Bảy Đêm Quái Đản
Chương 3
Hoắc Hà tiếp lời “Mà biết đâu chính người đàn ông đó có vấn đề bĩa ra ma quỷ để dọa hàng xóm?”
Tôi ngồi im thin thít ngẫm về cái giá sách, cái giá sách. Cái gương to trên ban công giờ đã kê trong phòng khách, khúc tượng gỗ được Vương Nhuệ lau sạch sẽ đặt trong phòng anh ta. Giữa lời bàn tán của mọi người tôi vẫn chưa hiểu lý do khi thấy cái giá sách sống lưng tôi lại lạnh toát. Cả đêm hôm ấy tôi không ngủ nổi, thời tiết thật nóng, bên ngoài cửa sổ mèo đêm đi hoang gọi bạn. Trăn trở mãi rồi cũng thiếp đi, ba phòng ngủ một phòng khách thênh thang mà nằm cả tiếng rồi tôi vẫn thấy không khí bí bách. Không còn biết trời đất là gì nữa thì tôi bỗng bừng tỉnh. Muốn ngồi dậy vươn tay vươn chân một lúc nhưng cảm giác toàn thân như bị cuốn chặt. Chân tay động đậy chạm ngay vào cái gì đó cứng nhắc. Tôi gang81het61 sức đẩy cái vật lạ đó đi mà không tài nào đẩy nổi, lấy lại bình tĩnh, thử làm lại nhưng vẫn vô ích: tôi bị nhốt trong một cái thùng gỗ. Nhưng thực sự thì là cái gì? Thùng gỗ hay quan tài, cùng lúc đó sực lên cái mùi thối rữa. Chính là cái mùi mà sáng nay tôi vừa ngửi thấy. Cái giá sách, tôi đang bị nhốt trong giá sách. Toàn thân tôi nổi da gà, dựng tóc gáy, tim đập thình thịch, tất cả hình ảnh đáng sợ bao trùm lên suy nghĩ hoảng loạn của tôi.
Tôi bị nhốt trong tủ sách! Chính cái tủ sách đấy!
Tôi gồng hết sức mình, muốn thoát ra khỏi nơi đây. Nhưng trong cái tư thế chật chội này tôi thật là lực bất tòng tâm. Sự hoang mang hơi thở gấp gáp vang đi vọng lại trong cái tủ sách chết tiệt này! Cứu tôi! Cứu tôi với!
Tôi gào thét mà không thấy cổ họng mình phat1 ra bất cứ thứ âm thanh nào. Xung quanh vẫn chỉ là một màn đêm đen kịt. Ngoài cảm giác chật chội và thứ mùi hôi thối này ra tôi không còn một cảm nhận gì nữa. Trong cơn hoảng loạn tôi mới thấm cảm giác yếu mềm khi xưa. Một cận bé tám tuổi vùng vẫy trong nước mà không có cách nào tìm lại được thăng bằng. Trong mênh mang biển nước làm tôi thấm thía được thế nào là tuyệt vọng.
Cuối cùng cũng tỉnh thật, lần này là tỉnh lại thật. Tôi chưa bao giờ thấy biết ơn vì đã tỉnh lại như lần này. Gượng dậy bật đèn, tôi không kìm nổi mình thở phào nhẹ nhõm, cũng không dám ngủ tiếp nữa. Nhìn lên đồng hồ, mới ba giờ sáng, vậy mà tôi tưởng như mình đã bị nhốt trong cái giá sách đó cả mấy ngày mấy đêm rồi. Trông bộ dạng của tôi chẳng khác gì vừa được vớt từ dưới nước lên. Toàn thân ướt đẫm mồ hôi, vớ được cái khăn lau qua cái mặt mà tim vẫn thình thịch sợ hãi. Mở cửa ra tôi định đi tắm một cái thì nghe trên ban côn có tiếng sột soạt, ngay lập tức tôi nghĩ đến cái giá sách ma quái kia. Tôi chạy cuống cuồng về phòng, tắm cũng chẳng dám đi nữa. Cứ như vậy mà qua một đêm.
Cuối cùng trời cũng sáng, tôi yên tâm hơn một chút mà ngủ. Sau một đêm mệt nhọc đặt người xuống, tôi như một hòn đá. Không còn biết đến cả tiếng Khương Phượng gõ cửa nữa.
Khương Phượng ngủ dậy, đã mười giờ rồi mà rõ ràng tối qua cậu ấy đã đặt đồng hồ. Đặt buổi sáng chín giờ, cái đồng hồ cổ lỗ ngày nào cũng phải lên dây cót mới kêu. Nhưng âm thanh của nó thì to vô cùng. Mấy người cùng phòng đã mấy lần gạ gẫm đổi chác với cậu ấy đều bị cậu chàng từ chối.
“Đây là món đồ kỉ niệm từ ngày bố mẹ tôi yêu nhau nó rất ý nghĩa với tôi.” Khương Phượng nói thêm.
“Đồng hồ báo thức mà không kêu thì đánh thức mọi người sao nổi?”
Sáng ngày hôm đó đồng hồ không hề kêu để đánh thức Khương Phượng làm cậu ấy không khỏi cáu bẳn. Lẽ nào đã đến lúc nó dở chứng.
“Mày chỉ thỏ đến đây thôi sao?”
Tính cầm cái đồng hồ đi sửa thì mới thấy là nó đã biến mất. Nó không còn ở dưới gối nữa rồi. Cái này thì lạ này: Khương Phượng nhớ rõ ràng là tự tay mình để đồng hồ dưới gối tối qua, trong lúc mê man cữa quậy đầu anh vẫn chạm vào nó cơ mà. Sao giờ này lại không thấy nữa? Tìm kỹ rồi vẫn không thấy đâu, bò cả xuống xem dưới gầm giường cũng không có. Anh ta tìm đến Trần Hồ Huy cùng phòng hỏi han. Thì câu trả lời là không biết. Hỏi đến cả hai người cùng phòng bên cũng chẳng có ai biết gì cả. Lúc này Vương Nhuệ cũng hậm hực nói rằng mình bị mất đôi tất. Cậu thề rằng vừa lấy đôi tất sạch ra vắt lên thành ghế bên cạnh giường, giờ thì không thấy.
Chỉ một đêm đầu đến nhà mới mà đã mất hai món đồ, thật là lảm người ta tức quá đi. Mọi người cùng bới tung mọi ngóc ngách nhưng chẳng thấy tăm tích gì. Khương Phượng để ý đến cánh cửa phòng tôi vẫn khóa im lìm.
Vương Nhuệ nói “Có lẽ nào hôm qua chúng ta cười nhạo anh ta nên anh ta trút giận trả thù chúng ta chăng?”
Trần Hồ Huy lắc đầu, nói rằng tôi cũng không đến nỗi nhỏ mọn vậy, hơn nữa nếu đã vậy thì giáu cái gì chứ giấu đôi tất thì chẵng bõ.
Nếu là tôi “Chí ít thì cũng phải cái điện thoại.”
Mọi người đều thấy câu nói này không vô lý. Khương Phượng không cam tâm vẫn muốn tim tôi hỏi lại cho ra ngô ra khoai. Nhưng gõ cửa thế nào cũng không thấy trong phòng có động tĩnh gì cả, chỉ vọng ra tiếng ngày ngủ nên anh ta đành bỏ đi.
Khương Phượng bất lực than vãn “Anh ta ngủ thật như một con lợn!”
Tôi ngủ một mạch đến chiều. Các đồng sự ai vào chỗ người đấy bật máy lên làm việc hết rồi. Gần đây chúng tôi có vài vụ làm ăn nhỏ, làm một bộ thiết kế về chuyện tranh anh hùng. Nhà sách yêu cầu là phải theo phong cách Nhật, việc cũng chẳng gấp nếu không bị mất mấy ngày dọn nhà. Vì thế chúng tôi phải gấp rút hoàn thành kế hoạch. Giờ mới dậy tôi không tránh khỏi ngượng ngập vì lười biếng. Ăn qua loa ít bánh mì và sữa, chào hỏi các đồng nghiệp, Khương Phượng dợi người đến là hỏi ngay việc mất món đồ, nhưng tiếc là hỏi gì tôi cũng không biết.
Khương Phượng chửi thề “Cái quỷ quái gì đang diễn ra?” rồi không nói gì thêm nữa.
Đồng hồ và tất cũng chẳng đáng giá gì mất rồi thì thôi. Nhà có ma! Trong lòng tôi vẫn thấy rờn rợn nghĩ đến chuyện đêm qua và âm thanh từ ban công vọng lại. Lẽ nào vẫn liên quan đến giá sách. Tôi định nói với Khương Phượng nhưng lại ngại bị anh ta chế giễu, chẳng nói ra nữa, giữ trong lòng vậy. Khương Phượng mua một cái đồng hồ mới, Vương Nhuệ đổi đôi tất khác, mọi chuyện như chưa hề diễn ra. Hoắc Hà gợi ý, biết đâu ngày mai đồng hồ lại kêu lên ở đâu đó.
Khương Phượng chẳng lấy gì làm vui vẻ, nói “Mỗi lần lên dây cót chỉ dùng được một lần.”
Tôi cũng không còn mơ thấy ác mộng nữa. Mỗi ngày chỉ biết trấn an mình. Xem có ai bị mất đồ thêm nữa không, nhưng ba ngày liên tiếp không có chuyện gì xảy ra cả, xem ra cái đêm hôm mất đồ chỉ là một sự tình cờ, mà cũng có lẽ tại hai người họ nhớ nhầm, lẫn lộn lung tung. Tôi do đó cũng an tâm hơn. Công việc cũng thuận lợi đi đến thành công. Đối tác rất vui vẻ và hẹn sau nữa tháng sẽ thanh quyết toán hết, mọi việc diễn ra thật tốt đẹp. Thế mà qua được vài hôm lại bị mất đồ, lần này là chai nước hoa của Trần Hồ Huy. Hoắc Hà mới làm quen được với một cô gái trên mạng hôm nay là buổi đầu tiên hẹn hò nhưng anh ta có một nhược điểm là cơ thể nặng mùi. Sợ khiến cô bé ấn tượng không tốt.
Trần Hồ Huy “Tôi có một lọ nước hoa vẫn chưa dùng”
Lấy đưa Hoắc Hà dùng mà đi cưa cẩm. Nhưng đến lúc tìm thì không thấy. Trần Hồ Huy sững sờ.
“Rõ ràng tôi để trong ngăn kéo, hôm dọn nhà vẫn thấy ở đây, giờ biến đâu mất rồi”. Hoắc Hà cũng tìm giúp mà không thấy nên đành đi không vậy. Tối Hoắc Hà nhăn mặt trở về: buổi gặp mặt có vẻ không như mong đợi. Đám chúng tôi không nhịn nổi lại bàn tán về món đồ mất tích.
Khương Phượng giáo đao “Mấy hôm trước chúng ta không biết mất đồ mà rất có thể là do mất những thứ không hay sử dụng nên mọi người không ai để ý, bây giờ mọi người cùng xem xét kĩ lại.”
Lục lọi đồ đạc mới phát hiện còn mất thêm vài món đồ nữa, Khương Phượng bị mất cái đĩa CD mà cậu thích nhất. Hoắc Hà mất cái bưu thiếp quan trọng. Vương Nhuệ cũng thấy thiếu thiếu món đồ gì đó.
Họ hỏi đến tôi “Tôi, tôi bị mất một bên hoa tai!”
Tất cả chúng tôi họp lại đều cảm thấy ở đây rất kỳ lạ, đến giờ phút này vẫn chưa thấy mất tiền, cũng không mất đồ gì giá trị. Nhưng tức một nỗi đó đều là những món đồ đã và đang dùng đến. Chúng tôi ai cũng bị mất thứ gì đó. Đấy là cả sự vô lý. Những lúc bình thường sơ hở phòng không có ai đã đành nhưng đợt này vì vẻ Soho cả bọn ở nhà cả ngày có ai đó dám lấy đồ đi ngay trước mũi chúng tôi.
Hoắc Hà nói “Hay gặp phải ai đó tâm lý biến thái cố tình dựng chuyện?”
Hà vốn dĩ thích đọc chuyện trinh thám nên có việc gì xảy ra là nghĩ ngay đến điều không bình thường.
Vương Nhuệ cũng “Có thể là con vật gì đó thích tha những món đồ nhỏ đi giấu đâu đó, ví dụ chim, khỉ hay đại loại như thế”.
“Có thể lắm chứ, có người trong lòng biến thái nuôi một con chim, hay khỉ chuyên đi ăn cắp vặt của chúng ta.”
Khương Phượng giọng pha chút tức giận.
“Con chim hay con khỉ đó nó còn có thể tàng hình, có thể vào nhà qua khe cửa bảo vệ, hay có thể mở cánh cửa vào nhà mà không bị chúng ta phát hiện”. Nói đến đây, chúng tôi càng thấy ông chủ căn nhà này rõ ràng là người không bình thường. Lắp cái cửa bảo vệ gì mà thô kệch, kỳ cục, xấu xí, lưới bảo vệ nhỏ tí, kín mít mà có tận ba cái khóa!
Khương Phượng hỏi tôi “Vương Thổ, cậu có ý kiến gì không?”
Tôi nghe ngóng một lúc lúng túng trả lời “Tôi cũng chẳng biết nữa, cũng chẳng biết sao lại mất đồ nữa.”
Khương Phượng không tò mò nhìn tôi “Cậu có sao không? Sắc mặt có vẻ không khỏe?”
“Tôi… tôi hơi đau dạ dày, tôi về nằm nghỉ một lúc”, nói xong tôi đứng dậy về phòng. “Có cần uống thuốc không?” nghe Trần Hồ Huy gọi với theo.
Nhưng tôi chẳng nghe rõ anh ta nói gì cả, cứ thế đóng cửa lại. Vì sao có mỗi tôi là không mất đồ? Tôi nằm vật trên giường mà toàn thân thấy toát mồ hôi hột. Những việc này có liên quan đến tôi chăng? Tôi có một linh cảm có cái gì đó đang làm hỗn loạn suy nghĩ của mình như có ghềnh đá ngăn dòng chảy của nước, ngăn dòng suy nghĩ của tôi, làm tinh thần tôi không yên. Nhưng tôi cũng không sao làm tan biến nỗi ám ảnh đó được, cái cảm giác miên man này thật sự là đau khổ. Mà tôi đang sợ hãi cái gì? Trước lúc ngủ tôi mới nghĩ ra điều gì đã bám đuổi làm tôi bất an trong suốt thời gian qua. Giá sách! Có liên quan đến cái giá sách.
Hai ngày sau đó, đồ đạc của năm người họ vẫn cứ lần lượt mất tích. Mà tôi thì vẫn cứ không mất gì. Tôi cũng đã mấy lần muốn mở cái ngăn tủ của giá sách ra kiểm tra, không hiểu vì sao nhưng đúng là tôi không có cái gan đó. Nhưng cái giá sách đó cuối cùng cũng bị mở ra. Ngày hôm đó, điện thoại di động của Hoắc Hà bị mất. Chiếc Nokia 3230 vừa mới mua được hai tháng, nếu mà mất thì thật là làm người ta quá xót xa. Hoắc Hà liên tiếp bấm gọi vào số điện thoại của anh ta: không tắt máy. Cả đám bọn tôi tìm loạn cả phòng, căng hết cả tai lên nghe ngóng. Vương Nhuệ nghe thấy nhạc chuông “Trư Bát Giới cõng vợ” từ trên ban công vọng xuống. Cả nhóm chạy lên ban công nghe cho rõ ràng. Âm thanh đó đúng là từ cái giá sách vọng ra. Hoắc Hà dập máy phi lên ban công, vẻ phẫn nộ đạp mạnh vào cửa tủ. Nào có nghĩ rằng cái tủ cũ mèm này lại chắc chắn đến vậy, nó không có hề hấn vết tích gì. Thế mà suýt chút nữa đã làm cho chân của Hoắc Hà gãy rồi. Trần Hồ Huy lên cậy cánh cửa ra, chiếc điện thoại vẫn sáng nhấp nháy báo có cuộc gọi nhỡ. Dưới chiếc điện thoại nào là đồng hồ, tất, nước hoa và tất cả. Đầy đủ những thứ mà mọi người mất trong suốt thời gian vừa qua. Đúng là cái giá sách quỷ quái!
Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn
D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng
CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!