Bí Danh (Black and White) - Chương 5: Tang lễ
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
87


Bí Danh (Black and White)


Chương 5: Tang lễ



(Từ phía xa, một chiếc BMW màu đen đang âm thầm lăn bánh trên con đường nhỏ ngang dọc như những ô vuông trên bàn cờ dẫn vào nghĩa trang. Những người đang dự tang lễ của Phong không hề nhận điều đó.)

Ánh trăng khiến àn đêm sâu thẳm và bí hiểm hơn. Những kẽ lá không được ánh trăng chiếu vào càng trở lên đen thẫm. Thỉnh thoảng, khi có gió, vầng lá xao động khiến cho những bóng hình vốn đã kì dị lại nhẹ nhàng đung đưa, kéo những vệt tối loang ra bốn phía. Cột đèn đường đứng đơn độc, bóng của nó đổ dài chênh chếch trên vỉa hè. Đêm càng tĩnh lặng thì bí hiểm.

Đã rất lâu rồi, Phong không có cơ hội nằm ngủ trên chiếc giường trải ga màu cốm quen thuộc của mình. Bỗng nhiên anh muốn biết mẹ mình đã xoay xở như thế nào trong thời gian qua, bên cạnh người bố khắc nghiệt và bê tha của anh. Nhìn vẻ mặt sung sướng hạnh phúc của mẹ khi mình trở về, Phong tưởng chừng mình còn hạnh phúc gấp bà bội phần. Nhưng những ngày không có anh thì sao? Nghĩ vậy, Phong lại không nỡ…

Nhưng điều gì đã quyết định thì phải thực hiện, Phong đã học được lí thuyết ấy trong thời gian xa nhà.

Lần này, Huỳnh Nguyễn Thanh Phong trở về nhà do bị bệnh viện nơi anh đang làm y tá sa thải. Vì thiếu kĩ năng, anh đã khiến bệnh viện gặp bê bối lớn với gia đình một bệnh nhân già. Quyết định cho thôi việc của giám đốc bệnh viện dành cho anh là sự sắp xếp ổn thỏa nhất của họ đối với gia đình bà lão kia. Điều này lại làm cho Mạc Căn nổi điên lên. Lão không tức bệnh viện bằng tức thằng con vô dụng của lão. Lão đã cất ngay bộ mặt niềm nở ban đầu và thay nó bằng cái bản mặt đáng sợ không thể ưa nổi. Ai sẽ cho lão tiền để tiếp tục uống rượu? Mà lão ta thì luôn có cái tật là nói trước khi nghĩ.

Nhiều lúc, Phong nghĩ rằng thượng đế sinh ra bố mình không phải để ông ta làm nghĩa vụ của một người bố.

Suốt cả đêm hôm ấy, Phong không ngủ được. Anh gõ miên man vào chiếc máy tính màu đen, vật đã theo anh từ Hà Nội về đây. Tiếng gõ bàn phím thật nhanh và đều nhịp như đang đếm màn đêm trôi đi. Vốn sống nội tâm và bị những mặc cảm về gia đình giày vò suốt những năm tháng tuổi trẻ, Phong khoác lên mình bộ mặt lạnh lùng, dửng dưng. Người ta nói một giọt nước cũng có thể làm tràn li. Bị thất nghiệp, lại thêm lời nguyền rủa của lão Mạc Căn trong những cơn say, lần trở về này, thái độ của Phong rất lạ.

Có những lúc Phong trở lên vô hồn như một khúc gỗ.

Lại có những lúc Phong tỏ ra bất cần mọi thứ. Lâm Vũ đã đề nghị giúp anh tìm việc trong công ty nước giải khát và anh đã khước từ một cách khiếm nhã.

Còn một điều nữa, anh bắt đầu lục tung nhà và tìm các giấy tờ, bức ảnh liên quan tới mình, gom chúng lại một chỗ. Anh không hề nói với ai ý nghĩa của việc làm kì quặc này. Nói chung, như thể có hai tâm hồn đang cùng cư trú trong một thể xác của Huỳnh Nguyễn Thanh Phong.

Một buổi sáng thứ ba, Phong lái xe đến nhà thờ. Hôm nay cha Francisco Minh Đạo không có mặt ở đây, chỉ có mấy người đang làm vài công việc xoàng xĩnh ở vườn sau. Phong nhìn cây thánh giá với ánh mắt vừa âu yếm, vừa suy tư:

–Thượng Đế, con làm như vậy có đúng không? –Anh nhẹ nhàng chạm tay vào cây thánh giá. –Có lẽ con cần một sự giải thoát. Suốt những năm qua, con đã bước nhầm hướng. Vậy thì bây giờ con sẽ cá cược, cược một vụ còn lớn hơn bất kì vụ nào mà cha con từng chơi. Con sẽ không hối hận. Có lẽ cần nhanh hơn một chút. Con sợ thời gian sẽ đánh bại ý chí của con. Ngày nào con cũng băn khoăn. Nếu còn tồn tại trên cõi đời này thì…Người biết không? Quyết định này không phải dễ dàng. Nhưng có một điều chắc chắn, nó sẽ giúp con…

Phong không ngờ rằng Gia Nhi chỉ đứng cách mình một bức tường. Dù xa anh gần một năm nhưng giọng nói của anh không phải là thứ gì đó quá xa lạ với cô. Cô đã nghe thấy. Tất cả! Cô không thể hiểu hết ý nghĩa những lời thì thầm ấy. Chúng quá mơ hồ. Nhưng cô hiểu Phong đang nghĩ gì.

“…Có lẽ con cần một sự giải thoát…Nếu còn tồn tại trên cõi đời này thì…”

Gia Nhi khụy xuống phía sau bức tường. Nếu như những gì cô hiểu được trong những lời giãi bày kia là đúng…Nếu như cái ý định mà Phong định thực hiện là lời lý giải cho việc anh không đến gặp cô…Nếu như thế thì…Gia Nhi đã hiểu. Cô không muốn nghĩ tiếp nữa. Một nhát dao băng giá đâm xuyên qua trái tim cô gái câm. Phong mà chết thì cuộc đời cô còn ý nghĩa gì?

Cô chỉ biết đưa tay lên làm dấu thánh, cầu nguyện và khẩn thiết trông chờ sự cứu vớt của Chúa.

Phong ngồi im lặng hàng giờ trước cây thánh giá. Sự yên tĩnh mà anh đang đắm chìm trong đó khiến những bà sơ cũng không dám phá vỡ.

–Lần trở về này cũng là lần ra đi.

Anh làm dấu thánh một lần cuối trước khi bỏ đi. Khi nghe câu nói đó, Gia Nhi càng tin chắc những gì mình nghĩ là đúng.

Bình thường lão Mạc Căn không làm ai cười đã đành. Bây giờ đến Phong cũng như bị ma nhập, quỉ ám. Anh cứ lừ lừ như một cái bóng, không nói, không cười. Bà Việt Hà thường cảm thấy bất an. Việc bị đuổi khỏi bệnh viện đã khiến anh trở nên thất thần, chán nản. Điều này làm lão Mạc Căn nóng mắt. Lão cho rằng Phong đang chống đối lại lão cho nên lão kiếm cớ gây sự vào mọi lúc, mọi nơi. Nếu là một năm trước, Phong sẽ phản ứng lại ngay. Nhưng bây giờ, anh chỉ lẳng lặng lắng nghe tất cả những lời lẽ tồi tệ ấy mà không đáp dù chỉ một câu. Khi lão Mạc Căn chửi bới xong, anh mới bỏ đi uống rượu và trở về trong trạng thái say khướt. Tất cả chỉ có thế!

Khó có thể tin được họ là hai cha con.

Vào một lần, khi cả nhà đang dùng bữa thì chuông điện thoại của Phong reo. Anh vội vã nhấc máy và kín đáo đi ra chỗ khác. Trong cả cuộc gọi đó, Phong không nói lại câu nào, ngoại trừ lời chào ban đầu và lúc tạm biệt.

–Đồ chết tiệt nào gọi ày thế? –lão Mạc Căn cất cái giọng lè nhè quen thuộc.

–Họ không phải là đồ chết tiệt như bố nghĩ đâu. – Phong bực tức đáp.

Lão Mạc Căn đặt mạnh cốc rượu xuống, nghe choang một tiếng.

Đây là lần đầu tiên Phong phản ứng như vậy kể từ khi trở về.

–Giỏi! –lão tặc lưỡi, mỉa mai –Giỏi thật! Suốt năm qua người ta đã nhồi nhét vào đầu mày những thứ cặn bã gì thế?

Phong không thèm đáp lại, anh chỉ bảo mẹ mình hãy ăn thêm một chút súp.

Cả bát súp nấm lập tức bị lật úp xuống bàn, nước súp văng tung tóe còn lão chồng thì cười ha hả.

–Bố làm gì thế?

–Mày không nhìn thấy sao hả con trai? –lão hỏi lại.

–Cả con và bố đều đã là những người đàn ông rồi. Bố hãy thôi mấy trò càn quấy này đi!

Lão Mạc Căn đủng đỉnh lấy khăn lau hai hàng mép của mình:

–Vậy thì mày cũng thôi ngay cái trò sấp ngửa ban nãy đi. Ai vừa gọi ày mà mày không thèm nói với người ta một câu nào thế? Mày định làm người ta thất vọng hả? – hóa ra là lão tưởng Lâm Vũ gọi cho Phong. Suốt mấy ngày qua, lão đã tiếc đứt ruột chuyện Phong từ chối làm việc ở công ty nước giải khát.

–Đó là việc riêng của con…

–Việc của cả cái nhà này! –lão ta điên tiết gắt lên.

Phong ngước nhìn bố mình, những sợi tóc bạc đã lấp ló sau mái đầu của lão.

–Bố có bao giờ nghĩ cho cái nhà này một cách tử tế chưa?

–Tại sao tao và mày lại cứ phải gây sự với nhau nhỉ? –lão nghiêng nghiêng người, tránh cho chỗ nước súp khỏi rớt vào người –Tại sao mày không ăn nói tử tế nhỉ?

Phong cảm thấy chán ngán nên không đôi co với bố mình nữa. Anh gắp cho bà Việt Hà một miếng cá hấp rồi tiếp tục bữa ăn của mình. Nhưng lão Mạc Căn cảm thấy mình đang bị đánh bại và người đánh bại lão lại chính là thằng con ương ngạnh của lão.

–Hôm nay tao phải nói cho ra chuyện.

–Bố làm ơn ăn nói lịch sự một chút được không ạ?

–Tại sao tao phải ăn nói lịch sự với mày nhỉ? Sao nhỉ? –lão gật gù, chuếnh choáng- Vì mày là con trai tao chắc? Tao thì tao chẳng cần.

Phong nhai miếng thịt chậm hơn.

–Mày là một thằng bất tài nhất mà tao từng gặp –hiển nhiên là Mạc Căn đã quên không nhắc tới chính mình. –Mày chẳng làm lên cái tích sự gì sất.

Bà Việt Hà buông dĩa xuống:

–Ông say quá rồi, Tom.

Lão Mạc Căn gạt tay vợ ra:

–Ai bảo tao say? Say đâu? Nào, say ở đâu? Mày không giữ nổi cái công việc mà mày đã làm suốt mười tháng trời, giờ mày lại vác mặt về đây và chẳng mang theo tí cóc khô nào cả. Như vậy có phải là vô dụng không?

Phong nhai miếng thịt với tốc độ rất chậm. Ánh mắt anh nhìn đăm đăm vào chỗ ga trải bàn vừa bị nước súp vấy bẩn.

–Mày có biết vì sao tao lại ghét mày như thế không, Huỳnh Nguyễn Thanh Phong?

Lão đã gọi cả họ tên họ anh ra.

–Con không thấy lí do ấy quan trọng.

–Tao lại thấy nó quan trọng đấy, đồ bỏ đi ạ.

Ba chữ “đồ bỏ đi” làm cho Phong cắm chặt dĩa vào khoanh thịt bò.

–Nhiều lúc tao không biết mày có phải là con trai của tao hay không, liệu mày có mang họ Huỳnh hay không? Mày có phải là con ruột của tao không mà sao hai ta chẳng giống nhau tẹo nào.

Giống lão để mà thành thảm họa? Ban đầu Phong còn tưởng bố mình đang nói đùa. Nhưng bà Việt Hà hiểu rằng chồng mình không bao giờ biết đùa.

–Ai mà biết được mày có phải kết quả của mụ già kia –lão chỉ tay về phía bà Việt Hà –với một thằng giờ ơi đất hỡi nào đó không. Mày biết không? Hồi tao với mụ mới kết hôn, mọi người bên nhà mụ đều ghét tao, khinh tao. Tao tin lũ chúng nó đã xui mụ đi ăn nằm với kẻ khác. Tao nghĩ tao đã bị lừa suốt hai mươi mốt năm rồi.

Cái dĩa dần bị cong sang một bên. Phong nghiến chặt răng và nắm lấy khăn trải bàn.

–Con xin bố hãy thôi đi! –anh thì thào.

–Mày đừng có xưng bố con với tao khi mọi chuỵên còn chưa ngã ngũ. Mày có phải huyết thống của tao không thì vẫn…

Bà Việt Hà gào lên:

–Mạc Căn, ông có còn là con người nữa không? Ông nói những lời ấy với con trai ông à?

Lão chồng chỉ trừng mắt lên dọa dẫm:

–Tao vả vỡ miệng mụ bây giờ, mụ già gian trá. Giờ mụ hãy nói đi, nó là con của ai?

–Ông điên rồi…Mạc Căn…ông…ông…khốn nạn!

Bà Việt Hà chưa kịp nói hết câu thì hai bàn tay bỗng run rẩy bám lấy thành ghế. Bà không thể nào tiếp tục chịu đựng những lời lẽ cay độc xuất phát từ chính người mà bà gọi là chồng, nghi ngờ về quá khứ trong sạch của bà. Xung quanh, mọi thứ dần trở lên mờ nhạt. Bà ấy vẫn còn kịp nhìn thấy Phong lao đến đỡ mình, hai bàn tay rắn chắc của anh ôm lấy vai mình và nói với Mạc Căn:

–Rồi ông sẽ phải hối hận.

Đó là tất cả những gì bà Việt Hà nhìn thấy trước khi tỉnh dậy sau một cơn ác mộng. Trời đã nhá nhem tối. Giờ căn nhà trở lên im lìm, chỉ còn tiếng ngáy đều đều của lão Mạc Căn. Lão đang ngủ trên salon, chiếc chăn mỏng đắp sơ sài ngang bụng. Nhìn cái dáng điệu kia thì dường như lão đã quên sạch những gì mình vừa nói hồi trưa, cũng đồng nghĩa với việc con ma men đã buông tha lão. Bà Việt Hà nhìn chồng mình như nhìn một kẻ xa lạ rồi buồn bã lắc đầu. Bản tính xưa nay của lão là ti tiện, bê tha, vũ phu. Lão có bao giờ suy nghĩ cho tử tế rồi mới nói đâu. Bởi tế bà không thèm quan tâm đến lão, mối lo của bà là Phong.

Căn phòng phía cuối căn gác đóng kín cửa, lại cộng thêm lớp rèm làm bà Việt Hà không thể nhìn vào bên trong. Nhưng bà chắc chắn Phong vẫn đang ở trong phòng.

–Phong, mở cửa ẹ!

Bà Việt Hà ngập ngừng gõ cửa. Không có âm thanh nào đáp lại.

–Mẹ biết con đang ở trong đó.

Con mở cửa ra ẹ!

Im lặng.

–Con đừng quan tam tới những gì bố con nói trong cơn say. Con thừa hiểu bản tính gàn dở của ông ấy mà.

Vẫn lặng yên.

–Phong, mẹ rất cần nói chuyện với con.

Cánh cửa vẫn khép, không hề có một âm thanh nào vọng ra.

–Phong. –bà Việt Hà vẫn kiên nhẫn gọi. –Phong…

Chiếc rèm đung đưa, nhưng chỉ là một cơn gió thổi qua cửa sổ.

–Đừng làm trò trẻ con ấy nữa. Con đã hai mươi mốt tuổi rồi, con không thấy làm như thế quá trẻ con sao? Cả nhà ta cần nói chuyện với nhau ở bàn ăn. Con hiểu chưa, Phong?

Bà Việt Hà nghĩ rằng Phong chắc chắn phải nghe thấy tất cả những gì mình nói.

Đến bữa tối, dường như lão Mạc Căn cũng hối hận về những lời nói của mình. Đích thân lão lên gọi Phong và rồi lại chán nản đi xuống:

–Nó không chịu mở cửa, cũng chẳng nói một câu. Để phần thức ăn cho nó sau vậy.

Căn nhà như không còn sự hiện diện của Huỳnh Nguyễn Thanh Phong. Cả hai vợ chồng không tài nào mở được cửa, cũng không sao khiến Phong cất lên một lời. Lòng bà Việt Hà nóng như lửa đốt. Mọi người thường bảo con trai bà sống sâu sắc. Bà sợ chính cái sự sâu sắc của nó.

–Phong, con định trốn tránh đến bao giờ? –khi ấy đã gần nửa đêm. –Mẹ biết là con đang nghe mẹ nói. Con là con của mẹ, là con của dòng họ Huỳnh. Bố con muốn xin lỗi con. Nếu con không ra, mẹ sẽ phá cửa xông vào đó!

Bà ấy tưởng khi mình nói xong, Phong sẽ mở cửa. Nhưng một lần nữa bà ấy lại phải thất vọng, lần này Phong gan lì hơn bình thường.

–Mẹ sẽ phá cửa. Dù có mất cả tính mạng, mẹ cũng sẽ phá cửa. Con ghét mẹ như thế sao?

Vẫn không hề có bất cứ một âm thanh nào của con người và sự sống vọng ra từ căn phòng ấy. Đêm cứ thế trôi đi…

Trời lại sáng.

Đến trưa.

Lần này, ông bà Việt Hà đã mất hết kiên nhẫn. Họ đã nài nỉ đủ mọi cách mà Phong vẫn không đáp lại. Tự nhiên cả hai vợ chồng thấy rùng mình. Rồi như kẻ điên, bà Việt Hà chạy đi cầu xin sự giúp đỡ của hàng xóm.

Mọi người phải dùng đến búa mới phá được cửa.

Căn phòng chỉ hơi lờ mờ sáng vì tất cả rèm cửa đã được kéo lại. Chăn đệm vẫn gấp gọn gàng, ga giường không hề bị xô lệch.

Góc phòng cũng không hề có một mẩu giấy nào bị vo tròn nằm lăn lóc.Tấm ảnh trên nóc tủ đã bị lật úp lại.

Màn hình máy tính hiện lên dòng chữ: “Xin lỗi mẹ nhưng con không thể chịu đựng thêm được nữa. Hai mươi mốt năm qua, con đã không được người ta cho sống cuộc sống của riêng mình. Con không hề có những thứ mà con muốn. Con cũng không thể đối mặt với tội lỗi của mình ở Hà Nội. Bà già ấy đã chết do biến chứng sau ca mổ. Lỗi là ở con. Bố nói đúng, con là một kẻ vô dụng, không cần thiết cho cuộc đời này. Mong bố hãy đối xử tốt với mẹ khi không có con ở bên cạnh. Mẹ, xin mẹ hãy cầu nguyện cho con.”

Và bên cạnh là một người nằm gục trên bàn, cánh tay phải duỗi thẳng đã bị mái đầu đè lên. Ánh mắt người ấy nhắm nghiền lại, đôi môi thâm tím không còn động đậy. Hơi thở của người ấy đã tắt từ hôm qua.

–Phong…

Bà Việt Hà chỉ kịp nói ra hai từ ấy rồi ngất xỉu.

Tang lễ của Phong diễn ra âm thầm trong nghĩa trang phía Tây Lạc Dương theo nghi thức thiên chúa giáo. Cha Francisco Minh Đạo đang đọc nốt những dòng kinh thánh cuối cùng, một tay ông đặt lên trên tấm bia mộ mới đắp.

Tấm bia màu xám bạc, khắc chìm dòng chữ Huỳnh Nguyễn Thanh Phong, sinh ngày 09/09/1982, mất ngày 11/10/2003.

Bầy quạ đen réo lên những tiếng thê lương trên vòm cây. Thỉnh thoảng chúng đuổi nhau làm lá khô rơi xuông từng đợt. Tiếng người dẫm lên lá loạt xoạt, loạt xoạt.

Bà Việt Hà mặc bộ quần áo màu đen, lặng lè quì bên ngôi mộ của Phong. Từng lớp đất vô tình sẽ vình viễn lấp đi khuôn mặt trẻ trung của Phong, lấp đi cả phần đời còn lại của bà. Bà ấy không khóc, cũng có thể người mẹ đáng thương ấy không còn đủ nước mắt để khóc. Nỗi đau khiến bà Việt Hà không còn cảm nhận được gì, kể cả bàn tay của cô Hoàng Yến đang đặt lên vai.

–Chị Việt Hà! –chưa bao giờ giọng điệu của cô Hoàng Yến lại trầm và buồn như thế.

Bà Việt Hà vẫn nhìn như thôi miên vào dòng chữ Huỳnh Nguyễn Thanh Phong khắc trên bia mộ, không một ai đủ dung cảm để nói một câu nào.

–Chị Việt Hà! –lần này giọng cô Hoàng Yến chứa đầy sự van lơn.

Bầy quạ đen lại rúc lên một hồi nữa. Một chiếc lá vàng mỏng manh rơi xuống trước mặt cha Francisco Minh Đạo khi ông kết thúc bài kinh cầu nguyện.

–Tội nghiệp bà ấy! –mọi người đều cảm thấy ái ngại. Họ bắt đầu làm dấu thánh để cầu nguyện cho người thanh niên bất hạnh.

–Tất cả là tại kẻ đáng nguyền rủa kia. –Bà Lâm hướng cái nhìn đầy kinh bỉ về phía lão Mạc Căn. –Lâm Vũ, con đến khuyên cô ấy vài câu đi!

Phía bên kia mộ, lão Mạc Căn đang làm một hành động rất kì lạ, lão cứ đấm thùm thụp vào ngực mình, miệng mếu máo hệt như trẻ con. Lần đầu tiên lão biết đến mùi vị của những giọt nước mắt. Lần đầu tiên lão biết khóc khi mà vợ lão không còn đủ sức để khóc. Cũng là lần đầu tiên, lão nhận ra rằng kẻ khốn khiếp nhất trên đời phải là lão. Nếu lão ta bỏ cờ bạc, bỏ rượu bia, bớt đánh đập vợ và không châm chọc con trai thì đã không có ngày hôm nay. Ai sẽ gọi Phong về cho lão, khi mà chính những lời lẽ điên rồ trong cơn say chuếnh choáng đã đẩy Phong đi vĩnh vễn? Lão điên cuồng cào bới lớp đất, đấm vào ngực rồi lại cào. Miệng lão nghệt ra, đất cát và nước mắt hòa quyện lẫn nhau. Người cha mang tội giết con ấy đang cố cào bới để đem con trai lão trở về. Nếu người ta nói lão luôn say và chìm trong những suy tính bẩn thỉu thì hôm nay là ngày tỉnh nhất trong cuộc đời lão.

Mà người mới thức tỉnh thì thường hay hối tiếc về những gì mình đã làm trong cơn say.

“Bố đang đem cuộc sống của con vứt vào casino”, Mạc Căn chợt thấy toát mồ hôi khi nhớ lại câu nói của Phong.

“Vậy thì bố sẽ thấy những gì bố muốn thấy”, một giọng nói khác lại choáng ngợp trong tâm trí lão. Giờ lão đang nhìn thấy những gì? Một ngôi mộ mới đắp, những người dự tang lễ nhìn lão với cặp mắt căm giận và kinh miệt. Tất cả những điều đó khiến lão sợ hãi, run rẩy.

“Rồi ông sẽ phải hối hận”, một giọng nói đầy phẫn nộ lại vang lên trong bộ não bé bằng trái sơ-ri của lão. Mạc Căn không ngờ rằng Phong dám trừng phạt lão bằng cách cay nghiệt đến thế. Phong là con trai lão, lão sẽ nói hàng ngàn lần câu ấy cho anh nghe nếu anh có thể quay về.

Mạc Căn không phải là kẻ có trí nhớ tốt, nhưng lần này lão lại nhớ tất cả những gì Phong từng nói với lão.

–Ngươi là một người cha tội lỗi. Con trai ngươi đang đợi ngươi ở dưới kia. Đi theo ta nào, Mạc Căn!

Lần này, lão nhìn thấy một người đàn ông mặc áo choàng đen, dáng người xương xẩu, hai hốc mắt sâu hoắm, tay cầm lưỡi hái. Tử thần đang lướt là là trên mặt đất để đến chỗ lão. Tỉnh táo lại, lão Mạc Căn mới nhận ra giọng nói âm u mà mình vừa nghe thấy chẳng qua chỉ là một cơn mê. Mọi người xung quanh nhìn lão. Không ai can ngăn, nhưng cũng không ai nghĩ rằng mình nên xa lánh lão.

Một làn gió bất chợt thổi mạnh làm lá khô rủ nhau cuốn thành một vòng xoáy nhỏ bay là là dưới đất. Bầy quạ giật mình bay tứ tán ra xa rồi biến mất sau những vòm cây. Cha Francisco Minh Đạo chậm chạp đứng dậy, sợi dây chuyền có mặt là cây thánh giá bằng bạc đong đưa trước mặt ông.

–Mọi người hãy cùng đưa tiễn Huỳnh Nguyễn Thanh Phong. –ông nói. –hãy tiễn đưa cậu ấy bằng trái tim chân thành nhất…

–Cậu ấy là người tốt.

–Phong. – Lâm Vũ thì thầm. –Tôi luôn coi cậu như em trai mình. Tôi hối hận vì đã không ngăn cản ý định điên rồ này của cậu ngay từ đầu. Tôi không ngờ ở cái tuổi này, cậu còn dại dột như vậy. Nhưng thôi…xa cậu, tôi sẽ nhớ cậu lắm đấy!

Nghe vậy, bà Lâm vùi đầu vào vai chồng, sụt sùi.

–Tôi phải nói là cháu thật dại, Phong ạ. –cô Hoàng Yến đặt lên mộ một bó hoa cúc. –Cháu quá dại dột! Cháu nỡ bỏ mẹ cháu mà đi như thế này sao? Dù gì, cô cũng cầu chúc cho linh hồn cháu được an nghỉ trên thiên đường.

Mọi người lần lượt đi quanh mộ, thì thầm những âm thanh rất nhỏ. Ai cũng thấy thương tiếc cho cuộc đời quá ngắn ngủi của Phong.

Từ phía xa, một chiếc BMW màu đen đang âm thầm lăn bánh trên con đường nhỏ ngang dọc như những ô vuông trên bàn cờ dẫn vào nghĩa trang. Những người đang dự tang lễ của Phong không hề nhận điều đó.

Một lúc sau, bà Việt Hà nhờ Lâm Vũ mang ình một chiếc hộp carton khá to. Bà ấy đặt nó cạnh mộ rồi châm lửa đốt.

–Chị Việt Hà, chị làm gì vậy? –cô Hoàng Yến ngạc nhiên hỏi.

Bà Việt Hà nhìn lưỡi lửa đang liếm dần những tờ giấy bên trong hộp carton và trả lời bằng một giọng rất nhỏ:

–Phong chưa mang chúng đi theo được. Tôi đang giúp nó.

Rõ ràng là bà Việt Hà đang vô cùng đau đớn, nhưng tuyệt nhiên không hề có giọt nước mắt nào lăn trên gò má đang tím tái của bà. Phía bên kia mộ, lão Mạc Căn thôi không cào bới nữa.

–Con đã tới rồi à?

Cha Francisco Minh Đạo chợt nói, mọi người nhìn theo hướng nhìn của ông và thấy một cô gái mặc váy đen đi đến bên mộ Phong. Trên tay cô cầm một thứ gì đó hơi méo mó màu nâu. Gia Nhi khẽ cúi xuống và hôn lên bia mộ. Cô chậm chạp đưa tay trước trán, hạ xuống ngực, đưa tay sang vai trái rồi đến vai phải. Nếu ai tinh ý có thể nhận ra bàn tay cô đang run run và có một giọt nước mắt lăn dài trên má cô.

–Cháu đến tiễn Phong? – một người hàng xóm của họ hỏi.

Gia Nhi chỉ gật đầu lơ đãng. Cô đang nhìn chiếc cốc đất sét mà Phong đã cho cô mười năm trước. Một cách nhẹ nhàng, cô đặt nó trước tấm bia mộ.

–Đó là di vật của Phong để lại. –Lâm Vũ kín đáo giải thích với mọi người khi họ thắc mắc về thứ đồ kì lạ kia. Chuyện về chiếc cốc chỉ có ba người biết, người thứ ba chính là Lâm Vũ.

Gia Nhi cúi đầu trước bia mộ rồi quay lưng bước đi. Khi cô đi ngang qua chỗ cha Francisco Minh Đạo đang đứng, ông nắm lấy cánh tay cô và giữ lại:

–Ta biết con đang rất buồn. Con có thể khóc. Ở đây, vào lúc này, không ai phải kìm nén lòng mình đâu. Như vậy thì thật khó chịu!

“Con biết, cảm ơn cha.”, cô chỉ đưa tay lên trả lời rất ngắn gọn.

Rồi cô quay lại nhìn ngôi mộ, nhìn chiếc cốc đã bạc phếch màu nắng.

–Nếu không còn ánh sáng mặt trời thì con hãy tự thắp lên ình những ngọn đèn! –cha Francisco Minh Đạo nói tiếp, giọng điệu của ông đúng là luôn mang ý tứ của một vị linh mục.

Gia Nhi vẫn làm những động tác thủ ngữ như vừa rồi. Dường như cô rất muốn nói nhưng đổi lại chỉ là những tiếng ú ớ đáng thương.

Tiếng ô tô làm mọi người giật mình quay lại. Chiếc BMW đã đỗ ở con đường ngay cạnh ngôi mộ của Phong. Cửa kính ô tô màu đen khiến mọi người không thể nhìn thấy ai đang ngồi bên trong. Phải gần một phút sau, cửa xe mới từ từ hạ xuống. Một người thanh niên trẻ, dáng người cũng dong dỏng cao như Phong, đeo cặp kính đen to bản và mặc một chiếc áo sơ mi màu đen bước đến bên cạnh mộ Phong. Bàn tay anh ta cầm một bó hoa trắng. Không hiểu sao tất cả mọi người đều dạt ra thành hai hàng để nhường lối cho người thanh niên ấy. Anh ta đến, mang theo một luồng không khí kì lạ cho khung cảnh ảm đạm nơi dây. Sau khi cúi gập mình, anh ta đặt bó hoa xuống. Khi anh ta ngẩng đầu lên, cô Hoàng Yến mới hỏi:

–Tôi chưa từng gặp cậu. Cậu là…

Quả thật, tuy không ai bảo ai nhưng tất cả mọi người đều biết người thanh niên ngoại quốc nói tiếng Việt bập bẹ này.

–Tôi là đồng nghiệp của anh Thanh Phong ở Hà Nội.

–Chúng tôi chưa thông báo về cái chết của nó cho đồng nghiệp ở Hà Nội.

Bà Việt Hà ngắt lời cô Hoàng Yến, hỏi anh ta:

–Cậu…cậu tên là gì?

–Tôi là Johanson, Jay Johanson.

Bà Việt Hà thôi không gặn hỏi nữa. Người thanh niên tự tách mình ra khỏi đám đông. Anh ta đứng nhìn khắp, từ bà Việt Hà đang đau khổ, cô Hoàng Yến bùi ngùi, lão Mạc Căn đang quì bên mộ…đến Lâm Vũ, cha Francisco Minh Đạo, tất cả…Cái nhìn đó khiến mọi người khó chịu và cảm thấy ngột ngạt.

–Jay Johanson!

Người thanh niên không hề để ý rằng chiếc BMW đã tiến sát phía sau lưng mình.

–Jay Johanson! –một người đàn ông vẫn thì thầm gọi tên anh ta. Tuy nhiên, anh ta vẫn đứng im như một bức tượng.

–Jay Johanson!

Đến lần thứ ba, anh ta mới giật mình quay lại.

Siller Hook đưa tay ra hiệu:

–Tôi hiểu cậu, nhưng cậu phải quen dần với việc này đi!

Jay Johanson lập tức bước vào trong xe. Anh ta thắt dây an toàn và hỏi:

–Chúng ta sẽ đến…

–Theo đúng thỏa thuận, trở về Los Angeles.

Bất chợt, cô gái câm Gia Nhi quay sang nhìn người thanh niên tên Jay một giây.

Chiếc xe lăn bánh. Jay còn ngoái lại nhìn khung cảnh nghĩa trang đang mờ dần, mờ dần…

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN