Bụi Hồng Trần - Phần 28
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
2644


Bụi Hồng Trần


Phần 28


Mẹ Lan khóc một lúc được ba an ủi thì cũng nín, không hiểu sao nhìn ba mẹ bỗng dưng tôi lại thấy may mắn. Kể cả giờ nhà tôi có sa cơ, có khuynh gia bại sản thì vẫn còn đây ba, còn đây mẹ. Tôi có một người mẹ hiền lành, tử tế, một người ba đàng hoàng, chín chắn thì kể cả có trắng tay ra đi khỏi cái địa ngục đó thì tôi vẫn ngẩng cao đầu.
Ít nhất lúc này tôi có thể tự tin mà nói, tôi hơn Tùng rất nhiều. Tôi kém anh ta về tiền bạc, quyền thế nhưng hơn anh ta ở nhân cách, lòng tự trọng, hơn anh ta khi có một gia đình yêu thương tôn trọng lẫn nhau. Nghèo về vật chất còn lâu mới sợ bằng nghèo về nhân cách. Nghĩ vậy tôi cũng thấy an ủi đôi phần.

– Mai, qua Tết nhà mình phải dọn đi rồi, giờ con cũng ra khỏi cái nhà đó, mọi chuyện phía trước có lẽ rất khó khăn. Liệu con có chịu được không?

Tiếng ba Phong cất lên kéo tôi về thực tại, tôi lắc đầu đáp:

– Con chỉ sợ ba mẹ vất vả thôi, chứ từ nhỏ con sống với ba Hiếu mẹ Thuận cũng đâu phải tiểu thư gì đâu ba.
– Ba mẹ cũng không sợ, hồi trước nghèo đến mức phải đem con cho người ta nuôi hộ thì có khó khăn gì ba mẹ chưa nếm chứ? Công ty giờ ngân hàng siết rồi, cũng may cái nhà người ta còn cho đón qua cái Tết mới lấy, nói thực giờ ba cũng chưa biết phải làm thế nào. Vì chuyện con bỏ thằng Tùng bất ngờ quá, mấy ngày trước ba mẹ bàn với nhau định xin đi làm thuê làm mướn gì đó, giờ con lại thế này…ba chưa nghĩ ra phải làm thế nào cho phải. Con có cao kiến gì không, mà thẻ hôm trước con đưa ba chưa đụng đến.

Tôi đứng ngẫm nghĩ một hồi lâu rồi đáp:

– Bây giờ thế này, dù sao công ty cũng không còn, nhà cũng không còn thì ba mẹ lên Hà Nội cùng con. Nhà mình ba người sống nương tựa vào nhau, trên Hà Nội thì cơ hội tìm việc của con cũng dễ. Rồi ba con mình nghiên cứu để xem lập nghiệp lại thế nào, nhưng tạm thời cứ là cả nhà lên Hà Nội đã…con xin tạm vào một công ty nào đó làm, ba mẹ ở nhà nghỉ ngơi một thời gian rồi tính. Con nghĩ kỹ rồi, giờ ba mẹ có mỗi mình con, lại mới xảy ra những chuyện không hay thì đến một vùng đất mới lập nghiệp có lẽ sẽ tốt hơn. Con không giỏi giang gì, nhưng nhất định con không để ba mẹ chết đói.

Nghe tôi nói vậy mẹ tôi phì cười nói:

– Con gái hấp, ba mẹ cũng đi làm, chứ ở nhà ngồi một chỗ trên thủ đô chán lắm. Thời nay làm sao có chuyện chết đói được chứ.
– Thì con cứ nói vậy, vực dậy tinh thần cho ba mẹ.

Ba tôi khẽ kéo tôi với mẹ vào ôm chặt nói:

– Thấy con lạc quan thế này là ba vui rồi. Thực ra…ba không sợ nghèo, ba chỉ sợ con gái ba khổ. Con biết không, trong lòng ba luôn thấy áy náy với con, cứ nghĩ đến việc con còn đỏ hỏn đã đem cho người ta nuôi mà ba lại thương vô cùng, đến khi đón con về, nhìn thấy huyết thống của mình chảy trong người con ba lại càng day dứt ân hận. Vậy nên, con đối với ba mẹ không phải là vàng, là ngọc mà là sinh mệnh của ba mẹ. Nên con phải nhớ một điều, dù cho ba mẹ có hy sinh tất cả cũng sẽ bảo vệ con. Giờ không cho con được tiền bạc, không cho con được cuộc sống sung túc thì ba mẹ cũng bên cạnh làm chỗ dựa cho con. Mình nghèo không sao con ạ, mình chỉ cần vui vẻ, lạc quan, sống đường hoàng là được.

Tôi nghe xong mà sống mũi cay xè, phải rồi, nơi bình yên nhất là nhà. Có câu hát ở đâu văng vẳng vọng lên “Chẳng cần giàu sang gấm hoa, chẳng cần đẹp xinh thướt tha, chỉ cần sớm xuân bình minh được nhìn thấy mẹ thấy cha.”. Tự dưng tôi thấy bóng dáng gia đình mình trong lời bài hát đó.
Mẹ Lan lúc này cũng không còn buồn nữa, kéo tôi xuống bếp để nấu cơm tất niên. Ba Phong thấy vậy thì đóng cửa nhà rồi cũng đi xuống phụ mẹ con tôi nấu.
Dưới căn bếp to lớn, tôi chẳng cảm thấy trống trải mà thấy áp áp vô cùng. Ba người nhà tôi cứ cười nói vui vẻ, rồi lại an ủi động viên nhau trong tiết thời xuân lạnh giá.
Lúc nấu cơm xong, bất chợt tôi có điện thoại, là Tùng. Vốn dĩ định không nghe, nhưng rồi tôi vẫn nhấn nút xanh để xem anh ta nói gì. Vừa nghe thấy tôi alo, anh ta đã nói:

– Mai à, về xin lỗi mẹ đi em, em giận anh, hận anh thế nào cũng được nhưng Tết rồi em đừng bỏ đi như vậy. Về đi, về xin lỗi mẹ chắc chắn mẹ sẽ tha cho.

Cái chết tiệt gì vậy? Anh ta với mẹ anh ta chung dòng máu ảo tưởng sức mạnh hay sao? Tôi nghe xong mà không kìm được cười lớn:

– Ha ha ha ha! Xin lỗi mẹ, mẹ tha cho sao?
– Đúng vậy, mẹ không phải người giận dai đâu, em chỉ cần chân thành xin lỗi mẹ là được.
– Thằng điên! Não mày rốt cuộc làm bằng gì vậy? Trần đời tao chưa gặp một thằng đàn ông nào như mày. Hình như mày đang không nhận thức được vấn đề hả? Khi tao đã xách valy ra khỏi nhà mày, tức là tao sẽ không bao giờ quay lại! Hiểu chưa?
– Mai à…
– Mai cái con mẹ mày, nhà mày đến đây quỳ xuống cầu xin tao quay về tao cũng phỉ nhổ cho mấy bãi nước bọt, còn đòi tao xin con mẹ điên khùng của mày tha thứ sao!
– Em đừng có quá đáng như vậy.
– Bà mày thích! Cút

Nói rồi, không đợi anh ta đáp lại tôi liền tắt máy chặn số, mẹ kiếp nhà nó, một nhà rặt toàn lũ không ra gì, đúng là gia môn bất hạnh.
Ba tôi đứng cạnh liền nói:

– Cái thằng Tùng này sao giống y hệt thằng cha nó. Lăng nhăng, hèn nhát, còn ăn tạp.
– Vâng, đúng là gặp anh ta coi như dẫm phải cứt cả đoạn đường ba ạ.
– Thế ném dép đi thay đôi mới thôi con.

Tôi thấy ba đáp lại như vậy thì không kìm được cười khúc khích, eo ơi giờ càng ngày càng nhận ra ba mẹ tôi đáng yêu kinh khủng.
Nấu xong cơm tất niên tôi với ba mang lên tầng thắp hương còn mẹ thì dọn dẹp bên dưới sau đó dọn ra ăn. Tuy biết ba mẹ vẫn còn buồn lắm, nhưng mà trong bữa ăn tôi vẫn thấy nhẹ lòng. Thà đau một lần rồi thôi, còn hơn cứ âm ỉ mãi. Người như Tùng, gia đình như nhà anh ta thoát được khỏi là may mắn chứ có gì phải phiền lòng.
Ăn cơm xong, tôi liền đi tắm, bất chợt mới nhớ ra hôm nay hẹn Kiệt đi xem bắn pháo hoa. Thấy tiếng ba mẹ rì rầm dưới nhà tôi chợt cảm thấy hơi tội lỗi với Kiệt, trong một giây phút không kìm chế được tôi nhắn như vậy mà không nghĩ đến tối sẽ cùng ba mẹ đón giao thừa.
Tôi liền lấy máy gọi cho anh ta, đầu dây bên kia bắt máy rất nhanh:

– Alo.
– Anh Kiệt, em Mai đây.
– Tôi biết.
– Buổi trưa em có nhắn tin cho anh, nhưng mà em xin lỗi nha…chắc em không đi được đâu.
– Cô làm gì cứ làm, muộn mấy tôi cũng đợi được, tôi chờ cô ở sân vận động
– Nhưng…
Chưa kịp đợi tôi nói hết, anh ta đã tắt máy. Tôi chẳng còn cách nào khác đành nhắn tin cho anh ta

“ Anh Kiệt, vậy đón giao thừa với ba mẹ xong em ra nhé.”

Kiệt liền nhắn lại gọn lỏn

“Ok”

Tôi đọc xong tự dưng thấy buồn cười, tôi với Kiệt chẳng mấy khi nói chuyện chỉ đơn giản là anh trai của bạn và bạn của em gái mà chỉ vì đêm canh nối bánh chưng cùng nhau tự dưng giờ lại rủ nhau đón giao thừa. Thực ra tôi biết Kiệt có nhiều điều khó nói, cái cách anh ta nói về gia đình khiến tôi cảm nhận được hình như anh ta rất cô đơn. Vẻ bề ngoại lạnh lùng ít nói càng làm tôi nhận rõ điều đó. Có lẽ giữa hai con người cô đơn sẽ có một sợi dây kéo sát lại…
Tắm xong tôi đi xuống dưới nhà, mẹ Lan đang nằm lên đùi ba Phong nói về chuyện qua Tết thuê xe chuyển đồ lên Hà Nôi. Tôi xuống bỏ mấy hạt bí trong tủ ra vừa cắn vừa hỏi chuyện ba mẹ. Không khí Tết mỗi lúc một gần, ngoài trời tiếng nhạc xuân cất lên khắp các loa đài. Tôi nghĩ đến một năm qua, nghĩ đến người chồng tôi hy sinh hết lòng hết dạ, nghĩ đến nỗi tủi nhục khi bị chính em gái nuôi và chồng phản bội còn bị gia đình chồng sỉ nhục đột nhiên lại thấy xót xa. Cứ tự nhủ mình không được buồn, nhưng đúng là rất khó, ban nãy còn thấy vui vẻ, giờ lại đau đớn ngay được. Sống mũi tôi cay xè, càng nghĩ lại càng tự thương chính mình.
Thế nhưng tôi nào dám khóc, nhìn ra ngoài trời mưa xuân lất phất lại nhìn ba mẹ mà gắng gượng cười. Nhưng mà…quả thực làm gì còn chuyện đau đớn hơn khi ba mươi Tết bắt gặp thêm lần nữa chuyện đời bại của Tùng và con My.

– Mai, tý đón giao thừa xong, đi chùa cùng ba mẹ nhé xong về ngủ.

Tôi đang vẩn vơ suy nghĩ nghe mẹ Lan xong hơi hoảng, nhưng nhìn ánh mắt của mẹ tôi không dám từ chối mà chỉ đành gật đầu. Bình thường, cứ mỗi dip đầu năm cả nhà tôi đều đi chùa cầu an, năm nay lại nhiều biến cố xảy ra nên tôi nghĩ mẹ càng muốn tâm được thanh thản.
Tôi ngồi nói chuyện, cứ nghĩ đến Kiệt mà tâm trạng như trên mây trên gió. Khi gần đến giao thừa, tôi liền chạy lên phòng, trang điểm cho xinh xắn rồi gọi cho Kiệt, thế nhưng anh ta không nghe máy.
Đến khi bước xuống dưới, đồng hồ cũng điểm đến giao thừa, bên ngoài có tiếng pháo nổ giòn tan ba mẹ tôi kéo tôi lại, còn lì xì cho hai phong bao đỏ chói. Tuy nhà chẳng còn gì, nhưng tôi vẫn vui lắm, mừng tuổi lại cho ba mẹ rồi chúc cho cả nhà một năm mới an khang. Ba Phong mở ly rượu vang, rót ra ba cái ly cùng nhau cạn chén sau đó mới đóng cửa bắt taxi đi chùa.
Bên ngoài mưa không to, nhưng dày hạt lất phất, tôi ngồi trên taxi nhìn qua ô cửa kính trong lòng vẫn đang nghĩ về Kiệt. Không biết giờ này anh ta ở đâu, ban nãy tôi có nhắn tin sẽ đến muộn mà vẫn chẳng thấy anh ta trả lời, không hiểu sao tôi lại có một linh cảm rằng anh ta sẽ không chờ tôi nữa.
Chùa cách nhà tôi chỉ hơn 2km, cả nhà tôi vào thắp hương, dâng ít hoa quả xong thì về. Có lẽ ba mẹ tôi cũng ngại gặp người quen, nên không ở lại muộn. Về đến nhà đã là 00h50, đợi ba mẹ lên phòng đi ngủ, tôi mới nhẹ nhàng lò dò bước ra ngoài, rồi lấy điện thoạivừa gọi cho Kiệt vừa chạy thẳng ra sân vận động. Thế nhưng Kiệt vẫn không nghe máy, trời vẫn đang mưa, tôi kéo mũ lên trùm kìn đầu rồi lách qua cổng bước vào.
Giờ này người ta đổ lên phố, chỉ có tôi chạy ra đây, xung quanh không bóng người, chỉ có ánh đèn đường chiếu lên bóng tôi đổ dài xuống đất.
Hình như Kiệt về rồi, tôi đưa mắt đảo quanh mà vẫn không thấy anh ta đâu. Phải rồi, giờ gần 1 giờ, làm gì có ai dở hơi còn đứng giữa trời mưa này mà chờ tôi cơ chứ. Nghĩ vậy, nhưng tôi vẫn không dám quay về mà đứng thêm một lúc, đến khi được mười phút, không còn kiên nhẫn tôi đành lững thững ra về trong sự thất vọng tràn trề
Khi tôi vừa xoay người lại, bất chợt thấy Kiệt đang đứng ngay trước mặt. Không hiểu anh ta từ đâu chui ra, nhưng lúc này tôi không quan tâm điều đó mà vội hỏi:

– Kiệt, anh chờ em lâu chưa?

Kiệt nhìn tôi, bấy giờ tôi mới phát hiện ra, tóc anh ta ướt nhẹp, bộ quần áo cũng loang lổ vệt mưa. Thế mà anh ta vẫn lắc đầu nói:

– Không lâu lắm.
– Em…xin lỗi,

Anh ta thấy tôi nói vậy thì không đáp lại, khiến tôi tự dưng bị quê, lại thêm phần áy náy.
Tôi nhìn lên bầu trời đen kịt cười gượng gạo:

– Giờ này hết pháo hoa mất rồi…
– Cô ban nãy có được ngắm pháo hoa không?
– Em chỉ nhìn được có một tý thôi rồi đi chùa luôn.
– Đi theo tôi.

Kiệt nói rồi bước đi, tôi cũng lẽo đẽo theo sau. Bất chợt lúc này tôi mới thấy mình gan thật nha. Thân gái thấy trai rủ rê mà cũng đi theo, xung quanh thì vừa vắng vừa tối thui. Tôi thật là dại quá mà.

– Đêm hôm khuya khoắt thế này cô đi theo tôi không sợ à?

Ùa ôi cái tên này, hình như đi guốc trong bụng tôi, nhưng mà anh ta vừa đẹp trai, lại còn làm công an, có điên đâu mà phá huỷ sự nghiệp vì một con đàn bà đã qua một đời chồng như tôi chứ. Nghĩ vậy tôi cười hì hì đáp:

– Em không.

Anh ta không nói gì nữa, đi về đến góc cuối sân bất chợt cúi xuống kéo một miếng bạt che ra ngoài rồi châm lửa. Tôi còn chưa hiểu chuyện gì xảy ra đã thấy trước mặt mình một cây pháo bông vụt sáng, từng tia lửa lốm đốm bay lên khoảng không phía trước, nhưng bất ngờ hơn chẳng biết bằng cách nào mà khi cây pháo bông trước vừa tắt, thì cây sau lại loé lên, cứ như vậy cho đến khi cây cuối cùng cháy hết tôi mới phát hiện ra đám pháo bông vừa rồi vừa vặn xếp thành chữ MAI. Đến khi kết thúc, tôi vẫn chưa hết sửng sốt, xen lẫn sự nuối tiếc. Những tia lửa khi nãy còn đẹp hơn, sáng hơn cả đám pháo hoa giao thừa khu phố tôi bắn.
Tôi nhìn sang Kiệt, không hiểu sao lại xúc động nghẹn ngào mãi mới thốt lên:

– Anh…chuẩn bị cái này à?
– Ừ. Rảnh quá nên làm thử chơi.

Trời ơi cái tên này, vừa cho tôi lên thiên đường, giờ đã dập phát xuống mặt đấy. Nhưng tôi không thèm chấp, bởi dù sao đi chăng nữa, ít nhất tôi cũng cảm thấy được an ủi rất nhiều.

– Anh Kiệt, cảm ơn anh.
– Sao phải cảm ơn, tôi chẳng biết xếp gì cho đẹp, nên xếp tên cô coi như cảm ơn cô đã đứng đây cùng tôi.

Tôi liếc nhìn anh ta, chợt thấy trong đáy mắt nỗi cô đơn rất nhiều. Lúc này tôi mới nhận ra hình như chưa bao giờ để ý đến chuyện của Kiệt. Chỉ có mình anh ta hỏi han, an ủi bên tôi, còn tôi vô tâm đến mức chưa mở miệng hỏi anh ta lấy một lời. Nghĩ vậy tôi liền hỏi:

– Anh Kiệt, sao Tết anh không về nhà mà lại lang thang ở đây?

Anh ta quay lại nhìn tôi rồi đáp:

– Tôi…không có nhà.
– Chẳng phải anh với cái An là anh em sao, tối qua nó vẫn nhắn tin cho em nó ở nhà mà.
– Ừm.
– Sao vậy? Anh không muốn nói với em à? Em không nói linh tinh với ai đâu, em hứa đấy.

Thế nhưng Kiệt chưa kịp đáp lời, bất chợt có tiếng quát phía sau:

– Anh chị làm gì ở đây?

Yêu thích: 4.2 / 5 từ (6 thả tim)
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN