Bách Cầm Sơn Chủ - Chương 12: Thiếu lâm tự luận việc thiên hạ - thần tăng tiết lộ chuyện xưa
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
117


Bách Cầm Sơn Chủ


Chương 12: Thiếu lâm tự luận việc thiên hạ - thần tăng tiết lộ chuyện xưa


Thiếu Lâm tự ngày hôm đó mở tiệc chay khoản đãi, Thừa Ân và Từ cô nương nghiễm nhiên được đặt lên hàng thượng khách.

Trong tiệc, hòa thượng Thiếu Lâm và đạo sĩ Võ Đang hết lời tán dương hai người. Không Độ Đại sư nói:

– Nhị vị thí chủ xem chừng tuổi đời còn trẻ mà võ công cái thế, chẳng hay có thể cho bần tăng và đạo huynh đây được chiêm ngưỡng tôn nhan chăng ?

Trong lúc Thừa Ân chưa kịp trả lời thì Từ cô nương đã nhanh nhẩu nói:

– Vãn bối chẳng có gì giấu giếm. Chỉ không biết Tề huynh thế nào?

Rồi nàng hạ giọng nói nhỏ với Thừa Ân:

– Tề huynh! Tôi gỡ mặt nạ xong, Tề huynh cũng hiện thân đi nhé.

Nói là làm, nàng lẹ tay gỡ lớp da hóa trang, tháo luôn khăn đội đầu, để lộ chân tướng là một vị cô nương cực kỳ xinh đẹp. Từ cô nương mặt hoa da phân, dung nhan diễm lệ tươi cười nói:

– Tiểu nữ họ Từ tên Viên Yên. Gia phụ là Chính Nghĩa bang chủ Từ Đạt.

Lúc này hòa thượng và đạo sĩ mới ngã ngửa ra:

– Thì ra là Từ cô nương, chúng tôi thật thất lễ. Chẳng hay lệnh tôn Chính Nghĩa bang chủ có được an khang không ?

– Đa tạ nhị vị tiền bối quan tâm, gia phụ vần khỏe !

Từ Viên Yên nói xong quay sang Thừa Ân nhìn chàng bằng ánh mắt ranh mãnh:

– Tề huynh, đến lượt người rồi đó!

Rõ ràng nàng đã lém lỉnh gài Thừa Ân vào tình thế khó xử, khó lòng mà từ chối được Tuy nhiên tâm tình của Thừa Ân lúc này không ai hiểu được.

“Thì ra tên nàng là Viên Yên… Từ Viên Yên !”. Thừa Ân thầm nghĩ. Trước mắt chàng hiện lên hình dáng yêu kiều diễm lệ của nàng trong cánh rừng cạnh đèo Bạch Mã hôm nào.

Đối với Thừa Ân nàng không chi có ơn cứu mạng, mà còn có lời thề kết bái chi giao. Ngoài ra, còn có Thất Cửu Vi Hồi Bộ mà nàng đã dạy cho chàng, những ân tình thâm sáu đó suốt đời Thừa Ân không bao giờ quên được.

Tuy nhiên nàng lại là con gái của Chính Nghĩa bang chủ Từ Đạt. Ngày nào Thừa Ân chưa có câu trả lời chính xác về hung thủ năm xưa thì ngày đó chàng không thể thân cận, để lòng mình phát sinh tình cảm với nàng được.

Trong lúc Thừa Ân lòng dạ rối bời thì Từ Viên Yên đôi mắt nhìn chàng long lanh chứa chan tình cảm. Đó là thứ ánh mắt mà nàng đã đành cho Lục Thừa Ân trước đây khiến Thừa Ân không khỏi giật mình, phải chăng nàng đã đoán ra lai lịch của chàng.

Từ Viên yên bây giờ đã hiện thân là một vị cô nương nên cất giọng nhỏ nhẹ dịu dàng nói:

– Tề huynh, sao huynh không nói gì hết vậy ?

Thừa Ân giật mình gượng cười nói:

– Tại hạ thất lễ quá !

– Tề huynh đang nghĩ gì ?

Trong lúc hỏi, đôi mắt Viên Yên vẫn long lanh nhìn thẳng vào chàng. Thừa Ân trong lòng đã quyết định phải tạm thời xa lánh nàng nên cương quyết nói:

– Tại hạ xin cô nương và nhị vị tiền bối thứ lỗi, vì môn quy ràng buộc nên tại ha không thể hiện thân được.

Từ Viên Yên nghe chàng nói như thế thì nụ cười trên môi vút tăt, sắc mặt chợt trở nên nhợt nhạt khó coi vô cùng. Thừa Ân lòng dạ xót xa khẽ khàng nói:

– Từ cô nương …

Nàng lạnh lùng cắt ngang lời chàng:

– Các hạ không cần nói thêm gì nữa.

Không Độ Đại sư thấy thái độ của hai người thì lấy làm khó hiểu:

– Bần tăng tưởng đâu nhị vị thí chủ sớm đã biết nhau.

Từ Viên Yên chua chát nói:

– Tề huynh đậy thân phận cao quí, tiểu nữ đâu có may mắn được quen biết.

Tịnh Hư Chân Nhân thấy hai ngưòi căng thẳng vội vàng tìm lời giảng hòa:

– Nhị vị đều là bậc thiếu niên anh hùng khiến bần đạo đây rất cảm phục. Tề thí chủ vì bang quy ràng buộc, chúng ta đũng không nên ép người làm gì.

– Vãn bối quả thật rất khó xử.

– Không sao, Tề thí chủ đừng bận tâm, có điều bần đạo thấy thí chủ thổi sáo gọi chim, từ trên lưng thần ưng bước xuống, vừa rồi lại trổ lộng thần oai một chiêu đánh chết Địa Ngục môn Diêm La Ngũ Điện chủ khiến cho bần đạo vô cùng hâm mộ. Bần đạo lần đầu tiên nghe nói đến Bách Cầm Sơn, chẳng hay thí chủ có thể giảng giải cho bần đạo một chút về quý phái được không ?

Thừa Ân mỉm cười nói giọng khiêm tốn:

– Kỳ thực, Bách Cầm Sơn chẳng phái là môn phái gì, đặc biệt mỗi đời chi nhận một đệ tử. Vừa rồi vãn bối gọi được phi điểu đó là nhờ vào Bách Cẩm Phi Điểu Thuật.

– Bách Cầm Phi Điểu Thuật là cái gì ?

Bần đạo đây cũng thông hiểu đôi chút về nhạc thuật, nhưng vừa rồi nghe tiếng sáo của thí chủ thú thật chẳng khác vịt nghe tiếng sấm, không hiểu một chút gì cả.

– Đạo trưởng quá lời rồi. Thật sự đó chỉ là một chút sở học của Tổ sư truyền lại.

– Thật là ngoài sức tưởng tượng. Bần đạo may mắn được chứng kiến cảnh tượrg thí chủ gọi chim thật không uổng phí một đời người. Nếu không tận mắt chứng kiến thì bần đạo quả thật không thể tin trên đời lại có thứ nhạc thuật điểu khiển được phi điểu như thế.

Không Độ Đại sư cũng tỏ vẻ hào hứng nói:

– Bách Cầm Sơn Phi Điểu Thuật tất nhiên là quá kỳ diệu rồi. Tuy nhiên bần tăng mục kích thân pháp khinh công kỳ ảo của thí chủ càng khâm phục hơn. Không biết thí chủ có thể tiết lộ một chút được chăng ?

Thừa Ân thấy hai người cứ tâng bốc mình lên thì ngượng ngùng nói:

– Vãn bối tài học thô thiển, môn khinh công đó gọi là Phi Thiên Điểu. Còn chưởng pháp là Thiên Long Vô Mệnh Chưởng. Tất nhiên đều rút ra từ tập tính của các loài bách cầm phi điểu mà sáng chế nên vậy.

Không Độ Đại sư gật gù cúi đầu trọc nói:

– Thật là một môn võ học độc nhất vô nhị, có thể sánh với Lục Chỉ Cầm Ma, Quy Nguyên Thần Công và Thông Linh Kiếm Pháp của Lục Minh chủ năm xưa.

Thừa Ân nghe nhắc đến cha thì tâm tư xúc động run giọng hỏi:

– Theo Đại sư thì những ngón võ thô thiển của vãn bối có thể sánh với tuyệt học của Lục Minh chủ sao ?

– Cái đó bần tăng không dám quả quyết. Năm xưa Lục Minh chủ một kiếm một chưởng trấn áp anh hùng thiên hạ, quả thật là thiên hạ vô địch thủ. Còn nếu so sánh hai môn võ công thì sự độc đáo đặc sầc là ngang nhau, uy lực thế nào khó mà biết được.

Không Độ Đại sư nói rất hợp tình hợp lý: Hai môn võ công đó đều là những tinh hoa đặc sắc trên đời, nhưng nếu nói về uy lực thì e rằng chỉ có những người trong cuộc mới hiểu được. Nói một cách khác đi là nếu muốn so sánh thì chỉ có cách so tài mới kết luận được.

Tịnh Hư Chân Nhân và Không Độ Đại sư trước đối với Thừa Ân và Từ Viên Yên rất trọng thị, bây giờ sau khi biết Từ Viên Yên là con gái của Chính Nghĩa bang chủ, lại thấy Thừa Ân mình mang tuyệt học mà vẫn khiêm cung thủ lễ thì lại càng yêu thích hơn.

Không Độ Đại sư tuổi đã ngoài tám mươi nhưng thần khí vẫn phương cương, đôi mắt tinh anh từ ái nhìn Thừa Ân hỏi:

– Theo chỗ bần tăng được biết Bách Cầm Sơn chủ có quy định môn hạ không được xuất sơn. Chẳng hay Tề thí chủ lần này vì sao lại phá lệ?

Chỉ một câu hỏi nhỏ đó thôi nhưng lại liên quan rất nhiều đến lai lịch của Thừa Ân, khiến chàng trong một lúc không sao trả lời được. Không Độ Đại sư là người lịch duyệt tinh tế, thấy chàng như thế liền mỉm cưới nói:

– Tề thí chủ nếu có gì khó nói thì không cần để ý đến câu hỏi của lão nạp nữa.

– Vãn bối mong Đại sư thứ lỗi.

Tịnh Hư Chân Nhân xen vào:

– Lần này Tề thí chủ và Từ cô nương vì hai phái chúng tôi nà phá hỏng âm mưu của Địa Ngục môn, e rằng bọn chúng sẽ không bỏ qua cho nhị vị. Vậy từ nay trên bước đường giang hồ hai vị phải cẩn thận lắm mới được.

Thừa Ân đưa mắt nhìn Từ Viên Yên, thấy nàng sắc mặt lạnh lùng có vẻ giận không để ý gì đến câu nói của đạo trưởng, nên chàng đành đáp thay nàng:

– Vãn bối với ma đầu đại gian đại ác căm giận trong lòng, thề tiêu diệt bằng hết, nào đi sợ chúng sao?

Hai vị tiền bối võ lâm nghe chàng nói như thế thì đưa mắt nhìn nhau, mặt mày hớn hở lộ vẻ rất vui mừng.

Không Độ Đại sự hân hoan nói:

– A Di Đà phật. Thật là phúc đức cho võ lâm.

Tịnh Hư Chân Nhân nhìn chàng hỏi:

– Tề thí chủ một lòng muốn trừ ma diệt ác thật chăng ?

– Vãn bối có ý như vậy.

– Đối với tình hình võ lâm hiện tại, Tề thí chủ có ý kiến gì không?

Thừa Ân chợt nhớ đến câu chuyện giữa Ngọc Đàm và Ngọc Chân mà chàng đã nghe lén ở quán trọ trong đó liên quan đến một phong thư của Tịnh Hư Chân Nhân gởi cho Không Độ đại sư chàng bèn hỏi:

– Vãn bối được biết đạo trưởng có sai người mang thư đến Thiếu Lâm mong liên kết cùng Đại sư đây đứng lên tiêu diệt ma đạo, không may nhị vị đệ tử của đạo trưởng tử nạn, phong thư cũng mất tích theo. Vậy bây giờ đạo trưởng còn giữ ý định đó chăng?

Tịnh Hư Chân Nhân nghe chàng nói rõ nội dung bức thư thì giật mình kinh ngạc:

– Tề thí chủ tại sao lại biết rõ nội dung bức thư ?

Thừa Ân bèn kể lại câu chuyện chàng nghe lén được trong đêm nọ. Nghe xong Tịnh Hư Chân Nhân thở dài:

– Quả thật, bần đạo có sai đệ tử lên Thiếu Lâm cầu kiến Đại sư dâng thơ, chủ ý là muốn cùng Thiếu Lâm liên kết tiêu diệt Địa Ngục môn. Không ngờ chúng ra tay trước, sát hại đồ đệ suýt chút nữa còn làm cho hai phái hiểu lầm đánh nhau, bần đạo thật hổ thẹn.

Không Độ Đại sư cũng buồn rầu nói:

– Đạo huynh ! Trong chuyện vừa rồi, bần tăng đây cũng có lỗi không ít. Tuy nhiên, qua đó cũng đã nhìn thảy dã tâm rất lớn của Địa Ngục môn.

Ông ta hướng vào Viên Yên nói:

– Từ cô nương ! Lần này bần tăng nhờ cô về nói với lệnh tôn để người thấy được dã tâm của Địa Ngục môn, sớm đứng ra hiệu triệu quần hùng tiêu diệt bọn chúng, tạo phước cho võ lâm.

Từ Viên Yên chưa kịp đáp lời thì bỗng có một tiểu hòa thượng bước vào thông báo:

– Bẩm Phương trượng, dưới núi có một người họ Từ tên Bách Xuyên, tự xưng là con trai của Chính Nghĩa bang chủ xin được yết kiến phương trượng.

Từ Viên Yên nghe nói, đứng bật dậy:

– Người đó là đại ca của tôi. Đại ca sao lại đến đây chứ? Không được, tôi muốn tránh mặt đại ca. Cảm phiền Đại sư có chỗ nào cho tiêu nữ tạm ẩn thân không?

Không Độ Đại sư là người tu hành đối với những việc núp lén không minh bạch vốn không lấy gì làm thích. Giữa lúc ông ta đang khó xử thì Tri khách tăng nói:

– Vị công tử họ Từ có hỏi thăm Từ cô nương. Tiểu táng không biết, đã nói cô nương có mặt ở đây rồi.

Từ Viên Yên giậm chân than:

– Đại ca nhất định là theo tôi đến đây rồi.

Không Độ Đại sư ngạc nhiên hỏi:

– Từ cô nương tại sao không muốn gặp lệnh huynh ?

– Đại sư không biết đó thôi, tiểu nữ lần này ra đi không có lệnh cha, nhất định gia phụ đã sai đại ca bắt tiểu nữ về đấy.

Không Độ đại sư và Tịnh Hư Chân Nhân nhìn nhau mỉm cười, dường như đã thấu hiểu tâm tư của cô gái họ Từ.

Tên tiểu hòa thượng đi ra thoáng một khắc sau trở lại dẫn theo Từ Bách Xuyên và Thanh Y Sát Sứ Trương Vô Mệnh.

Từ Bách Xuyên bước vào đại điện khẽ đưa mắt nhìn cô em gái rồi hướng vào hai vị tiền bối vòng tay hành lễ:

– Vãn bối Từ Bách Xuyên xin ra mắt đại sư và Chân Nhân.

Không Độ Đại sư đáp lễ:

– Từ công tử quang lâm, bần tăng không kịp ra nghênh đón, xin thứ lỗi.

Nói rồi, ông ta hướng vào họ Trương:

– Vị thí Chủ đây Có phải là người họ Trương hiện là Thanh Y Sát Sứ?

Họ Trương khiêm cung đáp:

– Chính là vãn bối.

Đại sư tươi cười nói:

– Tệ tự ngày hôm nay vinh dự được đón tiếp những bậc thiếu niên anh hùng, thật là vạn hạnh.

Từ Viên Yên hỏi:

– Đại ca đến Thiếu Lâm có việc gì thế ?

Từ Bách Xuyên lừ mắt nhìn em gái không đáp, mà chuyển ánh mắt lành lạnh nhìn vào Thừa Ân, hỏi:

– Tại sao ở dưới núi nghe lời đồn như sấm về một người tự xưng là Bách Cầm Sơn chủ, phải chăng chính là huynh đài đây ?

Thừa Ân lần trước gặp Từ Bách Xuyên tại đèo Bạch Mã, phát hiện hắn bề ngoài phong lưu tuấn mã nhưng thần quang tàng ẩn sát khí nên có ý không thích, chàng lạnh nhạt nói

– Chính là tại hạ.

– Nghe nói huynh đài một chưởng đánh chết Diêm La Ngũ Điện chủ ?

Thừa Ân định trả lời nhưng chợt giật mình thấy đôi mắt Thanh Y Sát Sứ Trương Vô Mệnh lom lom nhìn vào chàng, rồi chàng nghe giọng nói vo ve của ông ta truyền đến tai:

– Lục hiện điệt, có phải là cháu đó không ?

Thừa Ân mỉm cười buông gọn một tiếng:

– Chính phải!

Câu trả lời vừa rồi của Thừa Ân dĩ nhiên là nhằm vào câu hỏi của Từ Bách Xuyên nhưng cũng có ý ám thị cho Trương Vô Mệnh biết. Họ Trương nhìn chàng khẽ gật đầu tỏ ý đã hiểu. Còn Từ Bách Xuyên vẫn nhìn chàng bằng ánh mắt dò xét:

– Huynh đài hiện nay đã nổi danh trong thiên hạ, tại sao còn phải dùng khăn che mặt ?

– Tại hạ có điều bất tiện, chưa thể chường mặt ra lúc này được.

Từ Bách Xuyên khẽ nhíu mày rồi tiếp tục chất vấn:

– Hiện nay giang hồ nhiễu loạn, không hay huynh đài đứng về phía nào ?

Thừa Ân khó chịu nói:

– Từ huynh từ lúc gặp mặt không ngừng tra vấn tại hạ, không biết là có ý gì?

– Huynh đài cũng biết Chính Nghĩa bang có trách nhiệm với sự an nguy của võ lâm. Lần này, tiểu đệ vâng lệnh gia phụ ra ngoài nắm tình hình để chuẩn bị kế hoạch đối phó với bọn ma đầu. Vì thế, tiểu đệ không thể không quan tâm đến việc của người khác.

Từ Bách Xuyên nói mấy câu ngoài có vẻ nhẹ nhàng nhưng bên trong lại tàng ẩn tính kiêu ngạo của kẻ bề trên khiến cho Thừa Ân vô cùng khó chịu. Chàng lạnh lùng đáp:

– Từ huynh nói Chính Nghĩa bang có trách nhiệm với sự an nguy của võ lâm, sao vừa rồi Địa Ngục môn bao vây Thiếu Lâm tự, tại hạ không nhìn thấy Từ huynh?

Từ Viên Yên nãy giờ im lặng nghe hai người đối đáp, lúc này mới lên tiếng:

– Tề huynh quên tôi rồi đó sao?

Thừa Ân hơi giật mình. Chàng vì chuyện riêng nên có lòng nghi kỵ Chính Nghĩa bang, ghét lây cả Từ Bách Xuyên. Nhưng có điều trong tham tâm chàng không thể oán ghét Viên Yên được. Thậm chí có lúc chàng đã quên nàng là người của Chính Nghĩa bang.

Lúc này Thừa Ân nghĩ đến gia thù, hai anh em họ có thể là con của kẻ đã giết cha mình, khiến cho Thừa Ân không khỏi lạnh lùng ác cảm. Chàng lạnh nhạt nói:

– Nhị vị vừa rồi đã thấy rõ hành động dã tâm Địa Ngục môn, tại hạ xin hỏi Chính Nghĩa Bang sau đây sẽ làm gì để giữ gìn công đạo võ lâm?

Từ Viên Yê n khảng khái đáp:

– Tôi sẽ về nói lại với cha tiêu diệt Địa Ngục môn.

Thừa Ân chỉ buông tiếng cười nhạt chứ khong nói gì, Từ Viên Yên trợn mắt nhì chàng:

– Ngươi cười như thế là có ý gì?

– Tại hạ chắng có ý gì cả!

– Hừ ! Ngươi có vẻ xem thường bổn bang quá lắm! Tại sao lại như thế?

– Không dám, taị hạ nào dám thế.

Từ Viên Yên hai má đỏ hồng uất ức nhìn Thừa Ân. đầy vẻ tức giận. Từ Bách Xuyên cũng nhì Thừa Ân cười nhạt rồi không thèm để ý đến chàng nữa, hắn quay lại nhìn Không Độ Đại sư, nói:

– Đai sư ! Vãn bối đến quấy nhiễu thật là không phải. Vậy vãn bối và Nhị muội xin cáo từ tại đây, hẹn ngày tái ngộ.

– Từ công tử không ở lại Thiếu Lâm dùng bữa cơm chay sao?

– Xin Đại sư thứ lỗi, vãn bối còn nhiều việc phải làm.

– Thí chủ đã nói như vậy thì bần tăng không dám ép nữa. Vậy phiền thí chủ chuyển lời thăm hỏi của bần tăng đến lệnh tôn.

– Đại Sư yên tâm, vãn bối sẽ chuyển lời đến gia phụ, đồng thời cũng sẽ bẩm báo sự việc Địa Ngục môn để gia phụ sớm có cách giải quyết.

Nói rồi hắn quay lại nhìn Viên Yên:

– Nhị muội, chúng ta đi thôi !

Viên Yên khẽ chau mày:

– Đại ca ! Tiểu muội…

Từ Bách Xuyên sớm đã biết cô em gái muốn gì nên lạnh lùng cắt ngang:

– Nhị muội chớ bướng bỉnh ! Lần này đại ca vâng lệnh phụ thân đưa muội về nhà, không được trái lời.

Viên Yên thấy thái độ của đại ca thì biết không thể chống đối được nữa. Đột nhiên, nàng đưa mắt nhìn Thừa Ân. Ánh mắt của nàng vừa dịu dàng tha thiết vừa đầy vẻ giận hờn trách móc khiến cho Thừa Ân lòng dạ bối rối, gục mặt không dám nhìn vào mắt nàng nữa.

Viên Yên đột nhiên nói:

– Tề huynh !

Thừa Ân giật mình nhìn lên:

– Từ cô nương có gì muốn nói với tại hạ chăng ?

Viên Yên mím chặt đôi môi đỏ mọng, ánh mắt long lanh chừng như có nước. Ai cũng nhìn thấy nàng lúc ấy dường như rất đau lòng, muốn nói mà không tiện mở lời.

Cuối cùng, nàng cất giọng nghẹn ngào:

– Tôi sắp đi rồi, lần này trở về Linh Sơn sẽ không có cơ hội ra ngoài nữa. Tề huynh có gì muốn nói với tôi không ?

Không hiểu sao lúc ấy Từ Ân cảm giác nàng đã biết rõ lai lịch của chàng. Ánh mắt mà nàng nhìn chàng lúc này chính là thứ ánh mắt dịu dàng tràn đầy tình yêu thương trong cỗ xe ngựa lúc hai người sống chết bên nhau. Rồi cái nhìn trách móc giận hờn lúc chàng không nhận lời cùng nàng đến Chính Nghĩa bang trong cánh rừng cạnh đèo Bạch Mã hôm nào.

Thừa Ân không chịu nổi ánh mắt của nàng, cúi đầu nhìn xuống. Từ Viên Yên chợt buông tiếng cười lạnh lẽo, giọng cười của nàng hàm chứa đau thương buồn bã, giận hờn trách móc.

Rồi nàng nói:

– Người không nói, tôi cũng biết rồi. Từ nay Từ Tam đã chết, Tiểu Ngưu cũng không còn nữa.

Nói rồi nàng phóng mình chạy đi, để lại những ánh mắt ngỡ ngàng ngơ ngác. Không ai hiểu được lời nói của nàng, chỉ trừ Thừa Ân. Vậy là chàng đã đoán đúng, Viên Yên không biết bằng cách nào đã phát hiện ra lai lịch của chàng. Có lẽ nàng nhìn thấy bàn tay sáu ngón của chàng rồi chăng ?

Sau khi em gái đi rồi Từ Bách Xuyên vội vàng cáo từ Không Độ Đại sư, Tịnh Hư Chân Nhân xuống núi. Trước khi đi hắn không quên ném cho Thừa Ân một cái nhìn khó chịu. Thanh Y Sát Sứ Trương Vô Mệnh cũng đưa mắt nhìn chàng nhưng ánh mắt chứa chan tình cảm khiến cho Thừa Ân cũng phải động lòng.

Anh em họ Từ đi rồi, trong phòng chỉ còn lại ba người, Thừa Ân có nhiều việc muốn thỉnh giáo vị võ lâm tiền bối, nhưng vì có sự hiện diện của Viên Yên không tiện nói ra. Không ngờ chàng chưa kịp mở miệng thì Không Độ Đại sư và Tịnh Hư Chân Nhân đã đưa mắt nhìn nhau rồi cùng hướng vào chàng, nói:

– Cách đây mấy tháng, trên giang hồ xuất hiện một thư sinh thiết thủ, nghe đồn người đó có sáu ngón tay, là hậu nhân của Lục Minh chủ Lục Thừa Phong năm xưa. Tề thí chủ cũng có một bàn tay sáu ngón, không hay…

Không Độ Đại sư bỏ lửng câu nói nhưng hàm ý ám chỉ rất rõ ràng. Không ngờ ông ta tinh mất đã phát hiện ra bàn tay sáu ngón của Thừa Ân.

Thật ra, Thừa Ân từng được nghe dì Diệp nói rất nhiều về hai nhân vật này nên đối với họ chàng cũng không cần phải kiêng đè giấu giếm lai lịch. Nay Viên Yên đã không còn ở đây, Thừa Ân bèn bỏ nón lột khăn che mặt, hiện thân là một thiếu niên trẻ tuổi, mặt mày khôi ngô tuấn tú.

Thừa Ân sau khi lột khăn che mặt liền làm lễ ra mắt hai vị tiền bối:

– Vãn sinh hậu bối Lục Thừa Ân xin thỉnh an nhị vị tiền bối.

Không Độ Đại sư và Tịnh Hư Chân Nhân đồng loạt đứng lên tỏ vẻ xúc động. Tịnh Hư Chân Nhân bước tới đỡ Thừa Ân đứng dậy:

– Thí chủ hãy đứng lên cho bần đạo nhìn ngắm dung nhan một chút xem nào.

Đôi mắt tinh anh của ông ta lướt trên người Thừa Ân từ đầu đến chân, rồi không kềm được xúc động ông ta kêu lên:

– Giống thật… giống thật ! Quả nhiên là có cái thần khí của họ Lục. Đại sư xem bần đạo nói có đúng không ?

– A Di Đà Phật! – Không Độ Đại sư gật gù cái đầu trọc- Cảm tạ Phật Tổ đã bảo vệ giọt máu của nhà họ Lục.

Thừa Ân xúc động nói:

– Nhị vị tiền bối ! Thừa Ân biết năm xưa hai vị đều là bạn tốt của gia phụ, từng ủng hộ gia phụ lên ngôi Minh chủ. Ngày hôm nay Thừa Ân trên đường tầm thù rửa hận, cúi xin nhị vị tiền bối niệm tình gia phụ năm xưa mà giúp đỡ cho Thừa Ân.

– Thí chủ không cần nói ra, bọn bần đạo đây cũng rất muốn vạch mặt hung thủ trả thù cho Minh chủ. Ngặt vì hung thủ hành động cao minh, mười tám năm qua chẳng hề lộ tung tích khiến cho võ lâm đồng đạo đành phải bó tay.

Không Độ Đại sư nói tiếp theo:

– Kỳ đại hội Linh Sơn sắp tới là kỳ hạn cuối cùng cho việc điều tra hung thủ năm xưa, hy vọng tới chừng đó sẽ có dược chút manh mối.

Thừa Ân trong lòng đã có tính toán liền nói:

– Vãn bối chỉ xin nhị vị tiền bối đến lúc đó sẽ đứng ra hậu thuẫn cho vãn bối vạch mặt kẻ thù.

Phong Độ Đại sư giật mình hỏi:

– Thí chủ đã biết hung thủ là ai rồi sao ?

Thừa Ân xét thấy nói ra bí mật của họ Lục là không có lợi nên chàng quyết định nói một cách láp lửng:

– Vãn bối tin rằng đến lúc đó vãn bối sẽ tìm ra hung thủ.

Không Độ Đại sư giật đầu:

– Cũng mong là như vậy. Lục thí chủ đây là hậu nhân của tiền Minh chủ, lại có tuyệt kỹ Bách Cám Sơn hộ thân, bần tăng cảm thấy ý trời muốn cho Lục thí chủ thay cha lãnh đạo quần hùng, phát huy cơ đồ của họ Lục.

Tịnh Hư Chân Nhân tiếp lời hoà thượng:

– Ngày hôm nay ma đạo hoành hành, Chính Nghĩa bang chủ Từ Đạt không đủ sức trấn áp. Theo bần đạo hay là Lục thí chủ đứng ra hiệu triệu quần hùng tiêu diệt ma đạo.

Thừa Ân nghe nói thế thì giật mình từ chối:

– Vãn bối còn nhỏ tuổi, lại chẳng có tài cán gì làm sao đủ sức lãnh đạo quần hùng ?

– Năm xưa lệnh tôn danh trấn giang hồ, khắp võ lâm hai miền Đại Giang Nam Bắc không ai là không kính phục. Bần đạo thiết nghĩ chi cần Lục thí chủ lên tiếng thì giang hồ đồng đạo nhất định sẽ đứng ra ủng hộ.

– Bần tăng cũng đồng ý với đạo huynh đây! Hay là chúng ta phát thiệp anh hùng, mời các đại bang phái tập hợp về Linh Sơn cùng hợp lực tiêu diệt Địa Ngục môn, ý Lục thí chủ thế nào?

Thừa Ân suy nghĩ một lúc rồi đáp:

– Hiện tại vãn bối chưa xác định được kẻ thù, nếu làm như vậy e rằng địch ở trong tối, ta ngoài sáng rất khó đối phó. Còn vế Địa Ngục môn, vãn bối nhất định sẽ không tha cho chúng.

– Lục thí chủ nói cũng đúng. Hung thủ năm xưa chắc chắn không phải kẻ tầm thường. Từ nay, thí chủ phải cẩn thận lắm mới được.

– Hiện giờ vãn bối cố chút việc phải làm, sau khi xong việc sẽ trở lại đây cùng nhị vị tiền bối bàn kế hoạch tiêu diệt Địa Ngục môn, không hay nhị vị có đồng ý không ?

Hai vị chưởng môn nhìn nhau rồi cùng gật đầu:

– Lục thí chủ bao giờ trở lại ?

– Nhanh thì một tháng, chậm thì hai tháng.

Tịnh Hư Chân Nhân nói:

Hiện tại Địa Ngục môn đang khuếch trương thế lực ngấm ngầm tiêu diệt các đại môn phái trên giang hồ. Dã tâm của chúng là muốn tạo thế độc bá trong kỳ đại hội võ làm sắp tới. Nếu Địa Ngục môn mà trấn áp quần hùng lên ngôi Minh chủ thì coi như lịch sử thay đổi, võ lâm đến ngày tận số. Chúng ta không thể cho bọn chúng sở đắc được.

– Nhị vị tiền bối có biết gì về lai lịch chưởng môn Địa Ngục môn không ?

Không Độ Đại sư thở dài nói:

– Điểu đáng lo nhất là chúng ta không hề biết gì về đối phương. Môn chủ Địa Ngục môn là ai ? Võ công thế nào ? Tổng đàn ở đâu chúng ta đều không biết ? Địa Ngục môn hạ sau khi bị bắt tất cả đều tự sát, không hề khai thác được một chút thông tin gì, quả thật lâ rất khó đối phó.

– Theo vãn bối suy đoán thi Địa Ngục môn tổng đàn nhất định nằm phía sau đèo Bạch Mã, trong Địa phận tỉnh Vân Quý.

– Lục thí chủ dựa vào đâu mà quả quyết như thế?

Thừa Ân bèn kể lại câu chuyện chàng và Từ Viên Yên bị Diêm la Cửu Điện chủ bắt, trên đường đến tổng Đàn Địa Ngục môn tại đèo Bạch Mã được Thanh Y Sát Sứ và Từ Bách Xuyên cứu thoát.

Nghe xong, Không Độ Đại sư hỏi:

– Lục thí chủ có biết Địa Ngục môn chủ muốn bắt thí chủ và Từ cô nương là vì lý do gì không?

– Vãn bối không biết.

Tịnh Hư Chân Nhân nói:

– Theo thiển ý của bần đạo thì Địa Ngục môn bắt Từ cô nương là nhằm khống chế, gây áp lực với Từ bang chủ. Còn Lục thí chủ vốn là giọt máu của Lục Minh chủ năm xưa, giá trị lợi dụng rất lớn.

– Ý đạo trưởng là…

Năm xưa lệnh tôn được giang hồ bạch đạo rất kính nể, vì vậy nếu Địa Ngục môn có trong tay Lục thí chủ tất sẽ khống chế được quần hùng. Theo ý bần đạo thì Địa Ngục môn muốn bắt thí chủ để uy hiếp những bằng hữu năm xưa của lệnh tôn, ít nhất là buộc họ phải bó tay không dám đối phó với chúng, sợ ném chuột vỡ đồ.

Lục Thừa Ân bấy giờ đã biết cha mình tuy chết gần hai mươi năm nhưng thanh danh vần còn vang động đến ngày hôm nay thì rất lấy làm tự hào cảm động.

Phong Độ Đại sư đôi mắt từ ái hiền hòa nhìn chàng nói:

– Vì lẽ đó Lục thí chủ phải tôn trọng bản thân, không được để rơi vào tay ma đạo sẽ có tác hại rất lớn đến đại cuộc.

– Vãn bối xin ghi nhớ lời giáo huấn của Đại sư.

Tịnh Hư Chân Nhân bỗng hỏi:

– Bần đạo có điều này thắc mắc, xin Lục thí chủ giải đáp cho.

– Xin đạo chưởng cứ nói.

Lục thí chủ có biết năm xưa lệnh tôn có hai người anh em kết nghĩa, một người là Truy Hồn Nhất Tiếu Tạ Văn, người kia là Chính Nghĩa bang Chủ Từ Đạt không ?

– Vãn bối có biết.

– Như vậy nếu xét về vai vế thì thí chủ là đại ca của huynh đệ họ Từ, bần đạo lấy làm ngạc nhiên tại sao vừa rồi thí chủ không nhìn nhận họ.

Thừa Ân bị Tịnh Hư Chân Nhân hỏi trúng chỗ khó nói thì ngẩn ngơ không sao trả lời được. Không Độ Đại sư là người lịch duyệt, thấy thái độ của chàng thì dịu dàng hỏi:

– Lục thí chủ có điếu gì khó nói chăng?

– Vãn bối…quả là có chỗ không tiện nói ra.

– Phải chăng liên quan đến vụ huyết án năm xưa?

Thừa Ân giật mình đưa mắt nhìn Không Độ Đại sư mà thầm khâm phục nhãn quang tinh tường của ông ta. Chàng hết đường chối đành thở dài nói:

– Nhị vị chưởng môn tiền bối đã biết vãn bối cũng không giấu giếm nữa. Thú thật, đối với vụ án năm xưa, vãn bối đặt nghi ngờ ở chỗ hai người huynh đệ kết nghĩa của gia phụ.

– Thí chủ căn cứ vào đâu mà nói như thế ?

– Vãn bối có bằng chứng khẳng định một trong hại người họ, hoặc là cả hai, hiện vãn bối đang điều tra. Tuy nhiên bằng chứng thế nào thì vãn bối không tiện nói ra.

– Thí chủ dám quả quyết như thế ?

– Đúng như vậy !

Không Độ Đại sư và Tịnh Hư Chân Nhân đưa mắt nhìn nhau một lúc rồi cùng thở dài. Đại sư vẻ mặt buồn bã nhìn Thừa Ân, nói:

– Bao nhiêu năm qua bần tăng cứ trăn trở về vụ huyết án năm xưa, nghĩ mãi vẫn không ra kẻ nào là hung thủ..Có lúc bần tăng cũng nghĩ đến hung thủ nhất định phải là người thân cận với lệnh tôn, xuất kỳ bất ý ra tay mới có thể chế ngự được ông ấy. Hôm nay được nghe thí chủ nói thì quả nhiên ý nghĩ ấy càng có cơ sở. Tuy nhiên vấn đề là ai trong số hai người huynh đệ kết nghĩa của Lục Minh chủ là hung thủ?

– Vãn bồi đang đi tìm câu hỏi đó.

– Lục thí chủ có muốn nghe vài lời của bẩn tăng chăng?

– Đại sư là bậc cao nhân tiền bối chắc chắn có nhiều kiến thức, vãn vối xin lắng tai nghe.

– Không dám ! Bần tăng chỉ có vài lời nhận xét nhỏ, mong rằng sẽ giúp được cho thí chủ trong việc điều tra hung thủ.

Ông ta dừng lại một lúc rồi khoan thai nói:

– Năm xưa lệnh tôn và hai người anh em kết nghĩa trên đường phiêu bạt giang hồ tình cờ đã cứu sống cả nhà họ Diệp. Diệp trang chủ có hai người con gái, họ sắc nước hương trời, tài mạo vô song. Người em là Diệp Tố Minh, rất giỏi về văn chương thi phú, sau này giang hồ tặng cho mỹ hiệu là Ngọc Nữ Linh Sơn. Người con gái này đã có hôn ước với một hảo hán giang hồ gọi là Hạo Thiên Kiếm Trương Thiên Hạo. Họ Trương sau này trở thành cánh tay đắc lực của lệnh tôn.

Người con gái thứ hai là chị tên Diệp Tố Tố, nhan sắc tuyệt thế vô song, có tài khảy đàn khiến hoa cũng phái nở, về sau giang hồ tặng cho mỹ hiệu là Bạch Nguyệt Long Mai, người đó chính là mẫu thân của thí chủ.

Thừa Ân nghe Không Độ Đại sư kể lại chuyện xưa, lại nghe mẹ mình là bậc giai nhân tuyệt thế, tài mạo phi phàm thì cảm động, đau lòng sa hai hàng nước mắt.

Hòa thượng áy náy nhìn chàng:

– Lục thí chủ không sao chứ ?

– Văn bối… nghĩ đến cha mẹ thì đau lòng quá.

– Đúng như vậy. Vụ án năm xưa làm cả võ lâm rúng động, đau lòng thương xót vô cùng. Cũng may ông trời có mắt, phật Tổ hiển linh đã che chở cho giọt máu họ Lục tồn tại trên thế gian.

Thừa Ân dần dần lấy lại bình tĩnh, chàng linh cảm câu chuyện mình sắp nghe có liên hệ rất lớn đối với lịch sử gia đình chàng cũng như liên quan đến kẻ thù. Nghĩ thế chàng liền nghiêm nghị nói:

– Xin Đài sư kể tiếp, vãn bối rất nóng lòng muốn biết câu chuyện tiếp theo như thế nào.

– Câu Chuyện này ngoài bần tăng ra thiết nghĩ trên giang hồ không có người thứ hai được biết, kể cả lệnh tôn đại nhân.

Thừa Ân nghe Không Độ Đại sư nói như thế càng háo hức tò mò, kể cả Tịnh Hư Chân Nhân cũng phải sốt ruột giục:

– Chuyện như thế nào, đại sư mau nói đi!

Không đọ đai sư chợt thở dài:

– Bần tăng có một lời hứa, câu chuyện này lẽ ra suốt đời sẽ không tiết lộ. Tuy nhiên sự việc đã đến nước này, bần tăng cũng đành nhắm mắt phá bỏ lời giao ước.

Không Độ Đại sư dừng lại lim dim đôi mắt hồi tưởng chuyện xưa một lúc chợt mở bừng mắt ra nói bằng giọng chậm rãi:

– Bần tăng trong một lần đi vân du cách đây hơn hai mươi năm, tình cờ chứng kiến một câu chuyện tình có thể gọi là bí mật võ lâm. Bần tăng còn nhớ lúc đó vào một đệm trăng sáng không ngủ được, bỗng nghe tiếng đàn tranh thánh thót vang lên giữa đêm khuya. Trong đời bần tăng chưa từng được nghe tiếng đàn nào hay đến thế, âm thanh tựa như nước chảy hoa rơi làm chim muôn thức giấc, cỏ cây lay động. Bần tăng mặc dù là kẻ thanh tu, nhưng nghe tiếng đàn ấy lòng trần cũng phải lay động, thổn thức, buồn vui, hỉ nộ… nói tóm lại đó một thứ âm thanh kỳ diệu nhất trên trần đời…Bần tăng lần theo tiếng đàn đến một tòa thủy đình. Dưới, ánh trăng, bần tăng nhìn thảy một thiếu nữ mặt hoa da phấn, dung nhan siêu phàm thoát tục đang khảy đàn, người đó chính là Bạch Nguyệt Long Mai Diệp Tố Tố. Đứng bên cạnh Diệp thí chủ là thư sinh nho nhã, từ chỗ bần tăng đứng chỉ nhìn thấy lưng áo của người đó nên không biết là ai. Diệp thí chủ vừa dứt tiếng đàn người đó bỗng quỳ trước mặt Diệp thí chủ, bẩn tăng lúc ấy mới biết người thư sinh đó là Truy Hồn Nhất Tiếu Tạ Văn.

Thừa Ân nghe tới đó thì nóng lòng hỏi :

– Ông ta tại sao lại quỳ trước mặt gia mẫu ?

– Bần tăng từng giao du với lệnh tôn nên biết rõ câu chuyện ba anh em kết nghĩa cứu sống nhà họ Diệp. Bần tăng cũng lấy làm ngạc nhiên nên lắng tai nghe thì mới biết rằng Tạ Văn tỏ tình với Diệp thí chủ. Tạ Vãn lời lẽ thống thiết bày tỏ tấm chân tình, không ngờ Diệp thí chủ đã từ chối. Vừa lúc đó có người thứ ba xuất hiện, người đó chính là lệnh tôn đại nhân.

Lệnh tôn không biết gì về cầu chuyện vừa xảy ra, cùng Diệp thí chủ vui vẻ nắm tay nhau dắt đi. Lúc đó, bần tăng mới biết lý do vì sao Diệp thí chủ từ chối tình yêu của Tạ Văn, bởi vì trong lòng cô ấy đã có lệnh tôn.

Thừa Ân nghe tới đó giận dữ quát lên:

-Khốn kiếp ! Vì sao hắn lại hành động bỉ ổi như thế? Hắn muốn cướp người yêu của huynh đệ mình hay sao?

– Lục thí chủ hiểu lầm rồi. Lúc đó bần tầng nhìn thấy Tạ Văn ngẩn ngơ như người mất hồn, hại hàng nước mắt chảy dài. Bần tăng thương cảm, thở ra một tiếng. Không ngờ Tạ Văn võ công cao cường, thính lực nhạy bén, trong lúc thất thần vẫn phát hiện ra bần tăng. Tạ Văn lúc ấy năn nỉ xin bần tăng giữ kín câu chuyện của mình. Bần tăng đã hứa với Tạ thí chủ hơn hai mươi năn qua không hề hé răng nói với bất cứ người nào. Lúc Tạ Văn ngỏ lời với Diệp thí chủ, ông ta chưa hề biết Diệp thí chủ và lệnh tôn từ trước đã có tình ý với nhau.

Hai năm sau, trên đỉnh Linh Sơn, lệnh tôn đại nhân một kiếm một chưởng trấn áp quần hùng lên ngôi Minh chủ. Sau đó lệnh tôn thành hôn với Diệp thí chủ, song hỉ lâm môn. Tạ Văn từ đó cũng mất tích không ai còn nhìn thấy nữa. Võ lâm lúc bấy giờ rất thắc mắc về sự mất tích của Tạ Văn, ông ta ra đi không để lại một lời nào, thiết nghĩ chỉ có bần tăng vâ Diệp thí chủ mới biết lý do sự ra đi của Tạ Văn. Ngay cả lệnh tôn cũng không biết chuyện Tạ Vãn thầm yêu Diệp thí chủ.

Phong Độ Đại sư kết thúc cáu chuyện của ông một câu hỏi:

– Phải chăng Tạ Văn vì ôm hận tình đã trở về gây ra vụ huyết án Linh Sơn ?

Thừa Ân nghe xong câu chuyện thì người thất thần không nói được một lời. Trước đây có nhiều nghi vấn khiến chàng đặt Chính Nghĩa bang chủ Từ Đạt lên hàng kẻ tình nghi số một. Bây giờ, sau câu chuyện này, hiển nhiên Tạ Văn trở thành kẻ đáng nghi ngờ nhất.

Hơn mười tám năm trước, Tạ Văn rõ ràng vì thất tình đã âm thầm ra đi. Vậy thì ông ta ở đâu trong thời gian qua? Vụ huyết án Linh Sơn làm chấn động võ lâm, ông ta nhất định phái biết và nếu như ông ta không phải là hung thủ thì tại sao ông ta không xuất hiện? Chỉ có hai cách giải thích, Tạ Văn hoặc là đã chết, hoặc chính ông ta là hung thủ.

Không Độ Đại sư dường như đọc được suy nghĩ của Thừa Ân, ông nói:

– Năm xưa, Tạ thí chủ với tuyệt kỹ Truy Hồn Nhất Tiếu có thể nói là võ lâm đệ nhị chỉ kém một người là lệnh tôn đại nhân. Vì vậy, Tạ Văn không thể chết được. Trên giang hồ không có đối thủ khả dĩ có thể ám sát Tạ Văn.

Tịnh Hư Chân Nhân lắc đầu thở dài:

– Năm xưa, bần đạo cũng từng có giao tình với cả ba người anh em kết nghĩa, bọn họ được giang hồ mệnh danh là Võ Lâm Tam Hiệp. Có thể nói cả ba đều có võ công xuất chúng, nhân phẩm cao quý. Cho dù là Tạ thí chủ hay Từ thí chủ, bần đạo cũng không thể tin họ là hung thủ! Thật không ngờ…

Không Độ Đại sư nói tiếp:

– Lục thí chủ ! Theo ý bần tăng thì xét về động cơ, Tạ thí chủ là đáng nghi nhất. Mười mấy năm qua, Từ thí chủ dưới chân đỉnh Linh Sơn đã ra sức truy tìm hung thủ, võ lâm đồng đạo ai cũng biết.

Thừa Ân buồn bã nói:

– Nếu Tạ Vân là hung thủ thì biết tìm ông ta ở đâu mà báo thù?

– Nếu xác minh được chính Tạ Văn là hung thủ thì Lục thí chủ có thể đứng ra kêu gọi võ lầm đồng đạo cùng ra sức truy tìm ông ta. Thiết nghĩ, Tạ Văn cho dù có tận ở chân trời góc biển nhất định có ngày cũng phải lộ diện.

Thừa Ân chợt nghĩ ra một vấn đề khiến chàng thảng thốt kêu lên:

– Không đúng… không thể như thế được…

Hai vi chưởng môn tiềt bối đưa mắt nhìn chàng ngạc nhiên.

– Lục thí chủ nói cái gì không đúng ?

– Chính là câu chuyện của Đại sư.

– Câu chuyện của bần tăng có chỗ nào không đúng?

– Theo lời Đại sư nói thì Tạ Văn rất yêu mẹ của vãn bối. Vậy đâu có lý nào ông ta cũng giết hại bà ấy.

Phát hiện của Thừa Ân làm đảo lộn mọi suy đoán khiến vụ án càng trở nên phức tạp. Thừa Ân kêu lên:

– Có thể nào mẹ của vãn bối chưa chết, mà đã bị Tạ Văn bắt đi ?

Thừa Ân nhớ lời lời dặn của dì muốn chàng khi nào lên Linh Sơn phải kiểm tra lại xác chết khiến chàng càng có hy vọng mẫu thân vẫn còn sống.

Không Độ Đại sư lại nói:

– Lục thí chủ nói rất có lý. Nếu Tạ Văn là hung thủ thì nhất định Diệp thí chủ vần còn sống. Tuy nhiên không có cách kiểm tra được bởi vì Chính Nghĩa bang với danh nghĩa gìn giữ hiện trường đã phong tỏa Linh Sơn, người ngoài không thể lên núi được.

Tịnh Hư Chân Nhân tiếp lời:

– Năm xưa có ba người tận mắt chứng kiến hiện trường. Một người là Từ Đạt. Tất nhiễn không thể hỏi ông ta. Người nữa là Tệ sư thúc: Vô Vi đao trưởng, tiếc là sư thúc đã viên tịch…

Thừa Ân sốt ruột hỏi:

– Vậy người thứ ba là ai?

Không Độ Đại sư đáp.

– Chính là Ngộ Tịnh sư thúc. Tuy nhiên tệ sư thúc nhiều năm qua phiêu bạt giang hồ, vân du tứ hải, tìm kiếm ông ấy còn khó hơn lên trời.

Thừa Ân trong lòng thất vọng, buông một tiếng thở dài, rồi chàng cương quyết nói:

– Vãn bối nhất định phải đi một chuyến.

– Lục thí chủ nên nhớ Từ Đạt cũng rất có thể là hung thủ. Nếu đúng là ông ta thì chí chủ đến Linh Sơn chẳng khác nào đưa chuột vào miệng mèo.

Thừa Ân nhớ lại chuyện Trương Thiên Hạo nhiều lần ngăn cản chàng đến Chính Nghĩa bang, tất nhiên ông ta phải có một lý do nào đó, mà lý do duy nhất có thể lý giải được chính là vì ông ta sợ Từ Đạt sát hại chàng.

Còn một người nữa cũng từng khuyên chàng không nên đến Chính Nghĩa bang với những lời lẽ mơ hồ khó hiểu, người đó chính là Đoạn Trần sư thái. Nghĩ đến bà ta, Thừa Ân bèn hỏi:

– Nhị vị tiền bối có biết một lão ni pháp hiệu là Đoạn Trần sư thái không?

Khổng Độ Đại sư trả lời ngay:

– Đoạn Trần sư thái là mẹ ruột của Chính Nghĩa bang chủ Từ Đạt. Hơn mười năm trước không biết vì lý do gì bà ta xuất gia đi tu, tử đó không đặt chân trở về Linh Sơn nữa.

Thừa Ân nghe được tin đó thi mới ngã ngửa ra, chàng thật không thể nào ngờ sư thái lại chính là thân mẫu của Từ Đạt. Trước đây chàng cũng từng nghe dì Diệp nhắc đến bà ta, vốn là một người vợ yêu chồng thương con, không ngờ ngày nay bà đã xuất gia đi tu.

Vậy lý do gì khiến bà phải xuống tóc quy y? Thừa Ân vần còn nhớ rất rõ những lời Đoạn Trần sư thái nói lúc bà có ý ngăn không chc chàng đến đầu thân với Chính nghĩa bang.

: “Thí chủ, nên biết trên đời có nhiều việc không thể lường trước được. Thiện mà không thịện, ác mà không ác, chân giả, thật hư khó phân giải”.

Những lời nói đó ràng muốn án chỉ Chính Nghĩa bang không hẳn là một bang hội chính nghĩa. Đoạn Trần sư thái đối với con ruột của mình mà còn có nhận xét như thế thì rõ ràng Chính Nghĩa bang chủ Từ Đạt không phải là nhân vật chính nghĩa.

Phải chăng vụ huyết án Linh Sơn là do cả Từ Đạt và Tạ Văn cùng chủ mưu? Nếu Tạ Văn có động cơ vì tình yêu thì Từ Đạt động cơ của hắn là gì. Phải chăng là Quy Nguyên Thần Công?

Nghĩ tới đây Thừa Ân lại sực nhớ đến chuyện Ám Sát hội chủ cũng biết được môn võ công đó. Lại còn thêm việc Đoạn Trần sư thái rất được anh em họ Văn nể vì.

Ám Sát hội năm xưa từng truy sát sư phụ chàng là Chu Thông và dượng của chàng là Trương Thiên Hạo, như vậy có thể nói Ám Sát hội có liên quan đến vụ án năm xưa, lại có liên quan với Đoạn Trần sư thái là mẹ của Chính nghĩa bang chủ Từ Đạt.

Thừa Ân kết nối những Sự kiện dần dần thành một bức tranh liên kết giữa những nhân vật có liên quan đến vụ án Linh Sơn khiến chang mơ hồ cảm thấy mình đã lần ra thủ phạm. Cảm giác đó khiến Thừa Ân trong lòng phẫn khích chỉ muốn lập tức lên đường báo thù.

Thừa Ân trong lòng đã có chủ ý liền đứng lên vòng tay nói:

Nhị vị tiền bối, bây giờ vãn bối có việc phải làm, vãn bối xin cáo từ.

– Lục thí chủ định đi đâu/

– Thứ lỗi cho vãn bối không thể nói được. Chuyến này ra đi nếu may mắn còn sống sót, vãn bối xin hứa sẽ trở lại cùng góp sức với nh ị vị tiền bối tiêu diệt Địa Ngục môn, giữ gìn sự thanh bình của võ lâm.

Tịnh Hư Chân Nhân cảm động nói:

– Lục thí chủ tuy còn trẻ tuổi nhưng đã khiến bần đạo rất khâm phục.

-A Di Đà Phật…- Không Độ Đại sư tiếp lời-Nếu Lục thí chủ muốn báo cừu rửa hận chỉ cần hô lên một tiếng, bần tăng và đạo huynh đây nhất định sẽ dốc sức ủng hộ.

– Vãn bối xin đa tạ thịnh ý của nhị vị tiền bối.

– Thí chủ định lên đường ngay bây giờ sao?

– Thưa phải!….

– Để bần tăng đưa thí chủ xuống núi.

– Đại sư khóng cần phải nhọc lòng, vãn bối tự đi được rồi.

– Nếu vậy, bần tăng khồng tiễn. Lục thí chủ trên đường đi phải cẩn thận lắm mới được.

Thưa Ân từ biệt hai vị chưởng mon rồi lập tức xuống núi rời khỏi Thiếu Lâm Tự.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN