Cẩm Tú Kỳ Bào - Chương 16: Tang cũ
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
164


Cẩm Tú Kỳ Bào


Chương 16: Tang cũ


Làm cho tới khi con trai lấy vợ, sinh cháu, vẫn làm.

Làm cho tới khi con trai chết trẻ, con dâu cũng chết, cháu nội lớn lên, vẫn làm.

Bà những tưởng ông sẽ làm kỳ bào cho tới khi chết, bà chấp nhận ở bên cạnh một người sống mà như đã chết đó, cũng không sao. Nhưng mà cuối cùng ông vẫn cứ ra đi, ra đi mà không để lại một dòng chữ, một câu dặn dò nào cả…

Sau khi từ cửa hàng của Đường Triêu ra về, trong đầu tôi toàn là những hình ảnh trong giấc mộng mới rồi, thậm chí còn dự cảm ông nội đã không còn trên thế gian này nữa. Nhưng mà… áp lực nặng nề trong tim khiến tôi không sao thở nổi, nên không dám nghĩ tiếp nữa.

Tâm niệm suốt mười năm qua của mình bỗng chốc bị đánh đổ hoàn toàn, làm sao tôi có thể tin được? Tôi và bà nội vẫn đang đợi ông về kia mà! Mười năm, bà nội đã già đi nhanh chóng, tôi trước sau vẫn cho là vì bà nhớ thương ông, làm sao lại có thể cắt đứt tất cả hy vọng của chúng tôi như vậy? Lẽ nào tất cả chúng tôi chờ đợi bấy lâu nay chỉ là dối mình lừa người? Trong tiềm thức của chúng tôi, thực sự là chưa bao giờ nghĩ đến kết quả tồi tệ nhất đó ư? Chỉ là, chưa nhận được câu trả lời chính thức cuối cùng, thì chúng tôi vẫn cứ tiếp tục sống trong ảo tưởng.

Đường Triêu đi đến bên cạnh, không nói một lời mà chỉ lặng lẽ nắm lấy tay tôi. Từ khi ra khỏi giấc mộng kia, anh ấy vẫn luôn nắm chặt tay tôi như vậy.

Chúng tôi đi dưới ánh đèn rực rỡ nhưng lạnh lẽo, không nói với nhau câu nào. Đường Triêu cuối đầu, tôi nhìn khuôn mặt xoay nghiêng của anh, đó là bên khuất ánh sáng đèn, song vẫn thấy sắc mặt nặng nề. Đôi lông mày rõ nét như được chạm khắc của anh cau siết lại, đôi môi mím chặt trông đầy cương nghị. Hơi ấm truyền từ tay anh lan tới tận đáy tim. Trước mắt tôi chợt lóe lên hình ảnh Vân Phong và Thanh Lâm thân mật với nhau, sau đó lại nhìn bàn tay nắm chặt lấy nhau của chúng tôi, khi trách móc hai người bọn họ, cũng không khỏi tự hỏi chính mình, còn tôi hiện giờ thì sao? Như thế này thì coi là gì? Tôi đột nhiên thấy hoảng hốt trong lòng, đứng trước sự trầm mặc của anh, dường như bí mật của tôi bị bóc dỡ ra, phơi bày ra dưới ánh sáng mặt trời vậy.

Trên con đường vắng vẻ trong khu chung cư, chỉ nghe thấy tiếng thở của chúng tôi và cả tiếng bước chân đi một cách cực kỳ thận trọng.

Cuối cùng cũng đến trước khu nhà tôi ở, Đường Triêu đột nhiên ôm lấy tôi, ôm thật chặt, dường như muốn nhập cơ thể tôi hòa vào với cơ thể anh. Lần này không chỉ đơn thuần như lần trước anh ôm tôi vào để an ủi cho vơi bớt nỗi sợ hãi trong lòng, mà nó có cả sự xót thương, sự tôn thờ, có tình yêu, ham muốn…

Cái cảm giác an toàn và dễ chịu khi đứng trong vòng một vòng tay như vậy khiến người ta không nỡ rời ra. Tôi vùi đầu vào vai anh, sự mệt mỏi lập tức tìm được nơi dừng chân nghỉ. Giọng anh nghe đầy sự giằng co, hơi khàn lại:

“Tiểu Ảnh, đừng làm bản thân mình khó chịu, đừng tự trói buộc chính mình”.

Tôi cắn môi cố gắng gật đầu, không dám nói gì, sợ rằng nếu lên tiếng sẽ không kìm chế nổi mà nói hết mọi chuyện ra. Rời khỏi vòng tay anh, tôi miễn cưỡng nở nụ cười:

“Đường Triêu, chỉ là vì tôi mệt mỏi quá thôi. Đã có bao nhiêu chuyện xảy ra như vậy, quả thật rất khó để tươi cười mà đối mặt với nó. Hiện lại điều tôi muốn nhất là biết được chân tướng của chuyện này, còn nguy hiểm thế nào thì tôi cũng không thấy sợ. Nói không chừng, ngày mai anh sẽ nhìn thấy tôi là một xác chết đầy máu me ấy chứ. Tôi thậm chí còn mong tất cả sẽ đến nhanh hơn một chút, chứ không phải giày vò từng tí một như lúc này, nó khiến tôi chỉ có thể không ngừng chạy trốn trong hoảng loạn. Nếu cứ tiếp tục thế này, tôi nghĩ rồi cuối cùng mình cũng sẽ suy sụp tinh thần mất thôi”.

“Tiểu Ảnh, sẽ không sao đâu. Chúng ta rồi sẽ ổn cả thôi. Hãy tin anh đi, Tiểu Ảnh!”. Đường Triêu ôm ghì lấy tôi một lần nữa, mùi xà phòng mộc mạc trên chiếc áo sơ mi anh mặc khiến tôi thấy yên tâm. Nhưng lúc ấy đột nhiên tôi lại nhớ đến mùi nước hoa Eau de Cologne.

Sống mũi cay cay, nước mắt trào mi thả sức tuôn rơi trên má.

“Ừm, tôi tin anh. Tôi mệt quá, anh cũng về nhà nghỉ sớm đi!”.

Tôi hít một hơi thật sâu, đẩy Đường Triêu ra rồi đi lên nhà. Trong bóng tối, dù không nhìn thấy khuôn mặt tôi, nhưng chắc chắn anh ấy có thể cảm nhận thấy mùi mặn chát trong không khí. Song nước mắt của tôi có thật là chỉ rơi vì nhớ tiếc đến mùi nước hoa xưa cũ hay không?

Vừa mở cửa ra lại ngửi thấy mùi hương đậm đặc, mùi hương nồng tới mức khiến nước mắt tôi lại tuôn ra. Ánh đèn màu vàng cam trở nên yếu ớt trong màn sương dày đó, tôi lần mò đi đến chỗ kê ghế salon”

“Bà ơi! Bà nội ơi, bà ở đâu thế?”.

Không có tiếng bà nội trả lời, tôi chỉ nghe thấy tiếng khóc rền rĩ nghe già nua và đầy ức chế. Đi theo hướng âm thanh đó, tôi thấy bà ngồi co ro trên chiếc ghế sa lon đơn kê ở cạnh cửa sổ, hai vai đang không ngừng run lên. Không biết vì quá mỏi mệt hay vì đã đau lòng tới cực điểm, nên khi nhìn thấy bà nội khóc tôi lại hết sức thản nhiên, chầm chậm cuối người xuống, giúp bà lau đi những vệt nước tuôn rơi trên má. Đôi mắt bà nhắm nghiền, trông có vẻ như đang nằm ngủ mơ. Tôi khẽ vỗ vỗ vào má bà gọi: “Bà ơi, bà sao thế? Bà sao thế này?”.

Sau khi mở mắt trông thấy tôi, bà vội vàng đưa tay lên quệt quệt nước trên khuôn mặt, sau đó cố nén những tiếng nức nở trong cổ họng lại, mất một lúc sau mới nói được:

“Tiểu Ảnh, cháu về rồi à? Không sao đâu, chỉ là bà nằm mơ thôi. Bà mơ thấy mẹ cháu”.

Chắc chắn bà đang giấu diếm điều gì đằng sau những giọt nước mắt đang long lanh ấy. Tôi mang một chiếc khăn ướt đến cho bà, khi đón lấy chiếc khăn, tay bà run dữ dội, run tới mức dường như không cầm nổi chiếc khăn. Tôi bèn giữ lại rồi lau giúp bà mồ hôi trên trán. Nghĩ ngợi hồi lâu, tôi cuối cùng cũng lấy đủ dũng khí để lên tiếng hỏi:

“Bà ơi, thật ra bà có biết Tần Tịnh đúng không?”.

Tôi cuối xuống nhìn, thấy các cơ trên khuôn mặt bà giật giật mấy cái, trông thần sắc lại trở nên căng thẳng, môi run rẩy:

“Tần Tịnh ư, Tiểu Ảnh, cháu đã biết những gì rồi?”.

“Cháu nằm mơ thấy ông nội. Ông đi đến nhà họ Hà. Cháu còn nhìn thấy Tần Tịnh, hai người bọn họ ôm lấy nhau khóc. Bà ơi, bà có biết đúng không?”.

“Phải, bà có biết”. Bà nội thở dài một hơi, cảm giác nhẹ nhõm như đã cất được gánh nặng phải mang trên vai suốt từng ấy năm qua. Bà lấy lại vẻ bình tĩnh rồi nói: “Tiểu Ảnh, có một số chuyện bà chưa bao giờ nói cho cháu biết. Bây giờ bà sẽ nói với cháu, được không?”.

Giọng bà nội nghe bình thản: “Thực ra, nghề may xường xám của ông nội cháu là do bà dạy”.

“Bà dạy ư?”. Từ nhỏ tới lớn tôi chỉ biết việc ông nội tất bật với kim chỉ vải vóc, vẫn nghĩ rằng bà không biết may xường xám, có bao giờ lại tưởng tượng được rằng chính bà là người dạy nghề cho ông nội.

“Từ nhỏ bà đã theo học nghề may xường xám của cụ cháu, thời đó chiến tranh loạn lạc, những cửa hiệu may xường xám không có tiếng tăm được mở đầy rẫy khắp nơi, thêm vào đó thế cục rối ren, nên chỉ có thể lần hồi kiếm đủ miếng cơm sống qua ngày.

Sau khi cụ qua đời, viẹc làm ăn của cửa hiệu càng vắng vẻ. Cũng may mà dù là trong thời kỳ chiến tranh, nhưng Thượng Hải là vì cách một con sông nên bên kia khỏi lửa ngút trời, thì bên này vẫn cũng ca múa thanh bình.

Hàng ngày bà đều gắng sức để bận rộn với việc may xường xám, bán những chiếc áo đã hoàn thành cho mấy đoàn ca múa với giá rẻ, thậm chí có khi còn không đủ vốn. Những người khác thấy bà bận tíu tít nên cho rằng vì tay nghề của bà vượt trội, dần dần việc làm ăn mua bán cũng ngày càng khấm khá lên.

Hồi đó bà mười tám tuổi nhưng vẫn chưa xuất giá, ban đầu cũng có người đến cầu thân, nhưng vì từ chối mấy đám nên ngày càng ít người giới thiệu, họ đều nói yêu cầu của bà cao quá, cũng phải, mỗi lần gặp gỡ bà chỉ có thể bới móc ra những tật này tật nọ của người kia. Những người chuyên làm mai thôi không đến nữa, vì khi ấy còn trẻ nên bà cũng không coi chuyện đó ra gì, trái lại còn thấy yên thân.

Đầu xuân năm 20 tuổi, bà nhận ra mỗi khi mở cửa hiệu đều có một thanh niên áo quần rách rưới đứng ngay trước cửa. Khi bà cắt may, anh ta đều đứng ngay chỗ đó nhìn vào, có lúc tay còn mô phỏng theo động tác đưa kéo của bà. Ban đầu bà cũng không để ý lắm, tưởng anh ta là ăn mày, có lần kiếm được một món tiền kha khá, còn cho anh ta năm xu, không ngờ là anh ta không nhận.

Sau này bà mới phát hiện ra mỗi khi đến buổi trưa anh ta đều bỏ đi, ngày hôm sau lại đến rất đúng giờ.

Một hôm khi anh ta vừa bỏ đi, bà liền nhờ người hàng xóm trông cửa hiệu giúp rồi lẳng lặng bám theo muốn xem anh ta làm gì. Người đó đi thẳng đến bến tàu, hóa ra anh ta làm phu khuân vác ở đây.

Sau này anh ta vẫn đến cửa hiệu nhiều lần, thỉnh thoảng còn chuyện trò mấy câu, nên bà mới biết anh ta là người Nam Kinh chạy nạn đến đây. Bà thấy anh ta làm phu khuân vác rất vất vả, thêm và đó công việc trong cửa hiệu cũng ngày một nhiều hơn, một người làm không xuể nên bảo anh ta đến làm cùng.

Anh ta có vẻ rất say mê với việc may xường xám, học cũng rất nhanh, sau này còn thiết kế được những chiếc áo dài đẹp hơn cả của bà, khiến những khách hàng nghe danh tìm đến ngày càng nhiều. Trai đơn gái chiếc làm việc cùng nhau, những người hàng xóm bắt đầu bàn ra tán vào, nói biết bao nhiêu chuyện khó nghe. Khi đó bà đã hai mươi mốt tuổi, cũng phải nghĩ đến chuyện hôn nhân đại sự rồi. Hơn nửa năm trời gần gũi với anh ta, cũng cảm thấy anh ta là người thật thà, ngoại hình không đến nỗi, nên cũng có cảm tình, bèn nhờ người tỏ ý với anh ta. Anh ta còn không nói một lời, gật đầu chấp nhận ngay.

Anh ta làm xường xám rất đẹp, con người cũng tốt, việc làm ăn của cửa hiệu ngày càng phát đạt, trong cùng ngành cũng có người ghen ghét nói những điều bóng gió nọ kia. Có người sau khi tìm hiểu được xuất thân của anh ta, liền nói ra những điều khó nghe, rằng anh ta bám lấy phụ nữ để kiếm đuọc miếng ăn. Những năm ấy thể diện của người đàn ông rất quan trọng, với lại cũng làm gì có người đàn ông nào chấp nhận để mình bị người khác nói ra nói vào như vậy chứ? Thế là bà bèn để anh ta đổi họ thành Lý nhà mình, chính thức trở thành ông chủ Lý hữu danh vô thực.

Sau khi con trai ra đời, bà giao hẳn việc làm ăn cho ông, danh tiếng của “Hiệu kỳ bào Lý Ký” ngày càng vang xa. Mọi người đều gọi ông ấy là “Lý thần bào”.

Chỉ có điều, bà không ngờ rằng ông lại là một kẻ vong ân phụ nghĩa. Khi con trai lên ba tuổi, ông ấy đã vụng trộm đi lại với góa phụ nhà họ Hà, thậm chí còn sinh nghiệt chủng. Bà căm hận biết bao. Thực ra nếu là người nào thì cũng thấy hận như vậy, bà đã dốc hết lòng dạ mình để ông có được danh tiếng, được nở mày nở mặt như vậy, bảo vệ cho ông, yêu thương, chăm sóc, kính trọng ông, cuối cùng thì ông lại đối xử như vậy với bà.

Bà cũng không biết là làm thế nào mà ông lại kiếm được tấm “Tần Hoài đăng ảnh thanh kỳ bào” đó, bởi lần đầu tiên khi bà nói chuyện về tấm kỳ bào đó với ông, ông còn tỏ ra không tin. Cũng không hiểu vì sao ông lại say mê đến vậy với tấm áo bị nguyền rủa ấy, bao nhiêu của cải tích lũy được trong nhà đều bỏ ra để mua nó về, sau đó đem tặng cho Tần Tịnh. Khi ấy trái tim bà đã nguội lạnh, song cá tính vẫn mạnh mẽ, không muốn nói chuyện của mình với bất cứ ai nên không ai biết chuyện ông qua lại với Tần Tịnh cả.

Ác giả ác báo, cuối cùng ả Tần Tịnh đó chết non, chết khi sinh con, đứa con tội lỗi của ông.

Đó là báo ứng, cô ta cướp chồng của bà, kỳ bào là sinh mệnh thứ hai mà bà cho ông, nhưng cũng vì kỳ bào mà cô ta phải chết. Chiếc xường xám trong truyền thuyết vốn chỉ lấy mạng các cô dâu, nhưng bà nghĩ Tần Tịnh chết chắc chắn là vì ông trời đã trừng phạt bọn họ. Ông cũng nghĩ như vậy.

Ông ở lại trong bệnh viện ba ngày. Bà nghĩ nếu như ông không quay về nữa cũng được, gia đình này không cần đến ông. Song sau ngày thứ ba ông quay về, bắt đầu từ ngày đó ông may xường xám liên tục, làm ngày làm đêm. Ngoài việc nhận các đơn đặt hàng, ông chỉ làm đúng một kiểu xường xám, chính là chiếc “Tần Hoài đăng ảnh thanh kỳ bào” đó.

Làm cho tới khi con trai lấy vợ, sinh cháu, vẫn làm.

Làm cho tới khi con trai chết trẻ, con dâu cũng chết, cháu nội lớn lên, vẫn làm.

Bà những tưởng ông sẽ làm kỳ bào cho tới khi chết, bà chấp nhận ở bên cạnh một người sống mà như đã chết đó, cũng không sao. Nhưng mà cuối cùng ông vẫn cứ ra đi, ra đi mà không để lại một dòng chữ, một câu dặn dò nào cả…

Bà nội kể chuyện, thỉnh thoảng lại thở dài. Nước mắt trên má chảy chồng lên nhau đến mấy lần, khô đi lại ướt, ướt lại khô. Trong suốt quá trình bà kể chuyện, tôi vẫn luôn ôm lấy bà, cùng bà hồi tưởng lại, cùng chịu sự tổn thương với bà, cùng đau nỗi đau của bà.

Tới khi bà kể xong, tôi không thể không hỏi: “Vậy thì ông vốn mang họ gì hả bà?”.

“Lạc, chữ Lạc trong Lạc Đà”. Phải rồi, lần đầu tiên gặp tôi, Tần Tịnh nói chồng cô ta họ Lạc, chữ Lạc trong từ Lạc Đà, hóa ra cô ta vẫn luôn coi ông nội tôi là chồng mình.

Bà nội, mẹ, tôi, không hiểu vì sao cả ba thế hệ phụ nữ trong nhà gia đình chúng tôi đều gặp một chuyện giống nhau. Lẽ nào đây chính là số phận?

Tôi đột nhiên nhớ tới Vân Phong.

Mới rồi khi đứng dưới nhà, lúc tôi nhớ đến mùi nước hoa của anh ấy, liệu anh ấy có từng nhớ đến tôi? Trái tim tôi đã không còn thấy đau như trước, nhưng vì sao khi nghĩ đến Vân Phong, trong đầu tôi lại hiện lên khuôn mặt Đường Triêu?

Đứng bên cửa sổ mặc cho gió lạnh xộc thẳng vào cổ, tôi nghĩ suốt cả đêm cũng không thể nào hiểu được vì sao Tần Tịnh muốn trả thù? Ông nội đã yêu cô ta cả một đời, cô ta đã hạnh phúc đến như vậy, vì sao còn chưa thỏa mãn?

Tôi kể hết những chuyện mà bà nội kể cho Đường Triêu, anh cầm máy yên lặng rất lâu, sau đó mới thở hắt một tiếng, nói:

“Có lẽ vì không được ở bên nhau, lại bị niêm phong lâu như vậy, nên oán khí càng nặng nề hơn, có lẽ chỉ ông nội cô có thể hóa giải được thôi”.

“Nhưng mà hiện giờ ông nội ở đâu thì tôi cũng không biết nữa”.

“Tiểu Ảnh, cô vẫn tin chắc rằng ông vẫn còn sống trên đời ư?”, Đường Triêu hỏi.

Nghe anh nói vậy lòng tôi bỗng chùng hẳn xuống, bỗng chốc lại thấy rối như tơ vò, mãi sau mới ấp úng nói:

“Thực ra tôi vẫn luôn cho rằng ông nội tôi còn sống. Thỉnh thoảng cũng có lúc tôi cảm thấy dường như ông không còn trên đời này nữa, nhưng chỉ cần tôi nghĩ là ông vẫn còn sống thì sẽ thấy lòng mình dễ chịu hơn, bà nội cũng sẽ thấy dễ sống hơn. Tôi không thể nào tin rằng ông không còn trên cõi đời này”.

Đường Triêu lại lặng im một lúc, sau đó nói hết sức thận trọng: “Tiểu Ảnh, tôi có cảm giác có lẽ ông nội cô đã không còn nữa. Cô nghĩ xem, cô đã nằm mơ thấy ông mấy lần, mà hai lần gần đây thì trông dáng vẻ của ông đều rất đau khổ. Có lẽ đó cũng là một dấu hiệu ám thị rằng…”.

Anh cố gắng cẩn trọng trong việc dùng từ để không làm tôi tổn thương tới mức tối đa.

“Không!”. Tôi hét lên phủ nhận, những hình ảnh thời ấu thơ chợt hiện lên ngay trước mắt, khuôn mặt hiền từ đó vẫn còn nguyên vẹn không hề mất đi. Nếu như ngay ngày đầu đã biết kết cục đó thì không nói làm gì, nhưng đã khổ sở chờ đợi mười mấy năm, cuối cùng lại phải đối mặt với cái kết cục tồi tệ nhất đó, bảo tôi làm sao chấp nhận được đây?”.

“Tiểu Ảnh, có những chuyện chúng ta bắt buộc phải nhìn thẳng vào nó”. Đường Triêu nhẹ nhàng khuyên bảo tôi.

Không muốn nghe thêm nữa, tôi dập máy trước.

Cuộc gọi ấy giống hệt như đã rút mất xương sống trong mình, tôi nằm mềm nhũn trên giường, không còn chút sức lực nào. Thật ra Đường Triêu đã nói đúng suy nghĩ ở nơi sâu thẳm nhất trong lòng tôi, khi vết thương vốn được giấu kín trong bóng tối bị phơi trần ra dưới ánh sáng mặt trời, nỗi đau lập tức trào lên, đau thấu tâm can như chưa từng đau đến vậy.

Trong ánh đèn mông lung, khuôn mặt hơi nhợt nhạt của tôi phản chiếu trong chiếc gương trên bàn.

Ở ngay trước gương là tấm áo xường xám màu hồng phấn mà tôi lấy trộm trong chiếc hòm ở linh đường của Tần Tịnh về, dưới bóng đèn nó bóng láng lên, chữ “Lý” thêu bằng chữ màu đỏ chói ở cửa tay càng lóa mắt.

Tôi nhìn cho đến khi trước mắt bắt đầu trở nên mơ hồ, đầu cảm thấy nặng nề, khuôn mặt trong gương bắt đầu méo mó, song thị giác lại hết sức rõ ràng. Không biết từ lúc nào một khuôn mặt khác đã xuất hiện trong gương, khuôn mặt trắng nhợt mờ mờ ảo ảo. Không phải Tiểu Cổ, cũng không phải Tần Tịnh. Mái tóc dài buông trước trán có thể nhìn thấy rõ mấy lọn vàng, còn cả mấy lọn màu tím. Đây là ai? Ai?

Tôi cố gắng nheo mắt nhìn, muốn nhìn cho rõ hơn, nhưng nét mặt người ấy hết sức mơ hồ. Đột nhiên khuôn mặt đó cử động, mấy lọn tóc xòa trước trán cũng lay động, để lộ ra một đôi mắt to sáng long lanh, ánh mắt vừa nghịch ngợm lại vừa tinh quái, trông quen quá. Chờ chút, chỉ một người có đôi mắt biến hóa đầy phức tạp này, Thanh Lâm, là Thanh Lâm. Hà Thanh Lâm. Sau khi nhận ra Thanh Lâm qua đôi mắt đó, tôi mới phát hiện ra đó cũng là kiểu tóc của cô ấy. Lẽ nào lại là Thanh Lâm?

Tôi sợ tới mức giật thót người, vội vàng quay đầu lại, cánh cửa sau lưng vẫn đóng chặt, không có một ai.

Lẽ nào đã có chuyện gì xảy ra với Thanh Lâm? Tôi vội vàng vồ lấy điện thoại, những ngón tay run rẩy bấm số máy của Thanh Lâm. Điện thoại được kết nối, giọng Thanh Lâm uể oải vang lên trong máy bên kia:

“A lô, ai đấy?”.

“Thanh Lâm, là mình đây. Cậu đang làm gì thế?”. Nghe thấy tiếng Thanh Lâm, lòng tôi mới yên ổn lại. Trong khoảnh khắc đó tôi đột nhiên không muốn báo thù gì nữa, còn gì quan trọng hơn mạng sống của con người chứ? Trong lòng tôi khi đó chỉ có một ý nghĩ duy nhất, lấy lại tấm kỳ bào đã đưa cho Thanh Lâm.

“Muộn thế này rồi, ai vậy?”, một giọng nam vẳng lên trong điện thoại, nghe rất quen tai. Giọng nói đó quen tới mức khiến cho con ác quỷ vốn đang ẩn nấp sẵn trong đáy lòng tôi trỗi dậy, những điều định nói vừa ra đến miệng đã bị nuốt ngược trở vào.

Đã nghe thấy bài hát này bao giờ chưa? Bài “Yêu đến điên cuồng” do Penny Tai hát: “Yêu đến hóa điên, điên tới mức mình đau mà không biết. Có lúc tình yêu khiến người ta muốn hóa điên,. Điên đến mức mình làm gì cũng chẳng hay. Không hẳn hoàn toàn đã là yêu, chỉ là rất nhiều yếu tố, rất nhiều thứ hòa trộn lại với nhau khiến cho người ta mất đi lý trí”.

“À à, là Tiểu Ảnh à? Mình đang ở bên ngoài, cậu có chuyện gì thế?”, giọng Thanh Lâm nghe hơi hoảng hốt.

“Ai vừa nói đấy, nghe giọng quen thế?”, tôi hỏi thử.

“Mình ngủ trong khách sạn quên mất không tắt ti vi, ha ha!”, Thanh Lâm cười hai tiếng ngớ ngẩn.

“Vậy à? Mình cũng không có chuyện gì, nằm mơ nên muốn gọi điện thoại cho cậu thôi. Mình dập máy trước đây”.

Dập máy xong, thấy nỗi buồn thương tràn ngập cõi lòng, tôi tự nói với mình, nếu như hai người đó nói hết mọi chuyện ra một cách rõ ràng, chắc chắn tôi sẽ cười mà chúc phúc cho bọn họ. Nhưng tại sao bọn họ lại chọn cách lừa dối và giấu diếm?

Song nếu như bọn họ nói thật, thì tôi có mỉm cười và chúc phúc thật không?

Sương mù dày đặc trong đêm, đứng giữa màn sương mù mịt ấy, tôi đã không còn tìm được hướng đi cho tương lai của mình nữa rồi.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN