Cô Gái Chúng Ta Cùng Theo Đuổi Năm Nào
Chương 7
Học kì hai năm lớp 9. Ngày thi càng lúc càng tới gần, vì thế sổ đen cũng không còn ý nghĩa gì nữa. Đến tôi cũng phải bận rộn với việc chăm chỉ học bài để mà tán gái, không còn rảnh ngồi trong giờ học mà chọc cười thiên hạ nữa.
Góc bên phải của bảng là nơi chứa đựng thông tin về lịch thi của chúng tôi. Từ khóa nào đến khóa nào, hoặc từ lớp mấy đến lớp mấy…Ở vị trí đó không còn xuất hiện những cái tên gây ồn ào mất trật tự trong lớp nữa. Chỉ còn có những con số Ả Rập được viết bằng phấn đỏ khiến người ta nhìn thấy mà giật mình đang ngày ngày đếm ngược.
Lúc đếm ngược đến số 0, cũng là đến thời khắc quyết chiến giữa chúng tôi với đại ma đầu kỳ thi chuyển cấp.
“Sau kì thi là nghỉ hè, lúc đó các em muốn chơi bóng rổ bao lâu cũng được. Nhưng đối mặt với kì thi trước mắt này, các em phải nỗ lực hết sức, làm bài thi thật tốt. Đây là trận chiến đầu tiên trong cuộc đời của các em, không tiến lên nghĩa là thất bại.” Thầy chủ nhiệm rập khuôn kiểu nhân vật cổ lỗ trong một câu chuyện nào đó, lời nói vừa cứng nhắc vừa thiếu sức thuyết phục. Kém xa so với những lời nói của nhân vật tô xanh nửa mặt, cưỡi ngựa hò hét do Mel Gibson đóng trong phim “Brave Heart”.
Nhưng lúc đó không có ai rảnh rỗi để mà đi phản bác thầy. Bầu không khí tập trung tinh thần ấy quả thật là đáng sợ.
Một đống quyển thi trắc nghiệm, hết bó này đến bó khác được nhét trong một cái tủ sắt lớn chuyên đựng bài thi, chỉ có thầy chủ nhiệm và lớp trưởng có chìa khóa để mở cái tủ này. Mỗi lần tủ sắt mở ra, mấy cái quyển đề thi trắc nghiệm này lại bay tới vị trí của mỗi bạn học một cách nhanh chóng. Ngày qua ngày, cái tủ sắt chứa đựng đầy quyển đề thi ấy chính là trung tâm trong đời sống của mọi thành viên trong lớp.
Tôi chưa hề nhìn thấy cái lúc mà cái tủ sắt ấy trống không.
Không chỉ là môn thể dục, mỹ thuật hay âm nhạc, những tiết học của những học đã kết thúc toàn bộ bị tiết ôn tập trưng dụng hết, bị biến thành những giờ ôn tập yên tĩnh. Chỉ nghe thấy những thanh âm đơn điệu của bút bi lướt đi trên giấy, sột soạt sột soạt.
Cho dù là tiết ôn tập của thầy chủ nhiệm, Lý Tiểu Hoa và tôi cũng không hề ngại ngùng mà ngồi cùng một bàn học bài, cùng nhau giải đáp những vấn đề mà đối phương không hiểu. Cách giao tiếp đầy cảm giác đó là “Giấy bút trò chuyện”.
Môi buổi sáng, sau khi vọt đến trường, lúc nào tôi cũng đến Phúc Lợi Xã mua một hộp sữa thay cho lời chào, đặt trong hộc bàn của Lý Tiểu Hoa một cách thân thiết nhất. Kể cả thầy chủ nhiệm có nhìn chằm chằm vào tôi, tôi cũng cứ chiếu theo bình thường mà làm, không để lỡ. Con người tôi có cái tật xấu là thích ngông ngênh đấy.
Mà thầy chủ nhiệm đích xác cũng không hề dùng ánh mắt hoài nghi mà thẩm vấn hai chúng tôi. Dù sao thành tích học tập của tôi cũng đi lên với một tốc độ kinh người, thậm chí lọt vào top 20, 30 toàn trường. Việc lọt vào bảng vàng như cơm bữa của tôi khiến thầy chủ nhiệm cũng tự tìm an ủi bằng cách cảm thấy “À, ta quả nhiên là một danh sư nghiêm khắc, lại có thể dạy dỗ một học sinh dốt đặc như Kha Cảnh Đằng đến mức giỏi như bây giờ!”. Thầy cũng không rảnh quan tâm xem động lực gắng sức học bài của tôi có phải là Lý Tiểu Hoa hay không.
Thành tích ngày càng tốt của tôi giống như phép màu của Moses chia đôi dòng Biển Đỏ ( Ặc, chỗ nào giống chứ!). Một số bạn học có tính tò mò mãnh liệt còn dò hỏi tôi dùng sách tham khảo nào, hoặc là đi hoc thêm ở đâu mới có thể khiến thành tích học tập thay đổi một cách bất ngờ như thế.
“Nếu như bạn bị một bạn nữ học giỏi hơn bạn 10 lần cả ngày hỏi han, xem bạn có phát điên mà chăm chỉ học bài hay không?” Tôi trả lời một cách đơn giản, cũng là tư vị thật sự của người trong cuộc.
Nhưng thực ra tôi đã giấu nhẹm đi cái bí quyết chân chính là “Nhưng bạn phải thích người ta mới được”.
Sau này thầy chủ nhiệm bận rộn với thứ tự tên trong phòng thi của các bạn trong lớp, không ngừng sắp xếp lại chỗ ngồi, hi vọng có thể tạo ra đội hình hoàn mỹ “Thích hợp với khảo sinh” nhất trong truyền thuyết. Nhưng bất kể là Lý Tiểu Hoa ngồi bên trái, bên phải, đằng trước hay đằng sau tôi, thầy chủ nhiệm đều không dám cho chúng tôi ngồi cách xa nhau, rất sợ thành tích của tôi vì thế mà tụt dốc.
Mỗi trường tư thục muốn có chỗ đứng đều cần một số lượng học sinh giỏi nhất định, có thể thi đỗ đại học, đem tới tiếng thơm cho nhà trường. Trường của chúng tôi cũng là trường tư thục, lại là trường có cả cấp II lẫn cấp III. Vì thế Phòng giáo vụ của nhà trường đã liên tục thuyết phục Cục Giáo dục Trung Học về việc “Một trăm học sinh giỏi nhất ở cấp II có thể được tuyển thẳng vào cấp III”, tất nhiên cả trường cấp II và III trên đều thuộc trường Tinh Thành chúng tôi. Nếu tổng điểm của kỳ thi vượt cấp cao hơn 600, lại đăng ký nguyện vọng là trường cấp III Tinh Thành, liền có thể nhận được học bổng mỗi học kỳ là mười nghìn tệ. Nếu tổng số điểm dưới 600, nhưng cao hơn điểm chuẩn của trường Cấp III Chương Hóa hoặc Trường Nữ sinh Chương Hóa, nguyện vọng lại là trường cấp III Tinh Thành chúng tôi, thì có thể nhận được học bổng mỗi học kì sáu ngàn tệ.
“Hơn nữa, trường chúng ta sẽ mời những thầy cô giáo tốt nhất để giảng dạy cho hai lớp. Trong số những giáo viên này, có người đang là giảng viên nổi tiếng của Đại học Đài Trung, có người đã giảng dạy nhiều năm tại trường Chương Hóa. Danh tiếng của các thầy cô rất tốt, đảm bảo đều là những giáo viên giỏi nhất…” Thầy chủ nhiệm diễn tả một cách rất phấn chấn.
Thật ra học bổng như vậy cũng không tính là nhiều, đối với việc thầy cô giỏi hay không giỏi mọi người lại cũng không hiểu nhiều lắm. Nhưng thân là học sinh của lớp học có thành tích tốt nhất trường, ai ai cũng đều kiên định với ý nghĩ sẽ học tiếp tại chính trường này trong ba năm tiếp theo. Dù sao trường cấp ba Chương Hóa là trường Nam sinh, Trường Nữ sinh Chương Hóa là trường nữ sinh, mà trường Tinh Thành nam nữ học chung của chúng tôi đây mới chính là nơi để tiếp tục yêu đương.
Nhưng Lý Tiểu Hoa, đối với việc tiếp tục học tại Tinh Thành lại không hề quan tâm. Điểm ấy khiến tôi rất hoang mang.
“Bà không nghĩ tới việc sẽ ở lại Tinh Thành à?” Tôi viết lên tờ giấy nháp, hỏi.
“Không nghĩ tới.”
“Nếu như bà giấu nhẹm bố mẹ cái khoản tiền học bổng thì cũng đồng nghĩa với việc có một khoản tiêu vặt không ít đó.” Tôi lại viết.
“….” Lý Tiểu Hoa không nói gì, chỉ nhìn tôi.
Trên một phương diện khác, lưu bút tốt nghiệp đang được chúng tôi gấp rút triển khai trong khí thế. Việc này do tôi, Thẩm Giai Nghi, A Hòa và Dương Trạch Vu đảm nhận.
Mỗi khi đến cuối tuần hoặc ngày nghỉ, chúng tôi sẽ đến nhà A Hòa mà thảo luận, hoặc cứ thẳng thắn xin nghỉ học để chạy đến thư viện, cắt cắt dán dán ghép ghép những bức ảnh của cá nhân hoặc của cả tập thể lớp. Là học sinh của lớp mĩ thuật, tất cả ảnh của các giáo viên bộ môn đều do tiểu tổ lưu bút kỷ niệm chúng tôi phụ trách, hoàn thành từng cái một.
Mà tôi, rất cao hứng vì lại có cơ hội cùng bà cô Thẩm Giai Nghi tranh cãi. Giống như là tôi vốn dĩ thiếu giáo huấn vậy.
“Ê, Kha Cảnh Đằng, dạo này tao với thằng Hứa Bác Thuần trên đường về nhà lúc nào cũng thấy mày với Lý Tiểu Hoa ở bên nhau à nha.” A Hòa cười cười, chọn lấy một bức ảnh chụp chung cả lớp.
Khốn nạn vãi, mày rắp tâm chơi xấu bố à?
“Ừ, nhà hai chúng tao gần nhau mà.” Tôi vừa cười vừa viết mấy dòng vào lưu bút. Thật ra lúc này tôi chỉ muốn cho A Hòa một cú song phi.
Mặc dù tôi cũng có thích Lý Tiểu Hoa, song tôi cũng không có cách nào phủ nhận rằng bản thân cũng có hảo cảm đối với Thẩm Giai Nghi.
“Hai người không phải là đang làm cái gì mờ ám đó chứ?” A Hòa không chịu bỏ cuộc, hắn là mẫu người đã theo đuổi thì không dừng.
“Cũng còn tốt.” Tôi quay sang A Hòa, chửi hắn bằng ánh mắt.
Thời đó, máy tính chính là một bảo bối hiếm có. Đó là cái thời đại nguyên thủy mà Microsoft còn chưa tạo ra Windows 3.1 nữa là. Việc làm lưu bút tốt nghiệp phải thủ công hoàn toàn, phải làm theo quy cách và tiêu chẩn do trường đặt ra, lại thêm việc phải tham chiếu một bảng độ lớn chữ cái. Như vậy mới thuận tiện cho xưởng in đánh chữ, in ấn.
Thẩm Giai Nghi dùng bút máy và thước cẩn thận đánh dấu những vị trí trên tờ giấy màu những vị trí sẽ dán ảnh, lại kĩ càng vạch từng nét chữ tại những chỗ xác định. Tôi và Dương Trạch Vu cứ theo thế mà viết chữ.
“Kha Cảnh Đằng, ông thích Lý Tiểu Hoa à?” Thẩm Giai Nghi đột nhiên hỏi.
“Ừ.” Tôi thành thật trả lời.
“Bộ ông không thấy mới chừng này tuổi mà đã yêu đương là quá sớm hay sao?” Thẩm Giai Nghi nhìn tôi một cách cổ quái.
“Đúng đấy. Tao cũng thấy quá sớm rồi.” A Hòa châm dầu vào lửa.
“Hả? Nói nghe xem thử nào.” Sắc mặc không chịu thua của tôi cũng không có cách nào che giấu.
“Ông nghĩ mà xem, hai người mới 15 tuổi. Nếu như hai người bây giờ ở bên nhau, liệu có thể là người yêu của nhau cho đến lúc 30 tuổi, rồi kết hôn hay không?” Giọng điệu người lớn của Thẩm Giai Nghi đi kèm với ánh mắt lay động lòng người, nhẹ nhàng nói.
“Sao lại không thể? Đã 15 tuổi rồi, chả lẽ lại còn không thể biết bản thân mình có thích đối phương hay không sao?” Tôi nói. Nếu như nghĩ lại một cách cẩn thận, chắc từ hồi mẫu giáo tôi đã biết yêu đương quá.
“Cho dù hai người yêu thích nhau, song không thể cứ thế mà trở thạnh bạn trai, bạn gái của nhau được. Nếu như sớm đã biết rằng sẽ chia tay, vì sao còn muốn yêu đương sớm như vậy? Như vậy chẳng phải là vô nghĩa sao? Thẩm Giai Nghi nói một cách rất nghiêm túc.
“Người ta rồi sẽ chết, vậy mắc gì bây giờ không chết luôn đi?” Tôi chống cằm, cực kì khó chịu.
“Hai thứ đó căn bản không giống nhau. Ông quả thật rất ấu trĩ.” Thẩm Giai Nghi thở dài.
Ngày tốt nghiệp sắp tới, chúng tôi cũng không ngoại lệ mà chuyền tay nhau lưu bút của bản thân. Mọi người lặp lại việc ghi vào trong lưu bút những nỗi niềm của bản thân, tương lai, hi vọng, sở thích. Cả pepsi cũng có chỗ luôn.
Tôi cũng không còn nhớ quyển lưu bút lúc đó của Lý Tiểu Hoa có viết những gì. Chỉ còn nhớ mang máng rằng “Mất hộp sữa chua”, kí tên “Miyamoto đệ nhị có xài đao”, nói chung là toàn thứ tạp nham.
Dù cho có vui với việc viết toàn mấy thứ bậy bạ vào lưu bút của người khác, song lúc đó tôi cũng cảm thấy làm những chuyện giống y như người khác đang làm thật nhàm chán. Thế nên tôi quyết định không đến tiệm sách Mĩ Mĩ mua một quyển lưu bút cho mọi người viết vào đó.
“Mày tai sao lại không chuyền lưu bút hả? Tao muốn viết vào đó quá.” Liêu Anh Hùng thúc vai tôi.
Quyển lưu bút của hắn bị tôi viết mấy câu chửi tục, lại bị tôi vẽ đầy mấy thứ bậy bạ tục tĩu vào đó nữa…Đầu hắn bây giờ chỉ nghĩ tới việc báo thù tôi thôi.
“Mọi người đều muốn lên thẳng cấp 3 mà. Nếu sau này còn tiếp tục bên cạnh nhau, bây giờ tự dưng lại viết mấy lời li biệt này không phải là quá kì dị sao? Tôi nói thẳng. Theo tôi biết, có ít nhất nửa lớp đều muốn lên thẳng trường cấp 3 Tinh Thành.
“Nói như vậy cũng không sai, nhưng mày nhất định sẽ hối hận.” Hứa Bác Thuần lại dùng cái giọng điệu người lớn không hợp với hắn tí nào nói.
“Tao rất rõ con người mình. Quyển lưu bút cấp một tao tìm thế nào cũng không ra. Tao là cái đứa không biết gìn giữ đồ dùng của mình.” Tôi vừa ngáp vừa nói.
Thật thế, là một kẻ không biết gìn giữ những thứ thuộc về mình.
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!