Cầu Xin Anh Từ Hôn Đi - Chương 13
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
35


Cầu Xin Anh Từ Hôn Đi


Chương 13


Sau khi Tịch Yến Thanh tặng sính lễ xong, theo tục lệ La gia sẽ mời hắn ở lại uống rượu. Nhưng hôm nay bọn họ còn có kế hoạch mượn xe bò lên núi đốn củi, bởi vậy sau khi tiễn khách khứa ra về, hắn và La Thiên bèn khởi hành lên núi. Hàn Dương cũng đi cùng, trùng hợp trong nhà bọn họ cần vót mấy đôi đũa mới, ngoài ra còn phải đóng thêm ghế dựa cho đứa nhỏ, mà trên hết công việc đốn củi càng nhiều người tham gia càng tốt.

La Phi vốn định đi theo, thế nhưng y có việc cần làm. Lý Nguyệt Hoa đã giao cho y một việc.

Theo tập tục, trong sính lễ của Tịch Yến Thanh phải có vải dệt, như vậy nhà nhận sính lễ sẽ may chăn mới rồi đóng gói cùng của hồi môn mang tới nhà chú rể, tiện cho cả đôi bên. Nhưng bởi Tịch Yến Thanh và La Cát sắm quá nhiều nên không thể mua thêm vải, lúc này nên giải quyết thế nào đây? Lý Nguyệt Hoa tranh thủ trượng phu bận rộn bên ngoài liền đưa La Phi đi xử lý chuyện này.

Vốn đây cũng không phải chuyện của đàn ông nên bà không thể nhờ cậy La Thiên. Vì thế trước khi La Thiên dắt xe bò rời đi, Lý Nguyệt Hoa bèn thông báo: “Hôm nay tôi đưa Nhị Bảo lên trấn cắt ít vải, chăn còn chưa kịp may đâu, phải làm xong sớm.”

“Được.” Mấy vấn đề này La Thiên đương nhiên không phản đối: “Đi sớm về sớm, trên đường chú ý an toàn.”

“Việc này do con thiếu chu toàn, làm phiền bá mẫu rồi.” Tịch Yến Thanh cũng có mặt, hắn quả thực cảm thấy hơi áy náy. Lẽ ra hôm qua nên bỏ tiền thuê người bê vải về, như vậy sẽ không làm chậm trễ chính sự.

“Ài có gì mà phiền toái, con một thân một mình không ai giúp đỡ, chuẩn bị lễ như hôm nay đã là chu đáo lắm rồi! Đừng nghĩ nhiều nữa, bá mẫu cũng không có ý gì khác. Còn nữa, hỉ phục của con thế nào rồi? Đã may chưa? Việc này cũng phải làm xong sớm chút.” Lý Nguyệt Hoa nói: “Yến Thanh con vào đây, để Nhị Bảo đo kích cỡ cho con.

“Em ấy may cho con sao?” Tịch Yến Thanh có chút bất ngờ.

“Đúng vậy? Cái này có gì khó? Nhị Bảo nhà ta tuy hơi lười nhưng thêu thùa may vá rất cừ! Không phải bá mẫu khoác lác đâu, mười dặm tám thôn quanh đây không ai có tay nghề cao bằng Nhị Bảo cả.” Lý Nguyệt Hoa gọi với vào: “Nhị Bảo, con mang thước dây ra đây.”

“Con biết rồi thưa nương!” Hay lắm, vừa nhận việc đã phải gánh một nhiệm vụ trọng đại, may hỉ phục cho Tịch Yến Thanh! Cũng may y quả thực đang định rèn luyện tay nghề, bằng không còn lâu y mới làm!

“Nào, phí thủ công đâu?” La Phi không hề khách khí nói.

“Cái đứa bướng bỉnh này!” Lý Nguyệt Hoa vừa nghe vậy thì vỗ “bép” lên lưng La Phi: “Phí thủ công cái gì! Nó là nam nhân của con, con lại đòi tiền nó? Não con để heo ăn rồi à?”

“Ơ kìa nương, sao người lại học theo cha rồi! Lần sau đánh nhẹ tay chút!”

“Ta còn sợ chưa đủ nặng tay đây.”

“Ấy, em ấy hay nói đùa với con thôi mà bá mẫu, không sao ạ, hơn nữa con cũng không để em ấy ăn khổ chịu thiệt đâu.” Tịch Yến Thanh nói xong thì thực sự móc hầu bao, giao cho La Phi một lượng bạc: “Chỗ này hẳn là đủ mua vải bông, còn lại ngươi thích gì cứ mua.”

“Cái này, ngươi chắc chứ?” La Phi có chút sửng sốt. Một lượng bạc đấy! Hiện tại y đã không còn coi thường một lượng bạc, phim cổ trang hở chút là mấy trăm lượng mấy vạn lượng nhưng những con số ấy quá hoang đường đối với thường dân. Bây giờ đối với y mà nói, một lượng bạc đã tương đương với phí sinh hoạt của cả gia đình trong mấy tháng, thực sự rất đáng quý.

“Ngươi là vị hôn thê của ta, chưa đầy nửa tháng nữa chúng ta sẽ chính thức thành thân, ta cho ngươi tiền tiêu không phải là lẽ đương nhiên sao?” Vẻ mặt Tịch Yến Thanh vô cùng tự nhiên, giống như đây là những lời thật lòng của hắn.

La Phi không thể phản bác, nhìn gương mặt tươi cười của Tịch Yến Thanh, y bỗng có chút mất tự nhiên. La Phi chuyển tầm nhìn, né tránh ánh mắt của Tịch Yến Thanh: “Vậy ta không khách khí nữa.”

Vốn muốn bồi thêm một câu “Sau này buôn bán kiếm lời ta sẽ trả lại ngươi”, nhưng ngại có người bên cạnh nên y đành nuốt xuống.

Lý Nguyệt Hoa chuẩn bị sẵn hai phần lương khô, một phần gói cho La Thiên mang lên núi, một phần bỏ vào bao của mình. Bà dặn La Nghị và La Như trông nhà cẩn thận, thuận tiện nấu cơm chiều chờ bọn họ về ăn, sau đó mới cùng La Phi ra cửa.

“La Phi! Chờ một chút!” Tịch Yến Thanh đột nhiên gọi với theo.

“Sao vậy?” La Phi dừng lại trước cổng.

Tịch Yến Thanh bước vào phòng bếp sau đó quay ra, La Phi không phát hiện có gì lạ thường. Nhưng người kia lại nâng tay lướt nhẹ qua mặt y.

“Này! Ngươi làm gì thế?” La Phi cảm giác có gì đó được bôi lên mặt y.

“Phụt! Tịch ca đúng là không yên tâm nhị ca của muội…” La Như nói: “Nhị ca, Tịch ca bôi bẩn mặt huynh rồi, nhìn hết tuấn tú rồi, có điều như vậy lên trấn sẽ an toàn hơn. Ai bảo huynh đẹp quá làm gì.”

“Đúng vậy, ta vừa mang sính lễ đến, còn chưa được rước cô dâu về đâu, lỡ bị cướp mất chẳng phải lỗ to à?” Tịch Yến Thanh nói xong thì đưa hà bao “tín vật” lúc trước trả lại cho La Phi: “Cái này cũng nên cầm theo, chẳng may…”

“Chẳng may cái đầu anh!” La Phi nhanh chóng cướp lời, hai vành tai y đỏ rực, trừng mắt lườm Tịch Yến Thanh một cái.

“Nương, đi mau đi mau! Còn không khởi hành sẽ muộn mất!”

“Rồi rồi rồi, chúng ta đi đây, mấy người lên núi cũng chú ý an toàn chút.” Lý Nguyệt Hoa bị La Phi nắm tay kéo vọt đi, gần như phải chạy đuổi theo y.

Tịch Yến Thanh đứng sau, thấy cảnh này thì không khỏi bật cười.

“Chẹp, xuất phát thôi Tịch tiểu tử, nếu còn lề mề ta thấy con sắp bị Nhị Bảo câu mất hồn rồi, chẳng còn tâm tư cùng chúng ta lên núi đốn củi đâu!” La Thiên vỗ vai Tịch Yến Thanh: “Đi thôi.”

“Đúng là tân hôn ngọt như mật, nhưng không sao, là huynh đệ ta hiểu mà!” Hàn Dương cười cười, ngồi lên xe thúc bò rời đi.

La Phi và Lý Nguyệt Hoa khẳng định không thể đi đường nhanh bằng Tịch Yến Thanh và La Cát, dù sao chân cũng ngắn hơn, lộ trình lại xa xôi, mãi gần trưa bọn họ mới lên tới trấn. Nhưng đối với La Phi mà nói, vất vả nhất không phải đường xa, mà là dọc đường Lý Nguyệt Hoa không ngừng cằn nhằn. Nào là về sau phải đối xử khách khí hơn một chút với Tịch Yến Thanh, sao có thể nói chuyện như vậy với trượng phu. Rồi là về sau gả qua đó không được làm biếng, phải giặt giũ cơm nước, lau chùi bàn ghế. Một nhà hai người phải có người đối nội người đối ngoại, phải vun vén cả trong lẫn ngoài, như vậy cuộc sống gia đình mới ngày càng hạnh phúc.

Suốt chặng đường, La Phi nghe đến nỗi đầu phình to!

Mà Lý Nguyệt Hoa tựa hồ vẫn chưa kết thúc bài giảng: “Con ấy à, chính là bị cha nương chiều hư rồi. Nhớ kỹ những lời nương nói nghe chưa? Về sau không còn là trẻ con nữa đâu. Chưa hết, sắp tới ngày thành thân rồi, ngoài may xiêm y cho Tịch Yến Thanh con phải học nấu ăn cùng Tam Bảo nữa. Nương tính thế này, con và Tam Bảo cùng học hỏi lẫn nhau, như vậy cả hai huynh muội vừa biết thêu thùa vừa biết nấu nướng, sao có thể mỗi đứa một kiểu như thế này?”

“Ôi nương ơi, làm gì có ai hoàn hảo như vậy? Biết một thứ là đủ rồi.” La Phi khoát tay: “Thôi bỏ qua đã, người nhìn giúp con tấm vải này được không?”

“May chăn cũng được. Lão bản, vải này bán thế nào?”

“Mua theo thước hay mua theo cuộn? Một cuộn chín mươi văn, một thước thì chín văn.” Chủ tiệm vải nói: “Nếu may chăn thì nên mua theo cuộn.”

“Bán rẻ chút đi, chúng ta mua hai cuộn.”

“Đúng vậy đại thúc, bớt chút nhé.” Trước kia La Phi không biết mặc cả, lúc này y đã biến thành quỷ keo kiệt giữa hiện thực tàn khốc. Bởi vì nghèo quá mà! Khó khăn lắm mới có một lượng bạc trong tay, lúc này lại sắp bay mất rồi.

Một cuộn vải bằng bốn trượng, tính ra hơn mười ba mét, hai cuộn hẳn là có thể may sáu cái chăn. Thời đại này chủ yếu may chăn đơn, ít nơi nào có chăn đôi bởi vì chưa thể sản xuất vải cỡ lớn như vậy. La Phi tính toán may hai chiếc chăn đơn, sau đó lại may thêm hai cái vỏ chăn, một tấm lót đệm. Như vậy hẳn là sẽ tận dụng hết hai cuộn vải, lót đệm không thể tách ra làm đôi, như vậy là điềm xấu, y buộc phải may hai tấm đơn thành một tấm đôi. Y có muốn lén lút làm bừa cũng không được, bởi vì những thứ này phải có trước lễ thành thân.

“Tám mươi tám văn một cuộn, không bớt nữa đâu.” Chủ tiệm nói.

“Ôi bớt hai văn có đáng là bao, thêm chút nữa đi, tám mươi lăm nhé? Lão bản ngươi xem, bán tám lăm ta mua ba cuộn.”

“Hả? Nương, sao mua nhiều thế?” Ba cuộn vải? Tám mươi lăm văn một cuộn, hai cuộn gần hai trăm, ba cuộn hơn hai trăm. Một lượng bạc bằng một nghìn văn, lát nữa còn phải mua vải may hỉ phục cho Tịch Yến Thanh, liệu còn dư dả bao nhiêu? Y cũng biết vải vóc là mặt hàng đắt đỏ, cho dù sản lượng bông của Vũ Khánh quốc không cao cũng không thể bóp cổ đến vậy chứ? Một con bò chỉ đáng giá năm lượng thôi đó!

“Dùng hết! Hai cuộn vải con tự mua, coi như một phần sính lễ của Tịch Yến Thanh, một cuộn nương mua, coi như của hồi môn cho con.”

“Ò.” Thế còn được! La Phi cảm thấy vét của nhà ngoại là không nên, nhưng nếu của hồi môn chỉ có một cuộn vải vậy thì cũng không có gì quá đáng.

Cuối cùng Lý Nguyệt Hoa cũng trả giá xong, tổng cộng hai trăm năm mươi lăm văn tiền ba cuộn vải. La Phi lại mua thêm mười văn vải vụn, nếu vá những miếng vải vụn này thành một tấm không chừng có thể rộng tới một trượng, điều khiến y hài lòng nhất chính là chỗ vải vụn này rất nhiều chất liệu, có vải bông thô, còn có gấm, lụa các loại, có thể làm thủ công. Dù sao y cũng phải làm một số đồ gia dụng khác, ví dụ như bao gối vân vân… Ngoài ra còn phải luyện tay nghề thêu hoa.

Lý Nguyệt Hoa biết y thích những thứ này nên cũng không quản y, dù sao cả đời chỉ thành thân một lần, mười văn tiền mà thôi, không cần quá chi li.

Hai người dạo chợ một vòng tìm mua vải bông may y phục cho Tịch Yến Thanh, La Phi còn lượn qua phường thêu ngắm nghía. Cũng không biết do nơi này quy mô quá bé hay vì lý do gì, chất lượng đồ thêu nơi này không thể coi là tốt. La Phi cảm thấy, cho dù y không động vào kim chỉ một thời gian dài thì tay nghề vẫn tốt hơn bọn họ. Khó trách Lý Nguyệt Hoa luôn tán thưởng tài nghệ của y. Mặc kệ là khen nguyên chủ hay khen y thì cũng không khác là bao.

Lý Nguyệt Hoa đeo mấy cuộn vải sau lưng, La Phi thì đeo sọt bông. Thấy mẹ phải cõng quá nặng, y vội đỡ mấy cuộn vải sang vai mình: “Nương, để con vác cho. Bông nhẹ hơn một chút, người đeo sọt này.”

Thực ra sức lực Lý Nguyệt Hoa cũng không kém La Phi là bao, thậm chí còn hơn. Nhưng đây mới là lúc nhìn thấu tấm lòng người con, hơn nữa bà cũng từng nói không thể quá nuông chiều con cái.

Vậy là La Phi khiêng vải một đường quay về thôn Hoa Bình, về chỗ tiền còn dư, y không động tới một xu. Vốn dĩ khi nhìn thấy sạp mứt hoa quả y muốn mua một ít, nhưng nhìn lại số tiền trong tay y đành từ bỏ ý định. Tịch Yến Thanh ít nhất còn có chút vốn liếng, y thì hai bàn tay trắng. Thời hiện đại y chưa bao giờ thiếu tiền, khi ấy y đã có mẹ và bà ngoại chu cấp kinh tế, bọn họ không bao giờ cắt sinh hoạt phí của y. Hiện tại thì hay rồi, mua ít mứt quả cũng phải đắn đo.

Hết cách, đã quen sống xa hoa đầy đủ, hết tiền là thiếu cảm giác an toàn, cho nên y kìm nén không phung phí.

Suốt đường y phải nhẫn nhịn đến mức uất ức, cũng may trong nhà có thịt rượu đang chờ, đây là niềm an ủi lớn nhất đối với y.

Tài nghệ nấu nướng của La Như quả thực đối lập với khả năng may vá, vừa bước vào cửa La Phi đã phải chun mũi hít hà. La Như không chỉ hấp bánh bao ninh cháo mà còn làm một bát thịt kho tàu lớn, bên trong thả thêm một bó đậu đũa khô được ngâm nở làm vơi bớt cảm giác ngấy của mỡ, hương vị rất hài hòa.

La Phi cảm thấy nếu lúc này có thêm bát cơm tẻ thì y hoàn toàn mãn nguyện, nhưng đây chỉ là điều ước xa vời. Bữa tiệc này đã được coi là ngang ngửa với mâm cỗ tất niên.

La Thiên và Tịch Yến Thanh còn chưa về, La Phi chỉ có thể đứng dưới bếp ăn thử mấy miếng nhỏ. Đừng nói y tham ăn, ngay cả La Nghị và La Như cũng thèm thuồng, bởi vì quanh năm suốt tháng bọn họ chẳng mấy khi được ăn thịt.

“Nương, năm nay nhà ta thả thêm vài con gà được không?” La Nghị mút ngón tay hỏi.

“Được chứ.” Lý Nguyệt Hoa đáp lời thoải mái: “Năm nay nuôi nhiều thêm mấy con.” Kỳ thật mỗi năm bọn họ đều nuôi một đàn gà, có điều hơn phân nửa đều đem bán lấy tiền trang trải sinh hoạt.

“Nương, bao giờ mua gà giống người dẫn con theo, con cũng muốn mua.” Phỏng chừng lúc ấy y đã chuyển tới Tịch gia, La gia nuôi gà y cũng muốn nuôi gà, cũng muốn có thêm thu nhập. Nếu có thể nuôi thêm vịt ngan ngỗng thì càng tốt.

“Nhị ca không phải ghét nhất nuôi mấy thứ gia cầm sao? Huynh ngại cho ăn phiền phức.” La Nghị hơi kinh ngạc nhìn sang.

“Để Tịch ca của đệ chăm!” Y chỉ phụ trách trông, Tịch Yến Thanh phụ trách nuôi, cuối năm chia lợi nhuận 50-50.

“Để ta chăm cái gì?” Tịch Yến Thanh vừa lúc bước vào liền nghe thấy.

“Chăm gà, trời ấm lên ta sẽ mua gà con về nuôi.” La Phi nói: “Được không?” Cho dù chỉ là kết bạn sống qua ngày nhưng bọn họ sẽ sinh hoạt tại Tịch gia, vẫn nên hỏi Tịch Yến Thanh một câu.

“Đương nhiên là được, nhà của ta chính là nhà của ngươi, có gì mà không được?” Tịch Yến Thanh phủi bụi trên y phục: “Nhà nấu gì thơm quá.”

“Thơm không, muội làm thịt kho tàu đấy!” La Như đắc ý nói: “Hưởng sái phúc của Tịch ca và nhị ca, haha…”

“Không phải nói đi đốn củi sao? Gỗ đâu?” La Phi tò mò nhìn xung quanh.

“Mấy khúc mang ra sông ngâm nước rồi, còn mấy khúc trực tiếp khuân về nhà ta. Hàn Dương cũng chặt được mấy cây gỗ tốt.” Tịch Yến Thanh nói xong mới phát hiện toàn thân lấm lem: “Nhị Bảo, có thể giúp ta chuẩn bị nước được không? Ta muốn rửa ráy.”

“Được thôi.” La Phi đưa Tịch Yến Thanh ra vườn múc nước giúp hắn: “Vì sao phải ngâm gỗ xuống sông?”

“Để khử nhựa cây, đuổi côn trùng. Ngâm xong phải vớt lên, phơi nắng thật khô rồi xẻ ra đóng đồ mới bền và không bị biến dạng. Có điều chờ vài năm sẽ hơi lâu, cho nên tôi đem mấy khúc về phơi trước, có thể đóng một số gia cụ đơn giản, còn sau này…” Tịch Yến Thanh nhìn trái ngó phải, thấy không ai phá đám mới nói tiếp: “Đợi sau này điều kiện tốt hơn chút rồi nâng cấp.”

“Hy vọng sớm có ngày ấy.” La Phi giúp Tịch Yến Thanh dội nước: “À này, hôm nay tôi mua cho anh ít vải, lát nữa để tôi lấy số đo.” Lúc trước Lý Nguyệt Hoa gọi y ra đo kích cỡ, bởi vì chuyện nộp phí thủ công mà y quên béng việc này, cho nên rốt cuộc vẫn chưa lấy được số đo. Lý Nguyệt Hoa nói ngày mai phải cắt vải, trước khi thành thân phải may xong, nếu không sẽ phạt y ngày nào cũng quét phân gà.

“Ừm, đợi tôi rửa xong rồi đo.” Trên mặt Tịch Yến Thanh có chút mệt mỏi nhưng hắn vẫn nở nụ cười.

La Phi đứng một bên nhìn, đột nhiên y có chút bội phục người trước mặt. Cho tới bây giờ, y vẫn thi thoảng mơ tưởng về một ngày xuyên về, còn Tịch Yến Thanh, hắn dường như đã hoàn toàn thích ứng. Người này sống một mình trong một căn nhà vách đất, quét dọn sạch sẽ tươm tất, tự mình nấu ăn, tự mình giặt giũ, dường như không gì có thể làm khó hắn, à, trừ việc may vá.

“Haizzz, anh thực sự không muốn xuyên về sao?” La Phi hỏi một câu không đầu không đuôi. Thấy cha và đại ca cũng chuẩn bị tới rửa chân tay, La Phi bèn dẫn Tịch Yến Thanh quay về phòng, tranh thủ lấy số đo để may y phục cho hắn.

“Không hề.” Tịch Yến Thanh nhìn thẳng vào mắt La Phi: “Cậu không biết tôi cảm kích vận mệnh đến nhường nào đâu.”

“Đệt, người anh em này, anh có bệnh sao?” Cảm kích vì được xuyên từ nơi dùng xí bệt tới nơi dùng xí xổm sao? Hay là cảm kích vì được xuyên từ nơi dùng nước máy tới nơi dùng nước giếng?

“Có bệnh có gì sợ, dù sao tôi cũng có thuốc.” Tịch Yến Thanh cười cười: “Tôi cảm thấy cậu cũng nên học theo tôi đi, bỏ qua chuyện đời trước, bắt đầu lại từ đầu. Như vậy cậu sẽ nhận ra cuộc sống nơi này tươi đẹp biết bao.”

“Tôi sẽ cố gắng.” La Phi dùng thước dây đo đạc, đột nhiên trừng mắt nhìn Tịch Yến Thanh: “Này, anh thở nhẹ thôi, cứ phả hơi nóng lên mặt tôi vậy!?”

“Chịu thôi.” Tịch Yến Thanh nói: “Cậu cũng không nhìn xem mình đang đo cái gì.”

La Phi cúi đầu quan sát, là vòng ba…

Tay y đang đặt ngay phía trước của Tịch Yến Thanh…

囧 chết mất!

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN