Con Chung - Phần 1
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
3459


Con Chung


Phần 1


CON CHUNG
Thể loại: truyện thực tế
Tác giả: Phạm Vũ Anh Thư

Chương 1

Ngày đầu thu nắng vào hanh hao, mấy cây hoa sữa cũng rung rinh trước gió. Mùi hoa sữa ngào ngạt khiến tôi lại có chút khó thở, tan tầm đã đông xe còn thêm mùi hương nồng nặc đặc trưng của đất Thủ đô làm tôi mệt mỏi. Cu Bin ngồi đằng trước líu lo cất tiếng:

– Mẹ, lớp con hôm nay vừa có bạn chuyển đến. Ai cũng bảo con và bạn ấy giống nhau đấy mẹ ạ.

Tiếng còi xe inh ỏi làm tôi nghe câu được câu mất cũng chẳng quan tâm đến chuyện mà Bin kể. Tôi cố lách qua đám đông nhưng cũng phải mất rất lâu mới có thể về đến nhà. Vừa vào sân chợt tôi nghe tiếng khóc rấm rứt của Quyên em gái tôi cùng tiếng chửi mắng the thé cất lên:

– Mẹ nhà mày, mỗi cái việc nấu cơm cũng không nên hồn. Mày nấu thế này cho chó ăn à?

Tôi dựng vội xe máy bế cu Bin xuống rồi chạy xồng xộc vào cau mày hỏi:

– Dì, có chuyện gì mà dì mắng con bé kinh thế? Hôm nào dì cũng phải chửi bới dì mới hài lòng hay sao?

Dì An nhìn tôi quắc mắt đáp:

– Tao thích chửi đấy thì làm sao? Chúng mày ăn bám ở đây bao nhiêu năm nay, vợ chồng tao nuôi thứ báo cô báo hồn như chúng mày tốn kém đủ đường giờ mày còn ở đây lên giọng với tao à?
– Tiền sinh hoạt phí cháu vẫn đưa đầy đủ sao suốt ngày dì nói bọn cháu ăn bám hả dì?
– Mấy đồng sinh hoạt phí còm cõi từ lương giáo viên của mày chắc mày nghĩ đủ nuôi ba cái miệng ăn? Toàn thứ quả báo nặng nợ…

Tôi nghe xong uất ức đáp:

– Dì! Dì nói thế mà nghe được à? Dù sao cháu với Quyên cũng là cháu gái ruột của dì, huống hồ căn nhà này trước kia là của mẹ cháu, mẹ cháu sang tên…

Còn chưa kịp nói dứt lời dì An đã lao về phía tôi vả mạnh một phát nổ cả đom đóm mắt. Dì đánh xong thì chống nạnh gào lên:

– Căn nhà này là của bố mẹ tao để lại, có là của mẹ mày thì giờ cũng là của tao chứ không đến lượt mày lên tiếng. Con cháu đéo gì cái lũ chúng mày, bố láo mất dạy. Nấu cơm đi, nấu cho tử tế vào không đừng trách tao.

Nói rồi dì nguýt dài đi thẳng lên nhà. Thằng cu Bin nép vào phía sau lưng tôi đầy sợ hãi, cái Quyên thì ngước đôi mắt đẫm nước nhìn tôi không nói không rằng. Tôi đẩy cu Bin ra ngoài khẽ nói:

– Bin ra sân chơi cho mẹ và dì Quyên nấu cơm nhé. Con thích ăn gì nào?
– Con thích ăn trứng sốt ạ.
– Ừ vậy mẹ làm trứng sốt cho con. Ra sân chơi đi con.

Đợi Bin đi khuất tôi mới quay sang Quyên an ủi:

– Thôi đứng lên đi, dì ấy chửi gì kệ chứ mày khóc lóc làm gì? Sinh viên đại học năm cuối mà đụng tí lại khóc là sao?
– Tại dì ý chửi kinh quá, lúc chị chưa về đã chửi rồi, xong còn xúc phạm cả bố, nghe ức không chịu nổi.
– Được rồi. Khóc lóc cũng có giải quyết được gì đâu. Nấu cơm ăn đi rồi còn dạy thằng Bin học cho chị. Tối chị phải đi làm sớm.
– Em tưởng hôm nay chị nghỉ?
– Mới nhận thêm một đứa nữa kín lịch rồi.
– Chị Uyên! Hay em cũng đi gia sư nhé, chứ này một mình chị kham sao được nổi tiền? Cả ngày chị dạy trên trường đã vất vả rồi, tối còn dạy thêm thế này chẳng có sức ý.
– Mày cứ học tốt cho chị là được. Ra trường rồi sau kiếm việc sau, còn mấy tháng nữa thôi là ra trường học cho tử tế vào chứ như mấy năm trước mày cũng gia sư thời gian học chả có mấy rồi ốm yếu bệnh tật chị mày lại phải chăm.
– Nhưng…
– Nhưng nhị gì? Đưa trứng cho chị sốt đi.

Cái Quyên gật đầu đầy miễn cưỡng đưa cho tôi mấy quả trứng. Ngoài sân chú Long với con Nhung cũng đã về. Dì An vừa chạy ra sân vừa cười tíu tít nói:

– Sao rồi, hai bố con đi nhập học thế nào? Bao giờ con Nhung đi học?
– Sang tuần là đi.
– Thế tốt rồi, cố gắng mà học hành cho tốt con nhé. Giờ du lịch phát triển học ngành đấy là đúng đấy con, chứ học mấy cái ngành sư phạm ra chỉ có chết đói.

Dì An nói đến đâu liếc mắt nhìn chị em tôi đến đấy. Nhung là con gái duy nhất của dì An, năm nay hai mươi tuổi, kém Quyên hai tuổi nhưng giờ mới đi học đại học. Thực ra theo tuổi lẽ ra nó phải đi học từ năm mười tám tuổi nhưng tốt nghiệp cấp ba xong nó bỏ đi theo người yêu vào miền Nam một năm, một năm sau hai đứa cãi vã thế nào chia tay lại ra đây ở nhà chơi suốt năm nay mới nộp hồ sơ vào một trường dân lập để học. Có điều dì An lúc nào cũng tự hào về con Nhung lắm, dì bảo con gái dì ngoan, giỏi, xinh đẹp chứ không như đám báo cô báo hồn như chị em tôi.

Nấu cơm xong dọn lên chú Long đã bắt đầu chê ỏng chê eo. Nào là rau không xanh, cơm không dẻo, cá không vàng, trứng thì nhiều quá. Tôi mặc kệ mấy lời ấy đưa bát cơm ngập trứng cho cu Bin rồi ăn phần của mình. Ăn xong tôi cũng vội tắm táp rồi lấy chiếc cặp phóng con xe máy cà tàng ra đường. Tối trời có chút se lạnh, đường tuy vắng hơn nhưng vẫn tấp nập xe cộ. Mấy người đi xe máy mặt ai cũng đăm chiêu cả lại, tôi nhìn mình qua gương chiếu hậu, gương mặt cũng lạnh tanh không chút cảm xúc. Hình như lâu lắm rồi tôi không cười, lên trường đi dạy cũng chỉ là những nụ cười xã giao chứ không có chút vui vẻ nào. Đã bao lâu rồi… tôi cũng không biết nữa. Cơm áo gạo tiền cộng thêm cả trăm ngàn vất vả khiến tôi dần dần thấy bản thân càng ngày càng nhạt nhẽo và có cả cô đơn. Nếu như không có Quyên và cu Bin có lẽ tôi cũng không biết bấu víu vào động lực nào để cố gắng đến tận hôm nay. Cứ mải mê suy nghĩ cuối cùng tôi đến địa chỉ ghi trong giấy lúc nào chẳng hay. Lẽ ra bình thường tôi nghỉ hôm nay và chủ nhật nhưng chị Châu đồng nghiệp của tôi ở trường sắp nghỉ đẻ có nhờ tôi gia sư giúp chị học sinh này, nghe chị Châu nói gia đình họ trả tiền rất hậu hĩnh. Năm nay Quyên năm cuối rồi, Bin cũng vừa lên lớp một, quá có nhiều thứ phải chi tiêu nên tôi nhận luôn. Mặc dù biết nếu nhận thì sẽ không có nhiều thời gian ở nhà với Bin nhưng nếu không đi dạy tôi sợ rằng số tiền ít ỏi mình kiếm được sẽ chẳng đủ sống.

Chín giờ tối tôi mới tan buổi học, hôm đầu đến chủ yếu là để làm quen với cô bé học sinh trước nên cũng không có gì là nặng nhọc. Khi vừa về đến cổng nhà tôi thấy Quyên cũng bước vào trên tay cầm một hộp quà nho nhỏ. Vừa thấy tôi con bé đã đỏ mặt giấu về phía sau. Tôi bật cười trêu con bé:

– Gớm nữa còn phải giấu giếm. Mà sao hai đứa đi chơi sớm thế đã về rồi?
– Làm gì đã được đi đâu đâu chị? Tám rưỡi anh Tuấn mới đến, em ra nói chuyện một tí thì cái Nhung cũng ra nên em bảo anh Tuấn về. Với lại em cũng còn nhiều bài tập chưa làm xong nên chả muốn đi đâu.

Tuấn là người yêu của em gái tôi, thằng bé làm kĩ sư công trình cho một công ty, rất ngoan ngoãn và đẹp trai. Tôi nhìn Quyên khẽ hỏi:

– Năm nay mày cũng năm cuối rồi, ra trường xin được việc rồi tính chuyện cưới xin đi chứ. Yêu nhau ba bốn năm nay rồi còn gì? Nó có bảo nó dẫn mày về nhà nó không?
– Trước anh ấy có bảo cuối tuần này dẫn em về nhưng em… em hơi ngại…
– Ngại gì chứ, mày học hành cũng tử tế, sinh viên trường Đại học giáo dục mà ngại mấy cái giao tiếp này sao? Nếu hai đứa tính chuyện lâu dài thì cũng gặp mặt phụ huynh sớm đi.
– Vâng em biết rồi chị.

Thực ra tôi biết Quyên ngại gì, chị em tôi mồ côi cha mẹ, ở với dì dì lại cũng coi khinh nhưng tôi luôn nghĩ quan trọng không phải ở hoàn cảnh gia đình mà ở nhân cách của Quyên và tình cảm Tuấn dành cho em gái mình thế nào. Khi hai chị em còn đang nói chuyện thì có tiếng dì An gào lên:

– Mẹ chúng mày, đêm hôm rồi chúng mày đéo ngủ nữa à mà còn đứng đấy. Hay lại thích động đực?

Tôi nghe mấy lời chửi của dì An mà chối cả tai nhưng không muốn cãi cự mà dắt xe vào nhà. Cu Bin lúc này đã ngủ ngon lành, tôi đặt chiếc cặp lên bàn rồi ngắm nghía con một chút. Bin không giống tôi một điểm gì, hai mắt thằng bé to tròn nhưng sâu thăm thẳm, lông mày rậm, sống mũi cao, đôi môi cũng căng mọng, tôi cứ nhìn ngắm nghía mãi rồi tưởng tượng ra gương mặt ấy. Sáu bảy năm nay rồi… tôi chưa từng quên.

Ngày hôm sau vợ chồng nhà dì An đi về quê bốn năm ngày. Mấy ngày dì An đi vắng hai chị em tôi thấy dễ thở vô cùng. Đến thứ bảy dì An vẫn chưa lên, buổi trưa tôi đi dạy thêm về thấy cái Quyên đang ngồi bó gối trên giường, đôi mắt đỏ hoe. Sáng nay nó vừa bảo với tôi đi ra mắt bố mẹ Tuấn kia mà. Thấy vậy tôi liền hỏi:

– Quyên, có chuyện gì vậy?

Con bé ngước đôi mắt lên nhìn tôi nhưng rồi lắc đầu đáp:

– Không có gì đâu chị?
– Không có gì sao lại khóc? Nói chị nghe… hay gia đình nó không thích em?

Nghe đến đây Quyên bỗng bật khóc tu tu, tôi không cần đoán già đoán non cũng đã hiểu ra. Trong lòng tôi tự dưng như có kim chích hỏi lại:

– Ý thằng Tuấn thế nào?
– Em… em cũng không biết, mẹ anh ấy nói thẳng với em không thích em, mẹ anh ấy… mẹ anh ấy bảo em không xứng…
– Quan trọng là thằng Tuấn nó có bảo vệ em không?
– Anh ấy… anh ấy… bảo là… cho nhau thời gian suy nghĩ.

Tôi khẽ thở dài, sao không phải là cho nhau thời gian để thuyết phục mẹ mà lại là để suy nghĩ? Thế nhưng thấy con bé khóc tôi cũng không muốn hỏi nhiều nữa mà chỉ lựa lời an ủi. Thực ra tôi cũng biết trong cái xã hội này không môn đăng hộ đối cũng là một cái tội. Có điều trước kia nhìn tình cảm của thằng Tuấn dành cho em gái mình tôi còn ngỡ rằng sẽ chẳng có rào cản nào không vượt qua, thế nhung hình như tôi nhầm rồi. Hôm trước còn vui vẻ mặn nồng vậy mà hôm nay…

Quyên buồn rũ rượi mất mấy ngày, tôi cũng không thấy thằng Tuấn đến tìm nó. Tôi không biết khuyên em thế nào, gặng hỏi thêm càng làm cho con bé đau lòng nên chỉ cố gắng chờ vài ngày cho nó xuôi xuôi một chút rồi hỏi chuyện sau. Sáng sớm thứ hai khi tôi còn đang ngủ thì nghe tiếng mở cổng bên ngoài. Vừa nhìn qua khe cửa tôi đã thấy dì An và chú Long bước vào. Trời mới chỉ tờ mờ sáng chứ chưa sáng hẳn, thế nhưng tôi cũng vội dậy nấu đồ ăn sáng cho cả nhà rồi gọi cu Bin dậy để chuẩn bị đi học. Hôm nay đầu tuần có buổi lễ chào cờ nên phải đi sớm hơn, khi tôi vừa thay bộ áo dài bước ra ngoài thì dì An đã cất tiếng:

– Con Uyên tháng này đưa tao thêm ba triệu tiền sinh hoạt phí.

Tôi mới nghe đến đây liền đáp lại:

– Tháng nào cháu cũng đưa đi sáu triệu rồi, cháu lấy đâu nữa mà đưa? Lương cháu được có hơn bốn triệu…
– Tao đéo cần biết, ba cái miệng ăn mà mày đưa sáu triệu thì ăn cứt à? Cơm cháo, điện nước, mày nghĩ sáu triệu của mày nhiều lắm hay sao?
– Trưa cháu, cái Quyên và cả Bin đã ăn trên trường rồi, chỉ có ăn tối thôi mà dì.
– Bữa tối của chúng mày nó bèo thế à? Chưa kể thằng con mày mua bánh kẹo gì về nó cũng xơi bằng hết. Tóm lại tháng này mày đưa tao thêm ba triệu không thì xéo đi đâu thì xéo.

Tôi nghe uất ức đến mức sống mũi cay xè hơi gắt lên:

– Dì vừa phải thôi chứ, người ta thấy cháu mình mồ côi thì phải thương sao dì chỉ chăm chăm bóc lột bọn cháu là sao?

Dì An trợn tròn mắt hất cốc nước trà nóng vào người tôi, cũng may tôi né được nên không hề hấn gì, thấy vậy dì An bỗng tru tréo:

– Mày bảo ai bóc lột mày? Tao nuôi chị em mẹ con mày bao nhiêu năm nay, giờ chúng mày lớn tao già rồi đóng một tí tiền thì mày bảo bóc lột.
– Tiền trước dì nuôi bọn cháu chẳng phải tiền phúng điếu của mẹ cháu sao?

Tôi nói rồi không đợi dì An lên tiếng liền xoay người bước đi. Thế nhưng mới đi được hai bước tôi bỗng thấy đầu mình đau nhói, đến khi định thần lại cũng phát hiện một thứ chất lỏng sánh tanh lòm chảy từ trên đầu xuống. Hoá ra dì An vừa ném hai quả trứng gà sống lên người tôi. Cái Quyên đang dắt tay cu Bin cũng sững sờ nhìn dì. Dì An vẻ mặt bình thản cười nhếch mép:

– Tiền phúng điếu của mẹ mày được mấy đồng đủ nuôi chúng mày à? Tao nói cho mày biết sống đéo được thì cút hết cho tao, cút ra khỏi nhà tao.

Tôi lần này cũng không còn bĩnh tĩnh nổi gào lớn:

– Tại sao cháu phải cút? Đây rõ ràng là nhà cháu, dì ép mẹ cháu sang tên cho dì rồi dì chiếm luôn cả căn nhà này. Tham thì cũng vừa phải thôi, quá đáng vùa thôi, tại sao cùng là hai chị em ruột mẹ cháu nhân hậu bao nhiêu dì lại khốn nạn bấy nhiêu thế?
– Con chó kia mày bảo ai khốn nạn?
– Cháu nói dì khốn nạn đấy. Dì xem có người dì ruột nào đối xử với cháu mình như vậy không?
– Tao đối xử làm sao? Làm sao? Tao hầu hạ chúng mày đến thế rồi mày còn đứng đây chửi tao. Địt mẹ mày, mẹ mày để cho mày một khoản tiết kiệm sao mày đéo bỏ ra đóng tiền sinh hoạt phí cho tao?

Hoá ra cuối cùng cũng là vì cuốn sổ tiết kiệm mẹ tôi để lại. Tôi bật cười chua xót đáp:

– Cháu nói với dì bao nhiêu lần rồi? Số tiền ấy hết lâu rồi, lúc con Quyên đi viện cháu dùng hết rồi. Dì đừng quá đáng quá, trên trời còn có mẹ cháu, có ông bà ngoại nhìn xuống đấy.

Nói xong tôi kéo Bin ra xe, lấy ít giấy lau qua chỗ trứng tanh tưởi. Giờ vào gội đầu cũng không kịp giờ, tôi chỉ còn biết cách lau tạm rồi phóng xe hai mẹ con tới trường. Con đường buổi sáng chật chội, đông đúc, còi xe inh ỏi. Không hiểu sao tự dưng nước mắt tôi cũng chảy ra. Cũng may có lớp khẩu trang che kín, cu Bin cũng im lặng không nói gì chỉ ôm chặt lấy tôi phía sau lưng.

Lên đến trường tôi đưa con vào lớp rồi vội lên phòng giáo viên. Ở phía sau có tiếng cu Bin cất lên:

– Mẹ ơi, bạn này ai cũng bảo giống con này mẹ.

Tôi nghe được tiếng con nói nhưng muộn quá rồi chỉ ậm ờ ừ ừ rồi vội đi nhanh để chuẩn bị cho lễ chào cờ. Cả sáng tôi không dám đứng gần ai vì mùi trứng vẫn tanh lòm trên đầu, đến trưa tôi phải nhờ chị Châu trông lớp hộ rồi tạt qua về nhà để tắm rửa. Khi vừa về đến sân đột nhiên tôi thấy giày của thằng Tuấn để ngay ngoài hiên. Thế nhưng nhìn xung quanh lại không thấy xe của nó đâu. Bình thường trưa dì An, chú Long bán hàng ngoài chợ ăn ở đó luôn, cái Quyên cũng ăn cơm ở trường chứ không về, hôm nay sáng nó còn bảo nó đi thi chiều thì qua nhà bạn làm bài tập chẳng lẽ đã về sớm vậy rồi. Tôi vội đẩy cổng bước vào thế nhưng mới đến hiên đã nghe tiếng cười hi hí của con Nhung. Trong một giây lát tôi sững sờ cả người nhanh nhứ cắt lao vào trong phòng nơi có tiếng cười cất ra. Căn phòng không đóng kín chỉ khép hờ, có tiếng con Nhung vừa rên rỉ vừa cất lên:

– A… anh… em… em yêu anh.

Tôi không còn giữ được bình tĩnh đẩy nhẹ cánh cửa. Trên giường của con Nhung thằng Tuấn và nó đang trần truồng quấn lấy nhau, những tiếng thở gấp gáp hoan lạc phả ra dường như vẫn không phát hiện sự xuất hiện của tôi. Cả người tôi nóng bừng vì tức giận, thế nhưng còn chưa kịp gào lên đã thấy tiếng cạch cổng, Quyên từ ngoài bước vào, vai vẫn đeo chiếc balo gương mặt uể oải, nhìn thấy tôi liền nói:

– Sao trưa chị lại về? Chả hiểu con Nhung gọi em về làm gì nữa, đang định sang nhà bạn.

Nói rồi con bé thả balo xuống đi về hướng tôi rồi đột nhiên khựng lại. Phía bên trong thằng Tuấn nghe tiếng động cũng vội buông con Nhung, thế nhưng con Nhung vẫn ôm chặt lấy nó không rời.

Yêu thích: 4.5 / 5 từ (6 thả tim)
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN