Con Cái Chúng Ta Giỏi Thật - Chương 21: Ba lá thư cuối cùng
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
128


Con Cái Chúng Ta Giỏi Thật


Chương 21: Ba lá thư cuối cùng


Cuộc thi truyện do trẻ em viết

Istanbun 25.4.1964

Zeynep thân mến,

Tôi mới bỏ thư cho bạn hôm qua. Nhưng hôm nay tôi lại viết tiếp lá thư khác để gởi đi ngay. Có lẽ bạn ngạc nhiên phải không. Tôi muốn viết thêm để bàn với bạn một chuyện.

Nếu bạn đồng ý, chúng ta sẽ cùng nhau làm một công việc khá là kỳ thú.

Tôi vừa mới được biết người ta đang tổ chức một cuộc thi truyện do trẻ em sáng tác. Tôi mới nảy ra một ý kiến, hay là ta gởi tất cả những Bức thư chúng ta đã viết đi dự thi. Những lá thư chúng ta gởi cho nhau nếu để theo thứ tự ngày tháng, có lẽ sẽ thành một cuốn truyện hay hay đấy. Tôi đã cất giữ tất cả những lá thư bạn gởi cho tôi. Bạn cũng có lần viết cho tôi rằng bạn đã sắp xếp các Bức thư trong một cặp giấy cơ mà. Bạn nghĩ sao, chúng ta có nên tham gia cuộc thi này không ? Nếu bạn thấy ý kiến của tôi chấp thưận được, bạn hãy gởi gấp cho tôi theo đuờng buu điện “máy bay” tất cả những lá thư của tôi đến đây.

Bởi vì thời hạn chót nộp bản thảo của cuộc thi không còn xa nữa. Chúng ta có rất ít thì giờ, vì thế phải khẩn truơng. Nếu được giải thì đó là thành công chung của hai đứa chúng ta. Chúng mình tham gia với danh nghĩa đồng tác giả nhé!

Nếu bạn thấy không nên tham gia cuộc thi thì bạn cũng viết thư báo ngay cho tôi biết. Tôi còn muốn đề nghị, nếu tham gia cuộc thi bạn cũng đừng nên cho ai biết. Nếu có giải, chúng ta sẽ cho mọi người một bất ngờ thú vị. Không được giải thì chẳng sao cả. Nếu nói lung tung mà không được gì thì quê lắm! Không nói cho ai cả, đây là một bí mật chung của hai đứa mình.

Nóng lòng đợi trả lời của bạn.

Chúc bạn vui khỏe.

Chào thân mến

Acmét

=== ====== ====== ====== ====== =====

Có thể bất tuyệt

Ankara 27.4.1964

Bạn Acmét thân mến,

Nhận được thư bạn tôi xin trả lời ngay lập tức. Viết xong lá thư này,tôi sẽ gói tất cả thư của bạn lại và gởi đuờng buu điện “máy bay” đúng như bạn yêu cầu. Như thế có nghĩa là tôi hoàn toàn đồng ý với đề nghị của bạn.

Tôi cho rằng ý kiến của bạn rất hay, chúng ta tham gia cuộc thi này là đúng, rất hợp.

Không muốn bạn nhụt chí vì mất hứng, nhưng tôi vẫn phải nói cho bạn biết một điều “Chúng ta có rất ít hi vọng giật giải!” Bạn có biết tại sao không ? Trong các lá thư, chúng ta phê phán người lớn nhiều quá : nào là ba mẹ, nào là thầy cô giáo, v.v… Ôi, thế mà chính họ, những người lớn đó lại sẽ chấm thi, phát giải thưởng. Tôi không dám tin là họ sẽ tặng thưởng cho một truyện chỉ rặt những điều phê phán, kêu ca về họ. Hơn nữa, có khi họ sẽ nói “Mấy đứa trẻ này con cái nhà ai không biết?” Có lẽ họ nổi giận nữa kia … Lại còn một điều này nữa : Nếu người ta gởi trả tất cả lại nhà, ba mẹ chúng ta sẽ nói gì đây ? Vậy tôi đề nghị chúng ta nên ký những tên khác dưới các Bức thư. Tôi đã chọn được cái tên giả hay hay là Zeynep, bạn hãy suy nghĩ và tự chọn cho mình một cái tên nhé!

Tôi không có ý bàn lui rằng chúng ta không nên tham dự cuộc thi. Nhưng khó mà tin là các Bức thư chúng ta đã viết gom góp lại với nhau lại giống một cuốn truyện. Nhưng … thôi cứ gởi đi bạn ạ! Lỡ chúng ta không được giải thì sao ? … ừ, mà không được giải cũng đâu có sao, chúng ta đâu có mất mát gì?

Nhận được lá thư mới nhất của bạn, tôi đã thử đọc lại một vài Bức thư Trước. Theo tôi, có lẽ bọn mình đã đi hơi xa trong việc phê phán người lớn. Bạn đã viết đủ thứ chuyện … Còn tôi không biết chuyện huyên thưyên những của quỷ gì ? Khi để lẫn lộn những lá thư đó với nhau, mẹ ơi, chẳng hiểu nó sẽ thành cái chi ? Nói một cách công bằng, đàng hoàng ra thì chúng ta cũng có hơi phóng đại một số sự việc … Ban giám khảo mà toàn là trẻ con chứ không phải người lớn thì tôi tin chắc truyện của chúng ta sẽ giật giải nhất đấy. Nhưng làm gì có chuyện đó được! Dù sao, tôi thấy chúng ta vẫn có chút ít hi vọng. Chắc bạn cũng biết những truyện viết cho trẻ em từ Trước tới nay nói gì chứ? Nhiều chuyện đã được trích ra để trẻ em học trong sách giáo khoa ấy : Nào là kể về một học sinh nghèo vừa kiếm sống vừa đi học, nào là chuyện phiêu luu mạo hiểm của một số trẻ em, nào là chuyện một học sinh chăm chỉ, v.v… Toàn là những bài học luân lý, nhiều khi quá lộ liễu chứ đâu phải là những cuốn truyện hấp dẫn. Cái truyện của chúng mình mà bạn định gởi đi chẳng giống truyện nào trước đây cả. Đó, bạn thấy không, hi vọng của chúng ta chính là điều ấy.

Nếu “công trình” của chúng ta mà giật giải thì thật là tuyệt diệu! Một ngày nào đó, khi lớn lên và trở thành cha của vài đứa trẻ, bạn có thể hãnh diện khoe với chúng rằng bạn đã từng đoạt giải nhất văn học.

Dù sao bạn cũng đừng gởi lá thư cuối này của tôi cùng với những lá thư khác nhé!

Tôi không có ý định an ủi bạn. Nhưng nếu chúng mình không được giải thì đâu có gì là quan trọng. Bạn từng viết là bạn uớc mơ trở thành nhà văn cơ mà. Đến lúc đó bạn sẽ dùng các lá thư này thành một cuốn sách chả hơn u ? Như thế có khi còn tốt hơn ấy chứ, chỉ có điều chúng ta sẽ phải đợi hơi lâu một chút.

Chúc cho ý tuởng của chúng ta thành công.

Chân thành chúc bạn sức khỏe và học giỏi.

Gởi lời chào các bạn cũ và đợi thư của bạn.

Zeynep

=== ====== ====== ====== ====== ====

Thư của tác giả gởi các em

Các em thân mến

Không, không chỉ “Các em thân mến”, mà “Các con yêu quý của tôi”. Tôi yêu tất cả các con như chính những con tôi. Như mọi thứ tình yêu khác, trong tình yêu này chúng ta cũng có một chút vị kỷ. Vì những người lớn tuổi như chúng tôi luôn tin rằng sẽ sống cùng với các con mãi mãi. Tôi không chỉ yêu những đứa con của tôi, những đứa bé Thổ Nhĩ Kỳ, mà tôi yêu tất cả, tất cả các trẻ em người Mỹ, người Nga, hay Đức, Trung quốc, người ấn độ, Việt Nam, v.v… Nghĩa là tôi yêu mọi trẻ em trên trái đất, không phân biệt các con Âu hay á, da trắng hay da màu. Tôi định giải thích một điều mà có lẽ một số em đã biết. Các em rất dễ dàng hiểu rằng những Bức thư trong quyển sách này không phải do hai em Zeynep và Acmét viết ra, mà chúng tôi đã tuởng tuợng ra các Bức thư đó và các tác giả của chúng. Tôi đã đặt tên cho cả Amét lẫn cô bé Zeynep. Chắc các em cũng biết rằng hai học sinh lớp Năm không thể viết cho nhau những Bức thư dài và nhiều như vậy trong một năm học. Nếu có hai đứa trẻ viết thư cho nhau, thế nào các em ấy cũng có những lỗi chính tả và văn phạm. Nhưng tôi chắc rằng nếu tự các em viết cho nhau thật sự thì các Bức thư sẽ hay hơn nhiều những thư tôi đã nghĩ ra. Bởi vì những điều các em viết sẽ là xác thực, nguyên bản với cuộc sống trẻ thơ và những điều các em nghĩ. Chúng sẽ thật sự độc đáo và đáng tin cậy nhất. Đấy chính là sự khác biệt lớn, khoảng cách xa giữa người lớn và trẻ em. Chính các em khi nào lớn lên, các em cũng lại giống chúng tôi, người lớn và các em sẽ xa rời tuổi thơ, xa rời các em lúc này.

Như thế, các em hiểu rằng trong quyển sách này tôi thử làm một việc vô vọng, một việc không bao giờ có được. Nói cách khác, tôi thử đặt mình vào địa vị các em. Rõ ràng đây là một việc rất khó thực hiện được. Bởi vì giữa những người lớn tuổi và trẻ em có một khoảng cách thời gian về tầm suy nghĩ đôi khi tới hàng ngàn hoặc vài ngàn năm. Chính vìthế mà người lớn chúng tôi quên ngay tuổi thơ của mình. Ba, mẹ, anh chị, thầy, cô giáo các em cũng đã quên tuổi thơ của họ rồi.

Sự thật, các Bức thư tôi viết thay Zeynep và Acmét đã được gởi đi dự một cuộc thi tiểu thưyết và chẳng được một giải nào. Cuốn tiểu thưyết này viết dưới dạng những Bức thư, chẳng thế nào đoạt giải được. Bởi vì, những người lớn trong ban giám khảo được chấm thi, đã quên tuổi thơ của họ. Zeynep và Acmét cũng đã để ý đến điều đó.

Cũng như tất cả những bài viết khác cho các em, trong các Bức thư của cuốn sách này, tôi muốn gởi đến các em những lời khuyên nhủ chân thành. Chỉ có điều, tôi đã làm khác những người lớn khác đã làm. Tuy nhiên các em cũng đừng nghĩ rằng trong cuộc sống hàng ngày, tôi đối xử hoàn hảo với các con tôi. Bởi vì chúng tôi cũng đã quên ở một chừng mực nào đó tuổi thơ của bản thân mình … Ngay cả khi biết rằng mình cu xử không đúng đắn, chúng ta cũng khó mà sửa chữa sai lầm ngay được …

Trong các bài viết của tôi ở tập sách này, mặc dù luôn coi các em là lớn, có hiểu biết, tôi vẫn phải nghĩ rằng, dù sao các em cũng là trẻ em. Vì thế tôi mới phải giải thích để các em rõ ý tôi muốn nói gì.

Chắc rằng các em sẽ hiểu ý tôi, hiểu tất cả những gì tôi muốn truyền đạt tới các em …

Tận đáy lòng, tôi chân thành chúc các em học giỏi, các con yêu quý của tôi!

Azit Nexin

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN