Chị Em Thù Hận - Chương 3
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
166


Chị Em Thù Hận


Chương 3


Khi các hàng rào ván sơn trắng đánh dấu giới hạn của River Bend hiện ra trước mắt, Lane hoang mang một lúc vì có cảm giác bị đưa trở về ngược dòng thời gian. Làm như cũng chính những con ngựa ngày xưa ấy đang ăn cỏ dưới các cành lá vươn rộng của các cây sồi và cây dẻ, phô các bộ lông trơn láng của chúng sáng loáng màu hồng, màu bạc và màu vàng. Bên kia chúng, ông trông chờ sẽ được thấy đầy xe hơi, và còn khách đến dự đám cưới chưa ra về.

Sau khi nhìn theo Dean và Babs lái xe đi, ông nhớ đã quay lại và thấy ông R.D.Lawson, thường ngày, ngạo nghễ và mạnh dạn, đang im lặng đứng bên ông, với vẻ nhìn xa xôi và trầm tư. Rồi thì R.D. liếc nhanh ông, như là chợt nhận ra ông đứng đó.

Lane nhớ ông đã nói:

– Vậy là, chúng đã ra đi. Chúng trông sung sướng bên nhau, phải không?

R.D. đã nhìn sững theo xe.

– Bác lấy làm lạ, – Ông ngập ngừng, rồi vi tiếp, – Bác ưa con bé. Nhưng nếu nó cứ làm ra vẻ bất lực va ngu đần, thì không bao lâu đâu, nó sẽ tin là thật. Thật là xấu hổ, nó không biết bà mẹ của bác. Bà cụ mới là một người đàn bà, – Ông đã nói lớn và đồng thời vỗ mạnh vào lưng Lane, rồi bóp mạnh vào vai Lane. – Đi vào đi. Buổi liên hoan chưa chấm dứt.

Lúc bấy giờ, Lane đã xem lời mô tả Babs cuả R.D. là hạ gía nàng một cách bất công. Nhưng sau hơn ba mươi năm, Babs vẫn còn giữ nguyên tính trẻ con đáng yêu ấy. Bà vẫn nhắc ông nghĩ đến một cô bé cần có người trông nom. Babs ưa thích liên hoan và áo quần đẹp. Lane tự hỏi phải chăng R.D. đã nói đúng. Bà đã đóng trò chăng? Vai trò đã biến thành thật chăng?

Lan lén quan sát kỹ bà Babs đang ở trước mặt ông, gương mặt bà sau tấm mạng vẫn

còn ít nếp nhăn, mái tóc uốn cong vẫn còn dịu dàng đầy nữ tính, màu tóc vẫn còn giữ được màu vàng sẫn như xưa, không biết là tự nhiên hay nhuộm, ông không biết. Trong đôi mắt màu nâu cuả bà, ông thấy hiện lên vẻ u buồn và lạc lõng. Khi năm sáu con ngựa con mới lên hai tuổi nhảy vọt ra xa hàng rào, lộ vẻ sợ hãi, bà nói:

– Dean không bao giờ chán nhìn chúng làm trò. – Khi xe hơi chạy ngang qua, mấy con ngựa nhỏ cong đuôi chạy băng ngang đồng cỏ, và rẽ ra như cánh quạt giữa các thân cây sồi cổ thụ để đứng nhìn theo. – Cái đẹp đang chuyển động. Mỹ thuật sống, – Dean thường nói chúng như vậy.

– Đúng thế. – Lane nói, nhưng ông không khỏi có ý nghĩ rằng, ngay cả sau khi chồng chết , bà ta vẫn còn bám víu vào chồng.

Chiếc xe hơi dậu lại trước toà nhà. Lane chờ cho người tài xế đỡ Babs xuống xe, rồi bước xuống theo. Một con ngựa đực giống hí vang ở khu chuồng ngựa, xé tan sự tĩnh mịch cuả buổi chiều tàn. Quay về phía tiếng ngựa hí, Lane lơ đểnh ghi nhận tất cả những sự thay đổi do Dean đem lại từ khi thay cha cai quản River Bend cách đây mười chín năm.

Vựa cỏ cũ đã giở đi để dành chỗ cho một khu chuồng ngựa, có cả những sân quần ngựa và những tiện nghi hỗ trợ. Khu chuồng ngựa rộng gấp đôi chuồng ngựa cũ. Tất cả các nhà mới dựng sau đều bắt chước kiểu tòa nhà chính có đầu hồi và mái hình bán cầu. Xa xa, một con ngựa đực giống, màu hồng bệ vệ bước đi dọc một hàng rào cao, cổ uốn cong và đuôi phất qua phất lại, cái đầu nhỏ và thanh tú ngẩng cao để đánh hơi trong gió.

Lane đóan rằng con ngưa. ấy vừa hí mt tiếng xe tan không khí vừa rồi.

– Đó là con Nahr El Kedar. – Abbie lên tiếng lần đầu từ khi rời nghiã trang. – Bác đã giúp ba cháu nhập nó từ Ai Cập.

– Tôi đã quên mất. Chuyện ấy cách đây đã quá lâu. – Vào khoảng hai mươi năm, nếu ông không lầm. Phần đóng góp của ông tương đối không đáng kể, ông chỉ giới thiệu Dean với một số người ông có tiếp xúc ở Trung đông, để nhờ họ giúp cho việc nhập con ngựa sang nước Mỹ được dễ dàng.

– Bác muốn xem nó không? – Ánh mắt nàng có vẻ thách thức khi nhìn ông. Lane nghĩ thầm nếu có Dean ở đây, ắt hẳn ông ta sẽ gọi cái nhìn ấy là cái nhìn muốn nói: – Ông- hãy- đi- với- tôi, đi ngay bây giờ. – Cuả bà nội ông ta.

– Abbie,- Babs nói, giọng do dự.

– Mẹ đừng lo, con không giữ bác lâu đâu. Không chờ ông bằng lòng, nàng đã bước đi với vẻ tự tin về phiá chuồng ngựa giống.

Lane đành đi theo mấy bước, ông nhận thấy người không cao như ông tưởng. Đôi gót giày cao làm người ta có ảo tưởng là nàng cao, lại thêm nàng có một bộ điệu ưỡng mình, ra vẻ là có chiều cao, nhưng thực sự nàng thấp hơn ông mấy phân Anh. Lạ nhỉ! Ông nhớ lại – và biết là mình đã lầm. Rachel mới cao bằng ông.

– Cháu thấy bác nói chuyện với cô ấy ở nghĩa trang.

Lane bất thần ngỡ ngàng vì câu nói cuả Abbie, tiếp theo ngay sau ý nghĩ vừa rồi của ông.

– Cháu thấy bác nói chuyện… với ai?- Ông hỏi lại, và ý thức được mình đang nói về một vấn đề tế nhị.

– Cháu tin rằng tên cô ta là Rachel Farr. – Nàng quay cặp mắt xanh sáng rực nhìn ông. – Cô ta tự xưng là con gái của ba cháu. Có thật vậy không?

– Phải! – Lane đáp, ông không thích thú gì đóng vai người cất bỏ điểm hoài nghi cuối cùng. Nhưng nói dối cũng không ích lợi gì.

Liền tức thì nàng quay nhìn về phía trước mặt và tiếp tục đi tới, nhưng không còn vẻ ung dung như trước, để lộ ra sự bối rối trong lòng mà nàng cố đè nén một cách tuyệt vọng.

– Nhưng tại sao ba cháu lại…- Vừa hỏi ra thì thấy vẻ ngây thơ, nên Abbie cắt ngang. Nàng đã có kinh nghiệm bản thân về sự không trung thành của một người chồng, không vì một lý do thực tế nào, không có một sự liên minh hợp lý nào…và không có gì trục trặc trong đời sống tình dục của hai người. Thế nhưng, ý nghĩ rằng cha nàng đã không trung thành với mẹ nàng, khiến nàng run lên.- Cháu luôn tưởng rằng cha mẹ cháu có hạnh phúc bên nhau.

Chỉ bây giờ, cố nhớ lại thái độ của họ khi ở với nhau, nàng mới vở lẽ ra rằng họ ít giống nhau. Cha nàng thì mải mê với các con ngựa, nhưng mẹ nàng không để ý đến chúng, ngoại trừ để dụ các buổi chiêu đãi kèm theo các cuộc trình diễn quan trọng. Trong câu chuyện giữa họ, mẹ nàng không bao giờ nói đến gì khác ngoài các buổi liên hoan, áo quần, kiểu trang trí mới trong phòng, những mẩu chuyện về người này người kia, và dĩ nhiên, thời tiết. Abbie chán ngắt khi nghĩ đến đã bao nhiêu lần nghe mẹ tuyên bố một cách vui thích: “Tôi không bao giờ đàm luận về chính trị, kinh doanh, hay kinh tế. Bằng cách đó, tôi không bao giờ để lộ sự dốt nát của tôi”. Và bà đã cho thực hành điều đó. Nếu một câu chuyện xoay quanh một đề tài nghiêm túc, thì hoặc là bà đổi đề tài, hoặc là bà bỏ đi. Nhưng Babs là vậy. Bà ta vui, dễ thương và hời hợt một cách đáng ưa. Ai cũng thương mến bà.

Trời đất ơi, có nhiều khi Abbie muốn nắm bà mà lắc cho mấy cái. Khi còn bé, có vấn đề gì, người không thể nói cho mẹ hay, dù vấn đề nhỏ nhặt đến mấy. Nàng không hài lòng với câu trả lời có sẵn của bà:”Nếu là mẹ, thì mẹ chẳng thèm lo. Mọi việc tự nó sẽ trở nên êm đẹp”. Và rất thường, cha nàng cũng không có mặt. Abbie đã trút hết các vấn đề rắc rối của nàng cho Ben.

Có phải cha nàng cũng đã tìm cái đó ở một người tình nhân? Một người để nói chuyện? Một người chịu nghe và hiểu? Một người khác hơn là một vật trang trí trên cánh tay ông? Một người hấp dẫn ông về trí tuệ cũng như về tình dục? Gần như tức thì, Abbie xua đuổi các ý nghĩ ấy vì chúng có ý không tốt đối với mẹ nàng. Dù mẹ nàng làm ông thất vọng về một số mặt, cha nàng cũng không có quyền lấy một người đàn bà khác. Ông đã phản bội bà. Ông đã phản bội lại cả hai mẹ con nàng.

Lane và Abbie đến bên chuồng ngựa, Abbie bước tới sát các tấm ván dày màu trắng. Con ngựa đực giống màu hồng sẫm, bộ lông láng mướt giống màu gỗ đỏ, bệ vệ bước tới phía nàng, vừa khịt mũi vừa hất đầu lên, rồi uốn cổ qua tấm ván trên cùng và đưa đầu có những nét khắc hoa. sắs sảo về phía nàng.

Là một hình tượng của sự phản ứng nhanh nhẹn, con ngựa đực giống đứng yên một lúc, đưa mõm chà vào lòng bàn tay của nàng, cặp mắt to màu đen của nó sáng rực lên vì thích thú, hai tai vểnh lên và úp vào, hai chót tai gần chạm nhau, hai lỗ mũi nở ra, để lộ bên trong màu hồng. Mặc dù cái đầu tam giác rộng, và cái mặt cuả nó hơi to quá, tròn quá, con ngựa vẫn có đặc tính rõ rệt của giống đực.

Bất thần nó ngẩng cao đầu và nhìn về phía mấy con ngựa cái nuôi để đẻ đang ăn cỏ ngoài xa, không để ý đến Abbie đang với tay lên vuốt chòm lông đen rũ xuống, che khuất vệt trắng hệp trên trán. Quay cái đầu một vòng như rắn, con ngựa đực giống nhích ra xa nàng, và quay bước đi dọc theo hàng rào.

– Kedar còn sức khỏe rất tốt đối với một con ngựa giống hai mươi hai tuổi, – Abbie nói.

– Trông nó còn đẹp lắm. – Lane nói.

– Các chân cuả nó không có hoàn hảo nữa, Ống chân cuả nó hơi to và lùn. Nhưng cái đầu của nó thì tuyệt hảo không thể tưởng tượng; ba cháu ngày xưa luôn luôn chú trọng đến đầu ngựa. Hễ con ngựa Ả Rập nào có cái đầu đẹp, ông coi như nó có đủ bốn chân. Loại ngựa Ả Rập có dòng máu Ai Cập thuần túy nổi tiếng là có đầu đẹp theo lối cổ điển, đó là nguyên nhân tại sao tất cả ngựa Ả Rập ở đây đều thuộc dòng dõi trực tiếp của ngựa Ai Pasha Sherif – tất cả, trừ con ngựa cái hai tuổi đằng kia. – Abbie chỉ con ngựa màu trắng bạc đứng cạnh hàng rào ở đồng cỏ gần đó. – Mẹ nó là con ngựa Ả Rập chót do ông nội cháu nuôi. Sau khi ông nội chết ba cháu bán chúng đi, cháu không chịu cho ba cháu bán. Ba cháu cho cháu con ngựa cái ấy năm ngoái.

– Rõ ràng cháu thừa hưởng của ba cháu tính yêu ngựa.

– Chắc vậy.- Khi con ngựa đực giống trở lại gần chỗ hàng rào nơi họ đứng, Abbie lơ đễnh vuốt má nó.- Nếu cháu muốn ở bên ba cháu, cháu đã không có cách nào khác.

Nàng liền hối tiếc đã thốt ra một câu nói cay đắng, nhất là nó chỉ đúng một phần. Suốt đời, nàng đã luôn luôn coi ngựa là bạn chơi. Nàng ưa thích làm lụng với ngựa Ả Rập và ở quanh chúng – không phải vì cha nàng, mà vì nàng cảm thấy mãn nguyện.

Thở khì khì, con ngựa chà mõm vào lòng bàn tay nàng. Abbie trở lại đề tài đang bận tâm nàng.

– Mẹ cháu ắt đã biết chuyện đó từ lâu. Tại sao bà chịu đựng được? – Abbie thật ra không chờ đợi trả lời, nhưng Lane trả lời nàng:

– Bác nghĩ rằng…họ đã đi đến một thoa? hiệp ngầm.

– Mẹ cháu thật là có biệt tài làm ngơ trước cái gì khó chịu. – Abbie thừa nhận với giọng mỉa mai. Nhưng câu trả lời cuả ông giải thích cho nàng tại sao nàng giữ những hình ảnh từ lúc còn bé về việc mẹ nàng đóng cửa ngồi luông trong phòng hàng giờ và khi ra thì mắt đỏ hoe và sưng húp, mỗi khi cha nàng thực hiện.

– Mẹ cháu thật là có biệt tài làm ngơ trước cái gì khó chịu. – Abbie thừa nhận với giọng mỉa mai. Nhưng câu trả lời cuả ông giải thích cho nàng tại sao nàng giữ những hình ảnh từ lúc còn bé về việc mẹ nàng đóng cửa ngồi luôn trong phòng hàng giờ và khi ra thì mắt đỏ hoe và sưng húp, mỗi khi cha nàng thực hiện một chuyến đi “vì công việc kinh doanh” đến California; tuy nhiên mấy năm sau này, Abbie chỉ có thể nhớ là mẹ nàng im lặng một cách bất thường ngay khi ông ra đi. – Có bao nhiêu người khác biết về chuyện dan díu của ba cháu?

– Thoạt đầu, người ta có bàn tán, nhưng rồi đã yên từ lâu.

– Và người đàn bà ấy, người ba cháu dan díu với – bà ta ra sao rồi?

– Bà ta đã qua đời cách đây mấy năm. Rachel đã sống khá tự lập từ khi lên mười bảy.

– Bác trông chờ cô ta có tên trong danh sách những người thừa kế của ba cháu, có phải vậy không?

– Bác nghĩ rằng có thể giả thiết một cách hợp lý là ba cháu có ghi tên cô ta vào tờ di chúc.

– Và nếu ba cháu không ghi, cô ta có thể thưa kiện đòi hưởng một phần gia tài, phải vậy không?- Abbie hỏi một cách thách thức, nói lên sự lo sợ đã dày vò ruột gan nàng trên đường đi từ nghĩa trang về nhà- vừa lo sợ, vừa giận dữ và oán thù sâu sắc. River Bend là nhà của nàng. Nó thuộc về dòng họ Lawson đã mấy thế hệ. Cái cô Rachel kia không có quyền gì trên một phần nào của nó.

– Cái đó sẽ tùy theo chúc thư đã viết như thế nào. Dean có thể đã để lại phần lớn gia sản của mình cho vợ góa là Babs, hay ông có thể lập một quỹ ủy thác, cho vợ được quyền hưởng dụng suốt đời tài sản cuả ông, với điều khoản quy định là tài sản ấy thuộc về những người thừa kế, sau khi vợ Ông chết.

– Những người thừa kế? Bác dùng số nhiều?

– Cho tới khi đọc chúc thư, Abbie ạ, bác nghĩ rằng chúng ta không nên nói trước.

– Cháu không giống tính mẹ cháu, bác Lane ạ. Thà cháu đối đầu với mọi trừơng hợp có thể xảy đến. Và bác không thể phủ nhận là chuyện này có thể dẫn tới một cuộc tranh chấp dai dẳng và xấu hổ trước toà án.

– Chuyện đó có thể.

Quay mặt đi, Abbie nhìn qua các đồng cỏ trải dài đến tận hàng cây ôm theo bờ sông Brazos ở xa. Nàng biết từng tấc đất cuả River Bend, từng bụi rậm, từng cây to. Những con ngựa đằng kia – nàng có thể kêu tên từng con, và nói phả hệ cuả nó. Đây là gia tài của nàng được hưởng. Làm sao Lane có thể đứng đó mà bảo nàng đừng lo?

– Tình nhân cuả ba cháu là ai? Bà ta ra sao? – Nàng cảm thấy ông do dự, nên quay lại đối mặt ông. – Cháu muốn biết. Và bác đừng ngại làm cháu quá xúc động. Tốt hơn là cháu nên biết sự thật sau bao nhiêu năm trời. Có lẽ mẹ cháu không biết câu chuyện ấy như thế nào. Chỉ có bác mới có thể cho cháu biết.

Sau khi nhìn ngắm nàng một lúc lâu với vẻ suy tư, Lane bắt đầu nói cho nàng nghe những điều ông biết.

– Bà ta tên là Caroline Farr. Bà ta la người đâu đó miền Đông, bác chắc vậy. Dean gặp bà trong một cuộc triển lãm tranh của tư nhân ở viện bảo tàng mỹ thuật ngay tại Houston này.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN