Bao Công xử án - Chương 22
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
112


Bao Công xử án


Chương 22



(Lời tác giả – Đây là án lạ lùng nhất trong cuốn bao Công kỳ án của Trung Hoa, chúng tôi xin ghi lại đây để bạn đọc nhàn đàm trong dịp đầu xuân)

Xưa tại huyện trung Hà bên Tàu, tại một xóm làng cách núi Thiên Trước lối bốn dặm, có chàng Thi Tuấn, khôi ngô tuấn tú, tuổi mới hai mươi đã đâu tú tài. Vợ Thi Tuấn “khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”.

Hai vợ chồng rất tâm đầu ý hợp. Nhờ nhà khá giả, nên Thi Tuấn chỉ chăm lo dùi mài kinh sử chờ ngày vô kinh đô dự thi.

Tuy đã thuộc hết tứ thư, ngũ kinh nhưng chàng vẫn chưa dự thi, cố trao dồi kiến thức , cho ngày thêm tinh thông. Đến năm ba mươi tuổi, Thi Tuấn mới quyết định tranh tài với thiên hạ.

Nghe chồng nói, Hà Liễn lặng thinh không đáp. Thi Tuấn ngạc nhiên hỏi vợ:

– Uûa, anh ra đi lập công danh sao nàng lại có ý không vui?

– Sự lập công danh là nam nhi chi trí, thiếp lẽ nào không biết, và lẽ nào không vui. Tuy nhiên thiếp buồn vì phải xa chàng.

Thi Tuấn nhún vai cười đáp:

– Cho hay nhi nữ thường tình.

Nàng lại bị ám ảnh bởi các câu chuyện hoang đường ma quỷ chớ gì?

Hà Liễn lè lưỡi nói:

– Aáy chàng chớ bạo mồm như vậy. Tục truyền trong dãy Thiên trước mà chàng sẽ đi qua, thường có tàng tụ nhiều loài yêu quái.

– Mình là người, sợ chi loài ấy?

– Ngặt một điều là trên núi có năm con chuột từ bên xứ Thiên trước qua tu luyện đã lâu năm thành tinh, nên có tài biến hoá vô cùng. Chúng hay biến thành người để hãm hại kẻ lữ hành qua dãy núi rừng này. Bầy yêu tinh ấy ghê gớm lắm…

Hà Liễn vừa nói tới đây thì có gia nhân thân tín là Tiểu Nhị bưng nước lên, thoáng nghe nói mới hỏi Hà Liễn rằng:

– Mợ nói chi đến yêu tinh vậy?

Thi Tuấn cướp lời đáp:

– Mợ mày đang doạ tao về chuột yêu tinh ở núi Thiên Trước. Ta đâu có ngán. Để coi ta nạt lại tụi nó chơi.

Tiểu Nhị xua tay, trợn mắt nói:

– Mợ nói đúng đó. Chúng nó tài biến háo thần thông lắm, khi hiện thành ông gì đón khách qua đường giựt tài vật, lúc hoá ra gái đẹp mê hoặc những chàng trai có máu Tề Tuyên. Cũng có khi chúng biến thành đàn ông đẹp trai dụ dỗ đàn bà.

Thi Tuấn nghe nói cười rộ:

– Chà, ta cũng mong nó biến thành mỹ nhơn đó đường cho vui.

– Chớ giỡn mà cậu.

– Nói thiệt chớ nói giỡn đâu. Chuột chi mà hoá thành người đặng. Ta chắc đấy là một tổ chức bất lương gồm có đàn ông và đàn bà chuyên nghề cướp cạn trên quãng đường hẻo lánh mà quan quân chưa thanh trừng được thôi. Chuyến này ta đem mầy đi Tiểu Nhị à, để mày được mục kích sự thật. Mày dám đi không hay là ngán rồi.

– Thưa cậu, ngán thì có ngán thiệt nhưng theo bổn phận thì thầy đi đâu trò đó, dù có nguy hiểm tôi đâu dám từ nan.

Hà Liễn lắc đầu:

– Cũng không hẳn là như vậy. Thực ra thì thiếp lo ngại thế nào ấy… Có sự không hay sẽ xẩy ra cho đôi ta.

Thi Tuấn cười xòa:

– Nàng khéo vẽ vời, bày chuyện mê tín dị đoan. Chắc là nàng bị ảnh hưởng các câu chuyện yêu tinh hiện hình. Thôi nàng sửa soạn dần cho ta là vừa.

Ít tháng sau, Thi Tuấn từ biệt vợ lên đường vô kinh dự thi có gia tướng Tiểu Nhị mang hành lý và lều chõng đi theo.

Đường đến kinh đô xa tới ngàn dặm, ngày đi đêm nghỉ, khi cỡi ngựa lúc đáp thuyền, trèo non vượt suối, ít lắm cũng phải đôi ba tháng trời mới tới nơi.

Vất vả nhất là dãy núi dài sáu trăm dặm rừng cao, suối sâu, ít người qua lại. Được cái may là dãy núi này thuộc phần đầu cuộc hành trình của thầy trò Thi Tuấn.

Sau bốn ngày đường, hai người tới chân núi Thiến trước. Nhìn con đường lát đá tảng lớn bằng cái bàn, quanh co, âm u, vắng vẻ, Tiểu Nhị lo lắng nhìn chủ. Nhưng Thi Tuấn vẫn thản nhiên bước tới.

Lúc đó trời đã xế chiều. Tiểu Nhị nhớn nhác nhìn quanh rồi hỏi chủ:

– Đêm nay chắc ngủ trên cây quá cậu à!

Thi Tú tài giở giấy ra coi rồi nói:

– Theo người ta bảo thì qua khỏi dốc này có quán trọ hoặc nếu không thì cũng có nhà chòi để tạm trú.

Hai người lặng lẽ tiếp tục cuộc hành trình. Hồi lâu sau họ tới đỉnh dốc. Thi Tú tài reo lên:

– Kia rồi có quán trọ ở chân dốc, cạnh gốc cây to kia.

Cả hai hăng hái đi tới. Đây là một căn nhà làm bằng cây, rất chắc chắn, xung quanh có rào. Thi Tú tài vừa tới cửa đã thấy một thanh niên ăn vận sạch sẽ, mặt mũi sáng sủa chạy ra niềm nở rước vô nhà.

Thấy Thi Tú tài ăn vận sang trọng, chủ quán lân la hỏi chuyện.

– Chẳng hay tiên sinh quê quán ở đâu, có việc chi đi qua đây?

– Tôi từ huyện Thanh Hà, vô kinh dự kỳ thi Hội.

– Hay quá, hay quá, đã từ lâu tôi không có dịp bàn chuyện văn chương nay gặp tiên sinh thật là vạn hạnh.

– Vậy chớ tiên sinh cũng theo đòi chữ nghĩa thánh hiền sao? Hèn chi trong nhà nhiều câu đối quá. Đường xa gặp chủ tiệm có học như tiên sinh đây thiệt là hên quá.

– Tôi cũng có đua đòi đôi ba chữ. Cách đây bốn năm tôi có dự thi mà chẳng đậu nên bỏ văn nghiệp mở tiệm cho qua tháng ngày.

Nói rồi chủ quán dọn tiệc rượu khoản đãi. Hai người vừa ăn uống vừa đàm đạo chữ nghĩa, tích xưa. Thấy chủ quán ứng đáp trôi chảy, thi Tú tài không ngớt lời khen ngợi. Sau đó chủ quán thăm hỏi gia cảnh Thi Tú tài được chàng thư sinh thiệt thà lại hơi say rượu kể ra bằng hết. Nghe thi Tú tài tả dung nhan Hà Liễn, chủ quán trầm trồ khen ngợi:

– Thiệt là một trang quốc sắc thiên hương.

Thi Tú tài khoái trí kể lể mãi không thôi.

Chủ quán ngồi nghe mắt long lanh như thèm khát đến cực độ.

Đến khuya, Thi Tú tài đã say. Qua ánh đuốc nhựa bập bùng, chàng thấy hình như chủ quán có điều gì khác lạ. Chàng cố định thần nhưng thấy chới với như sắp xỉu đi. Mồn chủ quán dài ra như mõm chuột, hai tai to vểnh lên in hệt tai loài gặm nhấm vậy. Một làn khói đen bay từ miệng chủ quán ào vào lỗ mũi Thi Tú tài. Chàng thư sinh lảo đảo ngã gục xuống bên mâm rượu. Thì ra chủ quán là một trong năm chuột thành tinh biến ra người. Chưa biết nó định giở ngón gì đây.

Nói về Tiểu Nhị ăn cơm ở nhà dưới xong liền lên trên nhà vô sửa oạn phòng ngủ dành cho hai thầy trò. Xong xuôi Tiểu Nhị lên giường nằm chơi định bụng chờ chủ. Chẳng ngờ vì quá mệt mỏi nên ngủ quên lúc nào không hay. Tới lúc chuột yêu (chủ quán) kêu hắn mới choàng dậy ra mời chủ vô phòng nghỉ.

Tới nửa đêm, Thi Tú tài tỉnh dần lại và nổi cơn đau bụng dữ dội. Tiểu Nhị ra kiếm chủ quán lấy thuốc. Chuột yêu lắc đầu nói:

– Ở đâu không có thuốc, thôi ráng chịu, mai sáng sẽ hay.

Tiểu Nhị về phòng đấm bụng cho chủ. Lối một tiếng sau, Thi Tú tài bớt đau và nằm yên, mê mam như chết. Tiểu Nhị về giường một lát cũng ngủ say, ngáy như sấm.

Chuột yêu đẩy cửa phòng dòm vô thấy vậy mỉm nụ cười bí mật rồi lui ra miệng lẩm bẩm:

– Mình phải hạ độc kế để chiếm đoạt vợ thằng Thi Tuấn mới được. Cứ nghe nó tả lại thì Hà Liễn đẹp như tiên lại dịu hiền lắm.

Nói rồi chuột yêu đi về phòng riêng đóng chặt cửa lại. Lát sau một thanh niên giống như Thi Tú tài ở trong phòng chuột yêu đi ra.

Sáng hôm sau Tiểu Nhị tỉnh dậy thấy mình đang nằm trên bải cỏ cùng chủ, dưới gốc cây cổ thụ, bên bờ suối. Tiểu nhị hốt hoảng vùng dậy lay gọi chủ ầm ĩ. Thi Tú tài ú ớ một lát mới mở mắt lờ đờ nhìn gia nhân. Tiểu Nhị ghé tai chủ hỏi lớn:

– Cậu nghe trong mình ra sao?

Thi Tú tài mệt nhọc đáp:

– Còn yếu lắm…

– Liệu cậu có gắng dậy đi được không?

– Không đâu. Mà sao ta lại nằm ở đây?

– Cái đó tôi cũng không hiểu tại sao. Rõ ràng tối qua mình vào nhà trọ ngủ hẳn hoi mà sáng hoá ra nằm giữa rừng.

– Mày thử ngó xem gần đây có nhà cửa chi không? Gần suối thế nào cũng có người ta ở.

– Cậu cứ nằm yên đây nhé, tôi đi thử coi.

Thi Tú tài gật đầu. Tiểu Nhị theo con đường mòn đi một lát ra tới đường lớn lát toàn bằng đá tảng như hồi hôm. Nó xem hướng mặt trời mọc và nhận ra phía trước mặt là hướng Bắc là đường đi tới xứ Thiên Trước. Nó đi tới đi lui một hồi mà không tìm ra quán trọ đêm qua.

Tiểu Nhị trở về nói với chủ:

– Đường ở quãng này vướng cây nhìn không rõ phía trước nhưng cứ theo địa thế thì chỗ đất này bằng, có suối chảy tất làng mạc không bao xa.

Để tôi cõng cậu đi tới một hồi xem sao.

Rồi thì Tiểu Nhị lưng cõng chủ, tay ôm bọc đồ lần ra đường lớn mà đi.

Đi mãi, đi mãi cũng chưa thấy bản nào mà Tiểu Nhị thì đã thấm mệt rồi. Hắn đặt chủ ngồi xuống phiến đá bên đường rồi đứng thở dốc một hồi. Bỗng hắn chú ý nghe ngóng. Văng vẳng xa đưa tiếng nước đổ ùm rồi nghe thịch một cái, như ai nện mạnh xuống đất, cứ thế đều đều mãi. Đúng rồi, tiếng chày nước giã gạo.

Hắn mừng quá reo lên:

– Cậu ơi! Có bản ở gần đây rồi.

Nói đoạn hắn cõng chủ lên tiếp tục cuộc hành trình gian khổ. Được hơn trăm bước tới khúc quanh hắn thấy hiện ra một dãy nhà sàn…. Hắn vô xin dân làng chạy chữa dùm cho chủ.

Người ta bảo hắn đi sâu vô phía trong, tới gần bờ suối thỉnh vị đạo sĩ ra.

Vị đạo sĩ chống gậy trúc tới nhà trọ của Thi Tú tài chuẩn bệnh. Sau khi xem xét hồi lâu, vị đạo sĩ lặng lẽ dốc hồ lô lấy linh đơn mài ra cho Thi Tú tài uống.

Tiểu Nhị lén hỏi đạo sĩ:

– Chủ tôi mắc bệnh chi hở đạo sĩ?

– Người này bị yêu khí, e khó sống.

– Xin đạo sĩ hết lòng cứu chữa cho.

Vị đạo sĩ vuốt chòm râu bạc ngẫm nghĩ một lát rồi nói:

– Đã gặp thì phải chữa. Nhưng bệnh này khó trị mà tài ta lại chưa tới độ cao siêu.

– Xin đạo sĩ cố ráng dùm.

– Không phải là ta làm khó dễ vì ta chữa đâu có đòi hỏi gì. Ta nói thiệt đó.

Bây giờ ngươi phải đi lên cái am trên kia thỉnh Đổng Chơn Nhơn xuống cứu mạng thì mới xong.

Vị đạo sĩ nhìn theo lẩm bẩm:

– Con bệnh này có phước lắm mới được người đầy tớ trung thành như vậy. Xin trời phật độ trì cho thầy trò hắn.

Tiểu Nhị leo lên tới cửa am đã thấy Đổng Chơn Nhơn từ trong ra đi. Không chờ Tiểu Nhị hỏi, Đổng Chơn Nhơn đã đưa cho gói thuốc và nói liền:

– Ta biết ngươi lên xin thuốc cho chủ bị yêu khí. Đây ngươi cầm gói linh đơn này về mài ra cho chủ ngươi uống mỗi ngày hai viên.

Tiểu Nhị trố mắt nhìn Đổng Chơn Nhơn lòng kinh ngạc vô cùng. Đổng Chơn Nhơn cười bảo Tiểu Nhị:

– Nhà ngươi lấy làm lạ vì sao ta biết rõ chới gì. Đấy chẳng qua là một thuật nhỏ thường gọi là kỳ môn độn giáp. Thôi ngươi khá cầm thuốc về cho chủ uống đi kẻo muộn rồi.

Tiểu Nhị hỏi thêm:

– Thưa Chơn Nhơn, chủ tôi liệu có qua khỏi được không?

Mửa hết yêu khí, tĩnh dưỡng ít lâu thì lành bệnh. Nhưng đường công danh cản trở, gia đạo xào xáo nên đưa chủ về càng sớm càng tốt.

Tiểu Nhị vái tạ rồi lui xuống núi, về chạy chữa cho chủ. Nhờ linh dược, Thi Tú tài lần lần bình phục nhưng còn phải nằm nghỉ ít lâu.

Lại nói về con chuột yêu biến hình giống Thi Tú tài như tạc ngay đêm đó hoá phép làm tiêu quán trọ rồi đưa thầy trò Thi Tú tài đến chỗ xa bỏ giữa rừng như đã nói trên đây. Xong xuôi no đi về huyện Thanh Hà, Tới sáng bữa thứ năm thì đến nơi. Nhờ các chi tiết mà nó khéo léo dọ hỏi được nên chuột yêu tìm thấy nhà Thi Tú tài một cách dễ dàng.

Hà Liễn lúc ấy đã dậy, đang ngồi chải đầu, thấy chồng về thì lật đật ra đón và hỏi:

– Sao chàng đi mới hai mươi ngày đã về?

Chuột yêu đáp:

– Giữa đường hay tin năm nay bãi kỳ thi hội , sĩ tử về hết rồi. Còn qua làm chi nữa.

– Thế Tiểu Nhị đâu?

– À nó mắc mang đồ nhiều nên đi chậm, về sau.

Hai “vợ chồng” ngồi trò chuyện gia đạo hồi lâu. Chuột yêu nói chuyện rành rẻ, chẳng sai chút nào. Rồi chuột yêu và Hà Liễn vô phòng ân ái… Cuộc đời vợ tiệt, chồng giả ấy kéo dài được chừng nửa tháng thì Thi Tú tài nhờ được thuốc Đổng Chơn Nhơn nên thoát chết lại nghe tin bãi thi mới trở về nhà.

Hai thầy trò về tới đầu xóm thì Tiểu Nhị nói với chủ:

– Cậu thong thả đi sau, tôi chạy về báo tin cho mợ mùng, nghe cậu.

Thi Tú tài chưa kịp nói chi thì Tiểu Nhị đã phóng như bay lên trước. Hắn đẩy cửa rồi xăm xăm bước vô bắt gặt Hà Liễn va chuột yêu đang âu yếm nhau.

Tiểu Nhị xấu hổ quay trở ra. Hà thị chạy theo hỏi:

– Sao mày về trễ vậy Nhị?

Tiểu Nhị khủng khỉnh đáp:

– Tưởng cậu không còn sống về nữa chớ.

– Uûa, mày nói sao. Cậu nào nữa?

– Thì cậu… chủ tôi là Thi Tú tài chớ ai nữa.

Hà thị quắc mắt nói:

– Cho mày đi theo hầu cậu, dọc đường mày làm biếng không chịu về ngay. Cậu mày về đây đã gần một tháng rồi còn chi.

Tiểu Nhị thất kinh:

– Cô nói chi lạ vậy. Tôi đi với cậu, ăn một nơi nằm một chỗ không rời nhau một bước, cớ sao cô nói ai về trước?

– Cậu mày là Thi Tú tài về trước và đang ở trong nhà kia chớ ai.

Tiểu Nhị lắc đầu, chỉ tay về phía đầu ngõ:

– Cậu tôi bây giờ mới về tới kia, sao cô nói về trước cho đặng?

Hà thị nhìn ra quả thấy Thi Tú tài đi vô thiệt. Thị đứng lặng người dây lát rồi như chợt tỉnh, bước vội xuống thềm ôm lấy chồng khóc ròng mà nói:

– Nó giống chàng quá, thiếp lầm xin chàng tha thứ cho.

Thi Tú tài chưa rõ đầu đuôi câu chuyện, ngạc nhiên hỏi vợ:

– Nàng nói chi lạ vậy?

Hà thị chưa biết nói sao thì chuột yêu nghe ồn ào đã chạy ra hét lớn:

– Đứa nào dám ôm vợ ta vậy?

Thi Tú tài thấy một thanh niên giống mình như tạc chạy từ trong phòng ngủ ra mới vỡ nhẽ, nổi giận đùng đùng:

– Quân này láo thiệt, dám thừa dịp ta vắng nhà mà đánh lừa vợ ta.

Nói đoạn Thi Tú tài buông vợ ra, nhẩy vọt lên thềm hươi quyền đánh chuột yêu.

Chuột yêu cũng hét lên một tiếng lớn rồi xuống tấn tiếp chiến. Hai người đánh lộn nhau một hồi, Thi Tú tài vừa đau khổ lại mệt mỏi vì cuộc hành trình nên bị chuột yêu lấn đất dần.

Chồn Hà thị bị đòn tới tấp, đỡ không lại, cứ lùi dần, lùi dần ra cửa, bỗng chàng hụt chân té lăn cù từ thềm cao xuống đất. Chàng vừa lóp ngóp bò dậy đã bị chuột yêu phóng từ trên xuống, nhằm hạ bộ chàng mà đạp tới. Thi Tú tài nhào mình tránh được ngọn độc thủ rồi co giò chạy mất. Chuột yêu toan rược theo thì Tiểu Nhị đã nhảy ra cản đường. Hà thị chẳng biết làm sao, đành ôm mặt khóc ròng.

Nói về Thi Tú tài chạy thoát liền tìm đến nhà cha vợ, khóc mà trình bày tự sự.

Nhạc gia liền sai người đi coi hư thực. Lát sau gia nhân về báo:

– Quả thiệt ở bên nhà có một thanh niên giống y hệt Thi Tú tài đang khuyên giải Hà thị.

Nhạc gia không biết làm thế nào đành nói:

– Thôi bây giờ anh đi cáo với Vương Thừa tướng là hơn cả.

Thi Tú tài vâng lời, đệ đơn trình Thừa tướng.

Vương Thừa tướng coi xong đơn liền sai lính đến bắt chuột yêu, Thi Tú tài và Hà thị đến cho ông xét hỏi. Thừa tướng cho đòi riêng Hà thị vô trước và hỏi cặn kẽ mọi sự.

Vợ Thi Tuấn cứ tình thiệt khai ra. Thừa tướng hỏi:

– Chớ chồng chị có vết tích gì trong người, khả gĩ giúp ta tìm ra gỉ, thiệt chăng?

– Dạ, chồng tôi có nốt ruồi bên vai tả.

Thừa tướng kêu một lượt cả Tú tài lẫn chuột yêu vô và sai lính trật vai bên tả ra coi. Thi Tú tài có nốt ruồi còn chuột yêu thì không! Thừa tướng chỉ chuột yêu:

– Thằng này lộn sòng làm bậy, lính đâu bắt nó quỳ bên tả cho ta. Còn thi Tú tài khá qua bên hữu.

Hai người yên vị xong, Vương Thừa tướng truyền lính coi lại hễ ai không có nút ruồi ở vai tả thì cứ việc nọc cổ ra đánh năm mươi roi. Lính xúm lại coi rồi đứng yên. Thừa tướng quát:

– Tụi bây còn chờ gì ?

Viên cai lệ rụt rè:

– Bẩm Thừa tướng cả hai tên cùng có nút ruồi, biết đánh ai?

Thừa tướng xem lại cũng giật mình. Chuột yêu cũng có nút ruồi nơi vai tả. Ông nói:

– Lạ thiệt. Vừa rồi nó không có. Lính đâu, đem tống giam cả hai đứa lại chờ mai lại nghiệm xen sao.

Đêm đó, chuột yêu Ngũ (vì nó là con yêu thứ năm) hà khí bay về động cầu cứu. Bốn chuột anh đang ngồi đàm đạo thấy có gió lạ biết chuột Ngũ bị lâm nạn, chuột Nhứt kêu chuột Tứ lại gần dặn nhỏ một hồi.

Chuột Tứ vâng lệnh lên đường đến phủ Thừa tướng. Tới nơi thì trời đã sáng tỏ mặt người, nó đi vô hậu dinh núp một chỗ ngắm Thừa tướng rồi thừa lúc Thừa tướng đi ra công đường chuột Tứ lắc mình biến y hệt Thừa tướng rồi vô phòng kéo ghế ngồi đàng hoàng.

Nói về Vương Thừa tướng ra tới công đường ngắm Thi Tú tài và chuột Ngũ một hồi lâu rồi truyền:

– Đem tên này ra đánh một trăm côn cho ta.Nó là thứ giả.

Vừa nói Thừa tướng vừa lấy tay trỏ Thi Tú tài.

Lính hầu dạ rân vật chồng Hạ Liễn ra đất rồi thẳng tay đánh đập tơi bời. Thi Tú tài kêu oan và than khóc vang trời. Thừa tướng lại tống giam cả hai vô ngục rồi ông trở về hậu dinh. Vừa bước về phòng, Thừa tướng đứng sững lại. Ông dụi mắt tưởng mình nằm mơ. Không mà! Rõ ràng có một người mặt mũi quần áo giống hệt mình đang ngồi chình ình trên ghế ở giữa phòng.

Vương Thừa tướng thét lính hầu:

– Bây đâu, vô bắt tên kia cho ta.

Thừa tướng giả (là chuột yêu thứ tư hoá ra) cũng hô lính hầu trói vương Thừa tướng lại. Lính hầu nghe quan la chạy rần rần vô phòng. Chuột yêu thấy nguy vội nhẩy xuống đất chạy đến ôm lấy Vương Thừa tướng quay tít mầy vòng. Đến lúac chuột yêu buông Thừa tướng ra thì lính chịu không biết ai thiệt, giả nữa.

Người nọ hô lính bắt người kia.

Lính gương mắt ếch nhìn hai Thừa tướng, một thiệt một giả, đang giằng co nhau cãi lẫy om sòm.

Viên thơ lại lắc đầu bảo đám lính:

– Tụi bây đứng canh chừng đây, để ta làm biểu dâng lên Hoàng Thượng quyết định.

Vua Nhơn Tôn tiếp được biểu lấy làm lạ cho đòi cả hai Thừa tướng tới trước bệ rồng để phán xét:

Con chuột yêu liền hà khí khiến không thể phân biệt đâu là giả, đâu là thiệt. Vua đành truyền tống giam cả vào Thông Thiên lao chờ đến canh ba coi cho rõ.

(Vua Nhơn Tôn vốn là xích Khước Đại tiên trên Thượng giới, được Ngọc Hoàng Thượng Đế sai xuống trần gian trị vì thiên hạ, cho nên cứ đến nửa đêm vào giờ tý là hào quang chói loà giúp nhà vua coi biết ai thiệt ai giả).

Chuột Tư biết vậy cả sợ, liền thổi khí bay về núi cầu cứu. Chuột Cả liền sai ngay chuột Ba xuống giải nguy. Chuột Ba bay ngay xuống Hoàng thành thì trời vừa hừng sáng. Nó hoá phép biến thành vua Nhơn Tôn rồi điềm nhiên bước ra ung điện, ngự trên ngai vàng. Văn võ bá quan vội tung hô vạn tuế. Vua Nhơn Tôn còn đang mặc áo ở hậu cung nghe tiếng hô vạn tuế lấy làm lạ vô cùng toan gọi quan hầu vô hỏi xẩy có quan Thái giám vô tâu rằng:

– Ngoài điện có một người giống hệt Hoàng Thượng từ dung mạo đến lễ phục đại trào, hiện ngự trên ngai. Xin Hoàng Thượng chỉ dạy.

Vua Nhơn Tông lật đật chạy ra, tiến đến trước ngai vàng. Chuột Tư vẫn nghiễm nhiên ngồi. Vua Nhơn Tôn điềm tĩnh ngồi xuống bên cạn chuột yr6u. Được cái ngai cũng rộng nên hai người ngồi vừa.

Các quan hoảng hồi vội kèo nhau vô trình Quốc mẫu. Mẹ vua cả kính theo các quan ra Càn Chánh Điện tra xét, thì thấy quả nhiên hai người giống nhau như tạc.

Quốc mẫu bảo các quan văn võ:

– Các khanh khá bình tĩnh, chớ có lo sợ thái quá. Ta đã có cách.

Nói đoạn mẹ vua tiến đến trước mặt hai “vua” và nói lớn:

– Hai ngươi hãy xoè tay ra cho ta coi. Ai có chữ Sơn Hà Xã Tắc trong lòng bàn tay, người ấy chính là vua Nhơn Tôn.

Các quan xúm lại, tay trái vua Nhơn Tôn có chữ Sơn Hà còn tay mặt có hai chữ Xã Tắc thiệt. Chuột yêu không có! Quốc mẫu ra lệnh hạ ngục chuột yêu ngay tức khắc và cấm ngặt không cho ai ra khỏi ngục .

Chuột Ba bị giam liền thổi khí về núi báo nguy. Chuột Nhì hạ sơn xuống cứu em. Nó biến hệt thành quốc mẫu ngồi ngay vào ngai và ra lệnh cho quan Thái giám phải thả chuột Ba ra.

Quan thái giám lắc đầu bảo lính:

– Mới có mấy ngày mà loạn quá xá. Bữa nọ hai Thừa Tướng, bữa qua hai vua, bữa nay lại hai Quốc Mẫu nữa. Ngặt một điều là không biết bà nào là giả, bà nào thiệt chớ. Mộ bà cứ hô giam vua giả lại, một bà lại nằng nặc đòi thả. Cái này lại phải nhờ Hoàng thượng coi giùm mới xong.

Vua cũng chịu thua luôn, đứng ngồi không yên, ăn mất ngon, ngủ mất yên. Hôm sau, Vua cho triệu Bao Công về trào gấp. Nhận được lệnh, Bao Công đi suốt ba đêm ngày mới về tới kinh đô.

Sau khi vào bệ kiến vua Nhơn Tôn, nhận chỉ thị xong, Bao Công lưu về tư dinh nghĩ phương cách tra ra sự thật.

Bữa sau ông chọn hai bốn người lính khoẻ mạnh sai bầy mười sau móm tra tấn dưới thềm rôi cho áp giải hai Tú tài, hai Thừa tướng, hai Quốc Mẫu và hai vua giả.

Bao Công xét hỏi một lúc cũng không tra ra manh mối gì, ông liền ra lệnh tống giam tất cả bảy người, hẹn sáng mai sẽ dùng cực hình tra tấn, tất sẽ rõ gian ngay. Bốn chuột yêu thất kinh vội thổi khí viện yêu cả xuống cứu.

Con Yêu Cả được tin cấp báo liền bay về phủ Bao Công đi lễ tại miễu Thần Hoàng nên vắng nhà.

Chuột Cả liền hoá phép biến thành Bao Công rồi vô ngồi chễm chệ trên ghế bành phủ da cọp. Bao Công đi về thấy vậy cười lớn, rồi điểm mặt Bao Công giả mà quát rằng:

– Đứa nào mà loạn phép vậy, dám cả gan giả dạng ra ta để làm điều ám muội. Lính đâu bắt nó cho ta.

Bọn lính dạ ran ào vô toan bắt chuột yêu. Chuột cả liền chạy đến ôm Bao Công quay tít một hồi. Đến lúc hia người buông nhau ra thì không còn biết ai thiệt ai giả nữa. Lính chịu chết không dám bắt ai cả.

Bao Công thiệt cả giận hô lính đóng tất cả cửa dinh lại, cấm không cho ai vô nữa. Bọn lính bảo nhau:

– Thứ thiệt hay giả vậy mầy?

– Giả thiệt giả chi mình không rõ nhưng lệnh chả ra cũng không có mắc mỏ thiệt hại chi.

Viên cai già gật đầu nói:

– Các chú nói phải. Nay chưa biết ai là thiệt ai là giả thì cứ vít kín cửa ngõ lại cho chắc ăn cái đã.

Bọn lính trẻ nhao nhao hỏi:

– Thế bây giờ nghe lệnh ai hở thầy?

– Không nghe lệnh ai là tốt hơn cả.

Rồi viên cai già lắc đầu nói:

– Chán quá, đón được Bao đại nhơn về tưởng tra ra vụ giả thì lại lòi thêm vụ hai ông mặt sắt. Nước này chỉ còn biết hỏi ông Tời mà thôi.

Không riêng gì viện cai già nghĩ vãy, mà Bao Công cũng nghĩ vậy, mà Bao Công cũng thấy chỉ còn cách đó mà thôi.

Nghĩ vậy nên ông thủng thẳng rời công đường đi vô hậu dinh. Oâng gọi gia nhân đóng hết mọi cửa phía trong nhà, và cấm vợ con không được giao dịch với ai cho đến khi có lệnh mới.

Đoạn ông gọi vợ là Lý phu nhơn lại mà bảo rằng:

– Ta gặp một vụ khó khăn quá sức, chắc phu nhơn cũng nghe nói chuớ?

Lý phu Nhơn gật đầu. Bao Công nói tiếp:

– Ta phải lên thiên đình tâu với Ngọc Hoàng Thượng đế, để xin ngài phân xử cho. Ta đi lối hai ngày sẽ tỉnh lại vậy phu nhơn ở nhà nhớ canh xác ta cẩn thận đừng cho ai đụng tới e khó hồi dương.

Nói đoạn Bao Công lấy máu khô con công nhai cho tan rồi nuốt hết. Sau đó ông leo lên giường nằm như người chết rồi.

Y theo lời dặn, Lý phu nhơn bỏ mùng cài chặt rồi giắt gia nhân canh gác cẩn mật, trong khi ở phía ngoài công đường Bao Công giả hò hét chán nhưng chẳng ai tuân lệnh cả.

Nói về hồn Bao Công lìa dương gian liền đi thẳng tới cửa trời. Vốn là Văn Khúc Tinh quân nên hồn bao Công được thiên sứ dẫn vô tâu trước Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng kêu quan Tư Tào:

– Khanh khá tra xét coi yêu quái ở đâu làm loạn vậy?

Quan Tư Tào giở sổ ra coi một lát rồi trình:

– Muôn tâu Ngọc Hoàng, đó là bầy chuột khi xưa ở chùa Lôi Aâm bên Thiên trúc, nay trốn xuống thế gian nhiễu hại.

– Vậy phải sai thiên binh đi bắt chúng nó về chớ.

– Thưa, cả vạn thiên binh cũng không bắt nổi…

– Khanh tính sao?

– Dạ, phải bàn với Phật Thế Tôn cho mượn Ngọc Diện Miêu (mèo mặt ngọc) đem xuống mới trừ được. Một mình nó bằng cả vạn thiên binh.

– Vậy bảo thiên sứ qua bên Lôi Aâm Tự cầu mượn.

Thiên sứ vâng lệnh qua chùa Lôi Aâm trình với Phật Thế Tôn. Đức Phật liền cho mời Phật Quảng Pháp Đại Sư ra hội ý.

Quảng Pháp bàn:

– Chùa ta nhiều kinh sách lắm. Nay cho mượn Ngọc Diện Miêu sợ e chuột cắn hết kinh. Nếu là việc không mấy quan hệ, tôi tưởng cho mượn con Kim Tinh Sư Tử cũng đủ rồi.

Phật Thế Tôn hỏi thiên sứ:

– Ngươi có biết Ngọc Hoàng mượn thần miêu làm gì không?

– Dạ, dường như để gởi xuống hạ giới.

– Như vậy ngươi đem con Kim Tinh Sư Tử về coi xài đỡ được không, nhược bằng phải có con thần miêu tì ngươi khá tâu với Ngọc Hoàng gởi người nào được phép sử dụng thần miêu qua đây.

Thiên sứ đem Kim Tinh Sư Tử về trình. Quan Tư Tào vội tâu lên Ngọc Hoàng:

– Thưa, con Kim Tinh Sư Tử này không trị nổi bầy chuột đã thành tinh. Phải có Ngọc Diện Miêu mới xong.

Thiên sứ cũng nhắc lại của Phật Thế Tôn. Ngọc Hoàng liền phán:

– Thôi bây giờ thei6n sứ khá đưa Văn Khúc Tinh qua bên Lôi Aâm Tự trình bày cho rõ. Ta chắc Phật Thế Tôn sẵn sàng giúp cho.

Thiên Sứ và Văn khúc tinh (đầu thai vào Bao Công) ến chùa Lôi Aâm xin vào ra mắt Phật Thế Tôn, khẩn cầu mượn thiên miêu.

Phật Thế Tôn Nghe xong ưng thuận cho mượn . Ngài liền vỗ tay gọi thần miêu to lớn như con cọp tới bên rồi lẩm nhẩm đọc kệ một lát. Đoạn đức Phật cầm phất trần phẩy nhẹ vào đầu con mèo mặt Ngọc. Linh miêu bị thu hình lại bé bằng con chuột lắt.

Phật Thế Tôn trỏ tay áo của Bao Công, bảo thiên miêu:

– Con khá theo Văn Khúc Tinh quân xuống trần dẹp bầy chuột yêu tinh đặng cứu khổ cho loài người.

Thiên miêu cúi đầu tỏ ý tuân lệnh rồi quất đuôi nhẩy tọt vào trong tay áo bao Công – Đức Phật dặn Bao Công cách gọi thiên miêu.

Bao Công vái tạ đức Phật rồi cùng thiên sứ lui ra.

Tới ngoài, thiên sứ lấy nước dương liễu cho Bao Công uống rồi nói:

– Tuân lệnh Ngọc Hoàng, tôi đưa bác xuống trần gian.

Nói đoạn, thiên sứ vỗ vai Bao Công. Bao Công giật mình tỉnh dậy kêu Lý phu nhơn hỏi chuyện mới biết đi đã năm ngày rồi.

Oâng vừa uống trà vừa thuật chuyện lên thiên đìn cho Lý phu nhơn nghe. Lát ông viết sớ trình vua nhơn Tôn xin cho lập đài cao mười trượng tại phía Nam kinh thành và ghi rõ các điều cần thiết. Xong xuôi ông cho người thân tín đem về trình nhà vua.

Vua Nhơn Tôn liền cho ti hành đúng như chương trình của Bao Công.

Ba bữa sau, mọi sự đã hoàn tất. Sáng ngày thứ tư Bao Công sai hai bốn người lính mạnh bạo trèo lên chấn giữ đài quan sát. Dân chúng hay tin kéo đến coi đông như kiến cỏ. Gần tới ngọ, Bao Công cũng thượng đài. Vua Nhơn Tôn dẫn văn võ bá quan đứng dưới chân đài. Theo sau là lính áp giải hai Thi Tú tài, hai Thừa tướng, hai Quốc Mẫu và một vua giả.

Bao Công giả đứng dưới chân đài trỏ lên phía Bao Công thiệt mà la lối om sòm. Bao Công thiệt lặng thinh không thèm đáp.

Đúng ngọ, Bao Công đứng thẳng trên đài, giơ tay áo ra niệm câu kệ đức Phật Thế Tôn.

Ngọc diện miêu từ trong tay áo Bao Công nhẩy ra, cong lưng rồi gào lên một tiếng lớn, hiện ra nguyên hình to như con bê. Con thiên miêu đứng ngó xuống một lát rồi quất đuôi nhẩy từ trên đài xuống. Một luồng hào quang xẹt từ miệng nó ra.

Vừa xuống tới đất, thầmn miêu nhẩy tới cắn ngay giữa cổ vua Nhơn Tôn giả tức là con chuột thứ Ba. Chuột yêu thứ Hai khi trước biến thành Quốc Mẫu thấy vậy hãi quá, hiện nguyên hình và cong đuôi toan chạy trốn nhưng chưa kịp thì đã bị Thiên Miêu nhào tới cắn ngay giữa bụng chết liền. Con chuột yêu thứ Tư tức là Thừa tướng giả và con chuột yêu thứ Năm tức Thi Tú tài giả cũng bị Thiên Miêu vồ cắn chết. Riêng chuột yêu đầu đàn giả làm Bao Công lúc trước, thấy cơ nguy liền phóng lêmn mây chạy trốn. Thiên Miêu gào lên một tiếng lớn rồi quất đuôi nhẩy vọt lên mây rược bắt.

Lát sau, Thiên Miêu từ trên trời nhẩy xuống, há miệng nhả con chuột yêu đầu đàn bị cắn chết queo xuống chân đài.

Đoạn Thiên Miêu phóng lên đài gương mắt nhìn Bao Công. Bao Công niệm câu kệ của Phật Thế Tôn rồi cám ơn Thiên Miêu. Linh Miêu gật đầu nhẩy tót lên mây trở về dưới chân Đức Phật Thế Tôn.

Bao Công xuống đài đến bên xác năm con yêu thấy con nào cũng mập mạp và dài hơn một trượng, có đủ chơn cẳng giống như người.

Vua Nhơn Tôn thong thả tới ngó xem qua rồi hỏi Bao Công:

– Chuột chi mà lớn như người vậy?

– Tâu Hoàng Thượng, nó ăn thịt nhiều người nên mới lớn mập như vậy và mới thành tinh.

– Bây giờ khanh định làm gì với năm xác chuột này?

– Xin Hoàng Thượng cho quân lính xẻ thịt ăn thêm sức.

Vua Nhơn Tôn chấp thuận rồi phản giá hồi trào, đặt tiệc linh đình thết đãi bao Công.

Chiều đó Thi Tú tài dẫn vợ là Hà Liễn đến lạy tạ Bao Công. Bao Công nhìn hai người một lát rồi nói:

– Thôi hai người khá trở về sum họp với nhau. Câu chuyện vừa rồi xảy ra ngoài ý muốn của Hà thị, cho nên không đáng trách.

Vợ chồng Thi Tú tài vái tạ rồi lui về. Ít bữa sau, Thi Tú tài bắt gặp vợ ôm bụng nhăn nhó liền hỏi nguyên do. Hà thị bẽn lẽn đáp:

– Từ ngày xẩy ra chuyện chuột yêu đến giờ thiếp cứ đau bụng hoài.

Thi Tú tài lặng lẽ lấy linh đơn của Đổng Chơn Nhơn cho bữa trước, mài ra đưa vợ uống. Hà thị mửa ra hết chất độc và khỏi bệnh.

Trong sách có kết thúc chuyện nầy bằng một câu: “Thiệt là một án lạ”.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN