Đàn Cổ Cầm Khỏa Thân
Chương 21
Bị Thẩm Phong nện, nắp quan tài chuyển động.
Chàng nhấc chân lên rồi chặn đầu gối xuống mép tấm gỗ. Chàng giữ nó bất động bằng tay và đầu gối, rồi đưa lưỡi rìu chạy dọc kẽ nứt mà chàng mới tạo ra. Tấm gỗ thở ra rồi một loạt rung động truyền lên nắm tay chàng. Lưỡi rìu chạy tới đâu, tấm gỗ run rẩy, than vãn, tạo ra những âm nhỏ xíu tới đó. Nó lư ợn sóng rồi thở phì phì trong từng thớ gỗ bị lớp sơn tang mà triều Tống làm cứng sượng.
Ngồi xổm bên thềm, tay cầm bát, miệng đầy ngũ cốc, Thẩm Phong vừa nhai vừa nghe tiếng chim hốt hoảng lúc chiều về và nhìn ngắm những đám mây đang thay hình đổi dạng trên trời. Chàng nhớ khuôn mặt người chết mà chàng thoáng thấy trong ngôi mộ trước khi khuôn mặt này lại biến thành tro bụi.
Bà ta là ai? Đó có phải là phu nhân họ Lưu hay chỉ là một trong số những nàng hầu của bà?
Hoàng đế Lưu đã gây chiến với man di phương Bắc rồi lập ra triều Tống. Đó là một anh hùng được ngợi ca ở phương Nam. Khắp nơi, trong các điếm trà, những người ca sĩ mù hát vang những cuộc viễn chinh của ông ấy. Nhưng người ta không biết gì về cuộc đời những bà vợ của ông. Người ta chỉ biết những đứa con ông chém giết lẫn nhau rồi vương triều chỉ kéo dài vài thập kỷ. Nếu người thợ đàn già ở đó, chắc ông đã kể cho chàng nghe nhiều thứ.
Thẩm Phong đứng dậy rồi tới gần cái khung gỗ. Bị chẻ làm đôi, đặt cạnh nhau, tấm gỗ giống như hai chân một người phụ nữ.
Xâm hại ngôi mộ hoàng hậu của một anh hùng có phải là một hành động đáng nguyền rủa không? Bằng chứng là, Chu Bảo và nữ tu đã bị hành hình và binh lính đang tìm kiếm kẻ đồng phạm. Phải chăng họ sẽ băng rừng tìm bắt chàng? Hay là họ chờ chàng ở trong thành, chỗ Lưu Bé Bự? Nếu chàng không thể quay lại gặp tay buôn đồ cổ thì tại sao lại phải làm cây đàn này? Ngay cả vàng mà hắn đưa cho chàng để trả thù lao cũng đã mất. Bây giờ, chàng trở thành tội phạm. Chàng có nên trốn đi không? Nhưng làm sao chàng trốn đi mà không báo cho sư phụ biết?
Đêm, ngọn sóng khổng lồ, ập xuống ngôi làng. Trong những tàn cây, chim im bặt. Những vì sao thắp lên.
Thẩm Phong nhồm nhoàm cổ nuốt một miếng ngũ cốc. Các hạt cạ vào cổ họng mà không chịu trôi. Chàng toan vào nhà uống một ngụm nước thì chợt thấy người phụ nữ trong mộ đứng dựa vào khung cửa chắn lối chàng vào nhà. Chiếc áo của nàng bay trong gió còn tóc nàng buông lơi, màu nâu bạc, cuộn từ lưng nàng dài xuống tận mặt đất. Nàng liếc nhìn Thẩm Phong bằng đôi mắt màu hạt dẻ.
Chàng đứng khựng lại vì kinh hãi.
Nàng mỉm cười rồi né ra.
– Chàng vào đi.
Chàng vội vã đến gần hũ nước, uống nhiều ngụm liên tiếp.
Khi chàng ngẩng lên, người phụ nữ đã biến mất.
Chàng đến đóng cửa lại thì nàng lại xuất hiện trong vườn.
– Đàn cổ cầm được Phục Hy tạo ra để cho con người có đạo đức và sống đúng đắn. Ở xa thế gian, giống như loài khỉ vượn, sao chàng dám mong trở thành thợ đàn?
Thẩm Phong im lặng. Chàng nhớ rằng nếu một hồn ma nói chuyện với người sống và nếu người sống trả lời, tính mạng người đó sẽ trở thành tù nhân của người chết.
– Ta không có đàn cổ cầm, – người phụ nữ tiếp tục. – Nhưng ta soạn nhạc bằng sức mạnh linh hồn ta. Những luồng gió là những sợi dây đàn bằng lụa và ta làm cho tiếng thú vật vang lên. Nghe này…
Người phụ nữ nhấc tay lên. Tay áo của nàng gợn xóng rồi để lộ ra một bàn tay màu xà cừ.
Một sự im lặng bao trùm lấy thung lũng.
Cỏ và những bụi rậm khẽ xao động, tiếp theo là tiếng rì rào càng lúc càng lớn của cây cối oằn mình trong gió. Sau nhà Thẩm Phong, một con cú đang rúc. Gió bỗng dứt rồi chia thành nhiều luồng khí băng qua rừng theo nhiều hướng. Cây cối rung lên, bập bùng, càu nhàu. Tuỳ theo độ lớn thân cây và độ rộng của tán lá mà chúng thì thầm hay rít lên rồi đáp lời nhau, âm trầm âm bổng. Dàn đồng ca lúc thì giận dữ, lúc lại nhã nhặn, được hoà cùng tiếng trống của những cành cây gãy đập vào nhau.
– Thẩm Phong! Thẩm Phong!
Một đứa trẻ trong làng chạy theo đường mòn lên núi. Nó dừng lại trước hàng rào khu vườn, thở hổn hển:
– Mẹ cháu sắp sinh. Ông thợ đàn có ở đó không ạ?
– Ông đi rồi, – Thẩm Phong trả lời.
Đứa bé thất vọng bỏ đi rồi quay trở lại.
– Ông có thể ghé qua khi ông trở về không ạ?
– Ừ.
Đứa trẻ nhảy lên rồi biến mất. Có vẻ nó không thấy có gì bất thường.
Gió ngừng thổi. Thẩm Phong tìm người phụ nữ và thấy nàng đang ngồi trên cây đào. Dưới những lớp váy áo, đôi chân nàng đung đưa. Nàng ra hiệu cho Thẩm Phong rồi bất thình lình thổi vào đám hoa.
Một con chim rồi hai, ba, mười, một trăm con bắt đầu ca hót. Ngược với cây cối làm thành những âm thanh gợn sóng từng đợt một, lũ chim cùng lúc gào lên như hàng nghìn chiếc chuông leng keng không nghỉ. Tiếng hót hỗn độn làm đầu óc Thẩm Phong quay cuồng. Chàng không còn cảm nhận được sức nặng của đôi chân lẫn những cử động của cánh tay.
Chàng ngồi bệt xuống thềm.
Người phụ nữ ở trước mặt chàng. Nhưng chàng có cảm giác nàng cũng đang ở sau lưng chàng. Trước mặt chàng, nàng dang tay ra. Sau lưng, nàng đã quấn lấy chàng. Giọng nàng băng qua tiếng chim lọt vào tai chàng:
– Những chiến trận đã thành đồng lúa, những đường hành quân giờ thành đường cho xe chở hàng. Nơi thân xác binh lính lăn lộn giờ đã mọc lên vô số cây chè, nơi những anh hùng ngã xuống giờ người ta xây nên các ngôi làng. Chỉ có dòng Dương Tử nhớ tới những cái tên, nhớ những chiến công, nó chảy về đông mang theo mùa màng và những tuần trăng.
Nàng ngừng lại rồi nói với Thẩm Phong:
– Chàng chưa từng sống, chưa từng thấy, chưa từng nghe, sao chàng dám chạm vào âm nhạc?
Thẩm Phong quyết định để mặc bóng ma có lẽ đã bị điên vì cô độc.
Mặt trăng từ từ lên trên ngọn cây. Bất ngờ, trăng lao xuống rồi cuốn một tấm thảm xanh trên bầu trời. Những tia sáng như sữa tuôn ra, tràn qua cây cỏ. Thẩm Phong bày xung quanh mình các công cụ, chàng để một trong hai tấm gỗ lên đùi rồi đánh bóng nó.
Người phụ nữ ngồi trên ghế đá. Nàng lấy tấm gỗ còn lại rồi bắt chước những động tác của người thợ đàn trẻ. Tay nàng nhỏ nhắn, năm ngón mảnh khảnh, không giống tay những cô gái trong làng, đỏ hồng và to bản. Vì nàng đang tập trung làm gỗ nên chàng dám nhìn nàng: gương mặt nàng như trẻ con đang chơi đồ hàng; khi nàng hạ cằm xuống, khuôn mặt lại thành khuôn mặt của một bà mẹ trẻ; khi nàng ngước nhìn lên, trẻ thơ và người lớn hoà trộn trong nàng, nhìn chàng e thẹn lẫn bạo dạn. Bơi trong ánh trăng, mái tóc nàng bồng bềnh dợn sóng. Chàng nhận ra nó không phải màu nâu mà gồm vô số búi tóc màu sáng lấp lánh hồng, cam, màu hoa cà, xanh và đen.
Thẩm Phong lấy cái đục. Nàng cũng vậy.
Ở trong làng, khi ai đó qua đời, tất cả mọi người đều đến dự đám tang, khiêng áo quan đến nghĩa địa. Người ta khóc than người quá cố, người ta kể lại chuyện đời người đó, ca tụng và an ủi người đó. Vì người ta nói rằng nếu ai đó chết trong buồn rầu, người đó sẽ trở lại dương gian để hù doạ khi đêm đến, cướp đi sinh khí người sống. Những người trở về là những tử thi quỷ dữ tóc xanh, răng nhuốm máu, mắt to như đèn lồng. Cách Thẩm Phong hai bước chân, người phụ nữ không giống tí gì những điều đó. Dù cho da nàng hơi nhợt nhạt, đôi má nàng vẫn hồng và đôi môi đỏ. Bờ mi nàng rung rung còn mắt nàng sáng như mắt những phụ nữ bình thường khác. Váy nàng, gồm nhiều lớp tinh tế, tôn lên một nét người duyên dáng, yêu kiều.
Mặt trăng dịch chuyển bóng những tàn cây. Những nét cong gãy của chúng nhanh chóng đổ lên bàn đá. Được ở cùng một người phụ nữ quả là một cảm giác khác lạ! Thẩm Phong nghĩ. Một người phụ nữ, đó không phải là sư phụ kể chuyện thế gian, đó không phải là tay buôn đồ cổ tự phụ, cũng không phải người bán nhạc cụ Lỗ Tứ giỏi nói năng, cũng không phải Chu Bảo thất vọng vì không kiếm được bạc vàng. Nàng duyên dáng như một con nai, với những tiếng mời gọi chàng trong im lặng làm chàng thích thú. Thẩm Phong nuốt nước miếng rồi căng tai. Nàng có vẻ nhưng đang nói với chàng: “Em không giống với những cô gái trong làng chạy chân trần, em là tiên nữ từ trên trời. Hãy nhìn em đi, hãy nhìn em đắm đuối…”
Thẩm Phong nháy nháy mắt. Cái đục trượt qua tay chàng rớt xuống.
Da nàng trắng muốt như trăng. Dáng người mảnh khảnh và ngực đầy đặn. Tại sao nàng lại đến với chàng, một thợ đàn nghèo chưa thấy nhiều, chưa sống nhiều?
Nàng quay về phía chàng rồi nhấn chìm ánh mắt chàng trong ánh mắt nàng. Bị khựng người, chàng đỏ mặt đến tận mang tai, đằng hắng ho rồi gãi đầu. Hai lúm đồng tiền hiện trên má người phụ nữ. Nàng bắt đầu cười. Không để chàng kịp né tránh, nàng đã xích đến gần chàng, nắm tay chàng rồi đặt lên người mình. Những ngón tay của chàng chạm vào da thịt. Tim Thẩm Phong đập thình thịch. Chàng run lẩy bẩy.
Người phụ nữ quấn lấy chàng, giọng nàng lọt vào tai chàng mặc cho tiếng trái tim đập thình thịch:
– Đến đây, Thẩm Phong, đến với em. Hãy vào trong em. Em là thế gian. Em là sự sống.
Chàng hít mạnh. Vừa sợ hãi vừa biết ơn, chàng nhấc nàng dậy rồi bế vào giường.
Tim chàng đập mạnh. Tim chàng thả lỏng. Tim chàng nhịp nhanh đến mức chàng không còn nghe thấy gì khác ngoài nó. Cơ thể chàng nóng lên. Da chàng bốc cháy. Cổ chàng khô lại. Hơi thở dồn đến mức làm mũi chàng bị đau. Tay chàng vốn chưa từng buông lỏng một con dao, một lưỡi rìu lại đang run rẩy đến mức không thể vuốt ve làn da mịn màng của người phụ nữ. Chàng đẩy nàng ra để tránh nàng. Bất ngờ, chàng bị xô ngã, bị ép, bị nàng giữ chặt. Chàng há miệng để thở, rồi nàng đặt lên lưỡi chàng cái gì đó ngọt ngào và trơn ướt. Nàng mút vào rồi thổi vào cơ thể chàng một luồng hơi nóng. Chàng hoảng sợ. Chàng chưa bao giờ chạm vào phụ nữ. Rồi nàng thở hổn hển. Nàng có bị đau ở đâu đó không? Nhưng sao càng lúc những cái ghì siết của nàng càng nóng bỏng? Nàng đợi chàng và chàng không thể làm nàng thất vọng. Nhưng nàng đợi gì từ chàng? Vừa thoáng nghĩ tới đây, chàng nghe một giọng nói nài nỉ vang lên trong đầu:
– m nhạc! Hãy biến em thành âm nhạc!…
Chàng vụng về để nàng nằm dưới mình như một cây đàn cổ cầm rồi tay chàng lướt qua làn da của nàng. Nàng run rẩy rồi lặp lại:
– m nhạc, âm nhạc, em xin chàng. Em đã phải chịu đựng im lặng quá nhiều!
Chàng gục đầu vào tóc nàng, chàng ngửi mùi hương rồi cắn vào gáy nàng.
– Hãy siết em chặt hơn, – nàng run lẩy bẩy nài nỉ. – Em là của chàng. Em là âm nhạc của chàng.
Chàng áp người vào nàng. Nàng rên rỉ. Theo nhịp càng lúc càng nhanh lặp đi lặp lại, chàng đổ vào nàng như đang lặn xuống hồ tìm những sợi dây đàn trong da thịt người phụ nữ. Nàng thở hổn hển rồi nấc lên.
Chàng đi vào trong một nơi chật hẹp đến mức chàng thấy đau. Một đợt run rẩy chạy từ đầu đến chân chàng. Những ngọn sóng trắng nối đuôi nhau, những bóng tối xoay tròn. Hồ nước là một chiếc lọ mà người ta đi vào để lớn lên, trốn tránh, làm đầy mình. Chàng không còn nghe được nhịp đập của tim nữa. Chàng quên cảm giác đau. Sự khác biệt giữa người sống và người chết biến mất. Chàng nghe tất thảy mọi thanh âm xì xào. Đó là tiếng thì thầm của hai con người. Một người đàn ông và một người đàn bà song tấu cùng nhau. Tựa như tiếng chim sơn ca trong đêm, họ ứng biến với nhau, điều chỉnh cao độ, tìm cách tạo thành hợp âm. Người này nhanh thì người kia chậm lại, họ đan xen niềm vui và nỗi buồn. Giọng họ lướt đi lên đỉnh hy vọng, xoay tròn rồi ném mình vào buồn khổ. Người này lượn sóng băng qua người kia. Họ rời xa nhau để rồi lại về với nhau. Mặt đối mặt, họ ôm nhau thật chặt. Họ tìm những ngọn sóng run rẩy của chung, đầu họ, chân họ, ngực họ và chân họ bám vào nhau, lồng khớp vào nhau, hợp thành một.
Bất ngờ, Thẩm Phong nghĩ tới Chu Bảo và người nữ tu. Chàng hiểu vì sao họ nôn nóng rời thành, hiểu quyết tâm đào trộm mộ, hiểu ước nguyện được cùng nhau đếm mức phải chết vì điều đó. Chàng, Thẩm Phong, chưa bao giờ biết thứ âm nhạc này, lại tưởng đã biết tất cả về đàn cổ cầm.
Thấy chàng lơ là, nàng nằm lên chàng. Nhịp thay đổi của nàng làm chàng run rẩy và rên rỉ liên hồi. Chàng cũng có thể phát ra những nốt nhạc. Đàn ông và phụ nữ phải chăng là hai mảnh gỗ làm nên mặt đàn và đáy đàn cổ cầm? Thẩm Phong nghĩ. Duyên tiền định sẵn cho nhau, họ phải gặp nhau, quấn lấy nhau, để phát ra một điệu nhạc duy nhất.
Họ trườn qua chiếc chiếu rơm, lăn trên mặt đất rồi cùng thở ra rã rời. Bất ngờ, má Thẩm Phong đập vào một vật cứng và nhọn. Chàng sờ chiếc áo mình đang nằm trên đó. Ngón tay chàng chạm vào cái túi trong đó có tám đồng vàng.
Ai đó gõ mạnh vào cửa. Một người hàng xóm thì thầm hoảng hốt:
– Thẩm Phong, dậy đi con! Binh lính! Binh lính tới! Trốn đi con…
Chàng nhảy dựng dậy. Một con rồng xanh đã vào làng. Nơi nó đi qua, những hàng rào và mái nhà lung lay, những ngôi nhà tranh bị đốt cháy, tiếng la hét và tiếng khóc vang lên. Những chiếc bóng lảo đảo rồi xô nhào nhau. Dân làng bị đánh thức đang đổ về phía giếng nước. Binh lính huơ đuốc hét lớn:
– Châu báu trong mộ cổ đâu?
– Các người chôn châu báu ở đâu?
– Tên Thẩm Phong sống ở đâu?
Chàng quay phắt lại. Người phụ nữ vẫn không biến mất. Đó không phải là một giấc mơ.
Nàng đứng sau lưng chàng. Nàng trắng nõn và bừng sáng như ánh trăng. Nàng nhìn vào mắt chàng rồi nhoẻn miệng. Nàng mỉm cười.
– Em là châu báu của chàng. Đi thôi.
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!