Cha Dượng - Chương 27
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
332


Cha Dượng


Chương 27


Cô Hà ghé qua nhà chúng tôi chơi. Giữ lời hứa khi nào rãnh thì đến ăn tối, nhưng qua tận mấy tháng nay rồi cô mới có dịp. Anh và mẹ ngoại lệ không có việc bận ở bệnh viện nên tranh thủ về sớm làm bữa cơm thịnh soạn để tiếp đãi người bạn cốt, trong lúc hai người lục tục trong bếp vừa làm cơm vừa bàn luận chuyện gì gay gắt lắm, tôi với cô Hà ở ngoài phòng khách xem tivi.
Cô Hà trông rất tự nhiên, hoàn toàn không có dáng vẻ của một người khách lần đầu đến nhà chơi, chắc bởi vì như lời của anh, cô và anh đã là bạn từ lâu lắm rồi nên đối với gia đình của anh, cô cũng thấy gần gũi như nhà của mình chứ chẳng có gì phải khách sáo hay ngại ngùng.
Cô ngồi ở sofa ăn trái cây, vừa hỏi tôi:
– Con định thi vào trường nào Vân Đình?
Tôi nằm trên sofa chán chường cầm rì-mốt liên tục chuyển kênh vì chẳng thấy có kênh truyền hình nào lọt vào mắt mình xem được. Nghe cô hỏi nên tự nhiên đó đáp:
– Chú Tiệp kêu con thi vào trường Nhân Văn, nhưng điểm chuẩn bên đó năm nào cũng cao ngất ngưỡng.
– Cô thấy trường đó được, cô có đứa cháu học bên đó mới qua năm ba mà đã có công ty nước ngoài mời nó về làm việc rồi. Trường top đầu mà, điểm chuẩn phải cao nhưng chất lượng tốt, nếu cố được thì cố để không phụ lòng chú Tiệp con. Chú Tiệp con cứ gặp cô là khen con mãi, nói con thông minh lắm chỉ có điều hơi lười thôi, haha…lúc nào nói về con trai mình là ảnh cũng thao thao bất tuyệt.
Tôi hơi mông lung nhìn ra sau bếp, nhìn cái bóng người đang mang tạp dề, quay trái quay phải động tác thuần thục như đầu bếp thứ thiệt của nhà hàng trứ danh. Làm sao tôi không biết anh lúc nào cũng đặt nhiều kỳ vọng vào tôi? Như một người cha lúc nào cũng tự hào rằng con trai mình có thể làm được mọi thứ nếu nó chịu cố gắng, nhưng than ôi…tôi…mà thôi bỏ đi, nói nhiều quá đâm ra lại nhàm.
– Cô với chú Tiệp con quen biết từ năm đầu đại học tới giờ, nói nhỏ cho con biết, lúc trước ảnh không được như bây giờ đâu!
Tôi nghe giọng điệu có vẻ bí ẩn của cô Hà nên cũng đâm ra tò mò, bỏ rì-mốt qua một bên rồi ngồi thẳng lưng nhìn cô hỏi:
– Là sao ạ?
– Lúc còn học đại học, chú Tiệp con nổi tiếng lắm. Lúc đó ảnh cũng giống như con bây giờ, là cậu ấm của một gia đình nhà giàu, đẹp trai, học giỏi nên được nhiều cô mến mộ lắm. Chỉ có điều Bách Tiệp không quan tâm tới con gái, ảnh chỉ đem chuyện học hành đặt lên hàng đầu thôi. Tội nhất là mấy cô gái tới tỏ tình với anh ấy, mỗi lần đều bị cách từ chối quá thẳng thắn, thậm chí nói là phũ phàng mà mấy cổ khóc bù lu bù loa.
Tôi nghi hoặc phỏi:
– Con tưởng tính cách của chú ấy rất hiền chứ? Lại còn làm con người ta khóc nữa hả?
– Hiền cái gì? Con nói ai vậy? Bách Tiệp ấy…kể từ khi anh ấy kết hôn, cô mới thấy ảnh thay đổi thôi. Chứ con nghĩ một thiếu gia con nhà giàu từ nhỏ đã quen được người ta cung phụng lại chịu đi chợ như một nội trợ rồi còn lum khum trong bếp nữa?
Tôi muốn nói với cô Hà: “Đâu phải chỉ có thế đâu, Bách Tiệp còn giặc đồ, giặc giày và vớ cho con nữa, chú lo cho con như một bảo mẫu. Cô xem…nếu là cha ruột cũng không tốt với con tới mức ấy, cô xem…có phải…chú ấy…yêu con không? Như cách một người đàn ông đối với người mà anh ta muốn ở cùng cả đời í!”
Nhưng tôi không muốn dọa chết khiếp cô Hà, tôi không thể nói thế được.
Khi nghe xong lời của cô, tận đáy lòng tôi như có thứ gì tràn lên đắng ngắt. Thì ra anh cũng vốn là một công tử được cưng chiều, nhưng mấy năm trước đây cha mẹ anh đều bị tai nạn xe rồi qua đời hết, anh lấy mẹ tôi, anh xót vì không ai nuôi dưỡng tôi chu đáo nên anh mới tự biến mình thành một người cha dượng vừa ẩn nhẫn vừa dịu dàng vừa biết cách chăm sóc con nhỏ. Anh cao thượng, anh tốt với tôi như thế đấy mà tôi thì lại nuôi nấng trong lòng thứ tình cảm sai lệch để rồi lúc nào cũng muốn dồn anh vào đường cùng.
Tự nhiên tôi cảm thấy rằng bản thân mình thời gian qua đã ích kỷ với anh quá.
Anh từ bếp đi ra, tháo tạp dề xếp ngay ngắn đặt trên đầu tủ lạnh rồi dịu dàng nói với tôi và cô Hà:
– Hai cô cháu qua ăn cơm!
Trên bàn ăn bốn người, mẹ gắp cho tôi một miếng cá, cười tươi:
– Dạo này con trai siêng học, mẹ không thưởng cho con được thứ gì nên hôm nay có dịp, từ chiều mẹ bắt chú Tiệp con dạy để mẹ tự nấu đó! Ăn thử xem có ngon không?
Tôi để miếng cá vào miệng, gật đầu nói một tiếng trống rỗng:
– Ngon!
Mẹ hài lòng gật đầu rồi quay qua nói với cô Hà:
– Em cứ tự nhiên ha, anh chị coi em như người trong nhà nên cũng không có làm món gì cầu kì để đãi. Chỉ có mấy món thông thường thôi, anh Tiệp làm ngon hơn chị nên đa phần đều là ảnh làm đó!
– Cần gì món cầu kì. Em thích mấy món đơn giản thế này thôi, hổm giờ bận muốn chết, ngày nào cũng ăn đồ hộp mà ở bên ngoài người ta nấu toàn bột ngọt, nên ăn không vô. Nghĩ cũng chưa từng tới nhà anh chị chơi lần nào nên hôm nay rãnh ghé qua luôn, mà mục đích chính vẫn là ăn chùa, hà hà…
Anh nói:
– Bận gì thì bận cũng phải lo cho bữa ăn đàng hoàng chứ!
Cô chậc một tiếng, thở dài.
– Một mình em làm biếng nấu ăn lắm. Cha nội Phương lại bỏ đi Thái tìm đề tài viết sách gì nữa rồi, mấy tháng nay em chỉ ở một mình.
– Nó có gọi về không?
– Hiếm à! Ổng lúc nào cũng lầm lầm lì lì, cũng không hiểu nổi ổng tính làm gì, mà…đừng nói tới cái gã khó ưa đó nữa. Thấy gia đình anh chị ấm cúng như vầy, tự nhiên làm em cũng ganh tỵ ghê. Ai như em, có được ông chồng mà cũng như không có. – Cô Hà có vẻ tủi thân nói.
Mẹ cười cười.
– Thôi thì tranh thủ kiếm một đứa con đi cho vui nhà vui cửa? Có khi nhờ đó mà thằng Tất Phương nó biết suy nghĩ, có trách nhiệm hơn với mẹ con em thì sao?
Cô Hà vừa ăn vừa xua đũa, bễu môi ngán ngẫm nói:
– Thôi cho em xin! Sanh xong một đứa, ổng mà không thay đổi gì thì có nước lại khổ thêm hai mẹ con. Như bây giờ, có một mình em mà còn lo chưa xong huống hồ gì là có thêm cục nợ nữa. Mà nói gì chứ…em thấy anh chị hạnh phúc vậy, sao không có thêm một đứa nữa đi? Thằng Đình lớn rồi, chắc không ganh tỵ đâu hả con?
Cô Hà vừa nói vừa đá mi trêu tôi. Tôi chỉ biết cúi mặt cười trừ, nhưng chỉ ngoài mặt thôi, chứ tôi nghe xong cổ nói vậy cảm giác như bị ai bổ một rìu vào tim, sợ tới mức bủn rủn. Tôi nghĩ mình vốn là một thằng con trai khá cực đoan, nhưng không nói quá, nghĩ tới trường hợp nếu anh và mẹ có con riêng thật, chẳng cần tới lúc đứa trẻ được sinh ra đâu, tôi đã sớm đi bầu bạn với đàn cá ở đáy sông Sài Gòn rồi. Tôi không thể chịu nổi cái cảnh anh cũng như bác sĩ Vinh đem tình yêu thương từng dành hết cho tôi để san sẻ cho một đứa trẻ khác mà anh gọi là con ruột vì tôi đã chịu quá đủ cảm giác bị cho “ra rìa” rồi.
Mà nghĩ thì nghĩ vậy, nhưng tôi thừa biết mẹ với anh không hề muốn có thêm đứa trẻ nào. Anh nghe xong cô Hà nói thì lắc đầu, nói qua chuyện:
– Già rồi, sinh đẻ gì!
– Anh cứ vậy, trông anh chị trẻ măng ra, già gì mà già!
Mẹ lúc này chỉ cười khổ, đáp:
– Em ơi là em, anh Tiệp sinh thì được rồi đó, ngoài đường biết bao nhiêu cô trẻ đẹp muốn sinh cho ảnh, còn chị, giờ mà mang cái bụng bầu, nghĩ chắc…đổi nghề thành diễn viên hài luôn cho thiên hạ họ nhìn vào nhanh được một trận cười.
Anh nghe mẹ nói, không vui nên cau mày trách khẽ:
– Nói vậy mà nói nghe được!
Cô Hà chậc một tiếng.
– Nữa, nữa, chị lại cứ tự ti. Chị còn trẻ đẹp có thua ai đâu đâu mà cứ tự chê hoài, với lại anh Tiệp cũng đâu phải loại người đó đâu!
Mẹ không nhìn anh, bà hơi trầm ngâm. Tôi nghĩ chắc bà tự ái vì câu “già rồi, sinh đẻ gì!” của anh. Mẹ tôi lúc trước không phải người nhạy cảm như vậy đâu, chỉ tại gần đây vì chuyện của cô bệnh nhân trẻ đẹp nên thỉnh thoảng hay khơi dậy lòng tự ái và tự ti của bà.
Bà nói:
– Mà nói vậy thôi. Có một mình thằng Đình mà chị còn lo chưa xong, đẻ nữa thì để ai lo? Bảy năm qua để một tay anh Tiệp lo cho nó, riết rồi thấy hai người còn trông thắm thiết hơn với chị nữa kìa!
Câu tủi thân nửa đùa nửa thật của mẹ gảy vào lòng tôi với anh một trận nhồn nhột, anh nhìn tôi một giây, bắt được khoảnh khắc tôi cũng nhìn anh rồi tức thì anh lảng mắt đi.
Tôi nghe cô Hà tỏ ra rất tán đồng, cười nói:
– Em chưa thấy mối quan hệ cha dượng – con trai nào lại tốt như hai người, đúng là đáng ganh tỵ mà!
Anh vọt miệng:
– Anh lúc nào cũng coi thằng Đình như con ruột của mình!
Vị đắng ngắt từ đáy lòng lại trào lên, tôi khen anh giữ lập trường thật tốt, từ đầu chí cuối đều chỉ coi tôi là “con ruột” và không ngại nhắc đi nhắc lại không biết bao nhiêu lần. Tôi hoài nghi không biết có phải anh cố ý nói thế để nhắc nhở tôi hay không? Nhắc rằng anh luôn coi tôi là con trai “ruột” và tốt nhất tôi đừng nuôi nấng thứ tình cảm trái luân lí đó nữa. Nhưng đáng tiếc phải nói rằng dù đất trời có đảo lộn, tôi chưa từng coi anh là “cha” mà anh trong mắt tôi chỉ là “con bọ Hercules nhã nhặn” mà tôi không bao giờ có thể ngừng yêu được.
Anh gắp một chút thức ăn bỏ vào chén mẹ, thái độ như đang dỗ ngọt vì biết rõ mẹ đang lẫy. Lúc nào cũng vậy, chỉ trước mặt anh, tôi mới thấy mẹ ra dáng của một người phụ nữ bình thường, có hỷ, nộ, ái, ố, bà như trở thành một người khác hẳn hoàn toàn, không còn lạnh lùng, tẻ nhạt và vô tâm như mỗi lần đứng trước mặt đứa con trai rứt ruột của mình. Bảy năm tôi nhìn hai người quấn quýt, chăm sóc, thương yêu nhau nhưng chưa bao giờ thấy ganh tỵ như bây giờ. Mà chính tôi còn không rõ là tôi ganh tỵ với mẹ rằng có một người chồng tuyệt với như anh hay là tôi ganh tỵ với anh vì anh cướp hết sự quan tâm của mẹ tôi, không chừa cho tôi miếng nào.
Anh chợt nhìn tôi, tôi luôn cảm thán khen anh là một người tinh tế, nhưng anh tinh tế còn hơn những gì tôi hình dung được vì chỉ trong phút chốc tị niềm xấu xí của tôi đã sơ ý bị anh bắt được.
Anh cụp mắt, vươn đũa gắp một chút đồ ăn để vào chén tôi, nhưng anh không nói gì, không có kiểu niềm nở nhưng sáo rỗng như mẹ, “Đình, ăn nhiều mau lớn nghen con!”, “Món này mẹ làm, con ăn thử coi hợp khẩu vị không?”, “Ăn rau dễ tiêu hóa, tốt cho sức khỏe”, “Cá hồi nhiều omega 3”, v.v
Anh không bao giờ nói thế, anh luôn kiệm lời, nhưng mà tôi hiểu, hiểu rằng anh chỉ đang xoa dịu và muốn đáp lại ánh mắt ghen tị của tôi như muốn nói rằng: “Con cũng là thành viên trong gia đình! Chú với mẹ đều thương yêu con!”
Than ôi! Trên đời lại có người cha dượng tinh tế, cao cả và dạt dào tình yêu thương với con của vợ như vậy!
Cả buổi, tôi vẫn ngồi im lặng ăn cơm, không nghĩ rằng hôm nay bụng mình có sức chứa thật kinh khủng, bình thường chỉ ăn được khoảng hai chén cơm là cùng nhưng hôm nay tôi ăn hơn ba chén rồi mà còn chưa muốn dừng, ăn như con ma đói mà cũng phần nào bởi vì mẹ tôi cứ gắp lấy gắp để vào chén tôi như coi tôi là con ma đói thật.
– Con trai ăn nhiều cho mau lớn!
Tôi im lặng một vài giây rồi cũng gật đầu, ngốn hết vào miệng mình.
Cô Hà cũng nói:
– Con trai tuổi lớn phải ăn như con mới được, ai như thằng cháu cô, kén ăn nên đẹt nghét hà!
Cô gắp thêm miếng rau bỏ vào chén tôi nhưng thình lình bị một đôi đũa khác cản lại.
Anh ở đối diện nhìn tôi bằng ánh mắt không vui, nói:
– No rồi thì đừng có ăn nữa, con làm trò gì vậy Đình?
Mẹ cản anh, chậc một tiếng đáp:
– Con nó còn đói mà, anh để cho nó ăn đi!
– Đói gì mà đói, bụng nó chứa được bao nhiêu, ăn cho cố vào một hồi lại nôn hết ra!
Là tại anh nhắc tới chữ “nôn”, nên thình lình khiến tôi muốn nôn thật. Cả bụng tôi no cứng ngắc, thậm chí cảm thấy thức ăn không còn chỗ chữa nữa muốn trào ngược lên cổ. Nhưng tôi vẫn nhịn xuống, nhịn mà nuốt vào đống rau cá mà mẹ vừa gắp để vào chén cho mình, tôi ước người hiểu mình phải là mẹ chứ không phải anh, ước gì mẹ biết tôi mỗi bữa không ăn được quá hai chén cơm vì dạ dày tôi không tốt.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN