Chuyện Xưa Ở Đào Gia Thôn - Chương 167: 167: Ngắm Trăng Nhàn Nhã
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
28


Chuyện Xưa Ở Đào Gia Thôn


Chương 167: 167: Ngắm Trăng Nhàn Nhã


Hiện giờ trong Đào gia thôn có rất nhiều nhà cũng cho con lên trấn trên làm việc, thậm chí có người tới tận huyện thành hoặc Thục Châu.

Bọn họ tích cóp tiền bạc mấy năm là cũng xây được nhà ngói khang trang, cuộc sống ngày càng tốt lên.

Tuy có thêm thu nhập nhưng việc đồng ruộng vẫn là cơ nghiệp của mọi nhà thế nên không ai bỏ, mọi người vẫn chăm chỉ cày cấy trồng trọt.
Buổi tối tế nguyệt, Lý thị chuẩn bị cống phẩm trước.

Bánh trung thu vẫn là nhà làm, còn có điểm tâm Đại Bảo và Nhị Bảo mang từ trấn trên về cùng bánh trung thu Ân Tu Trúc mang tới cộng thêm trái cây.

Lúc này bàn thờ tế nguyệt toàn là đồ ăn đầy tràn.

Từ bàn cống phẩm này có thể thấy một nhà Đào Tam gia ngày càng tốt hơn, tuy không phải đại phú đại quý nhưng so với trước kia thì đã tốt hơn nhiều.

Cuộc sống của nông dân mà có thể khá tới mức này cũng khiến Đào Tam gia thấy vừa lòng.
Hiện tại nữ quyến trong nhà nhiều, vì thế đệm rơm cũng tăng từ 5 cái thành 8 cái.

Lý thị mang theo nữ nhân trong nhà cùng tế bái một cách thành kính rồi để đám nam nhân thu dọn bàn cống phẩm bỏ lên bàn gỗ đào trong phòng chính.

Cống phẩm và đồ ăn chồng chất trên đó, người một nhà thì vây quanh bên nhau cùng ăn bánh trung thu.
Đêm trung thu ánh trăng như nước, phóng mắt trông về phía xa có thể thấy núi non đen nhánh, đường cong phập phồng.

Nếu nhìn quanh có thể thấy tán cây dày rậm cùng những đống rơm rạ, bên tai quanh quẩn tiếng côn trùng kêu vang trong bụi cỏ giống tiếng đàn trầm bổng.

Đêm thu đẹp đẽ đều bày ra trước mặt.
Lý thị bưng một mân bánh trung thu nhân hạt khô đẩy tới trước mặt Trường Phú và nói: “Mấy người bên đó thích ăn nhân này nên nương để gần một chút.”
Đào Tam gia cũng thích ăn nhân hạt khô nên cầm một cái nhẹ nhàng cắn một miếng chậm rãi nhai nuốt rồi nhấp một ngụm trà và thỏa mãn nói: “Bánh trung thu vẫn nên có cái vị này, nhưng chẳng được ngửi mùi hoa quế nữa rồi.

Đáng tiếc cho cây quế ở thôn đông, nếu là trước kia thì hẳn lúc này đã ngửi được mùi thơm nức mũi.

Ai biết cây quế ấy lại chết mất.”
Tam Bảo tò mò: “Ông nội, cây quế nào thế, sao cháu chưa thấy bao giờ?”
Đào Tam gia than: “Con thấy làm sao được, đây là chuyện lâu trước kia rồi.

Cha và nhị thúc của con thì chắc là thấy rồi đó!”
Trường Phú gật đầu nhớ lại: “Đúng vậy, đó là một cây quế cực lớn, hoa nở màu vàng đỏ.

Cả thôn đều có thể ngửi được mùi quế.

Lúc con và Trường Quý còn nhỏ còn đi nhặt hoa quế về phơi khô làm bánh trôi hoặc pha trà!”
“Đáng tiếc!” Đào Tam gia thở dài.
Lý thị nói: “Cây cũng như người, đều có sinh lão bệnh tử.

Cây hoa quế kia đã hết tuổi thọ thì có thể làm gì! Giống như ánh trăng trên bầu trời, mùng một và 15 sẽ tròn, đây là việc ông trời đã định rồi.”
Đào Tam gia thổi râu nói: “Cái gì mà tuổi thọ hay không, cây quế ấy là bị mấy thằng nhóc nhà Đào lão đại bò lên bò xuống nên mới chết ấy! Đặc biệt là cái thằng nhóc Trường Tổ kia, khi còn nhỏ nó nghịch không thể tả được! Cả ngày nó đều treo trên cây hoa quế!”
Trường Phú cười nói: “Cha, không thể trách mỗi Trường Tổ ca, trẻ con trong thôn đều có phần, đứa nào ngửi mùi cũng muốn đi lên bẻ cành.

Sau đó không biết vì sao cây quế lại chết.”

Trường Quý bổ sung: “Con nhớ rõ khi đó còn bị đại bá cầm gậy đuổi đi.

Đại bá cực kỳ quý cây quế ấy, lúc sau nó chết ông ấy còn thương tâm thật lâu!”
Đào Tam gia mỉm cười nhớ lại và thở dài: “Aizzz, sức khỏe Đào lão đại cũng không tốt nữa, mùa đông năm nay có lẽ ông ấy không qua được.”
Người già đều như thế, tuy đã sống nhiều năm và nhìn thấu nhiều việc so với người trẻ tuổi nhưng lúc thật sự đối mặt với cái chết họ vẫn cực kỳ luyến tiếc và không cam lòng, “Cả đám đều già rồi, sắp đi rồi, một ngày nào đó sẽ tới phiên ta!”
Lý thị oán giận: “Ông nói cái gì thế! Lúc lễ tết mà ông nhắc mãi cái này làm gì!”
Tam Bảo reo lên: “Ông nội vẫn khỏe lắm, còn sống lâu trăm tuổi ấy!”
Đào Tam gia mắng: “Thằng nhóc thối không biết lựa lời, chỉ có hoàng đế mới sống trăm tuổi thôi, còn anh nông dân chân đất như ta sống tới 70 đã là thọ rồi!”
Tam Bảo lại lẩm bẩm không phục: “Hoàng Thượng là vạn tuế, ông nội, ông mới nói bậy ấy!”
Đào Tam gia nghĩ nghĩ thì thấy quả thực mình nói sai nên đuối lý: “Được rồi, mấy đứa có hiếu ta đều biết, ta khẳng định có thể sống tới 70, ta còn chờ tứ đại đồng đường đây này!”
Nói tới đây đám Đại Bảo lại đỏ mặt khó xử, chỉ có Ân Tu Trúc là không hề áp lực ăn bánh trung thu.

Lý thị bị nhắc nhở thì vội vàng nói: “Đêm lạnh rồi, đều đi ngủ sớm đi!”
Tam Bảo oán giận: “Bà nội, cháu mới ăn được có hai cái bánh bà đã đuổi đi ngủ.

Cháu còn chưa no đâu!”
Lý thị trừng mắt nhìn hắn và nghĩ thầm cái thằng này ăn no nên đâu có biết nỗi khổ của người đói.

Hắn biết rõ Đại Bảo và Nhị Bảo một tháng mới trở về một chuyến mà còn không tranh thủ thì sao được.

Vì thế Lý thị cười tủm tỉm nói với Đại Bảo và Nhị Bảo: “Hai đứa đi nghỉ sớm đi, ở trấn trên vừa bận vừa mệt, trở về phải nghỉ ngơi đầy đủ mới được.”
Đương nhiên Đại Bảo và Nhị Bảo sẽ không đi nghỉ sớm, nếu đi thì chẳng phải trắng trợn nói với mọi người bọn họ làm gì ư? Vì thế Đại Bảo cười nói với Lý thị: “Bà nội, cháu không mệt, chờ mệt rồi cháu sẽ đi nghỉ.

Hơn nữa hôm nay là Tết Trung Thu cả năm mới có một lần, cháu cũng không thể lãng phí ánh trăng đêm nay.”
Lý thị khuyên: “Trăng đêm rằm tháng nào chẳng có, lạ lẫm gì đâu.

Nghe lời bà đi, nghỉ sớm một chút mới tốt!”
Đại Bảo nháy mắt ra hiệu cho Nhị Bảo thế là tên kia bất đắc dĩ cười nói với Lý thị: “Bà nội, mỗi tháng đều có trăng rằm nhưng vì sao người ta lại chỉ chọn rằm tháng 8 làm trung thu? Đó là vì vào tháng tám trái cây chín, trăng cũng sáng nhất, có thể tẩm bổ cho nữ nhân.

Vì thế chỉ có nữ nhân mới có thể tế nguyệt.

Một cơ hội tẩm bổ tốt như thế mà đi ngủ sớm chẳng phải lãng phí sao?!”
Ân Tu Trúc nhếch khóe miệng nhìn Nhị Bảo với bộ dạng bội phục.

Đại Bảo cũng thầm khen Nhị hồ ly cao minh.

Đương nhiên, Lý thị lại càng dễ lừa, vừa nghe Nhị Bảo bịa chuyện bà đã tin ngay, còn cười nói: “Ai u, bà già như ta đúng là không biết gì, nói như thế thì nữ nhân chúng ta cần phải phơi dưới ánh trăng nhiều một chút mới được.”
Nhị Bảo ho hắng hai tiếng và cười nói: “Bà nội, cháu thấy nếp nhăn nơi khóe mắt của bà lúc này nhạt đi nhiều đó!”
Lý thị càng vui vẻ hơn, lời con cháu nói bà tin tưởng nhất, vì thế bà không nhịn được hỏi Lưu thị: “Vợ Trường Phú nhìn xem có phải nếp nhăn nơi khóe mắt của ta nhạt đi nhiều không!”
Lưu thị gật đầu thế là Lý thị lại nhìn về phía mấy đứa cháu dâu và ai cũng gật đầu hết.
Tam Bảo trừng mắt nhìn Nhị Bảo một cái và nghĩ thầm: Nhị hồ ly đúng là biết bịa chuyện, chỉ nói mấy câu đã dỗ bà vui như tết.
Đào Tam gia nhìn hết nổi mới nói: “Bà hỏi cái gì? Đêm nay ánh trăng có sáng cũng làm sao bằng mặt trời được! Ta thấy không phải nếp nhăn của bà nhạt đi mà vì tối quá nhìn không rõ ấy.”
Khóe miệng Nhị Bảo giật giật, cực kỳ bất đắc dĩ nhìn về phía Đào Tam gia.
Lý thị căn bản không nghe chồng nói mà vẫn vui vẻ vuốt nếp nhăn nơi khóe mắt và đưa bánh cho con cháu ăn.

Tâm tình bà cực tốt, hận không thể nhét hết bánh vào tay mấy đứa nhỏ.
Đào Tam gia thổi râu trừng mắt nói: “Bọn nhỏ đều có tay, bà ngồi yên một lát không được à? Đừng có ép tụi nó ăn nữa!”
Lý thị hận mà liếc xéo Đào Tam gia một cái, thậm chí còn xoay người đưa lưng về phía ông ấy sau đó cười tủm tỉm nói chuyện nhà với đám con dâu và cháu dâu.

Mãi tới khi đêm đã khuya cả nhà mới đi nghỉ.
Ân Tu Trúc cõng Đào thị về nhà.

Nàng hưởng thụ ghé đầu lên vai chồng, mặt thỏa mãn.

Hai người mới đi đến dưới chân núi thì tiểu Hoàng Hoàng đã gâu gâu gâu chạy xuống thềm đá.

Cả ngày nay chưa thấy chủ nhân khiến nó nhớ vô cùng, tiếng kêu lúc này vừa tủi thân vừa vui sướng.
Đào thị ghé vào trên vai chồng và nói với tiểu Hoàng Hoàng: “Tiểu Hoàng Hoàng, buổi sáng tao chuẩn bị cơm cho mày thế mày ăn hết rồi à? Có phải mày lại nghịch nước không? Sao mà lại kêu đáng thương thế?!”
Ân Tu Trúc cõng vợ, dưới chân là tiểu Hoàng Hoàng quấn quanh.

Hắn bước lên từng bậc thềm, nghe vợ nói thế thì cười nói: “Một ngày không thấy chủ nhân nên tiểu Hoàng Hoàng nhớ chúng ta đó!”
Đào thị lẩm bẩm: “Aizzz, lần sau chúng ta mang theo nó đi thôi, nếu đại Hoàng Hoàng lại cắn nó thì ta sẽ để tứ ca treo đại Hoàng Hoàng lên!”
Ân Tu Trúc than: “Đại Hoàng Hoàng thấy nàng thân với tiểu Hoàng Hoàng nên mới ghẹn tị cắn chó nhà chúng ta đó.”
Đào thị hỏi: “Phải không? Thế ta phải làm sao đây?”
Ân Tu Trúc cười đáp: “Ta cũng không biết, so với ta nàng có kinh nghiệm hơn, Tiểu Hoàng Hoàng là con chó đầu tiên ta nuôi.”
Đào thị nghĩ nghĩ và cười nói: “Để hôm nào ta hỏi tam ca, chàng không biết đâu, chó trong thôn thấy huynh ấy là đều vui vẻ, chưa bao giờ cắn huynh ấy! Khẳng định tam ca sẽ biết phải làm sao!” Nói xong, Đào thị vừa lòng ôm lấy cổ chồng.
Ân Tu Trúc chỉ ngửi được mùi thơm trên người vợ thế là tay nâng lên nhân cơ hội ăn ít đậu hũ.

Bả vai hắn còn giật giật cảm nhận ngực vợ, thế nên 83 bậc thang này hắn đi cực kỳ vui vẻ.
Tiểu Hoàng Hoàng gâu gâu gâu đi theo bên chân, lúc sắp tới cửa nó lập tức vọt vào trước, nhanh chóng biến mất trong sân.

Ân Tu Trúc cõng vợ đuổi kịp sau đó thả vợ xuống và đi đun nước ấm.

Sau khi rửa mặt hai người mới cởi áo lên giường ngủ.

Nghe tiếng hô hấp vững vàng bên cạnh hắn tính tính ngày và thấy sao mà gian nan!
Ân Tu Trúc nhẹ xoa cái bụng nhỏ của vợ và nhẹ giọng nói: “Nhóc con, đều do con hết!”.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN