Bùa Lỗ Ban - Phần 1
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
1295


Bùa Lỗ Ban


Phần 1


“Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà” là ba việc lớn nhất cuộc đời một người đàn ông. Vì người xưa cố gắng cả đời để xây dựng một căn nhà khang trang, bề thế mà hãnh diện với những người xung quanh, là di sản để lại cho thế hệ sau.
Ngày nay dù quan niệm đã thoáng hơn nhưng ai mà không muốn “an cư lạc nghiệp” nên một ngôi nhà theo ý mình chính là điều mỗi người mong muốn. Có những người làm cả đời chỉ để xây cho mình một ngôi nhà. Có những người cố gắng cày cuốc, chắt chiu, phải phấn đấu rất nhiều mới xây cho mình một căn nhà như ý. Ngôi nhà chính là tài sản quan trọng nhất nên dù giàu hay nghèo cũng cố gắng cất cho mình một căn nhà. Cũng chính bởi vậy khi làm nhà họ thường rất duy tâm chọn hướng, chọn tuổi, chọn năm cất nhà….Bên cạnh bát trạch làm nhà họ còn quan tâm tới phong thuỷ, mọi chi tiết nhỏ nhất cũng được”thầy” xem xét, tính toán kĩ lưỡng.

Mọi người không lạ gì khi ai đó có ý định xây nhà lại phải chuẩn bị kĩ lưỡng về tiền bạc, nhân lực, tư tưởng, và quan trọng nhất là rước thầy về xem. Mỗi ngôi nhà cất xong là niềm hạnh phúc của gia chủ. Tuy nhiên có những ngôi nhà cất lên thì gia chủ lại làm ăn sa sút, thậm chí có nhà mất người, mất của, người nhà ốm yếu liên miên. Họ từng đặt ra câu hỏi tại sao đã mời thầy về xem tuổi, cắm hướng, thậm chí có nhà không được tuổi còn mướn cả tuổi làm nhà mà không tránh được hạn?

Gia đình tôi cũng từng làm nhà, sửa nhà và cũng từng nghe về các vấn đề tương tự. Lúc tôi ngồi nói chuyện với các bác thợ hồ và phát hiện ra một điều rất lý thú nhưng lại khá mơ hồ. Một bác thợ có nói với tôi rằng: làm nhà cho cô chúng tôi sướng, mặc dù việc vẫn phải hoàn thành nhưng không bị quá áp lực. Chúng tôi đi làm cũng là cái nghề chứ không phải ăn xin của ai nhưng nhiều chủ họ ác lắm cô ạ.
Một cậu thợ trẻ tuổi bấy giờ mới nói: nhà nào ác quá, ép thợ nhiều quá thế nào cũng gặp quả báo thôi. Cháu nghe người ta nói có cái bùa yểm đấy, vớ vẩn lại ăn bùa ếm thì vỡ mặt.

Cậu thanh niên vừa nói ấy cũng chỉ ngoài hai mươi tuổi.

Bác thợ hồ đáp: thằng này mới ba tuổi ranh thì biết gì mà nói?
Thằng bé bĩu môi: thôi đi ông già, cháu bé nhưng biết không ít chuyện đâu. Dù gì cả họ cháu cũng làm thợ hồ. Chuyện bùa ếm kia cháu chả nghe từ bé đến giờ rồi.

Tôi ngạc nhiên: bùa ếm ư? Đó là thứ gì? Có nguy hiểm không chú?

Bác thợ hồ đáp: nói nguy hiểm thì cũng nguy hiểm nhưng nói chẳng sao thì cũng không sao. Tôi không thờ thần lỗ ban nên tôi cũng không tìm hiểu về cái loại bùa ấy.

Tôi bấy giờ mới giật mình bởi trước nay tôi biết rất nhiều các vị thần. Trong tư tưởng của tôi thờ phụng như vậy là điềm lành và tâm an chứ không nghĩ tới chuyện thờ thần mà hại người. Tôi hỏi: vậy thần lỗ ban là gì? Chú có biết không? Trước nay cháu nghe người ta nhắc nhiều đến thước lỗ ban.
– Cháu biết nó làm gì không?
Tôi cười: Có phải thước lỗ ban là cây thước được sử dụng đo đạc trong xây dựng Dương Trạch (nhà cửa) và Âm Trạch (mộ phần), trên thước Lỗ Ban có chia kích thước địa lý thông thường và các cung giúp phân định các khoảng tốt hay xấu, giúp người sử dụng biết được kích thước thế nào là đẹp nên sử dụng và kích thước nào là xấu nên tránh.
Cậu thanh niên kia vỗ tay đôm đốp: ấy cha, chị chủ cũng biết sao?

– Uh, nhà chị làm nhà nên chị cũng hỏi thăm nên biết một chút.

– Đúng rồi đấy chị. Nhưng thước lỗ ban là đồ dùng đo đạc của thợ mộc với thợ hồ thôi. Người phát minh ra nó là ông tổ nghề mộc và nghề xây dựng cơ chị. Là ông thần lỗ ban đấy.

Nghe thì có vẻ như cậu thanh niên này am hiểu mấy vấn đề này nên tôi gặng hỏi: thế chuyện bùa ếm kia cũng là do ông tổ nghề xây dựng này nghĩ ra hả em?

Thằng bé phá lên cười: công nhận chị này vui tính.

– Vậy chị đoán đúng rồi chứ gì?
Bác thợ hồ nói: thằng này không biết thì đừng có ăn nói lung tung. Mày không thờ thần cũng đừng phỉ báng nghe không? Cẩn thận nó vạ vào thân cho đấy.
– Thôi! Cháu nói nghiêm túc này. Nhà cháu có một ông làm nghề xây dựng và rất giàu có. Ông ấy mua mảnh đất xây cái nhà thờ to đùng nhưng không phải thờ các cụ mà thờ ông thần lỗ ban. Hồi ở quê cháu thấy lạ nên hay sang chơi và được bà vợ của ông kể cho nghe về thần lỗ ban.
Tôi tò mò: vậy em kể cho chị nghe với, chị muốn biết về ông thần lỗ ban này.
Nó cười vui vẻ đáp: có gì đâu, thì là cái ông phát minh ra thước lỗ ban mà chị nói đó. Lỗ Ban tiên sư là người đã chép lại rất nhiều các loại sách dạy về cách thức xây nhà, làm vật dụng cho nên các thợ xây sau này tôn lên làm ông tổ nghề, trong các bản sách truyền cho hậu thế ngài có chỉ dạy thêm về các bùa chú, trừ tà hay chữa bệnh chính vì lẽ đó nên gọi các bùa chú này là bùa Lỗ Ban vì vậy sau này bất cứ ai làm nghề thợ mộc hay thợ xây cũng biết đến các loại bùa chú này cho nên tự lập thành một hệ Phái Lỗ Ban. Bùa chú Lỗ Ban được người Trung Hoa lưu truyền sang Việt Nam từ rất lâu và những người thợ mộc, thợ xây cũng như các pháp sư, thầy tào cũng sử dụng loại bùa chú này.

– Mà sao ông lỗ ban này lại dạy bùa chú hại người chứ? Như thế chẳng phải làm việc ác ư?

Bác thợ hồ nói: sự tích thì là như thế, còn thực hư ra sao chỉ có người trong nghề mà thờ tổ phụ mới rõ. Ngày xưa trong khi làm nhà thì những người thợ và chủ nhà thường phát sinh những mâu thuẫn vì những người thợ lúc đó có địa vị rất thấp vì vậy chủ nhà không chỉ tiếp đãi họ qua loa sơ sài mà còn cắt giảm tiền công và thậm chí còn đánh , chửi họ. Để bảo vệ cho những lợi ích của mình và trừng trị những người chủ nhà bất nhân thì trong những người thợ đó có những người học theo phép của bùa Lỗ Ban, đã sử dụng bùa Lỗ Ban để ếm căn nhà họ vừa xây dựng, khiến cho chủ nhà suy sụp, thậm chí chết tuyệt nọc cả nhà.

Tôi bấy giờ mới giật mình nhớ tới chuyện ngày tôi ở quê cũng từng nghe người ta nói tới chuyện có thứ bùa gì đó dùng yểm vào nhà nuôi nghề. Tôi hỏi: có phải là cứ 10 căn họ phải yểm một căn không chú?

– Đúng rồi! Mà đó là truyền thuyết thôi.những người thợ biết dùng bùa Lỗ Ban cứ 10 nhà họ phải ếm một nhà để nuôi tổ nghề. Có rất nhiều truyền thuyết trong dân gian nói về việc các người thợ ếm nhà và hậu quả xảy ra vô cùng thảm khốc cho gia chủ.

Cậu thợ xây phá lên cười: chú hôm nay tinh thông lịch sử thế? Nhưng mà cái này là thật đấy, không phải là đùa đâu. Nhà cháu làm cháu biết mà.

– Vậy nhà cậu cũng phải yểm vào nhà mới xây sao? Làm vậy hại người ta thì sao?

– Thường thì người ta yểm nhẹ thôi, kiểu là trong ba năm đầu mất của hoặc gia súc gia cầm chết. Có nhiều kiểu yểm lắm. Tuy nhiên nếu bị thợ thù có khi họ yểm cho chết người luôn ấy.

Lúc nghe cậu ấy nói tôi vốn cũng tiện nghe và tìm hiểu rồi không quan tâm lắm tới câu chuyện về bùa lỗ ban. Tuy nhiên sau này một quen của tôi sau khi xây nhà xong liền bị tai nạn và thiếu chút nữa mất mạng vì cái gọi là bùa lỗ ban tôi mới thấy sợ. Tôi bắt đầu tìm hiểu kĩ hơn về cái thứ bùa ếm và vỡ ra rất nhiều điều bất ngờ xen lẫn sợ hãi về thế giới bùa ngải mang tên Bùa Lỗ Ban.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN