Biệt Thự Của Người Đã Khuất - Chương 10: Giọng nói ma
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
160


Biệt Thự Của Người Đã Khuất


Chương 10: Giọng nói ma


Nếu các cậu hỏi thì mình nói thẳng, chuyện nầy hoàn toàn điên rồ, –

Peter nói khi cả bộ ba lên đường đi về Malibu Beach.

– Ghi giọng nói một hồn ma vào băng casette? Mình chưa bao giờ nghe thấy một chuyện ngớ ngẩn như thế. Làm sao mà lại có thể thu âm được?

– Chắc là bà O Donnell sẽ giải thích cho bọn mình biết, – Justus nói. –

Chuyện nầy ít nhất cũng có một lợi thế. Nếu chúng ta đang phải đối mặt với một mánh khóe tinh ranh, thì việc lật tẩy một cuộn băng ghi âm được làm giả rõ ràng là dễ hơn rất nhiều so với chuyện lật tẩy mánh khóe của một buổi cầu hồn.

– Thế sao? – Bob hỏi.

– Dễ hơn theo phương diện nào?

Justus cười vẻ hiểu biết.

– Rồi cậu sẽ thấy!

Khi họ đến được toà biệt thự của Mastratonio thì trời đã tối. Bà O Donnell mở cửa cho họ.

– Thật tốt là các cậu đến ngay được hôm nay. Cecilia và tôi đang rất hồi hộp và căng thẳng, liệu chuyện nầy có tiến triển hay không. Chúng tôi thật không muốn chờ cho đến tối mai.

– Thế còn cô Adams? – Justus hỏi, trong lòng đã thầm đoán được câu trả lời.

– Ừ thì, cô ấy hơi có phần… mất bình tĩnh.

Họ cùng nhau vào phòng khách. Laị thêm một lần nữa, toàn bộ không gian phòng khách được chiếu sáng bởi khoảng không một tá nến. Bà Adams và tiến sĩ Jones không có mặt. Cái bàn lớn và hình tròn đã biến mất, thay vào đó là một vòng tròn tạo bởi sáu chiếc ghế. Ở giữa vòng tròn, trên nền phòng, là một chiếc máy thu thanh nho nhỏ có gắn microphon.

– Chúng tôi đã chuẩn bị tất cả rồi, – bà O Donnell tự hào nói.

Peter nhăn trán quan sát chiếc máy ghi âm rồi cuối cùng xoay sang phía bà O Donnell.

– Tôi xin lỗi cô, nhưng thật sự tôi vẫn không hiểu kế hoạch của cô.

Phải cô thật sự muốn ghi lại giọng nói của cô Dora?

– Đúng như thế.

– Nhưng mà… bằng cách nào? Ý tôi muốn nói rằng cô ấy chết rồi, đúng không nào?

– Cô ấy chết rồi, – bà O Donnell đồng ý.

– Nhưng suy cho cùng chính cô ấy đã nói chuyện với chúng ta hai lần. Chỉ có điều phương pháp chuyển động cái cốc uống rượu chưa phải là tốt nhất. Vì thế mà tôi đã hỏi han, xem còn những con đường nào khác không để liên hệ với một hồn ma. Và trong nhiều cuốn sách khác nhau, tôi đã đọc thấy một chuyện rất hay.

– Việc ghi âm giọng nói của những hồn ma, còn được gọi là giọng Phantom, – Justus đoán.

– Tôi cũng đã đọc tới chuyện đó. Người ta quả thực đã thực hiện những thí nghiệm, và ghi được vào băng cassette một cuộc họp tâm linh. Trong cuộc họp đó, người ta đặt ra những câu hỏi với hồn ma, giống hệt như khi sử dụng cốc thuỷ tinh với bảng gỗ Ouija. Thoạt đầu tưởng như không ai trả lời.

Nhưng sau đó, khi nghe lại băng ghi âm, người ta có thể thấy rõ giọng nói của hồn ma.

– Sao mà lại như thế được? – Peter hỏi.

– Người ta nói rằng, thường thì một hồn ma không đủ mạnh mẽ để nói trực tiếp thành lời với con người, nhưng năng lượng của nó đủ để ghi giọng nói kia lên băng cassette, – bà O Donnell giải thích.

– Theo cách nầy, người ta đã tạo nên được những bản ghi rất hấp dẫn, và đã có thể nói chuyện được với rất nhiều người nổi tiếng đã qua đời.

– Toàn trò pháp thuật giả dối, – Bob buột miệng phun ra.

– Trước đây chỉ vài ngày thì chắc chắn là tôi đã đồng ý với cậu, bà O Donnell trả lời, nhưng kể từ khi chúng tôi biết rằng hồn ma của Dora muốn nói chuyện với chúng tôi, thì tôi không còn loại trừ một khả năng nào nữa.

– Nhưng khó khăn thường xảy ra với các giọng nói Phntom là người ta hầu như không hiểu được điều gì rõ ràng, – Justus thêm vào.

– Và nếu có hiểu chăng nữa, người ta phải vận dụng thật nhiều trí tưởng tượng. Những giọng nói thường bị bóp méo, bóp méo mạnh đến mức không thể nhận được ra. Trên băng thường chỉ có tiếng rì rào hay tiếng lách cách, những tín hiệu nhiễu cần phải gạn lọc bằng các phương pháp điện tử, để lọc ra một giọng người. Nhiều khi giọng Phantom được nói trong tốc độ rất chậm rãi hoặc rất nhanh, trong trường hợp đó băng ghi âm cũng phải được quay nhanh lên hoặc chậm xuống với tốc độ tương thích. Khi áp dụng phương pháp nầy, người ta phải đối đầu với một khả năng gian lận rất lớn. Và ngay cả khi không có gian lận – thì về cuối suy cho cùng con người ra cũng chỉ nghe thấy những gì mà người ta muốn nghe. Kể cả tiếng rì rầm của một dàn lò sưởi hay tiếng lâm râm của một chiếc tủ lạnh cũng có thể khiến cho người ta đoán ra những giọng Phantom, nếu tập trung chưa được lâu và thật sự tin vào chuyện đó.

– Cậu có thể có lý, Justus, – bà O Donnell nhanh chóng thừa nhận.

– Mặc dầu vậy chúng ta vẫn không thể bỏ qua một khả năng nào có thể cho phép ta nói chuyện với Dora. Nhiệm vụ của chúng ta là phải tìm chúng ra xem liệu cô ấy có biết kẻ giết cô ấy là ai.

– Trong điểm nầy thì tôi rất đồng ý với cô, – Justus nói.

– Sau nầy ta sẽ bàn về kết quả sau.

Cánh cửa mở ra, tiến sĩ Jones và bà Adams bước vào. Bà Adams trong còn tệ hơn cả ngày hôm trước. Da mặt bà bây giờ đổi màu xám tro, gương mặt trũng sâu như đã mắc bệnh nhiều tuần lể liền và bà chỉ đủ sức chào đón bộ ba thám tử bằng một nụ cười thoảng qua, hết sức ngắn ngủi. Tiến sĩ Jones dìu bà đến bên một chiếc ghế trong vòng tròn và ngồi xuống đó.

– Cô có khoẻ không cô Adams? – Bob ân cần hỏi.

– Không khoẻ, – người phụ nữ thú nhận bằng giọng rè và khẽ.

– Tôi muốn rời khỏi ngôi nhà nầy. Cái trò hồn ma điên khùng xoay quanh Dora – tôi không muốn nữa.

Tiến sĩ Jones ném một cái nhìn lo lắng về phía bà O Donnell.

– Có lẽ chúng ta nên hoãn cuộc thí nghiệm hôm nay, – bà đề nghị.

– Nếu Elouise không khỏe… em không muốn phải gọi xe cứu thương lần nữa đâu.

– Nhưng lần nầy là chuyện khác hẳn mà, – Bernadette O Donnell hứa hẹn. –

Em không cần phải làm gì cả, Elouise, chỉ cần ngồi đây thôi. Cũng có thể hồn ma chẳng xuất hiện đâu. Ít nhất thì cũng chả có lý do gì để lo lắng cả.

Elouise yếu ớt gật đầu.

– Thôi được, – Justus nói.

– Các cô lên kế hoạch thí nghiệm ra sao?

– Chúng ta sẽ ngồi thành vòng tròn, bật máy ghi âm lên, tập trung suy nghĩ của chúng ta vào Dora, gọi cô ấy và chúng ta sẽ đặt ra câu hỏi. Sau khoảng mười phút là cuộc gặp sẽ kết thúc, và chúng ta sẽ nghe lại băng ghi âm. Nếu phương pháp nầy có kết quả, ta sẽ nghe được giọng cô ấy trên băng ghi âm. Ít nhất thì tôi cũng đọc thấy như thế trong sách.

– Tôi doán là cô đã kiểm tra trước, xem liệu máy ghi âm và cả băng cassette có tốt hay không, – Justus vừa phỏng đoán vừa chỉ tay về phía chiếc máy thu thanh.

– Suy cho cùng thì chúng ta không muốn cuộc thí nghiệm lần nầy thất bại vì một sự cố kỹ thuật.

– Dĩ nhiên rồi, – bà O Donnell đảm bảo.

– Tất cả đều hoạt động hoàn hảo.

– Vâng, cô O Donnell, xin cô đừng giận, nhưng trong những năm tháng làm thám tử, chúng tôi đã phải đối mặt rất nhiều lần với những mánh khóe kỹ thuật.

Thường xuyên đến mức độ bây giờ tôi muốn đề nghĩ rằng, ta nên thay thế toàn bộ dàn máy móc của thí nghiệm nầy.

– Thám tử trưởng mở ba lô của cậu và rút ra một chiếc máy cassette cầm tay, dạng máy mà các nhà báo thường dùng.

Trước đây vài tháng, cậu đã tìm thấy nó trong bãi đồ cũ của ông chú và tự tay sửa chữa lại. máy ghi âm mới mua của cậu mặc dù nhỏ gọn hơn, nhưng sau rất nhiều lần kiểm tra, lại chính cái máy ghi âm kiểu cổ nầy chiến thắng về mặt chất lượng âm thanh. Nó còn có một ưu điểm nữa là chỉ yêu cầu loại băng cassette bình thường.

Thám tử trưởng bước vào phía trong vòng ghế, đặt chiếc máy ghi âm đã được chuẩn bị sẵn sang bên, và đưa chiếc máy ghi âm của mình thay vào vị trí đó. Vừa mỉm cười cậu vừa xoay về hướng bà O Donnell.

– Cô không phản đối chứ ạ?

– Dĩ nhiên là không! mặc dù tôi thật sự không hiểu ở đây có ai muốn giở mánh khóe gì. Nhưng các cậu là thám tử, xin mời sử dụng máy của các cậu đi!

Justus thử ghi âm một đoạn ngắn, sau đó cậu cuộn băng trở về điểm xuất phát rồi ấn vào nút ghi.

Tất cả những người có mặt về chỗ.

Bà O Donnell chờ chúng tới khi không gian thật sự tĩnh lặng, rồi bà nói: –

Dora, chúng ta gọi em. Nếu em ở đây, xin hãy lên tiếng!

Không một chuyện gì xảy ra. Nhưng theo lời giải thích của bà O Donnell, thì sự im lặng như thế nầy không có nghĩa là Dora không trả lời. Phải tới cuối cuộc họp nầy họp mới có thể biết được liệu hồn ma có phản ứng hay không.

– Em đã hai lần liên hệ với chúng ta. Bây giờ chúng ta xin em hãy nói chuyện với chúng ta.

Lại một lần nữa im lặng. Tất cả nhìn như đã bị hút hồn vào chiếc máy ghi âm, và Peter bắt quả tang mình đang căng hết người lên để nghe. Ngoài phố có một chiếc ôtô đi qua. Một con chim gõ kiến đập mỏ vào một thân cây. Không hề có dấu vết của một giọng Phantom.

– Nếu thật sự em đã bị giết, có lẽ em biết kẻ giết mình. Xin hãy nói cho chúng ta biết, liệu em có biết thủ phạm là ai không, Dora. Hãy nói cho chúng ta biết, ai đã giết em! – Sau câu hỏi nầy, bà O Donnell nghỉ một quảng dài hơn. Rõ ràng là bà đang hy vọng nhận được một câu trả lời chi tiết.

Bob bất giác phía hắt xì hơi và Peter gắng sức đè nén một cái ngáp dài. Bà O Donnell, tiến sĩ Jones và Justus vẫn nhìn chăm chăm vào chiếc máy ghi âm.

Trong đôi mắt bà Adams lóng lánh lệ. Bà đang lặng lẽ khóc một mình, và chỉ riêng Peter nhận ra điều đó.

– Nếu em vừa trả lời cho chúng ta xong, Dora, chúng ta xin cám ơn em! Kẻ có lổi sẽ nhận được sự trừng phạt thích đáng. Chúng ta rất nhớ thương em, Dora.

– Bà O Donnell buông ra một tiếng thở dài, rồi bà đứng dậy, cúi xuống và tắt máy ghi âm.

Thám tử phó nhìn xuống đồng hồ. Toàn bộ cuộc họp chỉ kéo dài có sáu phút. Đủ thời gian để nói những điều quan trọng nhất. Nhưng cậu không tin là sẽ nghe thấy gì trên băng ghi âm kia. Suốt thời gian qua hoàn toàn cậu không nghe thấy một âm thanh nào. Làm sao lại có chuyện ghi âm được một giọng người? Cậu nhìn sang phía Bob. Nét mặt hai cậu bạn rõ ràng lộ rõ vẻ nghi ngờ.

– Thế bây giờ? – Justus hỏi bằng vẻ khiêu khích.

– Ta nghe lại cái băng nầy ngay lập tức chứ? Hay là một giọng Phantom thì phải cần một khoảng thời gian để khắc lên trên băng cassette?

– Nếu quả thật trên băng cassette không có gì, thì các cậu chế giễu vẫn còn chưa muộn, – bà O Donnell hăng hái đố đáp. Bà cầm cái máy ghi âm lên tay, điều khiển cho máy quay cuộn băng về đầu, rồi ấn nút chạy băng.

Tiếng bước chân người và tiếng dịch ghế vang lân, nhưng những tiếng động đó nghe thật mờ nhoà, khẽ khàng và méo mó từ chiếc loa bé xíu.

– Với cái chất lượng nầy thì chắc chắn chúng ta sẽ không nghe được ra giọng của Dora, – tiền sĩ Jones phỏng đoán.

– Tôi nghĩ rằng, cái máy nầy không được đảm bảo về mặt kỹ thuật.

– Máy thì tốt, – Justus bào chữa.

– Chỉ có loa không còn tốt nữa.

– Chị đưa nó cho em chứ? – tiến sĩ Jones hỏi và rút chiếc máy ghi âm ra khỏi tay Bernadette O Donnell. Rồi bà bác sĩ bước đến bên dàn nhạc khổng lồ dựng bên tường, đặt băng cassette vào một trong những chiếc máy trong dàn nhạc đó.

Mỗi một thành phần của âm thanh đều có ít nhất hai núm điều khiển, thậm chí còn nhiều hơn, vì thế mà phải loay hoay một lúc lâu, tiến sĩ Jones mới tìm đúng được những nút vặn của loa phóng và chỉnh tất cả các tham số kỹ thuật.

– Đây là dàn nhạc của Dora. Nó là kỹ thuật mới nhất hiện thời. Nếu trên băng cassette có thông tin nào, thì chắc chắn dàn máy nầy sẽ phát được ra.

– Thế tai sao chúng ta không sử dụng nó cho việc ghi âm? – Peter hỏi.

– Vì nó không được gắn microphon.

– Cecilia Jones bật thêm một chiếc máy nữa, gạt một vài cần gạt lên trên, một vài cần gạt xuống dưới.

– Thế cái máy nầy là cái gì ạ? – Peter hỏi.

– Một máy Equalizer.

– Người ta dùng nó để điều chỉnh độ cao độ thấp và độ trầm của âm thanh, –

Bob giải thích, – một sáng kiến tốt. Nếu Justus có lý và nếu giọng Phantom bị bóp méo, thí người ta có thể dùng loại máy Equalizer để cải thiện chất lượng âm thanh.

– Nghe có vẻ hứa hẹn đấy, – Peter nói.

Tiến sĩ Jones bắt đầu cho máy phát âm của chiếc băng cassette và xoay cho loa to lên. Sau vài giây trôi qua, người ta nghe thật rõ giọng bà O Donnell. Chất lượng của âm thanh quả thật xuất sắc và sau vài lần điều chỉnh những cần gạt các thành phần âm thanh, tiếng phát ra nghe như thể có một bà Bernadette O Donnell thứ hai đang có mặt trong phòng.

– Dora, chúng ta gọi em. Nếu em ở đây, xin hãy lên tiếng!

Căng thẳng, cả ba thám tử chăm chú lắng nghe. Không thấy gì, chỉ có tiếng rầm rì đều đặn quen thuộc của mỗi băng cassette.

– Em đã hai lần liên hệ với chúng ta. Bây giờ chúng ta xin em hãy nói với chúng ta.

Lại im lặng. Rồi một tiếng lầm rầm: Tiếng động của chiếc ôtô đi ngang qua đoạn đường trước nhà. Tiếng gõ của con chim gõ kiến nghe mạnh và to, như thể nó đang ở trong phòng nầy. Ngoài ra không có gì.

Peter đã tin chắc là chẳng nghe thấy gì nữa hết. Thí nghiệm đã thất bại. Và cậu thầm thú nhận với mình rằng, kết quả như thế là rất đúng với ý cậu. Nếu thật sự có một giọng Phantom thì Cậu bất chợt dỏng tai lên. Có cái gì kia! Một âm thanh cao, than vãn, như một hỗn hợp của tiếng khóc và tiếng hát, nó vang ra và rung lên trong không khí. Tiến sĩ Jones vặn cho loa to hơn nữa. Tiếng động kia trầm xuống, rồi trầm hơn nữa, rồi một giọng nói nổi lên.

Giọng nói bị bóp méo như với một chiếc radio có chất lượng tồi, nghe nó dèn dẹt, bị băm nhỏ, khô khan như tiếng sắt cây đập vào nhau, như thế người ta đang chụp một cái xô lên đầu. nhưng dù giọng nói đó bị bóp méo bao nhiêu, người ta mặc dầu vậy vẫn hiểu rõ từng lời. Thông điệp ngắn ngủi, nhưng khiến tất cả những người có mặt đờ ra.

– Tôi ở đây, các bạn thân yêu. Dora ở đây!

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN