Chiến Tranh Và Hòa Bình
Quyển 17 - Chương 8
Nếu lịch sử chỉ có nhiệm vụ nghiên cứu những hiện tượng bên ngoài thì nó chỉ cần nêu lên cái quy luật đơn giản và hiển nhiên ấy là đủ rồi, và cuộc biện luận của chúng ta đã kết thúc. Nhưng quy luật của lịch sử lại liên quan đến con người. Một phân tử vật chất không thể nói với chúng ta rằng nó hoàn toàn không cảm thấy có nhu cầu hấp dẫn hay xô đẩy gì cả, và quy luật này không đúng, trái lại con người là đối tượng của lịch sử lại khẳng định dứt khoát rằng: tôi tự do, và do đó, không lệ thuộc vào các quy luật. Sự có mặt của vấn đề tự do ý chí của con người, tuy không được biểu hiện ra, vẫn có thể nhận thấy ở mỗi bước của lịch sử.
Tất cả các sử gia nghiêm túc đều đã vô hình chung đi đến vấn đề này. Tất cả những chỗ mâu thuẫn, những điểm mơ hồ trên con đường sai lầm mà khoa học lịch sử đi theo chẳng qua đều do vấn đề này chưa được giải quyết mà ra. Nếu ý chí của mỗi người đều là tự do, tức nếu mỗi người có thể hành động theo sở thích của mình thì lịch sử sẽ chỉ là một chuỗi những hiện tượng ngẫu nhiên không liên quan gì với nhau.
Ngay dù trong số hàng triệu con người sống trong khoảng một ngàn năm chỉ có một người duy nhất có thể hành động tự do, tức là, theo sở thích của mình, thì hiển nhiên là chỉ cần một hành động tự do, trái với quy luàt của người này cũng đủ để thủ tiệu khả năng tồn tại của bất kỳ quy luật nào đối với toàn bộ nhân loại.
Và nếu có một quy luật, dù chỉ là một quy luật thôi, chi phối hành động của con người thì không thể nào không phục tùng quy luật đó
Vấn đề tự do ý chí chính đáng là đang lâm vào tình trạng mâu thuẫn này, vấn đề này từ thời cổ đại đã bắt những bộ óc ưu tú nhất của nhân loại phải suy nghĩ, và từ thời cổ đại đã được đặt ra với tất cả tầm quan trọng to lớn của nó.
Nội dung vấn đề này là như sau: khi nhìn con người với tính sách một đối tượng để quan sát dù đứng trên quan điểm nào cũng vậy, thần học, lịch sử, đạo đức, triết học, chúng ta đều gặp lại cái quy luật chung của tính tất yếu mà con người cũng như tất cả những gì tồn tại đều phải tập trung. Trái lại, khi nhìn con người qua bản thân mình như một đối tượng ý thức được, thì ta lại cảm thấy mình tự do.
Ý thức này là một cội nguồn để tự nhận thức hoàn toàn riêng biết và không phụ thuộc vào lý trí. Nhờ có lý trí, con người có thể tự quan sát mình, nhưng nó chỉ có thể tự biết mình qua ý thức.
Nếu không còn ý thức về mình thì mợi sự quan sát, mọi cách sở dụng lý trí đều không thể quan niệm được.
Để hiểu để quan sát, để kết luận, con người trước hết phải có ý thức rằng mình đang sống.
Con người chỉ quan niệm rằng nó tồn tại khi nó có ý muốn, tức là khi nó nhận thức được ý chí của mình. Đã thế, ý chí là thực chất của đời sống cho nên con người nhận thức và ắt phải nhận thức nó như một ý chí tự do.
Nếu khi tự quan sát mình, con người thấy rằng ý chí của nó bao giờ cũng hướng theo một quy luật duy nhất và không thay đổi (bất kỳ quan sát nhu cầu ăn uống hay hoạt động của bộ óc, hay bất kỳ cái gì khác), thì nó không thể không quan niệm cái hướng không bao giờ thay đổi này của ý chí của nó là một sự hạn chế đối với ý chí. Cái gì đã không tự do thì cũng không thể nào bị hạn chế. Ta thấy ý chí của con người bị hạn chế chính vì ta không có cách nhận thức nào khác ngoài cách khái niệm rằng ý chí là tự do.
Anh nói rằng tôi không tự do. Nhưng tôi đã giơ tay lên và đã hạ nó xuống. Ai cũng biết rằng câu trả lời phi luận lý này chính là bằng chứng không thể bác được của tự do.
Câu trả lời này là biểu hiện của ý thức vốn không lệ thuộc vào lý trí.
Nếu nhận thức của ta về tự do không phải là một cội nguồn tự nhận thức không liên quan đến lý trí, thì nó sẽ phục tùng lý luận và kinh nghiệm, nhưng trong thực tế không bao giờ có và không thể quan niệm được một sự phục tùng như vậy.
Có nhiều kinh nghiệm và lý luận chứng minh cho mỗi người thấy rằng với tính cách đối tượng khảo sát, họ phải tuân theo những quy luật nhất định. Họ tuân theo và không bao giờ chống lại quy luật hấp dẫn hay quy luật không thẩm thấu một khi họ đã thừa nhận những quy luật ấy. Nhưng cũng chính những kinh nghiệm và lý luận ấy lại chứng minh cho họ thấy rằng cái tự do tuyệt đối mà họ nhận thức được ở bản thân là một điều không thể có, rằng mỗi hành động của họ đều bị quy định bởi cấu tạo của nó, bởi tính cách của họ và những động cơ tác động đến họ, tuy nhiên con người không bao giờ phục tùng những kết luận rứt ra từ những kinh nghiệm và lý luận ấy. Căn cứ vào thực nghiệm và suy luận, con người biết rằng hòn đá rơi theo hướng từ trên xuống dưới, nó hoàn toàn tin điều đó và trong mọi trường hợp nó đều chờ đợi hiệu lực của cái quy luật mà nó đã thừa nhận.
Trái, lại, khi đã biết, cũng một cách chắc chắn như vậy, rằng ý chí của mình cũng phục tùng những quy luật, thì con người vẫn không tin và không thể nào tin điều đó.
Thực nghiệm và lý luận tha hồ chứng minh cho con người thấy rằng trong những điều kiện như cũ với một tính cách như cũ, nó sẽ hành động hệt như nó đã hành động trước đấy. Khi nào nó sắp làm một hành động lần thứ một nghìn trong những điều kiện như cũ với một tính cách như cũ (một hành động bao giờ cũng được đưa đến một kết quả như nhau), nó cũng vẫn cảm thấy một cách chắc chắn rằng nó có thể làm theo sở thích của mình như trước khỉ thực nghiệm. Bất kỳ người nào, người dã man cũng như nhà tư tưởng, du lý luận và thực nghiệm đã chứng minh cho họ một cách không thể chối cãi rằng không thể nào quan niệm có hai hành động khác nhau trong những điều kiện như nhau, họ vẫn cảm thấy không thể nào quan niệm được sự sống nếu không có cái quan niệm vô lý ấy. Vì quan niệm ấy vốn là thực chất của tự do. Họ vẫn cảm thấy rằng dù cho điều đó không thể thực hiện được, nó vẫn tón tại, bởi vì nếu không có cách quan niệm này về tự do thì không những họ không hiểu được cuộc sống mà thậm chí còn không thể sống được một khoảnh khắc.
Không thể sống được vì tất cả những khát vọng của con người, tất cả những động cơ thúc đẩy nó sống chẳng qua ià những khát vọng nhằm tăng thêm quyền tự do của nó. Giàu có hay nghèo khổ, vinh quang hay mai một, nắm quyền lực hay phải phục tùng, cường tráng hay yếu ớt, lành mạnh hay đau ốm, học thức hay ngu dốt, lao lực hay an nhàn, no nê hay đói khát, đạo đức hay tội lỗi, chẳng qua chỉ là những trình độ khác nhau của tự do.
Muốn hình dung một con người không có tự do chỉ có cách hình dung là con người ấy không còn sống nữa.
Nếu đối với lý chí, khái niệm tự do là một điều mâu thuẫn phi lý cũng như cho rằng có thể thực hiện hai hành động khác nhau trong những điều kiện như nhau, hay một hành động không có nguyên nhân, thì điều đó chỉ chứng mình rằng ý thức không phục tùng ý chí.
Chính cái nhận thức này về tự đo, một nhận thức không thể lay chuyển, không thể bác bỏ, không thể phục tùng kinh nghiệm và lý luận, đã được tất cả các tư tưởng gia thừa nhận và được mọi người cảm thấy, không trừ một ai, chính cái ý thức mà không có nó thì không thể nào quan niệm được con người, đã làm thành mặt kia của vấn đề.
Con người là một vật do đấng Thượng đế toàn năng toàn thiện toàn chí sáng tạo ra. Vậy tội lỗi là gì, một khi khái niệm tổi lỗi là xuất phát từ ý thức của con người về quyền tự do của hắn? Đó là vấn đề do thần học đặt ra. Hành động của con người phục tùng những quy luật chung, bất biến, được khoa thống kê học ghi lại, vậy trách nhiệm của con người trước xã hội là gì, một khi khái niệm này xuất phát từ ý thức của con người về quyền tự do của mình? Đó là vấn đề do pháp luật đặt ra.
Hành động của con người xuất phát từ tính chất bẩm sinh của nó và những động cơ đã tác động đến nó. Vậy thế nào là lương tâm, là ý thức về cái thiện, về cái ác, trong những hành động xuất phát từ ý thức của con người về quyền tự do? Đó là vấn đề do luân lý đặt ra.
Con người, nếu xét trong mối liên hệ với đời sống chung của nhân loại, phải phục tùng những những quy luật chi phối cuộc sống ấy. Nhưng cũng con người, nếu không kể đến mối liên hệ đó thì lại là tự do. Đời sống quá khữ của các dân tộc và của nhân loại cần phải được quan niệm như thế nào? Như là sản phẩm của hoạt động tự do hay là của hoạt động bị chi phối của con người? Đó là vấn đề do lịch sử đặt ra.
Mãi đến cái thời của trí thức phổ cập, cái thời đại đầy tự phụ của chúng ta, nhờ cái công cụ mạnh mẽ nhất của sự dốt nát là máy in, vấn đề tự do của ý chí mới bị đẩy lùi lại một địa hạt mà bản thân nó không thể nào tồn tại. Trong thời đại chúng ta ngày nay, phần lớn những con người gọi là tiên tiến chỉ là một đám người ngu dốt tưởng đâu rằng những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học tự nhiên là cách giải quyết toàn bộ vấn đề, tuy nó chỉ nghiên cứu một mặt của vấn đề mà thôi.
Không làm gì có linh hồn và không làm gì có tự do, bởi vì đời sống của con người được thể hiện bằng sự vận đọng của các cơ thịt mà sự vận động của các cơ thịt lại do hoạt động của hệ thần kinh chỉ huy. Không có linh hồn và không có tự do, bời vì ở một thời đại xa xưa nào không rõ, chúng ta đã từ loài khỉ mà ra. Họ nói, họ viết và họ in như vậy và không biết rằng trước đây hàng nghìn năm tất cả các tôn giáo, tất cả các tư lưởng gia, không những đã thừa nhận mà thậm chí không bao giờ phủ nhận quy luật về tính tất yếu mà ngày nay họ ra sức chứng minh một cách nhiệt tình bằng sinh lý học và động vật học so sánh. Họ không thấy rằng vai trò của các khoa học tự nhiên trong vấn đề này chỉ là công cụ để soi sáng một mặt của vấn đề mà thôi. Bởi vì, nếu đứng trên lập trường quan sát, nói rằng lý trí và ý chí là những chất bài tiết (sécrétions) của bộ óc, và con người, trong khi tuân theo quy luật chung, đã có thể phát triển từ một giống động vật hạ đẳng ở một thời kỳ nào chưa rõ thì đó là cắt nghĩa dưới một khía cạnh cái chân lý đã được tất cả các tôn giáo và tất cả các hệ thống triết học thừa nhận cách đây hàng ngàn năm: đó là chân lý nói rằng xét về quan điểm lý trí, con người phục tùng những quy luật của tính tất yếu. Nhưng điều đó vẫn không làm cho việc giải quyết vấn đề tiến lên một bước nào bởi vì vấn đề này còn có một mặt đối lập xây dựng trên ý thức về tự do.
Nếu con người phát tnển từ loài khỉ ở một thời kỳ nào chưa rõ, thì điều đó cũng có thể hiểu được như nói rằng nó do một nắm đất sinh ra ở một thời kỳ nhất định (trong trường hợp thứ nhất thì X là thời gian, trong trường hợp thứ hai thì X là nguồn gốc). Nhưng vấn đề lại là ở chỗ ý thức về tự do của con người kết hợp như thế nào với quy luật về tính tất yếu mà nó phục tùng, và vấn đề này không thể giải quyết bằng sinh lý học và động vật học so sánh, bởi vì trong con ếch, con thỏ và con khỉ, ta clủ có thể thấy hoạt động của thần kinh và bắp thịt trái lại trong con người ta thấy ngoài hoạt động của bắp thịt và thần kinh lại còn có cả ý thức nữa.
Các nhà khoa học tự nhiên và các tín đô của họ là những người tưởng đâu giải quyết đối với vấn đề này cũng như những anh thợ nề đã nhận được lệnh trát vữa một mặt tường của nhà thờ, nhân lúc người quản đốc vắng mặt, vì quá nhiệt tình, đã trát vữa vào những bậc cửa sổ, những tượng thánh, những dàn cột và những bức tường chưa xây xong rồi vui sướng vì thấy rằng theo quan điểm nghề nghiệp của họ mọi vật đều phẳng phiu và trơn láng.
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!