Bão táp cung đinh - Chương 3
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
165


Bão táp cung đinh


Chương 3


Bão táp cung đình, chương 03

Lý Huệ tôn thật sự lúng túng, ông cũng không biết nói thế nào cho hợp ý quan điện tiền. Giây lâu, ông tiếp:- Hay ta bắt chước người xưa, nhường thiên hạ cho ông? – Huệ tôn ngừng lời để dò biết ý tứ Trần Thủ Độ.- Nhà vua chưa đủ tư cách của một người hiền để làm việc đó. Thiên hạ không phải của riêng bệ hạ mà muốn cho hay giữ thế nào cũng được. Ngày xưa nhà Lý thay thế nhà Lê là thuận lòng dân, hợp với ý trời. Lý Thái tổ là người mở nghiệp huy hoàng đã đưa non sông Đại Việt lên đài vinh quang chói lọi. Công ấy, sử sách muôn đời cháu con ghi nhớ. Nhưng hiện tình nhà Lý rối rắm quá, còn nát hơn cả nhà Lê trước nữa. Trên khuôn tranh thảm đạm như vậy, bệ hạ định treo một tấm gương gì? Lịch sử là chân thực nhưng sòng phẳng, không thể chơi trò điêu sảo, mập mờ được đâu. Nói xong, Trần Thủ Độ cười sằng sặc, khiến Lý Huệ tôn càng hoang mang khiếp sợ.Với giọng bạc nhược, nhà vua nói:- Ta thật sự không biết làm gì trong lúc này, mong ông hết lòng giúp ta.Trần Thủ Độ bèn thò tay qua tấm áo tía đại trào, nơi thêu cái đầu hổ phù trước ngực, rút ra một tờ chiếu thảo sẵn. Đọc xong, nhà vua thất kinh hỏi:- “Sách lập Chiêu Thánh làm hoàng thái tử”. Lạ quá! Lạ quá! Biến hoàng nữ thành hoàng nam, trong đời ta chưa từng thấy, mà lịch sử các đời cũng chưa từng có.Trần Thủ Độ cười khẩy:- Chúng ta là những người làm ra lịch sử, bệ hạ thử xét xem, trước bệ hạ đã có triều đại nào, chỉ hai cha con kế tiếp trị vì thiên hạ, đã biến đổi được một dân tộc hùng anh như Đại Việt này thành một lũ ăn mày. Cũng chỉ trong vòng mấy chục năm cha con bệ hạ đã tiêu diệt tới nửa số dân của mình bằng đói kém, dịch bệnh. Nếu bệ hạ tiếp tục nắm giữ ngôi trời, tôi tin với tài năng và trí tuệ của bệ hạ, chẳng bao lâu bệ hạ sẽ hoàn tất sứ mệnh diệt chủng!- Sao khanh quá nặng lời. Chẳng qua chỉ tại tiên đế ham mải các thú vui, còn ta thì bệnh tật dày vò…Với lòng khinh bỉ, Trần Thủ Độ rút chiếc bút lông thỏ đã quết son gài sau búi tóc đưa cho nhà vua.Lý Huệ tôn xăng xái rót vào chén trà vài giọt nước xấp xấp ngọn bút lông, ông xoay xoay tờ chiếu rồi nắn nót viết ba chữ tên mình. Đoạn ông đẩy tờ giấy ra xa rồi lẩm nhẩm đọc lại lời văn, và ông dừng lại rất lâu nơi ba chữ ký, tuồng như ông có vẻ mãn nguyện vì vừa làm được một việc độc nhất có ích trong đời…Vừa đói, vừa mệt, vừa chập chờn hãi sợ, Huệ tôn chìm mình vào giấc ngủ muộn.=====(1). Họ Trần xuất thân từ nghề đánh cá ở vùng biển Nam Định, Thái Bình, Huệ tôn gọi với ý khinh miệt.(2), (3). hai miền đất khi nhà Trần dời từ Chí Linh về để lập nghiệp. Phủ Long Hưng thời Trần nay là huyện Hưng Hà – Thái Bình. Tức Mạc nay là đất ngoại thành Nam Định.(4). Tháng 7 năm Kỷ tỵ (1209), Cao tôn giết Bỉnh Di vô tội. Bộ tướng của Bỉnh Di là Quách Bốc phá cửa Đại thành đánh thẳng vào cung, lập hoàng tử Thầm em ruột Huệ tôn lên làm vua. Huệ tôn phải chạy loạn về thôn Lưu Gia, phủ Long Hưng, gặp nhà Trần phò giúp từ đây.CHƯƠNG 3Tới buổi thiết triều thứ ba thì Chiêu Hoàng không chịu nổi. Cô bé tám tuổi bậm môi ứa nước mắt bắt đền mẹ:- Mẫu hậu ơi, sao cữu cữu ác thế, cứ bắt con phải làm vua. Con đã bảo để chị Thuận Thiên chị ấy làm có được không? – Có phải chị thích làm vua không chị Thuận Thiên? Chiêu Hoàng ngoái về phía Thuận Thiên hỏi:- Ai bảo với Chiêu Thánh chị thích làm vua? Chị ứ thèm làm vua. Chị chúa ghét mấy cái ông quan áo thụng, râu dài, răng rụng, mồm móm cứ quỳ mọp dưới chân em lảm nhảm cái gì như một lũ ma ấy.Thái hậu băn khoăn không biết nói thế nào, cho đứa con yêu của bà, hiểu được những điều phức tạp trong triều đình, cũng như trong gia cảnh hiện nay. Con bé hóm hỉnh, thông tuệ, nhưng tính tình hay cáu gắt, hờn dỗi thất thường, chứ không được thuần phác như con chị.Bà cũng không hiểu tại sao trọng trách quốc gia lại đem đặt lên vai một đứa bé. Vậy là từ nay, ngoài việc dỗ dành Chiêu Thánh ưng thuận với ngôi trời, bà còn phải uốn nắn đưa dần con vào khuôn phép học hành, để mai sau con còn đủ trí khôn và chữ nghĩa mà sai khiến triều đình, chăn dắt trăm họ.Không thấy mẹ nói gì, Chiêu Hoàng níu sã một bên vai bà xuống nũng nịu:- Từ mai con ứ đội cái thứ mũ miện ấy nữa đâu, nó như một cái thúng úp chụp xuống đầu, che kín cả mắt, chẳng nhìn thấy cái gì. Lại còn đôi hia nữa chứ, xỏ chân vào hia cứ như bị cùm ấy, đi thì không nhất nổi chân, ngồi thì nó chọc vào khoeo sứt cả da. Này, này mẫu hậu coi xem – Vừa nói Chiêu Hoàng vừa vén váy lên, hai vết đỏ bầm rớm máu kéo dài suốt hai bên khoeo chân Chiêu Thánh, làm bà xót xa.Để con gái bé bỏng của bà quên đi cái công việc bó buộc nó phải làm, bà bầy trò chơi cho các con. Thoạt đầu là trò chơi ô ăn quan. Chỉ một lúc sau, các con bà đã biết cách chơi và hai chị em chúng vừa trò chuyện, vừa chơi với nhau rí ráu như hai con thỏ non. Hoàng thái hậu bèn gọi mấy thị nữ vào chơi hầu hai chị em Thuận Thiên. Cho đến lúc gần tàn ván chơi, tức là mỗi bên đã chiếm gần hết số “nhà”, và cuộc chơi đi đến chỗ tranh chấp được thua. Vào cái phút trót ấy Chiêu Hoàng nhất định không chịu chơi nữa. Mặc dù Thuận Thiên bằng lòng trả lại các ô đã chiếm được của Chiêu Thánh, mà không bắt Chiêu Thánh phải bỏ ra một ô nào đã chiếm được của mình. Nhưng Chiêu Thánh quyết bỏ cuộc. Thuận Thiên dỗ em:- Hay là hai chị em mình chơi lại từ đầu, chị cho Chiêu Thánh đi trước.- Em đã bảo em không thích chơi. Bắt đầu thì vui đấy. Nhưng tàn cuộc thì chán lắm. Eo ơi, em cứ nghĩ các ô kia kìa, nó y hệt như các ngôi nhà mình đang ở, nhưng nó tan hoang hết, có người đếùn chiếm hết, rồi của cải, quân hầu cũng bị người ta chiếm nốt. Mọi sự đều trống rỗng, vắng ngắt, buồn teo như lúc mặt trời lặn. Em sợ cái cảnh như thế lắm, chị Thuận Thiên ơi. Từ rày đừng bao giờ chị rủ em chơi ô ăn quan nữa. Này nhé, chị có thấy không, các nhà dân kẹp giữa hai nhà quan. Đi đầu nào cũng phải qua cửa quan, phải cống. Trời, lúc chị chưa hốt mất hai cái ô quan đầy chất đống ấy đi, sao mà em ghét thế chứ. Là vì em cứ nghĩ đến mấy ông quan ở triều đình, giả vờ giả vịt cúi đầu, quỳ gối, nhưng rồi cũng bắt chẹt dân phải cống như trò chị em mình chơi đấy.Chiêu Hoàng vươn vai ngáp dài rồi nói bâng quơ:- Sao mà buồn thế nhỉ?Lại quay về phía Thuận Thiên, Chiêu Hoàng gặng hỏi:- Chị làm vua hộ em nhá.- Chịu thôi, đã bảo chị không thích, đừng có đùn cho chị.- Hay là chị cứ nhận giúp em vài ngày cũng được, bao giờ khỏi chân, em lại làm. Eo ôi, chân em thế này, ngày mai lại phải mang hia thì chết mất. Nhìn vào mắt chị, Chiêu Hoàng thấy vẻ ngập ngừng, bèn nài nỉ – Thế chị có thương em không, chị Thuận Thiên?Bà Trần Thị Dung thấy các con đùn đẩy ngôi trời, coi ngai vàng không bằng mấy cái vỏ hến, lòng bà dấy lên bao nỗi xót đau. Trong khi con bà coi việc nắm giữ ngôi báu như là một thứ tai họa, thì thiên hà đang chém giết nhau tơi bời hầu mong chiếm đoạt. Ngay dòng họ Trần cũng đang chạy đua với họ Đoàn(1), họ Nguyễn(2) và hàng trăm tên đầu mục khác. Có điều chính bà, một đương kim hoàng thái hậu cũng không tài nào hiểu nổi, rằng Trần Thủ Độ, cậu em họ bà lại gạt phắt cái ý của nhà vua muốn truyền ngôi cho thằng cháu họ. Hoặc nếu lập con gái làm hoàng nam để truyền ngôi, thì Huệ tôn cũng muốn truyền cho Thuận Thiên. Thế nhưng cậu ấy không nghe. Cứ nhất mực bắt nhà vua phải trao ngôi báu cho Chiêu Thánh. Gặng hỏi mãi, cậu ấy chỉ nói:“Tôi làm việc này vì dân vì nước, vì mẹ con chị, vì cả dòng họ Trần nhà ta nữa. Tôi tuyệt nhiên không mưu lợi ích cho riêng mình. Nhưng nhiều người không hiểu, họ nguyền rủa tôi, trong đó có vợ chồng chị. Tôi biết, họ coi tôi như một kẻ lộng hành, bức bách nhà vua, soán đoạt ngôi trời. Ôi, tôi chán ngấy cái triều đình nhà chị lắm rồi …” Cậu ấy là một người kiệt hiệt, nhưng lại có tính hờn mát như đàn bà. Lòng bà ngổn ngang trăm mối. Gần một năm nay, cậu ấy không cho ba mẹ con lai vãng tới thăm nhà vua. Lấy cớ rằng nhà vua hoàn toàn mất trí. Mỗi khi lên cơn thường hành hung những kẻ hầu hạ, đàn bà trẻ con đến gần e mang họa. Nghe đâu cậu ấy mới gọi được một ông lang người Tống, hèo tay lắm. Mà bệnh tình nhà vua vài bữa nay có phần bơn bớt. Được cái ngày nào cậu ấy cũng ghé thăm mấy mẹ con.Chiêu Hoàng vẫn ngồi rầu rĩ với vẻ mặt cầu khẩn Thuận Thiên, thái hậu bèn dỗ:- Nếu con đau chân chưa đi được, ta sẽ xin với quan điện tiền cho con nghỉ thiết triều ít ngày. Việc triều đình sẽ nhờ cậu con cáng đáng.- Nếu khỏi chân rồi, con không ra thiết triều nữa có được không, mẫu hậu?Thái hậu nghiêm mặt nói:- Đây là việc lớn của quốc gia. Phụ hoàng con chẳng may lâm bệnh, ta lại không sinh đặng hoàng nam, con phải thay phụ hoàng giữ gìn ngôi báu, sao cho dòng họ Lý nhà ta muôn năm trường trị. Nay con còn nhỏ chưa hiểu được nhẽ lý ở đời, chưa tự mình quyết được việc gì. Cho nên các việc bên trong hoàng gia và hoàng tộc, từ nay sẽ tự ta quyết định lấy. Còn các việc bên ngoài, ta phó mặc cho quốc cữu điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ trông coi. Vì quốc cữu, vừa là quan đầu triều, lại vừa là người thân tín trong nhà.Mặc dù thái hậu có coi Chiêu Hoàng như một người thông tuệ, một đấng quân chủ, mà giáo huấn những điều trọng yếu nhất, có quan hệ đến sự mất còn của nhà Lý, và sự thịnh suy của nước nhà, cũng không vì thế mà vị vua trẻ này có thể hiểu được, và khuây lãng được nỗi ấm ức thường ngày của một đứa bé tám tuổi. Nét mặt con bà vẫn nhăn nhó, rầu héo như một cái cây có sâu. Bà âu yếm kéo Chiêu Thánh vào lòng, dỗ dành, trò chuyện. Mãi một lúc lâu sau, khi thấy thái hậu sai lũ nô tì đi kiếm bộ que chuyền về, để bà dạy vua nhỏ chơi cái trò chơi của lũ trẻ con dân dã, Chiêu Thánh mới he hé cười. Khi lũ thị nữ lấy về một bó que trúc đằng ngà, chúng cắt cắt xén xén cho các que thật bằng bặn, và chọn lấy mười que đẹp nhất cùng một viên đất rắn gọt tròn, to bằng trái chanh dâng lên thái hậu, Chiêu Hoàng ngơ ngác không biết đó là trò chơi gì.Để con gái ngồi đối diện với mình, xung quanh là bọn thị nữ quây quần, thái hậu bắt đầu chơi chuyền. Khi bàn tay với những ngón tay búp măng thon dài, trắng đẹp của bà rải que chuyền vàng óng, que nọ cách que kia đều tăm tắp, mắt Chiêu Thánh vụt sáng, tròng mắt mở to ra như chờ đón một điều gì vui lắm sắp đến gần. Thật ra không phải chỉ có Chiêu Thánh vui mừng, mà khi quả cầu đất tung lên, chính thái hậu cũng thấy lòng mình reo vui. Hình ảnh cô gái làng Ngừ(3) cái thuở mười lăm mười sáu tuổi, chiều chiều thường tha thẩn chơi với đám trẻ chăn trâu cùng tuổi đánh chắt đánh chuyền trên những gò, bãi xanh ngắt vụt thức dậy trong bà. Mặt thái hậu hơi ửng hồng, thoắt bà đã leo qua từ bàn một đến bàn mười và đang chuyền. Quả cầu tung lên, bó que chuyền nằm gọn trong tay, đôi mắt sáng như hai viên ngọc long lanh, bà vừa xoay trở hai đầu bó que vừa bắt lại quả cầu và lại tung, lại xoay, lại đập đập hai đầu bó que xuống đất nhịp với lời hát:Đập xuống đất.Cất tay lên.Xoay ống nhổ.Đổ tay chuyền.Chuyền chuyền mộtĐủ một đôi.Chuyền chuyền….Lời hát như không bao giờ ngừng. Trò chơi thu hút Chiêu Thánh ngay lập tức. Vua sà vào lòng mẹ, bắt lấy quả cầu đất, vơ lấy bó que chuyền và rải ra một cách vụng về. Bà thái hậu đỡ lấy bó que, dạy con chơi từ từ. Chiêu Thánh lúc đầu còn lóng ngóng, tới khi vừa tung cầu vừa bắt được một que, liền thích thú tung cả bó và quả cầu lên rồi reo hò ầm ĩ. Bó que tản mác tung tóe, riêng hòn cái vỡ tan vụn như ai cầm chiếc chén sành ném thật mạnh vào bức tường đá. Cặp má Chiêu Thánh đỏ nhừ, mắt anh ánh chớp. Đám thị nữ tranh nhau đi làm hòn cái khác. Một loáng đã có hai ba hòn đất mài gọt nhẵn nhụi. Mặt Chiêu Thánh lại tươi tỉnh mỉm cười. Chẳng mấy chốc Chiêu Thánh đã đánh xong bàn một, và đang lõm bõm tập bàn hai. Nắm tay nhỏ nhắn rải bó que còn lộn xộn, ríu lại vào nhau, nên chỉ chọn được một, hai que là đã bắt cặp nhíp tới ba, bốn que. Trò chơi hấp dẫn đã tạo cho Chiêu Thánh một đức kiên nhẫn đến lạ lùng. Bà Thái hậu nhìn con chơi mà lòng vui chấp chới. Nhớ cái thuở cách đây chừng mười ba, mười bốn năm, bọn con gái cũng túm tụm chơi với nhau ngoài bãi thả trâu như thế này. Ngày ấy, nhà vua còn là hoàng thái tử Sảm, lánh giặc về vùng Long Hưng. Một bữa thái tử rình xem bọn con gái làng Ngừ đánh chuyền. Rồi thái tử nhất quyết chọn cô Trần Thị Dung con nhà Trần Lý, phú hào của vùng đất anh kiệt này để đưa về triều hầu thái tử. Thái hậu đưa hai bàn tay lên che mặt, khẽ rùng mình. Như nỗi sợ hãi từ cái thuở tiến kinh vẫn còn ám ảnh bà. Thái hậu vui hẳn lên khi thấy các con bà túm tụm chơi với bọn tì nữ. Chiêu Thánh mải miết tập đánh chuyền. Bà nghe rõ con gái bà đếm …Que mốt.Que mai.Con trai.Con hến.Con nhện.Giăng tơ.Quả mơ.Quả táo.Cái gáo.Lên đôi …=====1. Đoàn Thượng chiếm giữ vùng châu Hồng (mạn Hưng Yên, Hải Dương ngày nay) chống lại triều đình.2. Nguyễn Nộn chiếm cứ vùng Bắc Giang (gồm cả Bắc Ninh – Bắc Giang ngày nay) kình chống nhà Lý.1. Làng Ngừ có tên chữ là Phù Ngừ, thời Trần nằm trong tổng Tống Sinh huyện Ngự Thiên, phủ Long Hưng. Phù Ngừ xưa, nay thuộc đất các làng Ngừ, Lại (thuộc xã Liên Hiệp) và làng Tề (nay thuộc xã Phúc Khánh) huyện Hưng Hà, Thái Bình.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN