Chuyện Xưa Ở Đào Gia Thôn - Chương 1: 1: Hạ Sốt
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
131


Chuyện Xưa Ở Đào Gia Thôn


Chương 1: 1: Hạ Sốt


Gà mới vừa gáy Lưu thị đã bừng tỉnh và xoay người ngồi dậy.

Nàng duỗi tay sờ Nữu Nữu nằm bên cạnh thấy trán đứa nhỏ không nóng bỏng nữa chứng tỏ sốt đã lùi thì lo lắng cũng tan đi.

Nàng ta thở ra một hơi nhẹ nhõm.
Ngoài cửa sổ vẫn là bóng tối đen sì, trong phòng là mùi rượu nồng nặc.
Đào Trường Phú đứng lên đốt nến, ngọn lửa nhỏ như hạt đậu đong đưa tỏa ánh sáng ấm áp.
“Hạ sốt rồi sao?” Đào Trường Phú nhẹ giọng hỏi.
“Hạ sốt rồi, tối qua dùng rượu lau người mấy lần xem ra đúng là có hiệu quả.

Nếu Nữu Nữu thực sự có chuyện thì ta cũng không sống nổi nữa!” Lưu thị nhỏ giọng nghẹn ngào.
“Hạ sốt là tốt rồi, mấy ngày này nàng cũng mệt mỏi, ta nghĩ hay là cứ ngủ thêm một lát! Nương cũng sẽ không nói gì đâu.”
“Không ngủ nữa, mấy ngày nay đều là nương và em dâu hỗ trợ làm việc.” Lưu thị nhẹ tay nhẹ chân mặc thêm áo và xuống giường.

Sau đó nàng ta quay người dém chăn cho Nữu Nữu đang ngủ say, lại sờ sờ cái trán và mái tóc mềm mại của đứa nhỏ rồi mới thổi tắt nến và cùng chồng ra khỏi đông phòng.
Lưu thị lấy chút củi lửa từ phòng chất củi rồi đi tới cửa bếp thì thấy em dâu Trương thị cũng đang đi tới.
Vì trời còn tối không nhìn rõ người mà chỉ thấy bóng dáng đi tới thế là Lưu thị nhanh chóng chào hỏi.
“Đại tẩu, sao lại là tẩu? Muội còn tưởng nương cơ.

Nữu Nữu hạ sốt chưa?” Trương thị tiện tay đẩy cửa bếp và quan tâm hỏi.
“Coi như hạ sốt rồi, nếu còn không hạ sốt thì Nữu Nữu sợ là……” Lưu thị thật sự không dám nghĩ tiếp.
“Hạ sốt là tốt rồi, nhà ta có mỗi Nữu Nữu là đứa cháu gái duy nhất, nếu con bé có chuyện gì thì cả nhà phải làm sao đây?” Trương thị cảm khái, lại nhớ tới bộ dạng trắng nõn ngoan ngoãn của Nữu Nữu thì trong lòng nghĩ mà sợ.
Lưu thị đặt củi khô xuống và nhanh chóng múc nước từ trong lu ra đổ vào một cái chậu đất màu nâu để rửa mặt.

Chậu rửa mặt được đặt ở bệ đá xếp ở cửa bếp.

Nàng ta lại lấy một cái khăn vải bông trên dây phơi bên ngoài và nhúng nước lau mặt.

Nước rất lạnh khiến tinh thần người ta rung lên, mệt mỏi mấy ngày nay cũng theo nước lạnh tan đi, tâm cũng thoải mái hơn hẳn.

Lưu thị rửa mặt xong lại múc một chậu nước cho Trương thị rửa mặt và tay rồi cả hai bắt đầu chuẩn bị cơm sáng cho người một nhà.
“Mẹ Nhị Bảo, mấy ngày nay muội cũng bận rộn nhiều rồi, hiện tại Nữu Nữu đã khá hơn một chút nên muội cứ để ta làm.

Muội và nương cùng nghỉ ngơi thêm một lát đi!” Lưu thị đã nhóm lửa, ánh lửa hồng hồng chiếu sáng khuôn mặt mơ hồ mang theo chút nếp nhăn của nàng ta, thoạt nhìn có vẻ tiều tụy.
“Đại tẩu quá khách khí rồi, chúng ta chính là người một nhà, đã là người nhà thì không nói hai lời.

Hơn nữa công việc cũng chỉ có nấu cơm, cho gà cho heo ăn, còn có mấy đứa nhỏ hỗ trợ thì có gì mệt.

Trước khi cày bừa vụ xuân công việc trên đồng cũng không có gì mấy, có đại ca và Trường Quý là đủ rồi! Đại tẩu cứ yên tâm đi!” Nói xong, Trương thị nhanh nhẹn lấy một cái lon sắt nhỏ trên bệ bếp sau đó rửa sạch và múc hai bát nước đổ vào đó.

Nàng ta xoay người vốc một nắm gạo từ cái lu trong tủ chén và thả vào lon kia sau đó đậy nắp lon lại.

Lúc sau nàng ta đặt cái lon nhỏ bên một cái lỗ tròn trên bệ bếp.

Cái lỗ này thông với lòng bếp, ngọn lửa đốt bếp lớn bên kia thì đồng thời cũng đốt bên này.

Chờ cháo của cả nhà nấu xong thì cháo trong lon cũng nấu xong.

Đây là cháo đặc biệt làm cho Nữu Nữu tẩm bổ, “Nữu Nữu mà đỡ sốt khẳng định sẽ la hét kêu đói, muội nấu ít cháo gạo trắng lát con bé dậy là có cái ăn ngay.”
Lưu thị biết Trương thị cũng thật lòng thương Nữu Nữu nên cảm kích nhìn nàng kia một cái.

Dù không nói gì nhưng lòng nàng vẫn nhớ kỹ ân tình của em dâu.
Trong cái nồi sắt lớn trên bệ bếp có rất ít gạo trắng, phần lớn là gạo lứt cùng ít quả đậu.

Lúc này cháo bắt đầu sôi, tiếng vang ùng ục truyền tới.

Lưu thị thả một khúc củi to vào trong bếp thế là có thể rảnh rang không cần nhìn lửa trong một lúc.

Thi thoảng nàng ta sẽ kiểm tra, thấy củi cháy được một phần rồi thì đẩy vào hoặc thêm thanh củi khác.
Lúc này Lưu thị rảnh rang rửa tay mở nắp nồi lấy muỗng khuấy sau đó lại nắp vung lại nhưng để hở một chút để tránh cháo bên trong trào ra.

Làm xong những cái này rồi Lưu thị chuẩn bị cùng Trương thị làm bánh ngô.
Trời lúc này đã hơi sáng, gà thôn đông và thôn tây đều gáy hết đợt này tới đợt khác, mọi người cũng lục tục thức dậy gánh nước nấu cơm.
Một ngày mới của Đào gia thôn lại bắt đầu.
Đào Tam nãi nãi Lý thị đi vào nhà bếp thì thấy Lưu thị đã trộn bột cao lương, bột bắp và chút bột đậu vào nhau và nhồi bột.
“Nương.”
“Nương.” Hai cô con dâu thấy Lý thị bước vào thì vội chào hỏi.
“Ừ, Nữu Nữu thế nào rồi?” Lý thị vừa rửa tay vừa hỏi.
“Đã hạ sốt rồi, đêm qua con lau người cho con bé mấy lần, sau nửa đêm thì nó bắt đầu hạ sốt và ngủ say hơn.” Lưu thị đáp, “Nương, may có ngài tìm được phương thuốc kia nếu không đứa nhỏ sẽ sốt đến hỏng người mất!”
“Thế thì cũng là Nữu Nữu nhà ta phúc lớn mạng lớn, người không hạ sốt, đến thuốc cũng sẽ không uống nổi.

Tâm can bảo bối của ta đó, mấy ngày nay bà già ta đau lòng quá thể! A di đà phật, cuối cùng xem như nhặt về được một mạng.

Ta còn phải đi cảm ơn người chị em tốt của mình, nếu không phải bà ấy cho phương thuốc cổ truyền của gia đình thì sợ là Nữu Nữu cũng không còn rồi!” Lý thị cũng nghẹn ngào.
“Được rồi, được rồi, nương và đại tẩu đều yên tâm đi thôi, Nữu Nữu đỡ hơn là việc vui mừng.

Người làm nhị thẩm như con chủ trương nấu cháo trắng cho con bé tẩm bổ, nương, ngài sẽ không trách con chứ?” Trương thị nói xong thì tự mình vui vẻ.
“Ngươi đừng có thừa cơ nói xấu ta! Bữa nào cũng nấu cháo trắng cho Nữu Nữu ta có nói gì đâu! Có đứa nhỏ nào nhà ta mà không ăn cháo trắng lớn lên đâu, người lớn có thể bóp mồm bóp miệng nhưng không thể để bọn nhỏ phải chịu khổ được.

Nông dân chúng ta dựa vào thân thể khỏe mạnh để kiếm ăn, đều phải chắc nịch mới tốt!” Lý thị giơ ngón tay chọc chọc trán Trương thị khiến nàng kia la oai oái “Không dám, nương, không dám”, vừa la vừa chạy tới chỗ lồng hấp.
Mẹ chồng nàng dâu vui vẻ một hồi sau đó nhanh nhẹn nặn bánh bột ngô bỏ vào lồng hấp.

Lưu thị nhanh nhẹn bắc lồng hấp bỏ lên nồi.

Nhà bọn họ có 11 người vì thế bánh bột ngô cũng phải làm hai tầng đầy.

Từng cái bánh to như nắm tay màu vàng tươi đặt trong vỉ hấp cực kỳ khả quan.
Nông dân ăn cơm sáng không thể chỉ có cháo loãng, như vậy không thể chống đói, lúc ra đồng làm việc cũng không có sức.

Vì thế người của Đào gia thôn đã quen ăn đầy đặn vào buổi sáng, thậm chí còn thường xuyên chưng khoai lang đỏ ăn thêm.
Ba người ăn ý chưng bánh bột ngô, trong lúc ấy Trường Phú và Trường Quý gánh nước đi vào.

Hai gánh đã đủ đổ đầy lu, thấy thế hai anh em lại nhấc thùng lắc lư đi ra ngoài.

Đào gia thôn có hai cái giếng ở thôn đông và thôn tây, nhà bọn họ vừa lúc ở đầu thôn tây vì thế mỗi sáng sớm hai anh em đều qua lại vài lần để gánh nước.

Ngoài lu nước trong bếp họ còn phải gánh nước đổ đầy lu đá cho gia súc..

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN