Còn Có Thể Bên Người Bao Lâu Nữa - Chương 21: Những chuyện ấy
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
150


Còn Có Thể Bên Người Bao Lâu Nữa


Chương 21: Những chuyện ấy


GIÀY VẢI

Nó từng bị mất tích hơn hai năm. Khi làm nó mẹ đã mất rất nhiều thời gian, dồn tâm huyết không thể lời một lời hai nói hết được. Cậu chỉ biết khi khâu nó, mẹ đã phải đeo kính lão để nhìn cho rõ. Nghĩ tới đó cậu lại cảm thấy xót xa. Nếu như thời gian đủ dịu dàng, vậy cậu nghĩ đương nhiên nên dành cho người phụ nữ xinh đẹp này, mẹ của cậu, thêm một chút yêu thương và thích thú.

Nhìn nó không hề bắt mắt, thậm chí có phần sơ sài. Đế nhựa cứng màu trắng nổi bọt, bên trong lót vải nhung màu xanh da trời, phần trên giày là vải nhung màu đen bấc đèn. Nó luôn lặng lẽ nằm trong một góc, toát ra cảm giác cô đơn.

Năm tốt nghiệp, cậu chính thức một mình tự lập. Trước đêm rời đi, khi sắp xếp quần áo cậu bất ngờ tìm thấy nó trong đáy tủ quần áo. Nó luôn nằm chắc chắn trong một chiếc hộp giấy hình vuông ở một chỗ trống, vậy mà cậu không biết. Nhưng lần này cậu đã hiểu, bất kể lúc nào thực ra nó luôn thân thuộc với cậu. Cho dù nó và cậu đã từng có hai năm kề bên nhau nhưng không gặp mặt.

Tháng chạp năm đó, cậu chuẩn bị về nhà đón tết. Khi rời đi, ba lô và hành lí đều đã chật cứng. Vốn đã định để lại nhưng khi đóng cửa cậu nhìn thấy nó. Thế là cậu mỉm cười chân thành, bước tới chỗ đó lần nữa, cúi người cầm nó lên. Sau đó cậu cẩn thận cho nó vào một chiếc túi nilon màu trắng sạch sẽ, xách trên tay.

Về nhà thế này cậu thấy trong lòng nhẹ nhõm hơn nhiều.

CĂN PHÒNG CŨ

Trong trí nhớ, căn phòng cũ của cậu chỉ rộng chừng một tấc vuông, diện tích rất nhỏ. Một chiếc giường, một bộ bàn ghế, một tủ quần áo nhỏ. Và chẳng để thêm thứ gì được nữa. Cậu nhớ có một bức tường được mẹ dán đầy giấy khen cậu đạt được hồi đi học. Bố mẹ thường thích khoe sở trường của con cái mình. Khi ấy, cậu nghe lời bố mẹ răm rắp. Xem ra, không khác gì một đứa trẻ ngoan ngoãn trên lí thuyết.

Cậu đã sống nhiều năm trong căn phòng này. Cậu nhớ có một đêm, cậu phạm lỗi sau đó bị mẹ mắng. Khi dạy dỗ con cái, mẹ không bao giờ hồ đồ mà luôn nghiêm khắc răn dạy. Chuyện xảy ra khi ấy cậu không nhớ rõ nữa, những khung cảnh ấy dường như đã bị nước giội trôi, nét bút và những khoảng màu đã mờ tịt, mơ hồ, nhưng cậu vẫn có thể cảm nhận được tâm trạng của tối hôm ấy qua khoảng cách thời gian. Có xót xa, có sự xúc động dịu dàng mơn man trong tim. Những cảm xúc ấy đến từ bố.

Cậu còn nhớ sau khi bị mẹ mắng, cậu liền chui vào chăn khóc không dứt, những tiếng nức nở cứ thút thít. Cậu đang cố gắng kiềm chế nỗi oan ức trong lòng, nằm im bất động. Khi ấy, cậu quá trẻ con, vẫn chỉ là đứa trẻ mong manh.

Bố thấy hết mọi chuyện, trong lòng chắc cũng xót xa, nên ông đến bên giường, đưa tay vuốt ve má cậu, nói rất nhiều lời ấm áp. Cậu còn nhớ nụ cười hiền từ luôn nở trên gương mặt ông. Mỉm cười với cậu là cách an ủi, khuyên bảo tốt nhất mà bố biết. Thế nên cậu biết cho dù sau này, bố trở nên lạnh lùng, hung bạo vì quá nhiều biến cố, thì nội tâm của ông vẫn rất dịu dàng. Đó là những tình cảm sâu sắc nhưng ít ỏi mà cậu nhớ được giữa mình và bố. Đáng quý biết bao.

Lại nhiều năm trôi đi. Những chuyện đã xảy ra trong căn phòng cũ kĩ này giống như hạt bụi, mảnh giấy, hạt cát trong gió, phủ dày trong kí ức. Khi cậu quay trở về căn phòng nhỏ ấy lần nữa, đưa tay lau bức tường loang lổ, ngẩng đầu nhìn trần nhà rạn nứt, đứng giữa phòng một lát hay xoay vòng, trong tim dâng trào thứ cảm giác ấm nóng nồng nàn.

Tất cả đã là chuyện cũ rồi. Cậu nghĩ.

Nó luôn lặng lẽ nằm trong một góc, toát ra cảm giác cô đơn.

NGỌN ĐÈN ÁNH SÁNG CAM

Đó là một vật cũ thuộc về quãng thời gian đã ố vàng. Cho dù không thể chạn vào, không thể nhìn thấy, chỉ có thể hồi tưởng, nhưng trong lòng lại có thứ cảm giác ấm áp nồng nàn.

Hồi nhỏ, khi còn sống ở thị trấn nhỏ, cậu nhớ rõ mỗi lúc nhà mất điện, mẹ thường đưa thứ ánh sáng vàng ấm áp trong góc tối ra. Mẹ cẩn thận bước ra, ánh sáng chiếu trên gương mặt mẹ, phản chiếu các nét dịu dàng, thấy rõ dung mạo, nét đậm nét nhạt vô cùng sống động, tất cả đều hiện rõ dưới ánh sáng tràn đầy tình ý. Trong tay mẹ là ngọn đèn đã cũ màu.

Chị nghe mẹ nói quãng thời gian vô cùng vất vả những năm trước đây, hầu như ngày nào cũng mất điện, nên mỗi nhà đều chuẩn bị vật chiếu sáng khi cần thiết. Phần lớn đều dùng nến, cũng có đèn bão và ngọn đèn dầu kiểu có đế.

Ngọn đèn dầu kiểu có đế cao chừng ba mươi centimet, có hai bộ phận là bình dầu và bóng đèn, bấc đèn thò lên từ giữa bình dầu, tâm đèn thường rộng chừng một đốt tay. Sau khi châm lửa dùng bóng đèn chụp lên là được. Bên hông ngọn đèn có một nút vặn để điều chỉnh bấc đèn lên xuống, thay đổi độ sáng tối. bình dầu thường làm bằng thủy tinh, cũng có loại làm bằng thiếc. Mấy chiếc đèn dầu cũ nhà cậu đều làm bằng thủy tinh, có thể nhìn thấy phần dầu trong bình còn bao nhiêu. Đây chính là cấu tạo của nó.

Cậu còn nhớ mình từng viết chữ trên giấy ô li dưới ánh sáng của nó. Cậu từng mượn ánh sáng của nó để chơi tết dây chun với chị gái. Cậu từng mượn ánh sáng của nó đi tìm những thứ đã mất như đồ chơi, chìa khóa, bút chì, cục tẩy và thời gian. Cậu từng chăm chú nhìn ngọn lửa ấy không nói một lời, cho đến khi mắt cay xè khó chịu, chảy cả nước mắt. Không biết tại sao, mỗi lần nhớ lại ngọn đèn có ánh sáng cam ấy, cậu luôn bồi hồi cảm động.

Những kí ức về nó đã thành những mảnh vụn, tuy thê lương nhưng lại vô cùng ấm áp đang dệt ra những khung cảnh dịu dàng, giản dị trong linh hồn cậu. Nếu cậu không nhắc tới nó e rằng rất ít người có thể nhớ được, thậm chí còn không biết.

CHIẾC XE ĐẠP CŨ

Khi chuyển nhà mẹ cứ luyến tiếc không muốn vứt nó đi, vì nó mang theo nhiều dấu vết cuộc sống và hồi ức trong quá khứ của mẹ. Khi ấy, mẹ xinh đẹp trẻ trung, ngồi sau xe đạp để bố đèo đi chơi. Lúc đó trong lòng đôi trẻ chắc chắn đang sung sướng. Vì thế cho dù nó đã nằm yên trong góc rất nhiều năm nhưng mỗi lần nhìn thấy nó vẫn khiến mẹ mềm lòng, lưu luyến quãng thời gian cũ. Nên mẹ không thể nào không để tâm tới nó, giống như mẹ không thể không để tâm tới những xúc cảm trong lòng mình hồi ấy, mỗi khi vòng tay ôm eo bố đi qua những con đường xa lạ.

Nhãn hiệu của nó mang đậm sắc Trung Quốc. Phượng Hoàng. Hai chữ Phượng Hoàng thể hiện sự phóng khoáng, tự do. Mẹ nói vào thời đại ấy có một chiếc xe đạp thế này là một chuyện rất hiếm. Nên cho dù nhiều năm trôi qua, vẫn thấy mẹ thường xuyên lau chùi nó, để nó luôn trong tình trạng sạch sẽ, giống như chăm sóc một cửa hàng đồ cổ hay một đứa trẻ mới sinh.

Luôn hết mình lại rất có tình.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN