Cổ Cồn Trắng - Cổ Cồn Trắng - Chương 17
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
179


Cổ Cồn Trắng


Cổ Cồn Trắng - Chương 17


Một ngày sau khi đến trang trại Thiên Sơn, Tâm đã phải bắt tay ngay vào công việc của một “kỹ sư nông nghiệp”, và theo như lời giới thiệu của ông Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì anh là một “kỹ sư” không những giỏi về áp dụng công nghệ mới cho việc tăng năng suất giống cây trồng vật nuôi mà còn am hiểu công tác thú y, và rất thiện nghệ trong “triệt sản lợn, gà, chó, mèo”.
Ngay chiều hôm trước, Túy đã thử tài Tâm bằng cách nhờ anh thiến hộ cho… đàn gà sống gần chục con. Trước con mắt tò mò của mọi người, Tâm đã biểu diễn màn thiến gà hết sức thành công.
Không cần phải ai phụ giúp, không phải chỉ khâu, không phải thuốc sát trùng và chỉ bằng một lưỡi dao cạo râu, hai đoạn ống trúc nhỏ để luồn dây cắt, Tâm thiến hết đàn gà chỉ trong nửa giờ.
Nhìn Tâm túm cổ từng chú gà, một bàn chân đè giừ cánh, một bàn chân đè giừ chân gà, và rạch nhát dao chính xác vào dưới nách con gà, lật miếng da mỏng lên, lại rạch tiếp vào lớp thịt rồi dùng một mảnh nứa uốn cong để banh rộng vết mổ, anh luồn hai ống trúc vào và hai ngón tay kéo nhẹ đầu dây làm bằng cật tre… chi loáng cái, một hòn cà đã rơi ra và mấy giây sau, lại hòn nửa, vốc nước vào lòng bàn tay, Tâm vạch mỏ đổ vào mồm con gà… Thế là xong, Tâm thu dụng cụ, thả con gà ra ngay. Và thật kỳ lạ, những con gà được thiến lại chạy tung tăng như thể không có chuyện nó vừa bị mất một bộ phận quý giá nhất của giống đực. Thiến xong đàn gà, Tâm còn cao hứng bảo sẽ giúp trang trại thiến tất cả những loài động vật nào cần… thiến.
Nghe Tâm nói vậy, mọi người phá lên cười.
Túy hỏi Tâm là học thiến gà ở đâu mà tài thế, Tâm nói phét là khi học về thú y, có môn triệt sản động vật Và sau này, khi cần tiền tiêu trong trường đại học, ạnh vẫn đi thiến gà, chó, lợn cho bà con quanh vùng. Thật ra, Tâm thạo trò này là từ hồi đang học Đại học Cảnh sát. Khi vào năm thứ ba, các anh phải đi thực tập và Tâm được phân công về Công an huyện Quảng Hà của Quảng Ninh. Anh được cử xuống xã và ở ngay tại nhà một gia đình người Hoa. ông cụ chủ nhà có nghề thiến gà không cần khâu giỏi nhất vùng và phiên chợ Quảng Hà nào ông cũng thiến cả trăm con gà. Thấy hay hay, Tâm xin ông dạy và ông cũng truyền nghề cho anh. Vốn là người khéo tay nên chỉ sau ba tháng thực tập tại xã, Tâm đã học hết nghề của ông.
Sáng sớm, sau khi ăn sáng bằng hai. chiếc bánh mì chấm với đường, Tâm và một công nhân nữa xuống ao thả cá. Hai người dùng lưới quây một góc ao. Những con cá.trắm cỏ, cá trôi, cá mè khá lớn nhảy loạn xạ trông rất vui mắt. Tâm dùng vợt bắt một con cá mè, anh xem kỹ rồi chỉ cho người công nhân kia thấy những vết đỏ trên vảy cá và vây cá bị lở nham nhở:
– Cá bị nhiễm bệnh khá nặng. Bệnh này gọi là bệnh lở vây, chỉ vài ngày nữa, các vết đỏ này lan lên đến mang là cá chết. Căn bệnh này là do ao quá bẩn, đã lâu không được thay nước, không làm vệ sinh ao.
– Em ở đây hai năm rồi mà chưa thấy ai tát ao bao giờ.
Tâm lại chỉ về phía vườn bạch đàn trồng sát bờ ao:.







– Lá bạch đàn có- tinh dầu, rụng xuống ao sẽ làm thối nước. Cậu ngửi nước mà xem.
Anh công nhân vốc nước đưa lên mũi ngửi và nhăn mặt:
– Đúng là có mùi thum thủm.
Ao bẩn như thế này, cá mè sẽ chết trước, sau đó là cá trắm và tiếp là cá trôi.
– Chữa bệnh này có khó không?
– Đơn giản thôi, nhưng với ao lớn như thế này, cũng phải mất thời gian. Phải tiến hành thay nước ngay, đánh bớt cá làm giảm mật độ cá trong ao, không cho cá ăn trong khoảng nửa tháng và bắt những con cá bị bệnh đì.
Anh công nhân vẫy tay ra hiệu cho hai công nhân nữa xuống giúp:
– Chúng mày chọn cá, con nào không bị đốm vàng, đốm đỏ thì thả ra, con nào có dấu như vậy, bắt hết, nấu cho lợn ăn.
– Ông điên à, cá to thế này, nấu cho lợn. Mang ra chợ, bán được tất.
Tâm cười:
– Đừng mang ra chợ bán, đội kiểm dịch động vật họ phát hiện được, họ tìm đến tận nơi phát sinh nguồn bệnh là họ bắt hủy hết đấy.
Rồi anh lại vốc bùn đưa lên mũi ngửi và lắc đầu Từ phía trên nhà, Túy và Hà đứng theo dõi Tâm đang xử lý ao cá.
– Anh ạ, em trông thằng Tấn này lạ lắm. Nó học nông nghiệp mà nom như công tử thành phố.
– Hôm qua chú mày xem nó thiến gà rồi chứ gì? Đúng là dân nông nghiệp chính cống. Mà chú kiểm tra về nó được những gì rồi?
– Hôm qua, em bí mật kiểm tra túi của nó. Chỉ có một ít sách nông nghiệp, chăn nuôi, có một quyển nhật ký, nhưng ghi không đều. Đọc quyển nhật ký ấy thì thấy nó là thằng cũng ghê đấy. Dám cãi nhau với cả Chủ tịch huyện về việc quy hoạch vùng canh tác huyện Hòa Trung. Nó chỉ mong làm giàu bằng nông nghiệp thôi.





– Thế thì loại này phải xem. Có ai lấy nông nghiệp để làm giàu bao giờ đâu. Muốn giàu thì phải làm nghề khác, chứ nghề nông, đủ ăn là may. Trồng lúa liệu lãi lờ là bao nhiêu. Trang trại như của mình, có đầu ra ổn định vậy mà mỗi năm chỉ lãi được không quá ba trăm triệu.
– Hôm qua đi kiểm tra vườn vải, nó đề nghị là phun thuốc sâu thực vật chứ không dùng hóa chất. Xem ra nó có vẻ tinh và có học lắm. Nó ăn cơm, hệt nông dân. Mấy cải lá lộc vừng, vọng cách, vài ngọn rau húng, cuộn lại chấm tương… Nó ăn thun thút, vẻ khoái chí.
– Chú dành thời gian, kiểm tra tận gốc gác nhà nó xem sao.
– Bố mẹ nó vào Nam đã lâu. Nhà có bốn anh chị em thì nó là thứ hai. Nó không chịu vào Nam sống là vì nó không muốn xa quê.
– Thế thì chưa đủ. Phải đến tận cơ quan cũ của nó. Mà này, đêm nay hàng về à?
– Vâng. Đi theo xe chở khung làm nhà sàn.
– Cho bốc gỗ xuống ban ngày. Không cần phải làm đêm vì dễ gây sự tò mò. Chú cho một người giám sát chặt chẽ thằng kỹ sư kia. Chúng ta chỉ tin được nó khi nào mà thấy an toàn.
– Vâng. Anh cứ yên tâm. Em cử thằng Hiếu theo nó rồi. Chị nhà cũng tinh lắm, không rời mắt khỏi nó đâu.
Nghe Hà nhắc đến vợ, Túy thở dài:
– Hôm nay bà ấy đi đâu mà từ sáng tới giờ tôi không thấy?
– Thưa anh, em tưởng chị nói với anh rồi.
– Nói cái gì?
– Sáng nay, chị đi dự khai trương một cửa hàng chăm sóc sắc đẹp phụ nữ do công ty ” bông… bông” gì đó của Hàn Quốc tài trợ. Có lẽ đến chiều mới về.
– Mày biết địa chỉ cửa hàng đó chứ gì?
Trên báo mới có quảng cáo.
– Mày cho hai thằng lên kiểm tra, xem bà ấy còn đi những đâu. Thật kín đáo đấy.
– Vâng.
– Bà ấy biết nhiều quá. Tao không hiểu sao, chuyện cấp tiền cho thằng Tiến kín thế mà bà ấy cũng biết. Suốt ngày hậm hực về chuyện đầu tư cho thằng Tiến. Mà bà ấy thì còn thiếu gì tiền đâu cơ chứ. Sài Gòn cũng có nhà, Hải Phòng, Hà Nội cũng có nhà. Mỗi năm chỉ lai vãng đến ngủ một vài đêm. Mày biết mỗi năm tao phải trả tiền điện nước cho mấy ngôi nhà bao nhiêu không?
– Hơn năm chục triệu, đó là chưa kể tiền công cho mấy người trông nhà.
– Theo em… anh nên cẩn thận. Em nghe bạn em ở Hà Nội nói rằng mỗi khi bà chị vào đấy, là lại thấy thằng người yêu cũ đến. Mà nghe nói đang có hội nghị khách hàng của Tổng công ty xây dựng, thế nào hắn ta cũng về dự.






Túy quắt, mắt nhìn Hà khiến anh ta cụt hứng, nhưng rồi ánh mắt hắn lại dịu đi ngay:
– Tao giao việc ấy cho mày, nhưng trước khi định làm gì thì hỏi tao.
– Em nhớ ạ Nói rồi Túy đi chầm chậm về phía ao. Đúng lúc đò Tâm lội dưới ao lên. Anh chợt rùng mình khi thấy ở kheo chân có con đỉa to xù đang bám. Nhưng liếc thấy Túy và Hà đang chăm chú theo dõi mình, anh cố lấy bình tĩnh đi thẳng về phía hai người.
Tâm nói với Túy:
– Anh ạ, ao đã quá lâu ngày không tát vét. Lá cây rụng xuống nhiều, nhất là lá tre và lá bạch đàn. Cá thả mật độ quá dày. xử lý ao không khó. Chiều nay xin anh cho đặt máy bơm, hút hết hai phần ba nước trong ao ra và lấy nước ngoài mương thủy nông cho vào. Chỉ thay nước khoảng ba lần là cá khỏe ngay thôi. Nhưng đó chỉ là biện pháp tạm thời. Cuối năm, anh nên cho bắt cá, cải tạo lại ao rồi thả tiếp và quan trọng là phải xử lý vườn bạch đàn ven ao.
– Chú cứ lên kế hoạch và bàn trực tiếp với anh Hà. Tôi đồng ý mọi kế hoạch của chú.
Hà nhìn thấy con đỉa:
– Này, con đỉa bám ở khoeo chân của cậu kìa?
Tâm cúi xuống, nhổ nước bọt vào tay, rồi thong thả gỡ con đỉa ra. Anh lại ném con đỉa xuống ao. Túy ngạc nhiên:
– Sao không giết nó đi?
– Đỉa là loại rất nhạy cảm với môi trường nước. Nó không sống được nếu nước quá bẩn. Ao còn đỉa là còn nuôi được cá.
Máu ở kheo chân ri rỉ chảy ra. Tâm lại bốc luôn tí đất rịt vào. Túy và Hà nhìn Tâm và qua cái nhìn đó, có thể thấy Tâm đã chiếm được một phần lòng tin của hai người.
Từ ngoài cổng, một chiếc xe U-oát rẽ vào trại.
Nhìn biển số xe, Tâm giật mình vì đó là xe của Trại cải tạo. Anh vội vàng chào Túy và Hà:
– Xin phép hai anh, em đi thay quần áo.
Nói xong, anh vội lủi xuống dưới dãy nhà ngang dành cho công nhân.
Một công nhân của trang trại nhìn thấy chiếc xe và có hai cảnh sát vào gặp Túy, anh ta nói với Tâm vẻ bực tức:
– Mang tiếng là một trại cải tạo lớn mà phải sử dụng mấy thằng tù làm cố vấn. Mà sao hôm nay không thấy thằng tù ấy nhỉ?
Tâm nhíu mày, hỏi:
– Sao lại dùng tù làm cố vấn?
– Chả là thế này. Trại số Bảy đang muốn mở rộng sản xuất, nhưng không biết trồng cây gì, nuôi con gì cho có hiệu quả kinh tế, thế là phải nhờ lão Lê Minh, bị án tù chung thân giúp cho. Lão ấy lại nói với trại là cho đến đây học tập kinh nghiệm. Cách đây mấy hôm đã đến rồi. Bàn bạc với ông Túy nhậu cả một ngày. Hai anh cảnh sát dẫn giải thì uống rượu vào, ngủ lăn như chết. Nhưng không hiểu sao hôm nay lại chỉ có hai cảnh sát.
Tâm không hỏi gì thêm, nhưng rồi lại thấy hai cảnh sát và Túy, Hà lên xe đi.
Hôm nay, cửa hàng chăm sóc sắc đẹp cho phụ nữ mang tên” Đẹp”, ở phố Hàng Bài ( Hà Nội), được hãng mỹ phẩm nổi tiếng Hàn Quốc ” De bon” tài trợ mới khai trương. Vì là ngày thứ hai đầu tuần nên khách hàng có vẻ vắng. Chủ cửa hàng vốn là một ca sĩ khá nổi tiếng trước có cửa hàng uốn tóc nay có tiền chuyển sang mở cửa hàng dịch vụ chăm sóc sắc đẹp. Liễu là khách quen của chị, vì vậy khi khai trương, chị ta cho gửi giấy mời cho Liễu.
Sau buổi lễ khai trương ngắn gọn đơn giản, nhưng khách hàng đặc biệt như Liễu được một buổi chăm sóc miễn phí. Trong số hàng chục nhân viên của cửa hàng, Liễu rất thân với Hồng cho nên cô yêu cầu được Hồng làm cho mình. Hồng là người cũng quê với Liễu và dạt về Hà Nội sống từ lâu Cô rất hiểu hoàn cảnh của Liễu cho nên luôn tìm ra được những lời khuyên, những câu an ủi cho Liễu mỗi khi cô có chuyện gì buồn. Mà thực sự thì Liễu cũng chỉ còn mỗi Hồng là bạn và là người không bị Túy đê ý, theo dõi, cho nên có chuyện gì Liễu cũng kể với Hồng.
Vừa bôi những loại kem dưỡng da đời mới lên khuôn mặt trái xoan đã bắt đầu xuất hiện những chấm da mồi rất mờ nhạt trên gò má của Liễu, Hồng vừa thủ thỉ:
– Lâu lắm rồi em mới lại được gặp chị. Trông chị cứ như trẻ ra. Có lẽ vì chị có nước da đẹp quá. mà có nước da như chị, có vóc dáng như chị thì em đi thi “người đẹp thanh lịch ngay”. Mà sao người như chị lại chịu ở nơi vùng sâu vùng xa thế
– Số phận nó đưa đẩy thì làm thế nào. Chị em mình như cánh bèo, như hạt mưa. “Thân em như hạt mưa sa Hạt rơi xuống giêng hạt ra ruộng lầy”.
– Đấy là ngày xưa, chứ bây giờ, cam chịu là khổ cả đời đấy chị ạ. Hôm nay chị lên đây, có gặp anh Hoàn không?
Liễu thần mặt nói bâng quơ:
– Không biết hôm nay anh ấy họp mấy giờ mới xong. Máy di động cứ khoá.
– Chị ạ, em thấy chị cứ thôi quách cái lão Túy “đen” ấy đi. Em trông thấy lão mà cứ ghê ghê. Nói xin lỗi chị, loại như lão ấy, có các vàng em cũng chả thể nằm chung được một lúc.
– Thế em tưởng chị sung sướng à? Tiền nhiều đấy, nhưng sống như ở tù.
Chợt Liễu nhỏm dậy:
– Em lấy cho chị mảnh giấy. Cô gái mang tờ giấy lại, liễu lấy bút viết:”Em chờ anh trưa nay ở chỗ cữ . Liễu đưa mảnh giấy cho cô gái:
– Em nhắn tin theo số máy này cho chị.
Cô gái lấy máy điện thoại di động của mình nhắn tin xong lại quay sang xoa mặt cho Liễu, và tiếp tục thủ thỉ:
– Ông ấy đối với chị tử tế không?
– Tử tế, và quá tử tế. Tử tế đến mức mình phải sợ hãi.
– Hồi chị lấy ông ấy, em đã gàn rồi, mà em cũng không hiểu sao chị đâm đầu vào cái trang trại đó.
– Có những điều mà tự mình không tính toán nổi số phận cho mình. Nhưng thôi, đừng nói chuyện ấy. Chị bây giờ có muốn lương thiện cũng không được nữa rồi.
– Chị nói gì mà cứ như đọc truyện của Nam Cao ấy. Muốn lương thiện cũng không được? Loại như lão Túy thì mới nói như thế, còn chị, có gì mà quá lo thế. Nhưng em hỏi thật, chị có hận hắn không?
– Hận, hận lắm chứ. Cũng nhiều lúc chị đã nghĩ đến trả thù.
Liễu nói xong, ứa nước mắt.
Hồng xoa mặt cho Liễu nhưng trong lòng lại nghĩ về câu cô vừa nói. Lạ thế đấy, một người phụ nữ bị buộc phải làm Vợ người ta, căm thù thằng chồng đến xương tủy vậy mà vẫn nghĩ mưu, nghĩ kế chăm lo vun vén cho chồng. Hồng cũng đã vài lần đến chơi với Liễu ở trong trang trại và cô nhanh chóng nhận thấy Liễu đang sống với hai cuộc sống trong một con người. Nếu bàn chuyện về Túy, Liễu luôn tỏ thái độ coi thường, thậm chí coi khinh về một người đàn ông mà Liễu gọi là ” thằng đực” “thằng ti tiện”, “lão già Tào Tháo”. Nhưng khi nói về chuyện làm ăn của Túy thì Liễu tỏ ý khâm phục thực sự và phải công nhận đó là người biết nhìn xa, dám làm và biết dùng người. Một điều lạ là Liễu tham gia vào công việc của Túy rất nhiệt tình và những sáng kiến mà cô đưa ra trong làm ăn thì lại được Túy rất nghe.
Trong khi Liễu đang sửa sang sắc đẹp thì bên kia đường ở một quán cà phê đối diện với cửa hàng chăm sóc sắc đẹp, Hà và một gã công nhân đang ngồi uống cà phê mắt nhìn chòng chọc vào cửa hàng.
Khi đồng hồ chỉ mười một giờ thì Liễu xuất hiện và nhìn quanh quất như thể muốn tìm ai.
Liễu vẫy một chiếc taxi và lên xe.
Trong quán cà phê, Hà vội vàng trả tiền và đi xe máy bám theo.
Chiếc taxi chạy ra phía ngoại ô và dừng lại trước một nhà nghỉ khá sang trọng. Liễu xuống xe, nhìn quanh với vẻ cảnh giác và vào chỗ lễ tân nói câu gì đó rồi lấy chìa khóa phòng. Hà dặn. tên đi cùng
– Mày sang bên kia đường chờ và kiếm cái gì mà ăn. Tao sẽ phục ở đây. Đì hai thằng dễ bị bà ấy phát hiện.
Hà vào nhà nghỉ, hắn hỏi cô gái ở quầy lễ tân:
– Cho anh lấy một phòng, loại tử tế ấy.
– Phòng ở đây, loại nào chả xịn. Anh lấy phòng 203 nhé. Có điều hòa, có đầu video, có sẵn băng để xem đấy.
– Em gọi cho anh cô bạn được không, nằm một mình buồn lắm. Anh ở đến mai cơ. Đưa tiền trước nhé.
Nói rồi Hà đưa cho cô gái hai tờ giấy bạc loại 100 ngàn đồng. Cô gái nhìn Hà từ đầu đến chân:
– Ông anh ơi, nếu ông anh có bồ hay kiếm được ở đâu thì bọn em không ngại, còn ở đây gọi ư? Không được đâu. Cảnh sát hình sự dạo này quét ác lắm. Không khéo lại can tội chăn dắt, môi giới gái mại dâm thì đời ra cái lạt.
– Thế… thế con bé lúc nãy vào đây một mình, chả bọn em gọi là gì.
– Bậy nào, chị ấy là bồ của một ông giám đốc. Bao giờ đến đây cũng lấy phòng ở tầng ba.
– Tầng ba thì có gì vui hơn?
– Có hai phòng rộng, có phim hay.
– Cho anh một phòng tầng ba vậy. Nếu lát nửa bạn anh đến có hỏi thì cho lên nhé.
– Thôi được, anh lấy phòng 30 1.
Hà cầm chìa khóa đi lên phòng. Hắn nhìn tờ hướng dẫn sử dụng điện thoại và bấm sang phòng bên cạnh:
– Alô… alô?
Liễu cầm máy:
– Ai gọi tôi đấy?
Hà hơi bịt mũi, nói giọng khác đi:
– Nhung đấy à? Sang phòng anh đi.
– Nhung lụa nào, chỉ vớ vẩn!
– Xin lỗi, tôi nhầm máy.
Hà bỏ máy, rồi cười khoái chí. Hắn mở cửa sổ trông xuống đường rồi bật băng video ra xem và đó là phim Sex. Đang xem phim, bỗng có tiếng còi ôtô.
Hắn nhỏm dậy, mở rèm nhìn xuống.
Một chiếc xe con khá sang trọng rẽ vào cổng nhà nghỉ rất nhanh, chứng tỏ người lái khá quen lối vào xe dừng, một thanh niên từ trong nhà nghỉ chạy ra. Người lái xe bước ra và ném chùm chìa khóa cho anh ta rồi nhanh nhẹn đi vào. Đó là một người còn khá trẻ, có vóc dáng đường bệ. Tay thanh niên nọ lái xe lùi vào phía trong rồi lấy chiếu che lên số xe và kính.
Hà hé cửa nhìn sang phòng bên và khi thấy người lái chiếc xe con gõ cửa vào phòng Liễu, hắn cười tinh quái rồi đóng cửa phòng lại và xuống nhà.
Mấy tháng rồi không gặp người yêu cũ, Liễu và anh chàng giám đốc quấn lấy nhau mê mẩn:
– Liệu thằng chồng em có biết em đến đây không?
– Chắc chắn là lão ấy không biết. Nếu biết, mình chả gặp được nhau. Anh về họp bao lâu?
– Còn hai ngày nữa.
– Ngày mai lại đến nhé.
– Nếu thế thì tốt quá. Hay em về sống với anh đi.
– Đừng có nói đãi bôi. Con vợ anh nghe nói là cảnh sát hình sự, em không muốn vào tù đâu. Hổ vồ không sợ bằng lấy vợ công an. Anh sống thế nào?
– Cũng tạm ổn.
– Thế mà gạ người ta về? Đúng là đồ giấu đầu hở đuôi.
– Anh chỉ yêu có mình em.
– Thôi, anh đang có sự nghiệp. Nhớ đến em thế này là tốt lắm rồi. Em cũng biết mình phải làm gì chứ. Nhiều lúc cứ nghĩ đến cuộc sống hiện tại, chỉ muốn chết cho rồi, nhưng cũng may là còn có anh.
– Anh cũng biết điều đó lắm, nhưng không sao liên lạc thường xuyên với em được.
– Em có cách rồi, không lâu nữa đâu.
– Cách gì?
– Em lập công ty trên Hà Nội và sẽ lên đó ở thường xuyên.
– Thế em tưởng thằng chồng em là thằng ngốc chắc.
– Hắn không ngốc nhưng em bảo được. Thôi, bây giờ đừng nói gì nữa.
Tại phòng bên, Hà mỉm cười đắc ý rồi xuống nhà, hắn nói cợt nhả với cô nhân viên:
– Số anh đen rồi. Phải đi “tậu” một em về vậy
– Anh đến quán karaoke Mơ Huyền ở cuối đường, tại đấy có mấy em trường múa hay lắm.Nhưng giá cả không dễ chịu đâu?
– Chất lượng là quan trọng, hàng nào tiền nấy. Có gì đâu.
Hà ra ngoài và vào quán bia bên kia đường.
Thằng đi cùng đang ngồi chờ ngủ gà ngủ gật. Thấy Hà, tên kia choàng tỉnh:
– Thế nào, bà ấy vào làm gì?
– Nghe đây, mày muốn kiếm tiền, thật nhiều tiền hay muốn bị tống cổ khỏi trang trại?
– Anh bảo gì, ai chả muốn kiếm nhiều tiền.
– Vậy thì hãy coi như không nhìn thấy gì, không biết gì. Chỉ được phép nói bà chị vào cửa hàng chăm sóc sắc đẹp. Nhớ chưa?
– Nhưng… nhưng em sợ ông
– Mày ngu lắm. Đành rằng tao với mày nhìn thấy bà chị vào nhà nghỉ, nhưng ai bắt được trai trên gái dưới, ai làm chứng cho chúng mình. Nếu lộ ra, thứ nhất là bà chị sẽ cho cả tao và mày biến ngay, thứ hai, là ông chủ cũng không muốn tin vợ mình đã có bồ bịch. Thì cứ để ông ấy sống với niềm tin đó. Chứ để ông ấy sụp đổ, không khéo tao với mày dính họa đấy.
– Bây giờ thì em hiểu rồi.
Hà lấy điện thoại di động gọi vào nhà nghỉ:
– Cho tôi nói chuyện với khách ở phòng 301.
Đầu dây đằng kia vừa có tiếng “Alô, ai gọi đấy”, Hà nói ngay:
– Cho tôi nói chuyện với chị Liễu.
Làm gì có “Liễu Đào” nào ở đây?
– Ông có muốn chim ọc xe của ông mang đi bán sắt vụn không thì bảo. Đưa máy cho chị ấy nhanh lên.
Sau một lát im lặng, có tiếng ngập ngừng của Liễu:
– Tôi nghe đây.
Hà nói thủng thẳng:
– Em Hà đây.
– Chú Hà ư? Đang ở đâu thế – Liễu nói hốt hoảng.
Hà nghiêm giọng, nói rành rẽ:
– Bà chị này, ba giờ chiều chị phải có mặt ở nhà. Ai hỏi gì thì cứ nói là đi chăm sóc sắc đẹp, sau đó đi ăn trưa với hai đứa nhân viên của của hàng.Nhớ là nói ăn trưa ở quán Vị Hương. Món ngon nhất là cá giò hấp gừng… Dĩ nhiên là không nhìn thấy em… Chị cứ yên tâm đi.
Hà nói xong cúp máy rồi về trang trại. Túy đang ngồi uống rượu một mình, thấy Hà về, nét mặt tươi hẳn lên:
– Thế nào mày, có thấy bà ấy không?
Hà lắc đầu, mỏi mệt:
– Bà chị cầu kỳ lắm. Làm riêng cái mặt hết hai giờ. Bộ móng chân móng tay hết một giờ. Rồi lại kéo mấy con nhân viên ra quán Vị Hương ăn cá giò Cát Bà.
Túy thở phào nhẹ nhõm:
– Tao cũng nghe nói thằng kia có vợ mới, mà nó lại là cảnh sát hình sự, con vợ nó dữ lắm. Thôi, mày đi nghỉ, nhớ cử người theo thằng Tấn đấy. Nó vừa cam đoan với tao là vụ vải thiều năm nay, sẽ cho quả chín sớm hai chục ngày. Nếu được như vậy thì chỉ một vụ vải, mình cũng kiếm được dăm trăm triệu.
Hà lễ phép chào rồi đi ra. Thấy Túy vui vẻ, huýt sáo véo von, Hà mỉm cười và hiểu rằng hắn đã quyết định đúng khi bảo vệ cho Liễu.
Gần ba giờ chiều, Liễu về, nét mặt vẫn vương vẻ lo âu và má đỏ hồng vì hơi men. Túy đón vợ, đon Chà chà, em đẹp ra nhiều đấy. Sao về muộn thết Liễu ngập ngừng:
– Em chờ làm hơi lâu. Cửa hàng mới khai trương, đông quá. Làm xong em lại lôi con Đào và mấy đứa bạn nó đi ăn cơm.
Túy cười đắc ý:.
– Ăn ở Vị Hương chứ gì?
Liễu run người:
– Sao… sao anh biết?
– Đoán mò thế thôi vì anh biết em thích ăn món cá giò hấp gừng, mà chỉ có quán đấy là ngon.
Bây giờ thì Liễu hiểu và thấy yên tâm hẳn.
Cô ta ôm lấy Túy, nũng nịu:
– Anh thấy cái mặt em có khá hơn không?
– Đẹp lắm.
– Mai em lại đi làm nửa nhé. Anh đi cùng em. Nước da của anh cũng nên làm mịn đi tí chút.
– Nếu thấy hiệu quả, em tiếp tục làm mấy buổi.
– Mai anh phải vào trại cải tạo họp bàn cùng Lê Minh.
– Hay anh cho đứa nào đi cùng em?
– Sao lại phải đi cùng?
– Cho vui và nếu có việc gì còn nhờ được.
– Chẳng cần. Anh mua cho em một chiếc điện thoại di động. Nếu phải đi xa, có gì gọi cho tiện. Mà này, em giúp anh để mắt tới thằng kỹ sư mới nhé.
Liễu gọi Tâm lên phòng làm việc và cô ta ngạc nhiên khi thấy Tâm đem theo một chiếc quần dài. Liễu hỏi:
– Anh thấy công việc ở đây thế nào?
– Thưa chị cũng rất hay ạ.
– Anh tính xem, nếu để vườn vải này ra quả sớm hai chục ngày thì cần phải đầu tư bao nhiêu. Còn khu ao cá thịt, anh làm sao kiếm được mươi con cá trắm đen loại thật lớn… Tôi muốn mời mấy anh trên Hà Nội về câu. Cần bao nhiêu tiền, anh cứ đề xuất Ngày mai, anh Túy phải vào trại để duyệt kế hoạch sản xuất mới. Phải công nhận tay Lê Minh giỏi. Từ một thằng tù chung thân, bây giờ lại có giá, được giám thị tin cậy. Không hiểu hắn vẽ ra chương trình gì mà xem ra Ban giám thị có ỷ ủng hộ lắm.
Tâm lễ phép nói với Liễu:
– Em xin phép chị cho em ra ngoài phố huyện vá chiếc quần. Lúc nãy bị ngoắc dây thép gai, rách một miếng.
Nói rồi Tâm chìa chiếc quần rách mông ra cho Liễu. Chị ta cười ngặt nghẽo:
– Anh kỹ sư ơi, thời buổi này còn ai vá quần nửa. Anh làm ơn vứt cái quần cũ ấy đi. Tôi mua tặng anh hai chiếc nữa.
– Dạ, em thấy nó còn dùng được. Hơn nữa, mặc đi làm ruộng cũng còn tốt chán.
Liễu lắc đầu ra ý chê Tâm rồi cao giọng:
– Thằng Hiếu đâu, mày lấy xe máy đưa cậu Tấn ra hiệu may nhà bà Tư “lùn”, bảo vá cho chiếc quần Và may đo luôn cho cậu ấy hai chiếc nửa. Vải loại gì do cậu ấy chọn. Hiếu vội lấy xe máy chở Tâm ra cửa hàng may. Miên đang đo áo cho một cô gái thì thấy hai người vào, cô hơi giật mình.
– Các anh cần gì đấy ạ?
Hiếu buông lời chọc ghẹo:
– Cô em mới về may ở đây à? Bà Tư ơi, sao lại để người đẹp về phố huyện thế này cho uổng tuổi xanh.
– Này Hiếu, cháu tao đấy. Mày có dám làm cháu rể không thì chịu khó đến đây.
– Thưa u, con nhất trí ngay. Nhưng đành phải chờ con ly dị vợ đã.
– Thế thì đừng hòng nhé – Miên bĩu môi và liếc nhìn Tâm nhưng vẫn thấy anh dửng dưng như không.
– Cô em vá cho anh kỹ sư này chiếc quần và may cho anh ấy hai chiếc nữa. Có lẽ nên chọn vải ka ki mặc cho mát.
Miên đo cho cô gái xong, vẫn thấy Hiếu cứ đứng kè kè. Cô biết là Tâm đã đến đây chắc chắn có chuyện cần trao đổi rồi. Cô vào nhà gọi bà Tư ra rỉ tai, bà gọi với ra:
– Hiếu ơi, ra đằng sau giúp cô việc này với.
– Việc gì hả cô?
Mày khỏe, vần cho tao chiếc cối ra gốc cau.
– Chuyện vặt. Có người đẹp chứng kiến, bảo con ném ra sông con cũng ném.
Hiếu hăng hái giúp bà chuyển chiếc cối.
Trong lúc Miên đo may quần cho Tâm, anh nói:
– Báo cáo gấp. Trại cải tạo số Bảy cho Lê Minh đến học mô hình làm kinh tế. Ngày mai, trại cho Lê Minh vào Thiên Sơn để bàn kế hoạch.Nếu để Lê Minh đến trại, không khéo là lộ hết đấy
– Các ông trại số Bảy này liều thật, cho phạm nhân án chung thân đi ra ngoài. Anh sống trong ấy ổn chứ?
– Cũng được.
– Làm thế nào mỗi ngày ra đây một lần. Em sợ lắm.
– Sợ cái gì, chúng nó chả sợ mình thì thôi.
Đúng lúc này, Hiếu đã quay lên:
– Đo xong chưa? Lúc nào may xong, cô em mang vào hộ nhé.
– Vâng, em cũng muốn vào thăm trang trại ông Túy. Anh dẫn em đi được không?
– Xin sẵn sàng. Trang trại đẹp như công viên.
– Chà, dắt tay nhau đi dưới vườn vải thì thôi rồi… “Lượm ơi”.
– Chỉ đựơc cái khéo mồm. Không khéo về nhà, vợ ho một tiếng cũng rúm người rồi – Miên đùa lại.
Trong phòng họp của Giám đốc. Có Giám đốc Trần Phúc, Tường, Thành, Lưu, Đức và Vũ Văn Đắc Thượng tá Hoan. Tường báo cáo:
– Thực hiện kế hoạch của Giám đốc, chúng tôi đã đưa đồng chí Tâm vào trang trại Thiên Sơn.
– Mấy ngày vừa qua, cậu ấy vào vai rất tốt. Tuy nhiên, Túy đã giao cho một người tên Hiếu bám sát Tâm. Điều đáng lo ngại là Hiếu vốn học Trung cấp kỹ thuật Nông nghiệp nên khá am hiểu về cây trồng và hay đặt ra những câu hỏi như để dò hỏi.
Đồng chí Miên vừa báo về là Tâm cho biết Trại cải tạo số Bảy đã cho Lê Minh vào trang trại Thiên Sơn. để học tập kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt.
Tâm đề nghị cần có biện pháp không để Lê Minh vào Thiên Sơn và cũng không cho cán bộ của trại cải tạo vào trang trại. Trại còn mời Túy vào để bàn kế hoạch hợp tác sản xuất.
– Việc này thì đơn giản – Trần Phúc nói và nhấc máy điện thoại bấm số – Alô, Trại cải tạo số Bay đấy à? Tôi Trần Phúc đây. Tại sao các đồng chí cho phạm nhân bị án tù chung thân ra ngoài hả?
Không biết đầu dây bên kia Giám thị nói gì nhưng chỉ thấy Trần Phúc nghiêm mặt:
– Đồng chí cứ nói tiếp đi… Không, việc đó là sai nguyên tắc. Rất sai. Tuyệt đối không được cho Lê Minh ra khỏi trại. Đấy là mệnh lệnh. Tôi yêu cầu chấp hành nghiêm. Thật nghiêm… Nếu cần thiết, cứ mời ông Túy vào trại và đề nghị ông ấy hợp tác làm án. Còn riêng đồng chí, sáng mai vào Công an tỉnh gặp tôi.
Giám đốc buông máy, thở dài:
– Từ hôm đưa cậu Tâm vào, không đêm nào tôi ngủ yên giấc. Lo lắm các đồng chí ạ. Đồng chí Tường tìm thêm biện pháp bảo vệ cho Tâm. Thú thực là nếu không có cả hai bác đồng ý, tôi sẽ không quyết. Này các cậu chú ý thông tin này:
Chính Lê Minh đề nghì Ban giám thị cho đi học tập kinh nghiệm trồng vải trên đất đồi ở trang trại Thiên Sơn. Trại đã cho đi một ngày và trong ngày đó Lê Minh đã ăn cơm riêng với Túy.
Tường tiếp tục báo cáo:
– Có hai cảnh sát đi kèm nhưng họ đã uống rượu quá say.
– Thật chăng ra sao cả. Mất cảnh giác đến thế là cùng.
– Báo cáo Giám đốc, ngay sau khi cô Miên báo về, chúng tôi đã xác minh và được biết ông Túy và Lê Minh ngày xưa có quen biết nhau. Trong thời kỳ Minh Đức còn hưng thịnh, đã nhiều lần Túy đến Công ty Ngọc Thảo I, tuy nhiên, hắn thường xuất hiện rất bí mật nên công ty không mấy người biết.
– Vậy là có tình huống mới xảy ra đây -. Giám đốc trầm ngâm – Như vậy là rất có khả năng giữa hai tên đang có mối liên hệ nào đó. Làm thế nào để biết chúng đã gặp nhau bàn điều gì. Cần phải cho Túy và Lê Minh thường xuyên gặp nhau, có như vậy mới dễ tìm hiểu được ý đồ thực của chúng.
Đồng chí Tường và Đắc hãy tính kỹ các biện pháp nghiệp vụ cần thiết. Sáng mai, tôi sẽ giao nhiệm vụ cho Giám thị trại giam.
Thượng tá Hoan đứng dậy:
– Báo cáo các đồng chí, mấy tháng vừa qua, giá hêrôin và giá thuốc lắc đã sụt giảm mạnh, như vậy chứng tỏ vẫn đang có những đường dây buôn bán nào đó tiếp tục đưa hàng về với khối lượng lớn.Cơ sở của chúng tôi ở ngoại biên cho biết, hàng vẫn đi từ Nghệ An qua cửa khẩu Nậm Cắn và tập kết ở tỉnh ta. Như vậy, tôi đề nghị các đồng chí tập trung vào ba nhân vật: Lê Minh – Túy – Cheng.
– Chúng tôi đã nghĩ đến điều này, vì vậy mới quyết tâm cho trinh sát thâm nhập trang trại Thiên Sơn. Chúng tôi hy vọng rằng chỉ khoảng một hoặc hai tuần tới, chúng ta có thể thấy được sự thật của Thiên Sơn.
Giám đốc bỗng tỏ ra sốt ruột:
– Việc truy bắt Chu và Phụng “vải” đến đâu rồi? Các cậu nên kể lại câu chuyện đó cho phóng viên báo Công an nhân dân họ viết trinh sát kể chuyện. Trong công an chúng ta, khối anh vẫn nghĩ bọn tội phạm bây giờ nó ngây thơ và không hiệu gì về nghiệp vụ công an. Thực ra công tác nghiệp vụ công an bây giờ chả có gì bí mật được và bọn tội phạm không biết. Chỉ có điều là chúng không biết được ta sẽ làm vào lúc nào, cách nào.
Phim ảnh, truyện trinh thám của nước ngoài tràn ngập đã dạy chúng những thủ đoạn để qua mắt công an.
– Báo cáo Giám đốc, đã có người cho trinh sát biết là Phụng và Chu đã đi Hải Phòng. Chúng tôi cũng đã nhờ Cảnh sát Hình sự Hải Phòng giúp đỡ.
– Nếu chúng xuống Hải Phòng, chắc chắn hình sự Hải Phòng sẽ tóm được, chỉ mong chúng đừng đi nơi khác. Như vậy tôi có thể yên tâm về việc này. Còn việc nữa, tôi nhắc các đồng chí hết sức cảnh giác với các nhà báo. Việc để lộ ra vụ ngừng thi hành án tử hình tên Tám khiến công việc của chúng ta chậm lại rất nhiều. Hoá ra người cung cấp tin cho phóng viên lại là ông Phó chánh án. Hôm nọ, báo cáo của Tỉnh ủy về tình trạng mất đoàn kết nội bộ của Huyện ủy Hà Trung gửi Ban Bí thư, đóng dấu tuyệt mật hẳn hoi, vậy mà phóng viên báo Thanh Niên của tỉnh ta cũng có được; thậm chí báo Pháp luật và cuộc sống cũng lấy được báo cáo của Ban Nội chính tỉnh về vụ tham ô ở Văn phòng ủy ban. Lãnh đạo Bộ Công an mới có chỉ thị về giữ bí mật công tác và việc cung cấp tài liệu cho báo chí. Các đồng chí phải quán triệt thật kỹ cho cán bộ chiến sĩ. Người ta có câu tránh xa con trâu ba bước, tránh xa thằng say mười bước và tránh xa nhà báo ba mươi bước không phải là không có lý.
Tường có điện thoại di động. Anh nhìn màn hình, thấy số rất lạ nên xin phép ra ngoài:
– Alô, tôi Tường xin nghe.
– Anh Tường ạ, em là Hòa… Hòa “đen”, con rể ông Tiên đây.
– A, Hòa hả. Trốn kỹ quá nhỉ? Đang gọi điện từ Trung Quốc về phải không?
– Vâng, em đang ở Đông Hưng. Em muốn về Việt Nam, các anh xử em thế nào cũng được. Sống lang bạt như con chó hoang, nhục lắm rồi, vào tù còn sướng hơn, còn có ngày được về nhà. Nhưng em muốn… em muốn xin được lập công chuộc tội.
Tường mím môi suy nghĩ rồi anh quả quyết:
– Tôi tin là cậu nói thật. Tôi sẵn sàng gặp cậu bất cứ lúc nào và ở đâu… Và tôi cũng hứa với cậu rằng, có thể cuộc gặp giữa hai chúng ta không đi đến kết quả nào thì tôi vẫn để cho cậu trốn tiếp tục, nếu như cậu không muốn đầu thú. Chúng tôi sẽ bắt sau.
– Em không muốn trốn nữa. Em muốn trước khi đầu thú, em được lập công chuộc tội.
– Thế thì rất tốt. Mà này, con gái cậu vừa được giải thưởng thi Tiếng hát nhi đồng đấy.
Gớm, nó biểu diễn trên truyền hình, mới có sáu tuổi mà mắt mũi cứ như diễn viên chuyên nghiệp.
– Thôi, về với con đi. – Tường mới nói đến vậy, đầu dây bên kia có.
tiếng khóc oà.
Túy lại vào trại giam bàn bạc với Lê Minh về kế hoạch sản xuất mới của trại. Lê Minh vẫn mặc bộ quần áo tù, nhưng nét mặt xem ra đầy tự tin và vẫn vẻ cao ngạo như ngày xưa. Tham gia bàn kế hoạch còn có ba cán bộ công an của trại. Họ trải tấm bản đồ quy hoạch các khu vực sản xuất của trại ra bàn. Túy nói trước:
– Tôi đã nghiên cứu rất kỹ kế hoạch sản xuất của Trại giam do anh Lê Minh chuẩn bị – Lê Minh giơ tay ngắt lời:
– Xin ông đừng nói là do tôi chuẩn bị. Tôi chỉ là người thực hiện ý tưởng của Ban giám thị thôi.
– Vâng, cứ coi đó là một công trình tập thể. Kế hoạch đã được chuẩn bị rất kỹ và có tính toán hết sức chi li về khả năng tiêu thụ nông sản. Tôi xin đề xuất Ban giám thị thế này: Công ty Thiên Sơn chúng tôi sẽ ký hợp đồng mua toàn bộ các loại hoa quả của Trại như dứa, đu đủ, cam, toàn bộ tinh dầu bạc hà mà Trại sản xuất được. Chúng tôi sẽ chuyển trước cho Ban giám thị hai trăm triệu, coi như vốn đầu tư ban đầu. Sau này trừ. nợ dần.
Riêng về chăn nuôi, tôi đề nghị nên thay đổi kế hoạch nuôi lợn lấy thịt. Chúng ta nên nuôi lợn sữa xuất khẩu. Loại thực phẩm này đang có sức tiêu thụ rất mạnh. Đồng chí Phó giám thị cười rất tươi:
– Cám ơn anh Túy. Tôi không ngờ mọi việc lại thuận lợi đến như vậy. Riêng về ý anh định ứng trước tiền, chúng tôi phải xin ý kiến Ban giám đốc đã.
Nếu gọi là “ứng trước”, thì Ban giám đốc không bao giờ đồng ý. Nhưng nếu coi đây là sự đầu tư của nhà tiêu thụ đối với cơ sở sản xuất thì chả có vấn đề gì. Hiện nay, các nhà máy nông sản vẫn phải đầu tư cho nông dân đấy thôi.
– Tôi có đề nghị thế này, các anh nghiên cứu: việc trồng cây ăn quả có lợi ích kinh tế cao, đòi hỏi chăm sóc rất bài bản và tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật. Chính vì vậy, tôi muốn ngay từ khi đào hố trồng cây, tôi cử một kỹ sư nông nghiệp đến giúp trại. Anh ta sẽ giúp cho ông Lê Minh có thêm những kiến thức nông nghiệp.
– Thế thì tốt quá – Anh Phó giám thị xoa tay.
– Chúng ta còn bàn nhiều việc, có lẽ cho phép tôi gọi anh kỹ sư ấy đến luôn.
– Không có vấn đề gì. Đúng là phải có kỹ sư. Họ có học vẫn hơn.
Túy dừng ngay điện thoại của Trại gọi về cho Hà:
– Anh Hà à, anh đưa ngay cậu kỹ sư mới về đến trại cải tạo nhé… Sao, cậu ấy chỉ huy phun phân vi sinh lên lá à? Thôi, dừng lại, đưa đến đây ngay.
Túy quay ra nói với mọi người:
– Hay thật, ngày xưa bón phân thì cứ đổ xuống đất. Bây giờ lại phun lên lá. Khoa học mới phát triển như vũ bão, nếu không theo kịp thì chả bao giờ khá lên được.
Tâm đang chỉ huy ba công nhân phun thuốc kích thích ra hoa và phân vi sinh lên lá cho những cây vải thiều thì Hiếu chạy tới:
– Anh ơi, ông Túy bảo anh đến ngay Trại cải tạo số 7 để bàn việc với Ban giám thị.
– Cái gì – Tâm sửng người, ngạc nhiên. Anh biết hơn ai hết nếu bây giờ phải đến trại thì lộ hết cả Sau một thoáng lúng túng, Tâm nói:
– Anh gọi điện báo lại với ông, đang dở việc thế này, không thể dừng được. Chậm là hỏng hết vụ vải này đấy.
– Tôi không biết, lệnh là phải đi ngay. Anh Hà sẽ đưa anh đi bằng ôtô.
Từ đây đến trại bao nhiêu cây số nhỉ?
– Gần ba chục cây, nhưng nhiều đoạn khó đi. Chạy nhanh phải hết năm chục phút.
Tâm tặc lưỡi lẩm bẩm:”Đành phải tùy cơ ứng biến thôi”. Anh đi về thay quần áo và cố ý chậm chạp để kéo dài thời gian. Hà ngồi trong chiếc xe Toyota loại xe tải nhẹ thò đầu ra giục:
– Nhanh lên. Không phải thay quần áo.
Hà cầm lái. xe chạy đến phố huyện, Tầm vội Anh dừng lại hiệu may nhà bà Tư “lùn” cho tôi mấy phút. Tôi phải thay cái quần. Ai lại mặc quần rách đầu gối vào gặp công an. Họ cho là mình coi thường.
Hà dừng xe ngay cửa hiệu may. Tâm nhảy xuống vào nhà:
– Cô Miên đâu hả bác? – Anh hỏi bà Tư.
– Nó đi chợ rồi, lát nữa mới về. Quần của anh may xong rồi. Có lấy ngay không?
Tâm rụng rời chân tay. Anh thoáng nhìn thấy chiếc điện thoại loại kéo dài, liền đưa cho bà năm ngàn và bảo:
– Cho cháu gọi điện thoại cho thằng bạn trên tỉnh.
Rồi Tâm cầm quần chạy ra giơ cho Hà xem, và ra hiệu cho hắn là anh vào buồng đổi quần.
Vừa thay quần, Tâm vừa gọi điện thoại cho Tường:
– Anh Tường, gay rồi. Lão Túy bắt em phải vào Trại cải tạo số Bảy để cùng Lê Minh kiểm tra dự án sản xuất… Thằng Hà đưa đi… Biển số xe là 30 – 79. Xe Toyota loại “bích-cớp” màu chì.
– Cậu yên tâm đi. Chiếc xe đó không thể đến cách trại giam mười cây số – Tường nói như để cho Tâm yên lòng.
Xe vừa ra khỏi phố huyện được ba cây số thì bị một tốp cảnh sát giao thông chặn lại kiểm tra bằng lái xe và giấy tờ xe.
Hà không có bằng lái. Hắn rút túi lấy tiền ra dúi cho anh cảnh sát giao thông:
– Anh thông cảm, em làm ở trang trại Thiên Sơn, lính ông Túy, các anh lạ gì. Em có việc phải vào Trại Bảy gấp, lái xe lại ốm nên đành phải liều Anh cầm lấy tý chút ăn trưa. Chiều em xin gặp anh sau.- Nói rồi Hà dúi vào tay anh cảnh sát tờ giấy bạc 100.OOOĐ
– Anh cất đi. Đừng để tôi lập biên bản về tội hối lộ – Anh thượng úy quắc mắt và nói – Các đồng chí lập biên bản, thu giừ giấy tờ xe.
Ba cảnh sát giao thông lập biên bản rất cẩn thận và cứ như thái độ của họ thì rõ ràng là họ muốn kéo dài thời gian. Hà bực tức, lẩm bẩm:
– Hôm nay sao lại dở chứng thế không biết. Để rồi bố mày cho biết tay.
– Anh kia, nói ai dở chứng. Anh là bố của ai ở đây Anh thượng úy quát – Lái xe đã không có bằng, chạy quá tốc độ, định hối lộ cảnh sát, lại còn có thái độ hỗn xược. Đã thế, các đồng chí đưa cả người và xe về phòng cảnh sát giao thông.
– Thôi thôi, em xin các anh. Em nhỡ mồm…
Trong lúc đó, Tâm ngồi nép vào thành xe và chụp mũ xuống cố không để cho ai nhận ra. Thi thoảng anh lại cười vì biết màn kịch này chắc là Tường đạo diễn.
Cuối cùng thì sau khi lên lớp cho Hà một bài về luật giao thông, các cảnh sát cũng cho Hà lái xe đi, nhưng mất toi gần hai chục phút.
Xe của Hà vừa đi, anh thượng úy gọi bộ đàm:
Báo cáo anh, chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ.
Vừa lái xe, Hà vừa cằn nhằn:
– Thế này là lại bị chửi cho mất mặt đây. Sao hôm nay số mình đen thế nhỉ.
Tâm không nói gì, nhưng thấy Hà chạy ẩu quá, anh cũng chột dạ. Là người biết lái xe, lại còn lái giỏi nữa là đằng khác, Tâm cứ gí chân phải, tựa như mình đang điều khiển phanh.
Xe chạy được khoảng hai chục cây số thì trên con đường độc đạo chạy ven sườn đồi dẫn vào trại có hai chiếc xe tải to đùng gần như đấu đầu vào nhau. Hai gã lái xe trèo lên nóc xe. Một tay thì nằm vắt chân chữ ngũ đọc sách. Một tay thì lấy bếp ga ra đun nước pha chè. Lại có một tốp mấy tay nữa xúm vào đánh tá lả, họ dửng dưng như không. Những người đi xe máy chửi um lên khi phải xuống xe và dắt một cách khó khăn qua hai chiếc xe.
Thấy cảnh đấy, Hà vội năn nỉ:
– Các anh nhường nhau một tí. Em có việc vào trại giam gấp.
– Gấp, thế dễ bọn này không gấp đấy. ông sang mà bảo thằng đang đun nước pha chè. xe tôi đang chở hàng nặng, không lùi được. Nó chi cần lui hai trăm mét là xong ngay thôi – Tay lái xe đang đọc sách chỉ sang tay lái xe đang đun nước.
Hà lại sang nói với tay lái xe kia. Gã không thèm trả lời mà cao giọng:
– Này, ông bạn, ông bảo xe ông nặng, thế xe tôi chở lông gà đấy à? Ông chịu khó lùi đi năm chục mét là xong ngay. Bằng không, chúng ta cư xử với nhau cho có văn hóa. ông đọc sách gì vậy?
– Thép đã tôi thế đấy. Tái bản lần thứ hai mươi lăm.
– Hay quá. Tôi nấu cơm ăn, ông đọc xong, cho tôi mượn nhé. Đọc quyển sách ấy là nên người đấy – Nói rồi hắn ngân nga – Đời người chỉ sống có một lần…
Hà lúng túng không biết làm cách nào, bỗng hắn nổi khùng:
– Các ông có dẹp không thì bảo. Tôi gọi cảnh sát giao thông đây.
Một lái xe cười sằng sặc:
~ Này, ông chạy bộ đi gọi dược à. Quay lại mà xem. Lui đi đâu bây giờ.
Hà ngoái lại, hóa ra lại có đến chục chiếc công nông đầu ngang ùn tới.
Tường và hai trinh sát nửa trong vai người chạy xe ôm len lỏi đi tới. Đến ngang xe, Tường ngó vào nhìn Tâm và nháy mắt ra hiệu. Tâm bảo
– Hay là em đi xe ôm vào trại. Để ông chờ lâu, không được.
– Phải đấy, chú đi xe ôm vào, nói lại với ông. Tao ở đây, thi gan với chúng nó vậy. Nói với Ban giám thị gọi điện cho cảnh sát giao thông đến giải tỏa.
Tâm chỉ chờ có thế, anh nhảy ra khỏi xe và bảo Tường:
– Ông anh chở em vào Trại giam số Bảy với.
– Lên xe đi. Hai chục ngàn.
Hà vội đuổi theo dúi tiền cho Tâm:
– Tiền đây này.
Tường chở Tâm đi. Qua khúc ngoặt, Tâm cười ngặt nghẽo:
– Hú vía. Làm sao mà anh bày ra trò này nhanh thế Thế cậu không nhận ra hai tay lái xe à. Lính lái xe chở quân của phòng cảnh sát bảo vệ. Cậu gọi điện, tôi cũng sợ quá. Liền gọi báo cáo Giám đốc rồi mượn được hai chiếc ôtô tải ngoài bến xe.
Chiếc xe ôm phía sau cũng vượt lên. Hóa ra đó là Lưu và Thành. Họ cho xe chạy vào một cánh rừng bạch đàn.
Trong Trại giam số Bảy, chờ mãi không thấy Tâm, anh Phó giám thị bảo:
– Ta giải lao vậy. Anh Lê Minh và anh Túy cứ bàn thêm với nhau. Lát nữa ta tiếp tục.
– Cám ơn Ban – Lê Minh lễ phép – Xin phép Ban cho chúng tôi ra ngoài vườn hoa được không – Có gì mà không được. Chỉ đừng có ra khỏi trại mà thôi.
– Chúng tôi không dám – Túy cười.
Hai người đi sóng đôi ngay ở vườn hoa trước nhà Ban giám thị.
Lê Minh:
– Dạo này hàng về thế nào?
– Mấy tháng trước tạm ngừng, nhưng từ hôm gặp anh, chúng em lại cho tiếp tục.
– Thằng Tám và thằng công an khai thế nào?
Thằng Tám khai ra tay công an đó và nó đã bị cảnh sát điều tra của Bộ bắt rồi. Bọn hải quan và biên phòng cũng bị bắt năm đứa. Tuy nhiên, chúng lại là nhánh khác. Em đã kiểm tra kỹ, chưa có dấu hiệu bị lộ.
– Có ba việc chú phải làm ngay. Thứ nhất, bảo thằng Tiến, tìm mọi cách cho tay Giám đốc Trần Phúc đi chỗ khác và cả thằng Tường. Thằng này cực kỳ nguy hiểm. Cần phải tung ra bao nhiêu tiền cũng đừng tiếc. Thứ hai là loại đi tất cả những thằng không đủ tin cậy, mắt xích nào thấy yếu, phải thay, phải chặt. Thứ ba là ký sớm hợp đồng xuất khẩu hoa quả cho Công ty Phát Lộc. Có như vậy mới đưa hàng đi an toàn được. Ai giữ liên lạc với ông Cheng:
– Thằng Tiến nhà em. Nhưng nó liên lạc qua mạng.
– Nhớ nhắc nó phải thay mật khẩu hàng ngày.
– Thằng Tiến mà gài mật khẩu thì đến Bộ Công an cũng đừng hòng tìm ra.
– Tôi biết con anh giỏi vi tính. Nhưng anh không biết công an cũng tuyển những người giỏi tin học ư? Không được phép chủ quan.
– Anh nên giữ thái độ bình thường đối với Ban giám thị. Đừng nhiệt tình quá. Khi nào dự án này bắt đầu thực hiện, anh nên lấy cớ không hợp tác với tôi nửa. Hoặc giữ khoảng cách càng xa càng tốt. Nhưng phải tìm cho tôi một người tin cậy để giao việc.
– Em hiểu ạ.
– Số tiền tôi gửi chú, vẫn còn đấy chứ?
– Dạ còn nguyên. Em đã cho vào hũ sành chôn sâu hơn hai mét.
– Tôi cho phép chú sử dụng một nửa số đó. Chú phải làm thế nào để tôi không ở trại này quá mười năm. Chú đầu tư cho thằng Tiến bao nhiêu rồi?
– Khoảng hơn mười tỉ. Trong đó riêng của anh đã là bốn tỉ rưỡi.
– Bảo nó làm thế nào tẩy càng nhanh càng tốt Nếu cần thì phối hợp cùng ông Cheng.
– Em hiểu. Anh cứ yên tâm. Em cũng nói với Ban giám thị rồi. Từ tháng tới, mỗi tháng cho anh ra nhà Hạnh Phúc hai lần.
– Kể cũng hay đấy. Nhưng vợ tôi mất khả năng ấy từ lâu rồi.
– Em biết, nhưng sẽ có người thay thế chị ấy.
– Anh đừng ngại.
– Chú làm thế nào cho kín thì làm. Nhưng nhớ là phải giải quyết thằng cha giám đốc và thằng Tường sớm ngày nào hay ngày ấy.
Họ quay vào nhà. Thấy kim đồng hồ đã chỉ 1 1 giờ, Túy nói:
– Có lẽ tay kỹ sư gặp trục trặc gì đó nên đến muộn. Thôi xin phép các anh, tôi về. Tuần sau, chúng ta ký hợp đồng cũng không muộn.
– Cũng được – Anh phó giám thị nói – Chúng tôi cũng cần có thời gian xin ý kiến chỉ đạo của Giám đốc.
Tường và Hạnh cùng con gái ăn cơm ở nhà.
Hạnh hỏi:
– Công việc của anh dạo này thế nào?
– Nói chung là nhàn. Không có trọng án. Còn mấy vụ án tham ô, tham nhũng thì cũng không có gì phức tạp.
– Vụ thằng Tám khai ra đường dây ma túy, anh có phải điều tra lại không?
– Cục Cảnh sát Điều. tra của Tổng cục Cảnh sát làm. Chả hiểu kết. quả đến đâu rồi. Hạnh cười nhạt:
– Lấy chồng công an, cứ phải nghe nói dối. Chẳng biết thật giả thế nào.
– Sao em nói thế?
– Anh đang là Phó ban Thường trực của Chuyên án M-12, có đúng không?
Tường tròn mắt:
– Cái gì, em biết cả như vậy sao?
– Vâng, em còn biết là các anh đang tập trung vào ai? Nhưng tay Quả chết rồi, xem ra cũng không dễ đâu. Còn chỗ Thiên Sơn, nếu anh muốn chấm dứt sự nghiệp thậm chí chấm dứt cuộc đời thì hãy lao vào.
Tường hoảng hốt thực sự:
– Anh xin em… Hãy nói cho anh biết làm sao mà có được những thông tin ấy.
– Đang có người muốn Giám đốc Trần Phúc phải rời khỏi ghế Giám đốc Công an tỉnh, và anh cũng phải đi. Chỉ vài ngày nữa thôi, sẽ có đơn gửi tố cáo Giám đốc thiếu trách nhiệm, để nội bộ nát bét gửi về tận Trung ương. Báo chí cũng chuẩn bị “đánh” Trần Phúc. Và dĩ nhiên, họ lôi anh vào cuộc. Việc anh không cho thi hành án tử hình tên Tám là cái cớ…
– Điều này thì quả là lạ. Em có biết ai đứng sau trò này không?
– Cô thư ký mới của Cheng mới cho hay. Cô ta đọc trên thư điện tử của ai đó gửi cho Cheng.Trong bức thư mới nhất, kẻ đó còn nói đến việc phải sử dụng biện pháp mạnh đối với anh. Anh phải cực kỳ thận trọng mới được.
Tường lặng đi suy nghi. Hạnh nói tiếp:
– Em cũng đã làm đơn xin thôi việc chỗ ông Cheng. Em sẽ về làm Công ty Tường An của anh.Anh đồng ý chứ?
– Anh cũng muốn như vậy.
Có chuông điện thoại di động của Tường:
– Anh Tường ạ, em là Hòa “đen” đây. Em chờ anh ở quán cà phê Trung Nguyên cuối phố Trần Hưng Đạo.
– Được rồi, tôi đến ngay.
Tường phóng xe máy đến quán cà phê Trung Nguyên và không khó khăn lắm, anh thấy Hòa “đen” đang ngồi một mình trong một góc khá kín đáo.
– Trông cậu gầy đi nhiều.
– Anh bảo suốt nửa năm trời dặt dẻo ở Đông Hưng, rồi Bằng Tường. Thỉnh thoảng lẻn về Móng Cái, gọi vợ đến hỏi thăm chút tình hình rồi lại trốn.
– Đã về gặp vợ con chưa?
– Chưa ạ. Em định xong đây thì xin anh cho về.
– Tôi đã hứa và sẽ giữ lời.
Hai người ngồi nói chuyện, nhưng họ không ngờ đã bị một cặp trai gái bàn bên để ý. Đó là nhà báo Vọng nay đã chuyển sang làm đại diện cho một tờ báo của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh.
Vọng nghiêng đầu vừa là để tránh không cho Tường phát hiện ra, vừa là để cố nghe những lời họ nói. Nhưng không thể nào nghe được.
Trong lúc Tường đang nói chuyện với Hòa thì tại trang trại Thiên Sơn, có ba chiếc xe Kamaz loại thùng dài chở đầy gỗ vào trang trại.
Hà đứng ra chỉ huy:
– Bây giờ tối rồi. Để ngày mai dỡ xuống rồi sắp xếp lại Bố trí chỗ cho các lái xe nghỉ ngơi.
Một lái xe vội nói:
– Chúng em có chỗ nghỉ ngoài phố huyện rồi ạ Tối nay cũng muốn vui vẻ tý chút.
– Tùy các anh. Nhưng sáng mai đến dỡ nhé.
– Vâng ạ. Chủ nhà trên đó đã đánh số từng cột kèo cẩn thận lắm.
Tâm và một anh công nhân nửa ngồi trong nhà nhìn ra. Anh công nhân nói:
– Ông Túy mua nhà sàn của người Thái ở Nghệ An ra đấy. Lần trước đã mua hai bộ, định dựng ngoài ao cá. Nhưng rồi chả hiểu sao lại bán đi Bây giờ lại mua về. Nhưng mà ông Túy bị bọn bán nhà lừa?
– Sao anh nói thết
– Gỗ làm nhà sàn, mà nhất là nhà sàn dỡ ra thì thường là gỗ rất tốt. Bà con dân tộc vùng núi miền Tây Nghệ An thiếu gì gỗ quý mà phải dùng gỗ tạp, gỗ nhóm năm, nhóm sáu. Hai bộ khung nhà sàn lần trước, toàn gỗ đểu, thậm chí có cả gỗ tươi. Loại gỗ ấy, đun còn khói cay mắtBố em là dân buôn gỗ, em nhìn qua là biết gỗ
– Hai bộ khung trước bán cho ai?
– Em không rõ, nhưng hình như chở xuống Hà Anh nhân viên phục vụ của văn phòng Thiên Sơn tên là Bình đã được Tường gây dựng thành cơ sở bí mật và Tâm cũng mới được biết vào nhà. Tâm đon đả:
– Mời anh ngồi. Mấy hôm nay, có nhiều khách, ông anh chắc vất vả?
– Có gì đâu. Hôm qua, ông ấy tiếp Phó chủ tịch tỉnh, ông Chi ấy, linh đình quá.
– Tôi ở khu cây giống, lúc về thì đã tàn cuộc rồi.
– Trong lúc ăn cơm, ông Chi nói Giám đốc Công an tỉnh ghê quá. Nào là nhu nhược, là thiếu trách nhiệm trong quản lý cán bộ, rồi nói lãnh đạo Bộ là bao che cho ông Phúc. Ông ấy nói lần này phải đề nghị lãnh đạo Bộ Công an thay ông Phúc.
– Chuyện nói xấu công an là chuyện vặt. Thời buổi này, đòi hỏi người ta yêu công an là khó lắm – Tâm nói.
– Em cũng biết thế. Không yêu công an cũng được, nhưng phải tuân theo họ, vì họ là đại diện của luật pháp.
Tâm phá lên cười:
– Cậu nói cứ như giáo viên giảng bài ấy. Thế ngày mai bốc khung gỗ làm nhà sàn, cậu có phải tham gia không?
– Có bọn làm riêng. Mà chớ có ai bén mảng đến lúc xếp khung nhà. Thằng cha Hà ghê lắm.
Rối anh xem, sáng mai, hắn bắt mọi người đi xa đây cho mà xem. Hai lần trước đều thế.
– Bốc xuống xếp vào kho à?
– Không, để ngoài sân phía sau nhà.
Trong quán cà phê, Tường nói với Hòa “đen”:
– Những điều anh nói, chúng tôi sẽ xem xét và điều tra. Nhưng tôi muốn, anh đến xin việc chỗ công ty của Minh ” hói” được không.
– Được em và Minh “hói” ngày xưa khá thân nhau. Anh cứ tin em. Những điều em nói là hoàn toàn đúng. Ngày xưa chúng nhiều lần gạ bố vợ em tham gia đường dây này, nhưng ông ấy cự tuyệt.Chính vì vậy mà chúng lợi dụng vụ con Thanh để hại bố em.
– Ngày xưa, có phải cô Liễu, vợ ông Túy bây giờ là người ông Tiên “chỉ” mê lắm phải không? Anh có biết nhiều về Liễu không?
– Bố vợ em, thấy gái đẹp thì mất hết cả khôn ngoan. Về mụ Liễu này, em qúa biết và biết nhiều nữa là đằng khác.
Hòa nói xong thì ngừng lại như để lục lọi trí nhớ:
– Liễu là dân Thái Bình. Bố là chiến sĩ Điện Biên ngày xưa rồi ở lại xây dựng nông trường. Nhưng rồi ông ấy cũng tham gia buôn bán thuốc phiện và là nguồn cung cấp thuốc phiện chủ yếu cho lão Túy. Hàng ông ấy lấy từ bên Mường Khoa của Lào rồi thuê bọn cửu vạn người Mông ở xã Na ư đưa về tập kết tại chợ Bản Phủ. Vào cuối nhưng năm 70, nhà của Liễu cũng đã có lúc giàu nứt đố đổ vách, nhưng cũng từ đó, ông bố đổ đốn. Đầu tiên là cờ bạc và sau đó là gái. Có tiền nhiều, ông ta sống với một ả kém đến hơn ba chục tuổi và bị ả bòn rút không biết bao nhiêu là tiền. Nhà cửa khánh kiệt dần và ông ta nợ Túy đến hàng trăm triệu. Lúc này thì vợ cũ của Túy đã chết vì ung thư phổi. Túy có bốn người con trai. ông cả là cán bộ quân đội, do bất đồng với bố nên hầu như không bao giờ về nhà. Người thứ hai là thằng lớn là Tiến, Giám đốc Công ty Thành Đạt. Từ ngày vợ chết, Túy càng tấn công Liễu quyết liệt. ông bố Liễu thì chỉ muốn con gái mình lấy Túy vì như vậy sẽ thoát được món nợ, nhưng Liễu thì chê Túy quá già. Cũng do yêu đương nhiều và là người biết dùng nhan sắc của mình để làm ăn, nhất là trong khoản chinh phục các nhân viên hải quan, cửa khẩu, vì vậy, đến hơn ba mươi tuổi mà Liễu cũng không lấy được chồng. Cay cú vì không chinh phục được Liễu, Túy bèn lập kế. Lão ta cho người lén bỏ năm cân thuốc phiện vào nhà rồi báo công an. Liễu bị bắt, nhưng Túy đã cứu ra với điều kiện phải làm vợ lão.Thế là Liễu đồng ý. Nhưng bọn con trai của Túy thì phản ứng quyết hệt, nhất là thằng Tiến, vì vậy, giữa con chồng và dì ghẻ luôn mâu thuẫn căng thẳng. Liễu sống với Túy nhưng vẫn lén bồ bịch.
Tường cười:
– Không ngờ anh biết nhiều đến vậy.
– Em lăn lóc trong giang hồ bao nhiêu năm, với nhưng người Lê Minh, như lão Túy và gia đình, nào có lạ gì. Liễu là người đàn bà rất lạ, cực kỳ cứng rắn, rất thông minh nhưng dám làm những điều mà không phải mấy người đàn bà đã dám làm. Theo em biết thì cô ấy sống với Túy trong nhung lụa nhưng vẫn căm lão ta lắm.
Thấy đã khuya, Tường bảo:
– Thôi, chúng ta về. Ngày mai, anh cứ lên Phòng Cảnh sát Điều tra đầu thú. Chúng tôi sẽ giúp anh.
– Cám ơn anh. Em không biết nói thế nào… nhưng từ bây giờ, cuộc đời em do anh sắp đặt- Hoà nói với giọng hết sức thành thật khiến Tường cũng thấy nao lòng.
Tường ra về trước. Anh cho xe đi chầm chậm và suy nghi rất căng thẳng. Đến một đoạn đường vắng, bỗng có một chiếc xe con không bật đèn pha, từ phía sau tăng tốc độ lao vụt lên và húc thẳng vào xe của Tường, hất anh bay lên vỉa hè. Chiếc xe quay ngoắt lài bằng một đường cua rất ngọt được điều khiển bởi một bàn tay rất thiện nghệ, và nhanh chóng mất hút. Tường thoáng nhìn và thấy – đó là một chiếc xe tải nhỏ rồi ngất đi.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN