Bức họa chết người
Chương 08 - Phần 02
Bà ấy nói điều đó làm hỏng sáng kiến của chúng. Cô định ở lại đây à? Cô hỏi Tuppence.
– Tôi định đến chợ Basing. Tuppence đáp. Có lẽ cô có thể chỉ cho tôi một khách sạn đẹp yên tĩnh để ở lại?
– Tôi nghĩ cô sẽ hiểu chuyện ấy hơi không được vui. Đó chỉ là một phố chợ. Nó không cung cấp dịch vụ buôn bán xe hơi. Khách sạn Rồng xanh hai sao nhưng đôi khi tôi nghĩ những sao này Trong Bất Kì cách nào cũng không có ý nghĩa gì hết. Tôi nghĩ tốt hơn cô nên đến khách sạn Con Thỏ. Yên tĩnh hơn. Cô còn ở đây lâu không?
– Không, chỉ một hai ngày trong khi tôi đi tham quan miền phụ cận.
– Tôi e, không có chi nhiều để xem. Không có di tích thời cổ đại nào đáng chú ý hay cái gì như thế. Chúng tôi ở một miền thuần túy thôn dã và trồng trọt. Cha cố nói. Nhưng thanh bình, còn phải nói, rất thanh bình. Như cha nói với con, một số hoa rừng lại đáng chú ý.
– A vâng, Tuppence đáp, con đã nghe và con đang lo hái vài mẫu trong những khoảng nghỉ khi thực hiện một ít việc săn bắn dễ chịu.
– Thú vị lắm, cô Bligh nói. Cô có nghĩ chuyện ổn định cuộc sống trong vùng phụ cận này không?
– Nói chung chúng tôi chưa xác quyết rõ ràng ở một miền phụ cận nào. Tuppence nói. Chúng tôi không vội. Trong mười tám tháng nữa ông ấy vẫn chưa về hưu. Nhưng cũng luôn phải kiếm tìm quanh đây. Với tư cách cá nhân, cái điều tôi thích làm là ở lại trong một miền phụ cận bốn năm ngày, kiếm một danh sách những bất động sản nhỏ thích hợp với mình và lái xe đi xem. Từ London xuống một ngày để coi một ngôi nhà đặc biệt rất mệt, tôi hiểu vậy.
– Ô vâng, cô mang theo xe đến đây à?
– Phải, Tuppence nói. Tôi phải đi kiếm một đại diện nhà tại chợ Basing sáng mai. Tôi giả thiết, không có nơi nào ở lại trong làng, phải không?
– Tất nhiên, có nhà bà Copleigh, cô Bligh nói. Mùa hè bà ấy ọi người thuê. Khách mùa hè. Bà ấy chùi dọn đẹp đẽ. Tất cả các phòng. Dĩ nhiên, bà ta chỉ làm giường và bữa sáng và có lẽ một bữa an nhẹ buổi tối. Nhưng cha không nghĩ bà ấy cho nhiều người thuê vào tháng tám hay tháng sáu vào thời kì sớm nhất.
– Có lẽ con có thể đi và tìm hiểu vậy.
– Bà ấy là một phụ nữ có giá nhất đấy. Cha cố nói. Lưỡi bà thích đùa. Bà không bao giờ ngừng nói, không một phút nào.
– Nói nhiều chuyện tầm phào và tán gẫu luôn luôn xảy ra trong những ngôi làng nhỏ này. Cô Bligh nói. Tôi nghĩ sẽ là một ý kiến hay nếu tôi giúp được bà Beresfold. Con có thể dẫn bà ấy đến bà Copleigh và chỉ xem coi có cơ hội không.
– Cô rất tử tế.
– Vậy chúng ta đi, cô Bligh nói nhanh. Chào cha. Còn tìm kiếm sao? Một bài thử nghiệm đáng buồn và quá khó thành công được. Con thật sự nghĩ đó là một đòi hỏi vô lí Nhất.
Tuppence nói lời tạm biệt cha cố và bảo cô sẽ vui lòng giúp ông nếu có thể.
– Con có thể dễ dàng xử dụng một hai giờ khảo sát những bia mộ khác nhau. Tuổi con mắt còn tinh lắm. Có phải cha chỉ đang tìm cái tên Waters?
– Thật sự không. Cha cố đáp. Cha nghĩ, tuổi mới quan trọng. Một đứa trẻ độ chừng bảy tuổi. Một bé gái. Thiếu tá Waters nghĩ rằng có thể vợ ông đổi tên con gái và rất có thể người ta chỉ biết cái tên mới đổi ấy. Khi ông không biết tên con là gì, sự việc càng khó thêm.
– Tới một chừng mức con có thể hiểu, toàn thể sự việc không thể tin được. Cô Bligh nói. Chưa bao giờ cha phải nói rằng cha sẽ làm một việc như thế, thưa cha. Điều đó vô nhân đạo, gợi ý một việc như thế.
– Người bạn khốn khổ dường như rất bối rối. Lịch sử đều buồn, tới chừng nào cha có thể hiểu được. Nhưng cha không giữ con.
Khi được cô Bligh dẫn đi Tuppence nghĩ thầm việc bà Copleigh nổi tiếng nói nhiều không quan trọng, bà khó mà nói nhiều hơn cô Blligh. Một dòng thác thông tin nhanh và độc tài tuôn ra từ môi cô.
Túp lều của bà Copleigh chứng tỏ là một nơi ở thú vị có nhiều phòng xây lưng khỏi đường làng với phía trước một vườn hoa xinh xắn, một bậc cửa sơn trắng và một tay nắm bằng đồng đánh bóng. Hình như đối với Tuppence bà Copleigh giống như một nhân vật với vẻ đáng nể bước ra từ những trang truyện của Dicken. Bà ta rất nhỏ nhắn và rất tròn, vì vậy bà ta lăn về phía bạn trông giống như một trái banh cao su. Cặp mắt bà ta sáng lấp lánh, mái tóc vàng hoe cuốn thành những lọn xúc xích trên đỉnh đầu và một vẻ mạnh mẽ lạ thường. Sau khi trình diễn một chút nghi ngờ đế bắt đầu với – ‘tôi không thường trực. Cô biết mà. Không. Chồng tôi và tôi nói” khách mùa hè, đó là khác.” Ngày nay mọi người đều làm thế nếu họ có thể làm. Và phải làm, tôi tin chắc. Nhưng tháng này trong năm, chúng tôi không có nhiều khách. Không cho đến tháng sáu. Tuy nhiên, nếu chỉ ở vài ngày và quý bà không ngại điều kiện ở hơi thô , thì có lẽ –
’Tuppence nói cô không ngại đồ đạc thô sơ và bà Copleigh, đã quan sát cô kĩ lưỡng, không ngừng tiếng róc rách của dòng suối đối thoại, bảo có lẽ quý bà sẽ vui lòng lên xem phòng, và rồi đồ đạc sẽ được sắp xếp.
Ngay lúc đó cô Bligh tự xé rào với ít tiếc nuối bởi vì cô không có khả năng rút thêm nhiều thông tin cần thiết từ Tuppence mà cô cần. Như là bà đến từ đâu, chồng bà làm gì, bà mấy tuổi, bà có con chưa và những vấn đề đáng quan tâm khác. Nhưng rõ ràng cô có một cuộc họp cô sắp chủ tọa và thật kinh khủng đánh liều để ột kẻ khác nắm lấy địa vị đáng thèm khát đó.
– Cô hoàn toàn ổn với bà Copleigh rồi, cô bảo đảm với Tuppence. Bà ấy sẽ săn sóc cô, tôi tin thế. Nào còn xe hơi của bà đâu?
– Ô, tôi sẽ tìm nó ngay. Tupppnce đáp. Bà Copleigh sẽ nói cho tôi biết chỗ đậu. Thật sự tôi có thể để xe bên ngoài và đây không phải là con đường hẹp, phải thế không?
– Chồng tôi có thể giúp cô việc đó tốt hơn. Ông ấy sẽ đậu xe trong cánh đồng cho cô. Chỉ vòng quanh con đường hẹp phía bên này thôi, và rồi sẽ hoàn toàn ổn. Có một cái kho để hàng ông có thể đưa xe vào đó.
Trên cơ sở đó mọi việc được xếp đặt tử tế và cô Bligh vội vàng đến chỗ hẹn. Vấn đề bữa ăn tối sau đó được đặt ra.
– Chúng tôi không có gì khi quý bà đến, bà Copleigh nói, nhưng nếu bà hài lòng với hai quả trứng một khoanh mỏng thịt nạc và có thể ít bánh mì với jambông ở nhà làm
– Tuppence đáp điều đó thật tuyệt. Phòng cô nhỏ nhưng vui mắt dễ chịu với giấy dán tường hoa hồng và một giường ngủ tiện nghi và một làn không khí chung thì sạch sẽ không vết nhơ.
– Vâng, đó là loại giấy dán tường đẹp, thưa cô. Bà Copleigh nói, người dường như đồng ý với tình trạng đơn chiếc của Tuppence. Chúng tôi chọn loại giấy đó để cho bất cứ cặp vợ chồng mới cưới nào đến đây vào tuần trăng mật. Lãng mạn, nếu bà hiểu điều tôi nói.
Tuppence đồng ý sự lãng mạn là điều rất đáng mơ ứơc trong cuộc sống.
– Ngày nay người ta không kiếm được nhiều để tiêu, những cặp mới lấy nhau ấy. Không phải là điều họ quen. Hầu hết những người cô biết đấy đang tiết kiệm tiền mua nhà hay làm giảm bớt những món phải trả. Hay họ bắt đầu mua sắm một số đồ đạc trong khi mua trả góp và điều này làm họ không còn tiền ột tuần trăng mật sang trọng hay cái gì như thế. Khỏi phải nói, đa số người trẻ ấy đều thận trọng. Họ không cố thử hết tiền của họ.
Bà ta rổn rảng xuống lầu và bà ta còn nói nhanh lúc đi, Tuppence nằm xuống giường và ngủ một nửa giờ sau một ngày mệt mỏi. Tuy nhiên, hy vọng lớn lao cô nhằm vào bà Copleigh, cảm thấy một lần được nghỉ ngơi đầy đủ, cô sẽ có khả năng dẫn cuộc nói chuyện đến những đề mục có thể gặt hái được thành công. Tin chắc mình sẽ lắng nghe, tất cả mọi chuyện về ngôi nhà bên con kênh, ai đã sống ở đó, trong vùng phụ cận kẻ nào từng nổi tiếng là ma quỷ hay thiên thần, ở đó có vụ tai tiếng nào và những đề mục tương tự. Khi được giới thiệu với ông Copleigh cô càng được thuyết phục về điều này hơn bao giờ, một người đàn ông mở miệng vừa đủ. Cuộc đối thoại của ông gồm những tiếng hự đáng yêu, thường mang ý nghĩa một sự xác định. Đôi khi một sự bất đồng, trong một âm giọng câm hơn.
Tới một chừng mức Tuppence có thể hiểu được ông ta hài lòng để vợ nói. Ông ta hầu như tách rời sự chú ý của mình, phần lớn thời gian bận rộn cho ngày kế tiếp có vẻ là phiên chợ.
Cho đến tận lúc Tuppence không có gì tốt hơn để có thể đưa ra liên hệ. Nó có thể được phân biệt bởi một câu châm ngôn – ‘anh muốn thông tin, anh đã có’. Bà Copleigh là một vô tuyến điện hay là một cái ti vi. Bà chỉ cần bấm nút là những lời lẽ tuôn ra kèm theo những cử chỉ và nhiều biểu lộ bằng nét mặt. Không chỉ con người bà như trái banh hơi của đứa trẻ, khuôn mặt bà cũng làm bằng cục tẩy cao su. Những con người khác nhau đang được bà nói đến hầu như sống động trong tranh biếm họa trước mắt Tuppence.
Tuppence ăn thịt heo nguội và trứng và vài khoanh bánh mì dày phết bơ và ca ngợi món mứt quả mâm xôi ở nhà làm, món sở thích của cô, cô thành thật loan báo, và nhanh chóng hấp thu tốt nhất dòng suối thông tin để có thể ghi vào sổ tay sau này. Toàn cảnh quá khứ của miền này dường như giăng ra trước mặt cô.
Không có diễn tiến theo thứ tự nào xuất hiện điều đó làm cho sự việc khó khăn. Bà Copleigh nhảy từ mười lăm năm đến cách đây hai năm đến tháng qua, rồi trở lại một điểm nào đó từ số hai mươi. Tất cả điều này sẽ được phân loại nhiều. Tuppence tự hỏi cuối cùng mình có gặt hái được gì không.
Nút đầu tiên bà ấn không cho cô kết quả gì. Đó là sự nhắc nhở đến bà Lancaster.
– Tôi nghĩ bà ấy đến từ đâu đó, Tuppence nói, chấp nhận nhiều nét mơ hồ thể hiện qua giọng nói của mình. Bà ấy có một bức tranh – một bức tranh được vẽ rất đẹp do một hoạ sĩ tôi tin đã từng xuống đây.
– Bà nói ai thế?
– Bà Lancaster.
– Không, tôi không nhớ bất cứ bà Lancaster nào trong những vùng này. Lancaster. Lancaster. Một người quý tộc bị một tai nạn xe hơi, tôi nhớ. Không, đó là tôi đang nghĩ đến chiếc xe hơi. Đó là một chiếc Lancaster. Không phải bà Lancaster. Cũng sẽ không phải cô Bolton, phải không? Tôi nghĩ bây giờ cô ta khoảng bảy mươi tuổi. Có thể cô đã cưới ông Lancaster. Cô ấy đi xa và du lịch ra ngoại quốc rồi và tôi có nghe cô ta cưới người khác.
– Bức tranh bà ấy tặng dì tôi do ông Boscobel vẽ – tôi nghĩ đó là cái tên, Tuppennce nói. Món mứt thật tuyệt.
– Giống như hầu hết mọi người đều làm, tôi không cho táo vào. Mọi người nói như thế làm mứt đông hơn, nhưng khiến mùi hương không còn.
– Phải, tôi hoàn toàn đồng ý với bà. Nó mất hương vị.
– Hồi này cô nói ai? Nó bắt đầu bằng chứ B nhưng tôi chưa hoàn toàn nắm bắt được.
– Boscobel, tôi nghĩ thế.
– Ô, tôi nhớ ông Boscowan rất rõ. Nào hãy coi lại. Chắc phải là – ông ta xuống đây cách đây ít nhất cũng mười lăm năm. Ông ta đến liên tục trong nhiều năm . Ông yêu thích chỗ này. Thực tế có thuê một túp lều. Đó là một trong những túp lều của Nông phu Hart, cái nhà ông ta giữ lại cho người làm thuê. Nhưng họ xây một ngôi nhà mới. Nhà hội đồng ấy. Bốn nhà tranh đặc biệt dành cho người làm thuê.
– Ông B là nghệ sĩ bình thường, bà Copleigh nói. Ông thường mặc cái áo choàng không tin được. Loại vải nhung hay vải to sợi dày có sọc. Trong khủy tay áo có nhiều lỗ rách và ông mặc áo sơ mi màu xanh lục hay màu vàng. Ông ấy hả, rất thú vị.Tôi thích tranh ông ta. Một năm ông ấy có triển lãm. Thời gian khoảng gần lễ Giáng sinh. Không, dĩ nhiên không, phải là vào hè cơ. Mùa đông ông ấy không ở đây. Phải, rất đẹp. Nếu cô hiểu điều tôi nói, không có gì gợi hứng cả. Chỉ có một căn nhà với hai cái cây và hai con bò cái nhìn qua hàng rào. Nhưng tất cả đều dễ chịu yên tĩnh và những màu sắc đều đẹp. Không giống như một số bạn trẻ ngày hôm nay.
– Bà có nhiều nghệ sĩ xuống đây không?
– Thật sự thì không. Ô không, đừng nói đến chuyện đó. Một hai qúy bà đến đây vào mùa hè và thỉnh thoảng làm vài bức phác thảo, nhưng tôi không nghĩ nhiều về họ. Cách đây một năm tôi có một người bạn trẻ, tự xưng là một nghệ sĩ. Không đẽo gọt thích đáng. Tôi không thể nói tôi thích tranh anh ta nhiều. Dù sao tất cả những màu sắc đều cuốn xoáy mơ hồ. Cô không thể nhận thức được một chút gì. Hơn nữa anh ta bán nhiều tranh. Nhắc cô, là chúng không rẻ.
– Chắc phải năm pound. Lần đầu tiên ông Copleigh thình lình xen vào cuộc đối thoại khiến Tuppence nhảy nhổm.
– Cái chồng tôi nghĩ là, bà Copleigh lấy lại vị trí của mình như để lí giải giùm cho chồng. Ông ấy nghĩ không có tranh nào quá năm pound. Sơn dầu không đắt như vậy. Đó là những gì ông muốn nói, phải không, George?
– A. George trả lời.
– Ông Boscobwan sơn một căn nhà bên một cây cầu nhỏ có mái hình cung và con kênh – Waterside hay Watermead, nó được gọi thế nào? Hôm nay tôi đến hướng đó.
– Cô đi dọc theo con đường đó sao? Nó không phải là con lộ, phải không nào? Rất hẹp. Ngôi nhà đơn độc, tôi luôn nghĩ thế. Quá hiu quạnh. Ông có nghĩ thế không, George?
George tạo một âm thanh diễn tả sự bất đồng yếu ớt và có thể khinh bỉ sự nhát gan của phụ nữ.
– Đó là nơi Alice Perry sống mà.
Tuppence đành bỏ qua sự tìm kiếm tin tức ông Boscowan để tán thành với ý kiến về gia đình Perry. Cô nhận thấy rằng, điều này tốt hơn là đi theo bà Copleigh người luôn nhảy từ vấn đề này sang vấn đế khác.
– Họ là một đôi kì dị.
George làm một âm thanh đồng ý.
– Họ giữ bí mật cho nhau. Như cô nói, không hoà trộn lẫn nhau. Cô ta đi quanh trông giống như không có gì trên đời này, Alice Perry đấy.
– Điên. Ông Copleigh nhận xét.
– Tôi không biết tôi có nói thế không. Bà ấy thì trông có vẻ điên rồi. Tóc bay tung. Hầu hết thời gian bà ấy mặc áo choàng đàn ông mang ủng cao su lớn. Bà nói những chuyện kì quặc và nhiều khi không trả lời cô khi cô hỏi bà một câu. Nhưng tôi không bảo bà ấy điên. Kì quặc, chỉ thế thôi.
– Mọi người có thích bà ta không?
– Hầu như không ai biết bà, mặc dù họ đã ở đây nhiều năm. Có đủ loại chuyện kể về bà ta nhưng rồi thì, đó luôn là những câu chuyện kể.
– Loại chuyện nào?
Những câu hỏi trực tiếp không bao giờ khién bà Copleigh lưỡng lự, người chào đón họ như một kẻ vì quá háo hức không thể đáp lại.
– Người ta nói, gọi những hồn ma ban đêm. Ngồi quanh một bàn tròn. Và những câu chuyện về những ngọn đèn di chuyển xung quanh toà nhà buổi tối. Họ nói, cô ấy đọc nhiều sách trinh thám. Trong sách nhiều sự kiện được vẽ ra – những ngôi sao, những vòng tròn. Nếu cô hỏi tôi, thì đó là Amos Perry là một người không hoàn toàn ổn định.
– Ông ta chỉ chấc phác thôi. Ông Copleigh dễ dãi nói.
– Có thể về điều đó ông có lí. Nhưng một lần có một câu chuyện kể về ông ta. Thích làm vườn, nhưng không nhiều.
– Dầu vậy đó chỉ là nửa căn nhà thôi, phải không? Tuppence nói. Bà Perry mời tôi vào rất tử tể.
– Bà ấy làm thế à? Thật sao? Tôi không biết tôi có thích vô cái nhà ấy không nữa. Bà Copleigh nói.
– Phần nhà của họ thì ổn rồi. Ông Copleigh đáp.
– Còn phần kia có ổn không? Tuppence nói. Mặt tiền ngó ra con kênh ấy.
– Hừm, thường có nhiều câu chuyện về nó đấy. Tất nhiên, trong nhiều năm không ai ở đó. Người ta bảo có nhiều chuyện kì dị về nó. Nhiều câu chuyện được kể lại. Nhưng khi cô đến đó, không có câu chuyện nào trong kí ức người ở đây. Cách đây lâu lắm rồi, khỏi phải nói. Nó được xây dựng cách đây trên một trăm năm. Người ta kể đầu tiên có một công nương tuyệt đẹp đến giữ chỗ đó, một trong những người qúy tộc tại triều đình xây cho cô.
– Triều đại Victoria? Tuppence hỏi với sự chú ý.
– Tôi không nghĩ thuộc triều đại của bà. Bà Hoàng già là một người đặc biệt. Không, tôi nói là triều đại trước cơ. Một trong những người thuộc triều đình vua George. Vị qúy tộc này thường xuống đây thăm công nương còn những câu chuyện thì tiếp tục như là họ cãi nhau và ông ta một đêm đã cắt cổ cô.
– Kinh khủng quá! Họ treo cổ ông ta sao? Tuppence nói.
– Không. Ô không, không có chi. Chuyện kể là, ông ta phải tẩy cái xác và xây tường bít lại phía trong lò sưởi.
– Chôn cô ấy trong lò sưởi!
– Người ta kể theo một số cách, người ta bảo cô ấy là một nứ tu và cô đã chạy trốn khỏi tu viện đó là lí do tại sao cô ấy bị xây tường bít lại. Người ta thường làm thế ở các tu viện.
– Nhưng không phải những nữ tu sĩ xây tường bít cô ta lại.
– Không, không. Chính ông ta làm. Người tình của cô, cái kẻ đã tóm cổ cô. Ông ta xây gạch quanh lò sưởi, đóng đinh một tấm sắt lớn trên lò. Dù thế nào thì, không bao giờ trông thấy cô nữa, linh hồn khốn khổ, đi dạo quanh trong những bộ đồ dài đẹp nhất. Tất nhiên, một số người bảo rằng cô đi xa với ông ta. Ra đi sống tại thành phố hay trở về một nơi nào khác. Người ta thường nghe những tiếng động và trông thấy những ánh đèn trong nhà, khi đêm xuống nhiều người không dám đến gần.
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!