( ĐAM MỸ) BAO NUÔI - Chương 14: Thằng bé: 2
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
337


( ĐAM MỸ) BAO NUÔI


Chương 14: Thằng bé: 2


Chương 14: Thằng bé – 2

Điện thoại đổ chuông liên tục.

Triều Vĩ gõ vài cái lên mặt bàn.

Báo cảnh sát?

Để cho báo chí được một phen rầm rộ ư?

Không không không,

Phải biết rằng người làm kinh doanh vướng phải dù chỉ là một tin tặc cũng khiến cho cổ phiếu chao đảo điên loạn.

Đừng nói đến con trai duy nhất của tổng giám đốc N.M chưa từng lộ mặt mất tích là một chuyện nghiêm trọng cỡ nào.

Thân phận và toàn bộ hình chụp của Jun đều bị cấm phát tán, phần lớn để bảo vệ thằng bé khỏi những tin đồn từ nhỏ, ảnh hưởng đến tâm lý cũng như căn bệnh vốn có của nó.

Và đương nhiên, Ever sẽ là lựa chọn đầu tiên cho việc này.

Đến cuộc điện thoại thứ ba, Triều Vĩ mới lười biếng nhấc máy:

– Alo?

Y như rằng, giọng nói bên kia gần như nổ lên:

– Thằng bé mất tích rồi! Mau, huy động người của Ever, bằng mọi cách tìm nó về cho tôi!

——

Khi Tuệ Tâm ra bến xe đón Trí Đăng, bị dọa không ít, lắp bắp mãi mới hỏi được thằng bé này là ai.

Thằng bé rúc trong lòng Trí Đăng mà ngủ,

Từ năm hai tuổi, một ngày hai ngày, một tháng hai tháng, một rồi ba năm, bốn năm, nó chưa từng được ai ôm ngủ như vậy.

Hơi ấm của thân thể là một điều rất tuyệt diệu, không phải là của máy sưởi, của điều hòa hai chiều gắn trên tường nhà nó, có lẽ vì thế mà nó ngủ say, rất say.

Trí Đăng ra dấu suỵt trên môi:

– Về nhà rồi nói.

Tuệ Tâm tuy có khó hiểu, nhưng vẫn gật đầu chở cả hai người về.

Trí Đăng ôm thằng bé trong tay, ngồi sau xe nói khẽ:

– Thằng bé mồ côi chị ạ, không cha mẹ gì hết, lúc hôm nay đón xe thấy nó suýt nữa thì bị xe tông, em tội quá đưa nó về đây vài ngày, qua tết lên Hà Nội em đưa nó đến đồn Công an sau.

Thấy Tuệ Tâm ậm ừ muốn nói lại thôi, Trí Đăng nói thêm:

– Chứ ba mươi tết, để nó ở đó khổ quá, chị, lát chị vào nói trước với mẹ nhé, không mẹ lại lo.

——

Đồng không mông quạnh.

Cô liêu giữa đêm, lạnh giá.

Nếu không nhờ Tuệ Tâm giăng thêm vài chiếc đèn chiếu trên lối đi, sẽ chẳng ai có thể nghĩ rằng giữa vạt đồng kia lại có một mái nhà.

Cách giao thừa chỉ còn hai tiếng, Trí Đăng thực sự cũng về tới, xe vừa đỗ, nhìn thấy bà Xoan liền muốn đỏ hoe vành mắt.

– Mẹ! Mẹ ơi!

– Đăng! Về rồi hả con!

Bà Xoan lật đật chạy tới, lại ngưng lại, nhìn vào đứa trẻ vừa mới bị gọi tỉnh trong lòng Trí Đăng.

Tuệ Tâm vội vã giải thích vài ba câu, Trí Đăng cũng nài nỉ:

– Mẹ, để thằng bé ở đây vài ngày tết, thêm bát thêm đũa thôi mà.

– Đúng vậy mẹ xem, sắp giao thừa rồi.

Bà Xoan ừ đại một tiếng, người nhà quê quan trọng nhất chính là mấy thời khắc này, không lẽ lại chỉ vì một đứa nhỏ mà làm mất đi không khí, hơn nữa mẹ thương con, xa cách bao nhiêu ngày tháng, nhìn thấy Trí Đăng đen một chút, xót xa lắm.

– Thôi thôi được rồi, cứ vào nhà đã.

——-

Bà Xoan tất bật dọn mâm cúng, Tuệ Tâm cũng phụ vài ba thứ, trong một góc giường được ngăn ra bằng một tấm rèm lớn, nó tỉnh, nhưng nó không chịu dời khỏi người Trí Đăng, hai bàn tay vẫn còn lem luốc cứ bám chặt lấy cậu như một chú kangaro con.

Trí Đăng muốn đứng dậy cũng không được, cố gắng dỗ nó:

– Ngoan, bỏ tay nhé, để anh lấy ít nước lau người cho em.

– ( Nắm tay càng chặt hơn, ánh mắt hướng ra phía ngoài)

Trí Đăng cảm giác được là nó sợ mẹ và Tuệ Tâm.

Liền xoa đầu nó:

– Đó là mẹ của anh, và chị của anh. Hai người rất tốt.

– ( Không bỏ)

Nom cũng không còn quá một tiếng nữa là giao thừa, Trí Đăng bất đắc dĩ cuối cùng phải nhờ Tuệ Tâm mang vào một thau nước ấm.

Tuệ Tâm vừa vén cái rèm lên, nó đã trừng mắt. Tuệ Tâm không để ý , vừa đặt thau nước xuống thằng bé liền nhào người tới,

Trí Đăng lập tức ôm nó lại:

– Đừng cắn.

Phập một cái.

Thay vì tay Tuệ Tâm thì nó lại cắn thêm một cái vào cánh tay Trí Đăng.

Trời ạ.

Tuệ Tâm ngớ cả người, chẳng hiểu chuyện gì.

Trí Đăng nhíu mày thành một khe nhỏ, vậy mà vẫn không nửa lời trách mắng nó, chỉ tay về phía thau nước ấm:

– Em thấy không? chị Tuệ Tâm là người tốt, còn mang nước vào để lau người cho em đấy.

Nói rồi, Trí Đăng mặc kệ việc thằng bé vẫn cắn chặt tay mình không nhả, dùng bàn tay còn lại vạch ra vết thương trên chân nó:

– Đây nhé, đây là vết đau, phải lau cho sạch mới không bị đau nữa, lau xong chúng ta sẽ cùng đón giao thừa, được không?

Câu nói vừa dứt, bà Xoan cũng đã bước vào:

– Sao thế?

Vậy là cái miệng xinh xinh trên tay Trí Đăng vừa mới hơi nhả ra, lại day mạnh thêm một đường.

?!!!

Trí Đăng đau chết đi được, vẫn phải cố nặn ra nụ cười, xua tay:

– Con không sao.

——-

Sau khi tận mắt chứng kiến những vết thương trải đầy trên người nó,

Biểu tình của bà Xoan lẫn Tuệ Tâm đã thay đổi một trăm tám mươi độ. Một đứa nhỏ mà sẹo lớn sẹo nhỏ, vết thương cào cấu, biểu tình vừa sợ hãi lại vừa kháng nghị cự tuyệt.

Hỏi, lòng ai chịu cho nổi?

Nhất là bà Xoan, sinh con nuôi con rồi mới thấu, cha mẹ nào lại nỡ bỏ con như thế?, thằng bé bị như thế này, chắc chắn là chịu khổ không hề ít,

Tết đến làm việc phúc đức, cho nó vài ngày ấm no có tiếc gì? vậy là mục tiêu chú ý được dời từ việc làm của Trí Đăng, chuyển sang người nó,

Tuệ Tâm nhanh tay nhanh mắt, gấp rút nhanh chóng cắt phăng ngay cái quần dài của Trí Đăng, còn mang theo cái áo cổ lọ màu kem ra để mặc tạm cho nó, Bà Xoan thì đứng xa xa một đoạn, hỏi:

– Con thích ăn gì?

– Có mứt ngon lắm này?

Nó không trả lời, nó vẫn như thế, dính chặt vào người Trí Đăng.

Nó chưa cắn hai người kia, nó không biết người ta tốt hay là xấu, người tát nó, đánh trả nó là xấu, người quát nạt nó là xấu, người khóc cũng là xấu, chỉ có người khi bị nó đánh, cắn mà vẫn xoa đầu nó, ôm nó mới là tốt.

Trong tâm trí hỗn loạn và phủ một màu u ám, nó không biết một cách nào khác cả. Lý do nó đi theo Trí Đăng, không điên cuồng giãy dụa, cũng chính bởi như thế, từ trước tới nay, nó chưa từng tìm thấy một ai như thế cả, một ai mà ôm nó, một ai mà không trừng mắt lên với nó khi bị nó đánh cào cắn.

——–

Giao thừa.

Nước ao lạnh, loang loáng vài vệt đèn soi chiếu lên mâm cúng đặt giữa khoảnh sân nhỏ hẹp.

Trong nhà, ba người chắp tay vái, thắp nén nhang lên bàn thờ, mắt ai cũng rớm đỏ.

Giao thừa này là giao thừa đầu tiên thiếu đi người cha yêu dấu. Bình thường nhung nhớ gạt đi, giờ phút này khi tâm linh đều hòa quyện trong mùi nhang hương khói, ai cũng không khỏi chìm lòng.

” Ông về ăn tết với mẹ con tôi nhé”

Vài lời đơn giản bật ra, bà Xoan thật sự không kìm được, lặng lẽ chảy ra hai hàng nước mắt.

Năm xưa kia dù bố cậu vẫn còn mang bệnh nặng, nhưng ít nhất cũng có thể ngồi cùng một chén nước trà. Bây giờ thì không còn nữa.

Thằng bé ngồi trên một góc ghế, nó đã ngủ say suốt dọc đường, vì thế hiện tại không buồn ngủ nữa, giương đôi mắt nghi hoặc nhìn khắp xung quanh.

Nó không bị câm.

Thậm chí còn thừa hưởng trí tuệ của cha mẹ ruột nó, cực kỳ thông minh, chỉ là bởi căn bệnh kia khiến nó thất thường và không hề biết xử lý những tình huống cũng như phản xạ với những việc xung quanh.

Còn lại, nó biết hết, hiểu hết.

Chạm phải ánh mắt buồn rượi của Trí Đăng, nó rất muốn mở miệng hỏi.

Nhưng cuối cùng nó vẫn là không nói.

Nó giật giật góc áo của Trí Đăng, chau chau mày.

Trí Đăng quay lại nhìn nó, nhìn cái chau mày kia suýt nữa thì giật mình.

Thằng bé, sao vừa rồi lại nhìn giống người kia quá?!

——–

Nhà còn đại tang, hoa đào không được trưng. Chỉ trưng trong ngoài vài chậu cúc đủ màu, đặc biệt phải kiêng ít nhất hết ngày mùng một tết mới được ra khỏi nhà.

Dù rằng nơi này vắng tanh, đồng không thế này cũng chẳng có hàng xóm gì, nhưng kể cả như thế vẫn phải kiêng, lỡ may có gặp người nào đó lại khiến họ nghi kỵ, Bà Xoan và Tuệ Tâm không đi chùa hái lộc đầu năm, Trí Đăng cũng không hề tụ tập cùng bạn bè đi chúc tết từng nhà như những năm trước nữa, thành ra giao thừa cho tới sáng trôi qua chỉ là vài lời chúc của ba người trong nhà tự dành cho nhau, so với ngày thường cũng không quá khác lạ.

Nhưng thằng bé không vì thế mà buồn,

Bởi vì ngay sớm mồng một đây, nó phát hiện ra có một nhúm lông màu xám kêu meo meo nơi góc bếp, cọ dưới chân bà Xoan đòi ăn.

Là một con mèo nhỏ màu xám loang, cực đỗi thông thường, bà Xoan nuôi để bắt chuột thôi, tên là Bông.

Vậy mà khiến nó kích động đến chạy lại.

Bịch.

Nó bị ngã.

Trí Đăng vội vàng chạy lại đỡ:

– Sao em lại chạy?

Nó gạt ra, đứng dậy, chạy tiếp.

Trí Đăng thấy nó có vẻ không bình thường.

Trẻ con vui thì sẽ chạy, nhưng đây giống như là khi vừa đứng lên nó liền bật chân theo phản xạ vậy, không hề đi giống những đứa trẻ anh thường thấy.

Trí Đăng chộp lại tay nó:

– Đi từ từ thôi.

Lời nói như thế, nó nghe phải một tỷ lần hơn rồi.

Nhưng là bảo mẫu sẽ chỉ nói, bảo vệ sẽ chắn nó bên nọ bên kia, nhằm mong nó sẽ không bị nguy hiểm. Chẳng ai thật sự cầm tay nó cả.

Nếu động vào, làm nó bị thương sẽ có thể bị đuổi việc.

Nếu nó tự ngã, sẽ chẳng ai trách mắng.

Vì thế, họ cứ để nó như vậy.

Đôi bàn tay nhỏ quờ lên, chạm phải vài ngón tay to to.

Trí Đăng từ khi nào nắm lấy tay nó, dắt từng bước, chân nó bị chững, vùng vẫy xiêu vẹo,Trí Đăng cười:

– Chậm, từng bước, từng bước.

– Đúng rồi, như thế.

Nó sốt sắng muốn tiến tới chỗ mèo con, Trí Đăng nhìn cụm lông béo tròn đang meo meo kia, hiểu ngay, khi gần tới cửa bếp liền rẽ vòng lại:

– Đi thêm một vòng nữa nhé? Rồi anh sẽ lấy mèo con cho chơi?

Nó mất mát khịt khịt mấy hơi lạnh, nhưng tay Trí Đăng ấm quá, nó nghĩ nghĩ rồi gật đầu.

Trí Đăng khen ngợi:

– Giỏi quá,

Tuệ Tâm dọn bàn ăn sáng xong, nhìn cái cảnh này cảm thán, có lẽ thằng bé trước giờ chạy trốn nhiều quá, nên bị cuồng chân? Đến nỗi mà không biết đi.

Đến bữa sáng đầu tiên của năm mới.

Nó được mừng tuổi.

Nó ngồi sát dính bên cạnh Trí Đăng, trong lòng ôm mèo con, nhìn tờ tiền hai mươi ngàn màu xanh của bà Xoan đưa cho,

Lắc đầu.

Trí Đăng đưa tay ra cầm hộ nó:

– Cái này phải nhận, cái này là để tuổi mới sẽ được khỏe mạnh vui vẻ này.

Nó vuốt vuốt mấy sợi lông của con Bông.

Tuệ Tâm cũng mừng tuổi cho nó, rồi hỏi Trí Đăng:

– Thằng bé tên là gì?

Trí Đăng lúc này mới sực nhớ, lắc đầu ra vẻ mình không biết.

Để nó không buồn, Trí Đăng cười:

– Vậy anh cũng mừng tuổi cho em nhé, mừng tuổi cho em một cái tên, được không?

Nó trừng mắt lên, lắc đầu, trong cổ họng thoát ra một chữ:

– Jun.

Trí Đăng và cả Tuệ Tâm đều bất ngờ không thôi.

Thì ra thằng bé không bị câm!, còn gặng hỏi nó thêm vài câu nữa, nhưng nó nhất quyết không mở miệng thêm.

Giun thì giun.

Nhưng đặt tên như thế có hơi phần buồn cho thằng nhỏ, vì thế Trí Đăng vẫn kiên quyết qua vài ngày rồi sẽ đặt cho nó một cái tên mới.

Nó không biểu tình gì.

Cái tên với nó không có ý nghĩa lắm, mèo Bông muốn chạy ra khỏi lòng nó rồi, tìm ăn, nó giữ không được, một người một mèo kéo ra kéo vào mãi, nó sốt ruột nhìn lên:

– Giữ cho Jun.

Nghĩ ra thì lâu lắm lắm rồi nó mới lại nhờ ai một việc gì đó, đã vậy còn không được giúp.

Trí Đăng tươi cười, trực tiếp đặt Bông xuống cái bát đã để chút đồ ăn, mặc cho vẻ mặt cực kỳ khủng bố nhăn chặt lại của nó, thương lượng:

– Em ăn hết một bát cơm này, anh sẽ để cho em chơi với Bông. Nhé?

=========//=========

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN