đều cố gắng hết sức “thể hiện”, rất sợ vô ý để lại ấn tượng xấu cho ông cụ.
Đàm Yến Tây cảm thấy buồn cười.
Lại qua mấy ngày, ông cụ có thể nói chuyện, có thể xuống giường đi lại.
Ngày đó vừa vặn là Đàm Yến Tây tới trông nom.
Còn một thời gian nữa mới được xuất viện, ông cụ chờ đợi đến nhàm chán, bảo Đàm Yến Tây gọi người mang bàn cờ tới, hai người chơi một ván cờ.
Ông cụ cũng không thể xuống giường quá lâu, bàn cờ được đặt trên bàn nhỏ chống lên giường.
Đàm Yến Tây để ông cụ chơi quân đen, không chấp mục.

(1)
Ông cụ trừng anh: “Anh xem thường ông đấy à.”
Đàm Yến Tây cười nói: “Đây là vì ông bị bệnh chưa khỏi, thể lực khó chống đỡ được mà? Ông là bảo đao không cùn, cháu nào dám xem thường.

Tài nghệ cờ vây của cháu chẳng phải do ông dạy sao.”
Lúc này ông cụ mới hưởng thụ mà chấp nhận, cầm quân cờ, đặt vào tiểu mục.
Hôm nay hai ông cháu đánh cờ không mang theo ý phân tài cao thấp, chỉ là để giết thời gian.
Ông cụ nói có thể nhìn được tâm tính một người trên bàn cờ: Đàm Tam nhà chúng ta ấy, nước cờ nhìn cẩn thận chu toàn, thực ra mỗi chiêu đều ẩn giấu sát ý.
Lúc ông cụ nói những lời này, Đàm Yến Tây mười ba tuổi.
Anh sợ hãi đến toát mồ hôi lạnh, tâm trạng rối loạn trong nháy mắt, nửa sau ván cờ binh bại như núi lở, thua tả tơi thê thảm.
Sau đó ông cụ hỏi anh có muốn chơi tiếp ván khác hay không, anh nói không cần.
Ông cụ cười anh: Rốt cuộc vẫn là tuổi trẻ.

Cho dù để người ta nhìn ra cháu có sát ý thì có làm sao, kiếm còn chưa ra khỏi vỏ đã tự ngã trước mà đầu hàng.
Năm Đàm Yến Tây quyết định học cờ, anh mười tuổi.
Lúc đó anh đã biết, Doãn Hàm Ngọc không thể trông mong được, ông cậu bóng bẩy như con lừa kia càng không đáng tin cậy; Đàm Chấn Sơn coi anh như mũi tên găm vào sống lưng, xương cá mắc trong cổ họng; còn anh cả, sợ là chỉ có thù hận sâu nặng.
Đường ra duy nhất của anh, chỉ có ông nội.
Anh nhờ mẹ Diêu giúp tìm một thầy dạy cờ vây, đi học, hơn nửa thời gian đều dành cho việc này, đến cả lúc ngủ mơ cũng thấy kỳ phổ.
Sau đó có một lần cả nhà tụ họp, anh cố ý tới sớm, chạy vào trong thư phòng của ông cụ.
Bà vú chạy đến báo cáo với ông cụ, nói trong lúc bà không để ý Đàm Yến Tây đã chạy vào thư phòng, bà chỉ là người làm, cũng không biết có nên mang người ra khỏi đó.
Ông cụ tò mò về thằng cháu trước nay đều luôn buồn bã yên lặng chui lủi trong góc, hôm nay lá gan lại lớn như vậy, nên đi vào thư phòng xem sao.
Qua đó nhìn một cái, Đàm Yến Tây không động vào bất cứ thứ gì khác trong phòng ông, chỉ đứng trước bàn cờ vây ông đặt trên bàn trà, tự chơi cờ với chính mình.
Đứa bé dẩu môi, vẻ mặt nghiêm túc, dáng vẻ trắng trẻo như tuyết, so với Đàm Khiên Bắc khi còn bé lại thấy vui tươi hơn hai phần.
Ông cụ không trách mắng, đi tới, đứng ở sau lưng anh nhìn một hồi, nước cờ của trẻ con lại ra hình ra dạng, không phải chỉ có tốt nước sơn.
Ông cụ bất thình lình lên tiếng: “Đã học bao lâu?”
Đàm Yến Tây như bị dọa giật mình: “…!Nửa năm ạ.”
“Ai bảo cháu học?”
“Tự cháu cảm thấy hứng thú.”
“Cháu có biết là thư phòng này của ông không được tùy tiện đi vào.”
“Cháu biết.

Nhưng cháu nghe nói ông nội có một bộ cờ vây, quân cờ điêu khắc bằng ngọc thạch, tuyển thủ quốc gia cũng đã cầm qua, cho nên cháu muốn sờ một cái để lây chút ánh sáng.”
Ông cụ bị chọc cho cười ha ha không ngừng, nhặt quân cờ trên bàn cờ lên, nói hai người chơi thử một ván xem sao, chấp anh bảy quân.

Cơ bản cũng giống như một ván hướng dẫn cờ.
Dù sao Đàm Yến Tây cũng chỉ là một tay mới, thua là chuyện đương nhiên.

Nhưng không thua đến thê thảm khó coi, còn đi được mấy nước cờ rất có năng lực bố trí phòng bị.
Từ đó về sau, hễ có thời gian rảnh rỗi, ông cụ đều gọi anh đến chơi cờ, kéo dài qua rất nhiều năm.
Bởi vì có một chút xíu cưng chiều đó của ông cụ, địa vị trong nhà của Đàm Yến Tây bay vọt lên cao, ít nhất không còn ai dám khinh thường anh ra mặt không thèm che giấu nữa.

Sau đó, chính là năm mười ba tuổi ấy, chơi một ván cờ như bình thường, ông cụ lại bất thình lình chỉ ra, anh nhìn thì có vẻ chu toàn nhưng thật ra lại có sát tâm hung hãn.
Nhưng ông cụ cũng không vì vậy mà bỏ mặc anh, lại còn giúp anh chỉ ra một con đường: Nhà họ Đàm thiếu một người nghiêm túc xử lý việc kinh doanh, bây giờ tuy là chị họ và chồng chị họ đang quản lý chuyện này, nhưng ông thấy cũng chẳng nên cơm cháo gì, cháu gái ngoại của anh cũng rảnh rỗi chơi bời lêu lổng, chí không đặt ở nơi này.
Sau đó, Đàm Yến Tây đi theo con đường ông cụ chỉ điểm, thuận lý thành chương thi đậu trường Đại học tốt nhất Bắc Thành, lại tới Wharton học MBA, thực tập ở bộ phận Quản lý tài sản và Ngân hàng đầu tư của ngân hàng đầu tư hàng đầu J.P.

Morgan.
Khi trở về thì không có trở ngại gì mà tiếp nhận công việc chị họ đang phụ trách kia — đó cũng là ý của ông cụ.
Anh bằng lòng đóng góp cho gia tộc, lại có điệu bộ của một Vương gia nhàn tản, tự nhiên dần dần lung lạc được không ít lòng người.
Chủ yếu là, ông cụ hết sức thiên vị anh, người nhà họ Đàm chưa chắc đã chịu nể mặt tiền tài, nhưng rõ ràng không có một ai dám không nể mặt mũi của ông cụ.
Người ngoài đều nói, ba đứa trẻ nhà họ Đàm, sợ là ông cụ yêu thương Đàm Tam nhất, dù Đàm Tam có làm chuyện gì hoang đường thì ông cụ cũng có thể vì anh giả bộ cho qua.
Chỉ có Đàm Yến Tây biết, “yêu thương” và “coi trọng”, là hai từ hoàn toàn khác nhau.
Đối với Đàm Khiên Bắc, đó là mới là coi trọng, là muốn giao cả con thuyền lớn này cho anh ta làm đà chủ chấp chưởng, là dùng quy củ nghiêm ngặt dạy dỗ, để anh ta không được mắc bất kỳ một sai lầm nào.
Nhưng một thuyền trưởng cô đơn cũng khó nên việc, Đàm Yến Tây chính là người được chọn để dạy dỗ thành phụ tá — dù anh thay nhà họ Đàm kiếm ra tiền tài vô lượng, công lao vẫn thuộc về thuyền trưởng; dù anh ăn chơi hoang đàng, coi thường kỷ cương, cũng không tạo nên chút ảnh hưởng nào lên con thuyền đang đi đúng phương hướng.
Sự yêu thương của ông cụ, vừa là khen ngợi, cũng là dụ dỗ.
Nói trắng ra, so với bất kỳ ai khác, Đàm Yến Tây càng tự hiểu được địa vị của mình, một người làm công cao cấp của riêng nhà họ Đàm.
Lúc này, ván cờ đã chơi được hơn nửa, ông cụ hỏi về tiến triển của hạng mục trong thành phố đang nằm trên tay anh.
Đàm Yến Tây nói: “Cháu cũng đang nhìn chăm chú tài liệu đấu thầu đây, ông yên tâm.”
Ông cụ cười nói: “Cháu làm việc thì ông có gì mà không yên lòng.

Vốn dĩ, Đàm Tam nhà chúng ta là người có mục đích rõ ràng hơn ai hết.

Chỉ là ông sợ ông không thấy được hạng mục ấy kết thúc.

Bây giờ ông có khác gì đang giằng co sinh mạng với Diêm Vương đâu, cháu xem ông đã là ông già sắp chín mươi, còn có thể giành giật tới lúc nào?”
Đàm Yến Tây cười nói: “Cháu không ham gì nhiều, trước tiên ông hoàn thành mục tiêu sống lâu trăm tuổi đã.”
“Ông ra đi lúc nào cũng không có gì quan trọng, bà nội cháu ở dưới đất đã chờ đợi ông bao năm rồi.

Đàm Tam à, ông nói lời này chỉ sợ cháu cảm thấy ông là một lão già giả nhân giả nghĩa —– có lẽ cháu không tin, điều hiện giờ ông không bỏ xuống được nhất chính là cháu.”
Đàm Yến Tây cười cười: “Ông quan tâm đến cháu, cháu nào dám không biết trân trọng.”
Ông cụ ngẩng mặt lên quan sát anh, quân cờ trong tay nửa ngày không đặt xuống, “Hôm nay, nên dứt khoát nói hết lời, tránh cho một ngày nào đó ông lại bất tỉnh nhân sự, lại không có được vận may như giờ được cấp cứu trở về.”
Vẻ mặt Đàm Yến Tây khiêm tốn như đã chuẩn bị nhận giáo huấn, “Ông nói đi ạ.”
Ông cụ nói: “Bên kia có anh cả cháu, lòng bàn tay mu bàn tay đều là thịt, cháu bảo ông phải làm thế nào? Ông biết chí lớn của cháu cũng không chỉ dừng ở nơi này, cháu thông minh như vậy, đi cùng một con đường với anh cả cháu có khi còn có tiền đồ hơn nó.

Nhưng mà trước tiên chưa nói đến việc anh cả cháu không cho phép, còn xuất thân của cháu và mẹ cháu…!Giờ đây đi trên con đường này cũng không tính là bôi nhọ cháu, ông cũng không nghĩ ra biện pháp nào khác.

Đàm Tam, dù cháu có tin hay không, ông nội là thật lòng tính toán cho cháu.”

Vẻ mặt Đàm Yến Tây trầm xuống hai phần, “Ông nội, cháu hiểu.”
“Ông nội ước chừng chỉ còn nửa năm một năm.

Sau khi ông đi, khó tránh được chị họ của cháu không nổi lòng tham.

Cho nên ông đã thay cháu lựa chọn Tư Nam.

Có nhà họ Chúc bảo vệ che chở cho cháu, gặp sóng to gió lớn đến đâu cũng không đến nỗi lật thuyền.

Người trẻ tuổi các cháu đều có cuộc sống riêng, ông cũng không can thiệp, nhưng việc với Tư Nam, cháu định trước đi.

Thừa lúc ông còn mở được mắt, ông sẽ thay cháu làm chủ.”
Ông cụ nhìn anh, dặn dò một lời cuối: “Đàm Tam, nhiều sóng to gió cả như vậy cháu còn chịu đựng được, đừng vì một chút chuyện nhỏ mà hồ đồ sai lầm.”
Giọng nói nghe thật đạm bạc, trọng âm lại rơi lên hai chữ “chuyện nhỏ”, là một sự cảnh cáo rõ ràng.
Trong lòng Đàm Yến Tây rét lạnh, giống như nghe được lời dạy dỗ kia năm mười ba tuổi, sống lưng tê dại giống nhau như đúc.
Ông cụ không nói thêm lời nào với anh nữa, ném quân cờ đen trong tay vào hộp, phất tay quét qua bàn cờ, “Ông mệt rồi, nằm nghỉ một lát.”
Đàm Yến Tây thu dọn bàn cờ, ấn vào công tắc cạnh bên, hạ đầu giường xuống.
Anh kê gối cẩn thận cho ông cụ, đắp chăn kín kẽ, đi tới ghế salon bên cửa sổ ngồi xuống.
Lúc này là ba giờ chiều, rèm cửa sổ phòng bệnh kéo ra, một luồng ánh mặt trời chiếu vào.
Ánh vàng mông lung, nhìn sáng ngời rực rỡ, nhưng chiếu lên cánh tay anh lại chẳng có lấy một chút ấm áp.
Cờ vây chia 2 bên đen-trắng, bàn cờ gồm 19×19 đường giao nhau, mỗi chỗ giao là một tiểu mục, là chỗ đặt quân cờ.

Bắt đầu với bàn cờ trống, rồi lần lượt mỗi bên đặt một quân.
Quân đen đi trước, có lợi thế, vậy nên quân trắng sẽ được + 6.5 mục khi hết ván cờ.

“Mục” có thể hiểu đơn giản là điểm.

Nếu quân đen thắng 6 mục nhưng vì quân trắng được + 6.5 mục nên kết quả vẫn là trắng thắng nửa mục.

Trong ván cờ này Đàm Yến Tây để ông cụ chơi quân đen, nhưng không lấy 6.5 mục điểm cộng cho mình, nên ông cụ mới phản ứng như vậy.
Chấp bảy quân: Được đặt trước 7 quân của mình lên bàn cờ thay vì bắt đầu với bàn cờ trống.
Hướng dẫn cờ: ván cờ do một người có trình độ cao hơn hẳn chơi với người có trình độ thấp, không mang mục đích thắng thua mà chỉ có tính hướng dẫn/chỉ dạy cho người trình độ thấp biết đi nước cờ nào thì tốt.
Kỳ phổ: bản ghi chép lại một ván cờ với thứ tự từng nước đi, mục đích để học tập/nghiên cứu..

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN