Bí Mật Lăng Mộ Sở Bá Vương - Chương 12: Đàn ong độc
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
134


Bí Mật Lăng Mộ Sở Bá Vương


Chương 12: Đàn ong độc


Đạo sĩ Thu Sơn tay cầm gươm đá đi đầu, Thiết Diện và Lữ Xuân bước theo sau tiến về phía cây ăn thịt người …Bỗng đạo sĩ Thu Sơn lùi lại ra hiệu cho mọi người đứng im, trước mặt có tiếng khè khè và một luồng khí đen cuồn cuộn xuất hiện.

Đạo sĩ Thu Sơn lùi lại, tỏng khi con mãng xà phóng tới, với cái đầu bằng cái lu cất cao lên, trên đầu con mãng xà có cái mòng đỏ chót như mòng gà. Đạo sĩ Thu Sơn quay lại tung thanh gươm đá vào mắt con mãng xà, nó lắc lư cái đầu né tránh thanh gươm và nhe hai chiếc răng nanh ra như muốn táp thanh gươm …

Thanh gươm đụng vào con mãng xà kêu cốp cốp nhưng mãng xà vẫ cứ phóng tới …

Một tay đạo sĩ Thu Sơn múa gươm ứng phó với mãng xà tay kia đưa hồ lô lên miệng dốc thuốc vào miệng nhai trệu trạo.

Rồi đột nhiên Đạo sĩ Thu Sơn ngồi sổm xuống đất, hai tay thủ gươnm đá nhằm vào cổ con mãng xà, miệng đạo sĩ phồng lên, bụng đạo sĩ như phình to và đạo sĩ phun thuốc từ miệng ra phù phù …

Thuốc từ miệng đạo sĩ bay tới tấp vào mặt vào mũi vào miệng con mãng xà và mắt nó từ từ nhắm lại …

Đạo sĩ Thu Sơn đứng dậy nói nhỏ:

– Con mãng xà này là con đực, ta cho nó ngủ như con cái, hai con sẽ ngủ đúng ba ngày thì tỉnh dậy …Theo lẽ thì ta phải giết con mãng xà này …Nhưng ta là người tu hành ta kiêng sát sanh.

– Chà này mãng xà này lớn quá, da nó có vẩy, vẩy nó còn cứng hơn cả vẩy Tê Tê …

– Da con mãng xà này gươm đâm không thủng đâu. Nó chỉ có yếu điểm là hai con mắt thôi. Hãy để yên cho nó ngủ.

– Sao không đem con mãng xà lại cho cái cây ăn thịt người nó tiêu hoá …

– Cây ăn thịt người lại không bao giờ ăn mãng xà cả …Mãng xà thường ở gần cây này để chờ những con thú bị cây làm cho hôn mê mãng xà bắt mang về cho vợ nó …Chung quanh cái cây này nhiều thú bị mê lắm …Đi đến gần cái cây ăn thịt người Đạo sĩ Thu Sơn ra hiệu cho mọi người dừng chân.

– Mình không nên lại gần cái cây này …Hơi thở của nó cũng có thể thấm qua lỗ chân lông gây độc …Phải coi chừng.

Lữ Xuân và Thiết Diện lùi trở lại, đứng ngắm những bông hoa đỏ thẫm đang hấp dẫn ong bướm và chim muông …Có những con chim thật lớn bay ngang qua cây bị hương thơm từ những bông hoa đỏ thẩm làm cho rớt xuống …Những cành cây như biết cử động, nó uốn éo và toả ra một chất nước màu đỏ làm cho thịt những con chim rữa ra và một hồi xác con chim tiêu luôn, chỉ còn mớ lông.

– Cái cây biết cử động.

– Đúng, cây biết cử động. Nó có thể vươn tới con mồi và đem con mồi vào bọng cây và thứ nước màu đở tiết ra chết con mồi. Cây nó có một sức tiêu thụ thức ăn rất lớn, nhất là vào ban đêm …Vì vậy ban ngày nó dùng hương thơm là tê liệt con mồi và ban đêm vươn cành ra bắt mồi về tiêu hóa Bỗng mắt Thu Sơn đạo sĩ bỗng long lanh sáng, ông cười hăng hắc và chỉ cho mọi người nhìn về phía bên kia vườn hoa – Qúi vị có thấy cái vòm hang kia không. Cái vòm hang có những bông hoa màu vàng đó.

Mọi người nhìn theo ngón tay Đạo sĩ Thu Sơn quả sau cái cây biết ăn thịt có một vòm hang rất đẹp chung quanh vòm hang có những giây leo mang theo những bông hoa màu vàng …

– Nếu bần đạo nhớ không lầm thì trong bản đồ có cái vòm hang có những bông hoa màu vàng là con đường đưa chúng tới kho tàng châu báu của Hạng Võ, hay nói đúng hơn của Tần Thuỷ Hoàng …Chúng ta vào đây chơi một phen quý vị đồng ý chứ.

Thiết Diện đưa mắt nhìn Lữ Xuân, Lữ Xuân cười.

– Chúng tôi trao toàn quyền quyết định mọi việc cho đạo sĩ …Xin đạo sĩ cứ ra lệnh cho chúng tôi đi đâu làm gì, chúng tôi làm …Đạo sĩ chịu chứ.

Đạo sĩ Thu Sơn ngoắt tay ra hiệu cho mọi người theo ông …Lữ Xuân và Thiết Diện vội vàng đi theo đạo sĩ …

Tiến tới cửa động hoa vàng, đạo sĩ đứng ngắm nghía mơ màng như một nhà thơ.

– Lý Tư là con người nổi tiếng sắt đá không ngờ hắn cũng có tâm hồn, cái vòm hang này trồng hoa vàng thật mát mắt …Nhưng nên coi chừng những cái bẫy thường được dấu dưới lớp vỏ đẹp đẽ …Phải thế không quí vị ….Tin bề ngoài có thể mất mạng đó Mắt đạo sĩ bỗng đăm đăm nhìn những con ong bay quanh những bông hoa vàng.

Đạo sĩ hạ hồ lô xuống đổ một nắm thuốc bỏ miệng dang sửa soạn nhai thì bỗng Lữ Xuân kêu oai oán và miệng sùi bọt mép …Đạo sĩ nhảu vọt lại đám hoa vàng và phun thuốc ở trong miệng vào ổ ong trên đám hoa vàng. Đàn ong trúng thuốc nằm im.

Đạo sĩ quay lại đưa tay bắt mạch Lữ Xuân rồi dốc thuốc đổ vào miệng Lữ Xuân.

– Loài ong nhỏ này rất nguy hiểm chỉ cần một con bám vào người là đủ ngất xỉu rồi. Nọc của nó độc hơn nọc rắn hổ …Nhưng không sao ta đã có thuốc trị.

Mắt bần đạo mà không sáng thì cả lũ mình bị đàn ong này hạ hết rồi.

Lữ Xuân tỉnh dậy mỉm cười nhìn đạo sĩ.

– Một giấc mơ đẹp phải không tướng quân …

– Sao đạo sĩ tài thế, tự nhiên mắt tôi nặng trĩu và thấy mình được trở về với tuổi ấu thơ với những ngày tháng tuyệt vời của tuổi trẻ.

– Cái nọc ong này kì lắm, nó đưa nạn nhân của nó bềnh bồng vô những cảm giác tuyệt vời …

– Đạo sĩ làm cho ta muốn được ong đốt quá …

– Rất tiếc đàn ông đã bị cô lập trong tổ và phải ba ngày nữa mới hoạt động được …

Đạo sĩ Thu Sơn vừa nói vừa cười ngồi xuống đất ngay thảm cỏ óng mướt trước vòm hoa vàng.

Đạo sĩ nhìn đăm đăm tấm đá khổng lồ chặn trước cửa động, rồi đưa mắt nhìn quanh chợt mắt đạo sĩ ngừng lại trước cái cầu nhỏ bằng đá bắt ngang dòng suối trước cửa động hoa vàng.

Đạo sĩ nhảy lên thành cầu đứng Xoạc chân ra như nguời đang biểu diễn trò ảo thuật.

Chân đạo sĩ vừa đụng vào thành cầu, tự nhiên cái cầu rơi xuống suối và cửa dộng từ từ mở ra, từ trong động một làng khói màu trắng bay ra …

– Điều tức ngưng thở đeo mặt nạ lên.

Mọi người làm theo lệnh của đạo sĩ, trong khi đạo sĩ Thu Sơn nhìn đăm đăm vô cửa động …

Một con tê giác khổng lồ lừng lững như một toà nhà từ trong đồng khệnh khạng đi ra.

– Gíông thú quý này chỉ hung dử khi nào mình đụng tới nó thôi …Còn không thì chẳng sao …Hãy cứ để mặc xác nó …Da nó cứng lắm, không có cách gì làm thủng da nó đâu …Cái sừng nó là một bảo vật. Nó là báu vật của thiên nhiên, ta không nên đụng tới nó …

Con tê giác phóng đi nhanh như gió, cả Lữ Xuân và Thiết Diện đều né tránh kịp thời …

Nghĩ tới cái sừng tê giác, Lữ Xuân định dùng ám khí hại nó nhưng bỗng lúc đó tiếng Đạo sĩ Thu Sơn vang lên:

– Không có thứ ám khí nào hại được tê giác đâu. Người nó là một cả kho thuốc. Thuốc độc chỉ có thể xâm nhập vào nó qua mắt. Nhưng thuốc độc chỉ làm cho nó lạnh thêm thôi. Hãy tránh nó …Đụng tới nó là toi mạng …Nó hơn cả cọp hơn cả sư tử là chúa tể muôn loại …

Con tê giác đi khuất vào một hang động có những bông hoa màu tím, mắt Đạo sĩ Thu Sơn có vẻ như cười cợt với mọi người …

– Vô đây chơi quý vị ….Động tê giác có nhiều cái hay lắm đấy.

Đạo sĩ Thu Sơn lững thững vô động tron khi Lữ Xuân và Thiết Diện hối hã bước theo.

– Động này đẹp thật, nhưng từ đây đến chỗ kho tàng còn nhiều điều bất ngờ đấy nhé …

Động rộng rãi nhưng không được sáng sủa cho lắm, không khí hơi ẩm thấp, vách đá đầy rêu. Nhìn vết chân thú trên nền động Lữ Xuân thấy rõ ràng vết chân mới, và thú từ phía trước đi tới.

Lữ Xuân đem nhận xét của nàng ra nói với đạo sĩ Thu Sơn thì đạo sĩ cười và nói lại với nàng là những nhận xét của nàng rất đúng. Đường đi trong động hình thước thọ. Tới khúc quanh Đạo sĩ Thu Sơn dừng lại, gõ gõ mũi kiếm bằng đá lên vách động ba lần, bỗng nhiên một cửa ngay vách đá mở ra.

Đạo sĩ Thu Sơn chờ cho cái cửa tụt xuống dưới đất rồi ông mới đưa hồ lô lên miệng nốc thuốc và ngồi xổm xuống đất phình bụng ra rồi phun thuốc vào cái ngạch cửa vừa mở …

Phun thuốc xong ông ta ra hiệu cho mọi người đi theo ông. Nhưng đạo sĩ chưa kịp tiến lên thì một con cóc khổng lồ đã nhảy ra chụp lấy ông.

Bị tấn công thình lình Đạo sĩ Thu Sơn không còn cách nào khác hơn là giơ kiếm đá lên chống cự. Con cóc nhìn thấy thanh gươm đá thì nhảy sang một bên miệng phun hơi độc không ngừng …

Nhìn con cóc lớn da sần sùi miệng không ngừng phun khí độc. Lữ Xuân rùng mình trong khi đạo sĩ ung dung phóng gươm vào mắt cốc – Mình đã biết hang này có cóc thần chấn giữ nhưng mình không ngờ thuốc gây mê của mình lại thua loài cóc này …

Đạo sĩ nói dứt lời bèn ngồi xổm xuống đối diện với con cóc, hai tay lăm lăm cây kiếm đá. Cóc tấng công hụt đạo sĩ cũng ngoài chồm hổm thủ thế sửa soạn tung ta đòn mới.

Đạo sĩ nhảy cả hai chân như loại cóc nhảy và phóng lên lưng nó, thanh kiếm đã thọc vào cạnh mí mắt cóc. Con cóc đang hung dữ bỗng nhiên hiền từ hẳn lại cõng trên lưng đạo sĩ nhảy trở vào hang …Đạo sĩ khua kiếm ra hiệu mọi người theo đạo sĩ.

Lữ Xuân và Thiết Diện tiến vô hang cóc, họ vô cùng ngạc nhiên thấy cóc ngồi thu lu trong một góc hang và trước mặt mọi người là một dãy toàn là chuông lớn nhỏ đúng chín chục quả chuông.

Thiết Diện nói nhỏ với Lữ Xuân.

– Tại hạ đã tới đây rồi …Đám chuông này nguy hiểm lắm. Nó làm tại hạ nôn nao muốn xỉu khi nó rung … Đầu tiên là chuông nhỏ rồi chuông trung, chuông đại rung theo …Những hồi chuông ghê gớm. Tại hạ đã bịt tai lại mà vẫn chịu không nổi đấy …

Kỳ lắm, lũ chuông này hình như được điều khiển bởi một bàn tay vô hình …

– Qúi vị có biết chuông này bằng gì không ? Có chuông vàng, chuông bạc, chuông đồng …Những cái chuông nhỏ là chuông vàng đấy, chuông trung là chuông bạc, chuông lớn là chuông đồng …

Những cái chuông này nó đánh lên có bài bản đàng hoàng. Bài chuông nguy hiểm nhất là đoạt mệnh chuông. Bài này tấu lên người nghe sẽ đứt hết mạch máu, chết tức thì …

Tốt hơn hết là ta nên hãm hết các chuông này lại trong vị trí không rung được.

Nói dứt lời Đạo sĩ Thu Sơn tiến lên một góc phòng hí hoáy gì đó và bỗng chuông rung lên ầm ầm như trời nổi lên cơn bão …Mọi người nhăn mặt vội vã bịt lỗ tai nhưng chỉ một lát tất cả chuông đều câm hết.

Khoá các chuông lại không cho rung xong, đạo sĩ Thu Sơn tiến lại cuối phòng hí hoáy lần mò trên vách đá một hồi, ông kiếm cách leo lên nóc hang lấy gươm thọc thọc …Bỗng có tiếng chuyển động trên đầu mọi người rồi một lỗ hổng lớn hiện ra trên nóc hang.

– Mời quí vị lên đây, mfinh sắp tới kho tàng của Hạng Võ rồi.

Lữ Xuân nhảy theo đạo sĩ Thu Sơn nhưng còn hỏi với lại Thiết Diện:

– Phải vậy không tráng sĩ.

Thiết Diện cười và trả lời:

– Tại hạ nhớ hình như không phải đây!

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN