Đàn Cổ Cầm Khỏa Thân - Chương 3
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
131


Đàn Cổ Cầm Khỏa Thân


Chương 3


Năm 581, triều
nhà Trần
Mặt trời lên
cao vượt qua thành Kinh Châu và tấm biển sơn đen ghi dòng chữ: “Cửa Sông”. Mặt
trời chẻ đôi mây mù và ném những mũi lao ánh sáng của nó vào khu chợ. Năm này
sang năm khác, thực phẩm ngày càng đắt và khách chỉ quen bu vào những sạp nhỏ.
Họ giẫm đạp lên nhau và trả treo phun cả nước bọt vào nhau để rồi chẳng tìm được
gì hợp với túi tiền của mình. Họ thất vọng đi lang thang ngoài đường, buông những
lời lẽ chế giễu người này, người kia. Rồi đùng một cái, họ bổ nhào vào một lái
buôn đang bán đổ bán tháo mọi thứ. Ôi thôi là tiếng nói, ôi thôi là tay nào tay
nấy cố giơ cao. Người ta chen lấn rồi cãi cọ. Rau quả bay tới tấp giữa đám cãi
cọ ồn ào.

Chàng thổi
sáo đi bộ giữa đường. Chàng đi thẳng và cứ đi thẳng chẳng để ý gì. Đầu quấn vải
màu tối, mặc một bộ quần áo cũ kĩ đã sờn màu, chàng bước đi trên đôi chân cao
ráo, luôn giữ dáng thẳng, còn lưng hơi khòng. Những kẻ đói ăn và đang vội đi
ngang qua chàng mà không hề xô đẩy chàng. Có lẽ họ nhìn thấy cây đàn cổ cầm
chàng mang trên lưng nên hiểu rằng chàng kiếm sống bằng âm nhạc và đến chợ
không phải để giành miếng ăn với họ. Có lẽ họ nhận ra trong bước chân chàng sự
mệt mỏi và lạnh lùng của một kẻ tay trắng, có lẽ họ tránh đụng vào chàng để khỏi
bị lây sự xúi quẩy và khốn khổ.

Gió vuốt nhẹ
khuôn mặt chàng và gửi vào tai chàng một chuỗi âm thanh xì xào. Chàng mở mắt

ra. Khu phố được bao quanh bởi những ngôi nhà mái ngói nâu đỏ dựng đứng giống
như một con cá dữ câu được trên biển Hoàng Hải. Tiếng xì xầm của người, tiếng
lăn bánh của xe hàng, tiếng lách cách của chai lọ, tiếng dao thớt và tiếng gà vịt
bị cắt tiết vẳng lại, hòa vào nhau tồi tán ra làm thành một thứ âm nhạc chầm chậm,
len lỏi trong đầu chàng rồi vào đến tận ngực. Chàng lắc lư cái đầu đánh nhịp.

– Thẩm
Phong, không chào nhau một tiếng sao?

m nhạc ngưng
bặt. Chàng quay lại.

Lưu Bé Bự,
tay buôn đồ cổ, vẫy vẫy chàng ở trước cửa tiệm.

– Đến đây! Cạn
chén trà nào!

Chàng ngập
ngừng một thoáng rồi đi tới.

– Đã nói
trăm nghìn lần, khi nào qua phố thì ghé đến đây. Lúc nào cũng có trà nóng nhé!
Đến đây! Đến đây! Vào đây, nhanh nào!

Chàng theo
chân Lưu Bé Bự lên lầu. Hai cô hầu gái nâng rèm lụa chào mời:

– Đại nhân,
xin mời vào!

Đi qua cửa,
Thẩm Phong cảm nhận được cái nhìn lén của hai cô hầu vào đôi giày dính đầy bùn
của chàng. Đêm qua trên núi trời mưa. Để vào thành buổi sáng, chàng đã phải
băng núi ban đêm. Mải mê lắng nghe tiếng oàm oạp của ếch nhái và tiếng vo ve của
côn trùng khi đi qua rừng nên nhiều lần chàng bị trượt chân, ngã nhoài trong
bóng tối.

Một tấm thảm
bằng lụa và len màu đỏ son được trải trong phòng. Lưu Bé Bự chỉ cho chàng một
chiếc ghế có gối thêu:

– Ngồi, ngồi
đi!

Ngồi trên ghế,
Thẩm Phong cởi giày. Đôi tất rách của chàng cũng bị những cô hầu nhìn soi mói.

Họ thầm chế nhạo chàng. Lưu Bé Bự giả vờ không biết gì hết. Y ra lệnh mang trà
đến. Thấy chàng đã yên vị, y nói lớn:

– Thẩm
Phong, đưa ta xem vật báu này xem nào! Tên nó là gì?

Không chờ
câu trả lời, tay buôn đồ cổ chụp lấy nhạc cụ, tháo sợi dây mảnh rồi lôi nhạc cụ
ra khỏi bao. Y mang cây đàn ra chỗ có ánh sáng, mân mê trong đôi tay của mình để
ngắm nghía hình dáng và màu sắc của nó.

– “Sóng cuộn”,
– y đọc được ở mặt trong của thùng đàn.

Y đặt cây
đàn cổ cầm lên đầu gối, dùng ngón trỏ gõ nhè nhẹ vào thân đàn.

Thẩm Phong

thót cả tim khi Lưu Bé Bự đặt bàn tay thô lậu của y lên cây đàn. Chàng luôn thấy
khó chịu khi người khác chạm vào những cây đàn của mình. Chàng nhìn ra chỗ khác
và tập trung thưởng thức trà đã dọn ra.

Không cần
xin phép chàng, tay buôn đồ cổ gảy lần lượt cả bảy dây đàn rồi bắt đầu chơi nhạc.
Sau đó y hét lên:

– Tinh khiết!
Sâu thẳm! Quả là đặc biệt. Thẩm Phong, cậu làm đàn còn giỏi hơn cả sư phụ của cậu
đó!

Chàng trai
trẻ nhấp một ngụm trà, không trả lời. Lưu Bé Bự cũng nâng chén, suy nghĩ một chốc
rồi nói, giọng thương xót:

– Ông thợ
đàn già nua khỏe không? Đã lâu rồi không thấy vào thành. Hay là lão ấy bệnh rồi?

– Sư phụ tôi
vẫn khỏe, cảm ơn ông quan tâm.

– Thẩm Phong
à, ta là bạn với sư phụ cậu từ lâu rồi, ta biết lão ấy từ triều trước kìa. Đừng
có dối ta. Sao dạo gần đây đàn toàn do tay cậu làm cả chứ? Sư phụ cậu đâu? Lão
bận đàm đạo với thầy pháp cả rồi sao?

– Ít có người
đặt làm đàn. Tôi làm là đủ.

Lưu Bé Bự cười
gian xảo.

– Ta đã nói
với sư phụ của cậu rồi mà! Mà lão có nghe ta đâu kia chứ! Ở phương Bắc, các
vương triều man rợ chém giết nhau mãi. Còn ở đây, xứ mình thì nội chiến tàn khốc
quá. Hai bên dòng Dương Tử giờ chiến tranh kinh hoàng làm hỏng hết lỗ tai và
bóp nghẹt hết tâm hồn rồi. Quý tộc chẳng còn dạy dỗ lũ trẻ nữa, còn người nghèo
thì chết đói hay tòng quân cả rồi. Chả còn ai ham học đàn, học nhạc nữa. Trước
đây, ta đón những văn nhân thi khách thượng hạng của xứ Trung Nguyên. Giờ thì
chỉ có đám tiện dân hầu bao đầy vàng ngọc là lui tới chỗ ta thôi. Chúng nó mua

hàng rồi chẳng quay lại nữa. Vì ngay sau đó chúng bị chém đầu cả rồi! Chẳng còn
nhiều người đặt hàng nữa âu cũng là lẽ đương nhiên. Thiên hạ lầm than quá, lầm
than quá. Thẩm Phong, cậu nghĩ gì vậy?

Chàng không
nghĩ gì và cũng không bàn tán gì. Thiên hạ lầm than cũng như đôi giày cũ kĩ làm
từ lông cừu mà chàng đi ngoài đường sá, cũng chẳng khác gì tình trạng của
chàng. Chàng định đi nhưng tay buôn đồ cổ giữ chàng lại:

– Trước khi

đi, hãy nghe ta nói. Sư phụ cậu già rồi. Kệ lão ấy nếu lão chẳng nghe ta nói.
Còn cậu, cậu còn trẻ, cậu phải nghĩ tới tương lai của mình. Há chẳng phải cậu
muốn lấy một cô vợ xinh đẹp, sinh hạ cho cậu con đàn cháu đống sao? Cuộc đời chốn
sơn lâm mãi võ chả hấp dẫn gì những cô gái đâu. Rồi để ăn no mặc ấm thì cần phải
có tiền. Phải trả tiền cho hết bà mai rồi tới gia quyến nữa. Không có tiền, cậu
chỉ lấy được hạng đui què mẻ sứt hay điên điên khùng khùng thôi… Hoặc là không
bao giờ cưới được vợ, vì giá phụ nữ tăng lên qua từng cuộc chiến tranh…

Ánh mắt
chòng chọc của Lưu Bé Bự làm chàng đỏ mặt đến tận mang tai. Thẩm Phong có cảm
giác Lưu Bé Bự đọc được từng giấc mơ ban đêm của chàng. Chàng nhấp thêm trà để
xóa nỗi hoang mang. Nhưng giọng nói của tay buôn đồ cổ lại vang lên:

– Thời nay
chẳng mấy ai biết nghe nhạc. Nghệ thuật chơi đàn cổ cầm tiêu biến rồi mà cái
vinh dự có được một cây đàn thì vẫn còn. Những quan lại mới nổi và quan lại triều
đình vốn ngày xưa chỉ là những kẻ hèn mạt, những ông hoàng này ngày xưa chổng
mông cặm cụi ngoài đồng giờ lại đâm ra mê những đồ cổ còn sót lại qua nhiều cuộc
chiến. Kẻ nào cũng mơ có được một cây đàn cổ cầm cổ trên bàn để ra vẻ quý phái

và có học. Khi chúng mua đàn, chúng thích tán dương lẫn nhau. Vì chỉ có những kẻ
giàu có và uy quyền nhất mới mua được đàn đắt nhất. Cách đây tám tháng, ta bán
được một cây từ thời Tam Quốc mà theo truyền thuyết là cây đàn của tướng quân Chu
Du nhà Đông Ngô. Cậu đoán giá chót xem bao nhiêu…

Khuôn mặt
Lưu Bé Bự nhăn lại như bông hoa lài. Y ghé sát tai Thẩm Phong thì thầm:

– Không ít
hơn một trăm lượng vàng ròng.

Lưu Bé Bự đứng
dậy, đi ra phía sau tấm màn gió có bức vẽ thư pháp tuyệt đẹp khảm xà cừ, rồi đi
ra với một hòm gỗ thếp màu tím có hoa bằng vàng trong tay. Y quỳ gối, cẩn thận
đặt nó lên thảm, lấy đai chìa khóa trên thắt lưng rồi chọn một chiếc mở cái
khóa. Y nhấc một vật được quấn nhiều lớp vải lên. Y nhẹ nhàng tháo băng vải, để
lộ ra một cái bao tre hơi tã rồi lôi ra một cây đàn đầy cát có một góc đã hỏng.

– Một kỳ
quan chứ hả? Đích thị là vậy! Này, chạm vào nó xem! – Lưu Bé Bự vừa nói the thé

vừa đặt nó lên đầu gối của chàng thợ đàn trẻ.

Thẩm Phong

thổi bụi trên mặt đàn rồi nâng vạt áo chùi từng chút. Thoạt nhìn, chàng nhận thấy
đó là một cây đàn có nước sơn cũ lắm rồi, mang trên mình những vết rạn hình vảy
cá. Chàng đem nó ra ánh sáng rồi quay ngược nó lại. Bên dưới, một cái tên được
khắc theo kiểu khắc trên trống vàng đã bị phai đi nhiều. Duỗi thẳng tay cầm,
chàng ngắm nghía nó ở xa một chút. Dù nhạc cụ đã được đẽo theo kiểu phổ thông
nhất dưới thời Hán, nó vẫn không có được vẻ thanh thoát vốn có của thời ấy.
Chàng trả nó lại cho Lưu Bé Bự mà không nói lời nào.

– Nhìn nó lần
nữa đi. Chẳng thể ngắm được vẻ đẹp nào tương tự nó đâu. Nó là kỳ phẩm thời nhà
Hán vinh hiển đó. Thật kỳ diệu, nó đã thoát khỏi những bộ tộc dã man cướp phá
và sống sót qua chiến tranh! Cậu có biết nó thuộc về ai không? Thuộc về nàng
Sái Văn Cơ, tác giả của Bi phẫn thi và Hồ già thập bát phách. Cậu không muốn thử
âm thanh của nó hay sao? Cậu có muốn lên dây ngay tại chỗ không?

– Không.
Không cần. – Thẩm Phong trả lời. – Cây đàn cổ cầm thời Hán giả sẽ tạo ra những
âm thanh đục ngầu: nó dùng để trang hoàng bàn ăn hoặc để treo trên tường, không
dành cho nghệ sĩ. Cảm ơn vì chén trà. Xin phép ông cho tôi được đi.

Khuôn mặt của
tay buôn đồ cổ méo xệch. Y hết nhìn cây đàn rồi nhìn chàng thợ đàn trẻ tuổi. Bất
thình lình, y bật cười.

– Được. Được
lắm. Nó là đồ giả đó! Ta muốn thử mắt cậu thôi! Sư phụ của cậu nói với ta, lão
đang nuôi dạy một thiên tài. Ta nghĩ lão bốc phét. Nhưng lão đã không dối ta!
Thẩm Phong, ta cần cậu và cậu cần ta. Ta muốn cậu làm cho ta một cây đàn theo
kiểu thời nhà Hán sao cho người ta không bao giờ nghi ngờ nó là đồ giả. Ta sẽ
cho cậu một phần tư tài sản của ta.

Thẩm Phong
nghiêng người lần nữa rồi đứng dậy.

– Xin thứ lỗi.
Tôi phải đi.

Tay buôn đồ
cổ nhảy phóc dậy, mặc dù y rất nặng nề, rồi biến mất sau tấm màn gió trước khi
nhanh chóng trở lại.

– Hãy cầm lấy,
một món quà. Cuốn Hồ già thập bát phách. Cẩn thận, nó đã được sao chép từ bản
viết tay ở thư khố triều đình Đông Ngô. Trong số những phiên bản còn tồn tại,
nó nổi tiếng là trung thành nhất với bản gốc.

Thẩm Phong
muốn từ chối nhưng tay chàng đưa ra nhận cuốn sách dù không hề muốn. Chàng gần
như giật nó từ tay gã buôn đồ cổ rồi cúi người thật thấp.

– Không cần
cảm ơn, – Lưu Bé Bự hoan hỉ nói. – Hãy nghĩ tới đề nghị của ta. Chúng ta sẽ kiếm
được rất nhiều tiền đó!

Nhìn chằm chằm
khuôn mặt của người thợ đàn trẻ tuổi, y hớn hở nói đến bắn cả nước bọt:

– Con gái của
nhà thơ vĩ đại Sái Ung là nàng Sái Văn Cơ từng bị người du mục bắt. Trong mười
hai năm, nàng đã sống trong gió phương Bắc, giữa ngựa và cừu, nàng đã viết mười
tám điệu phách cho đàn cổ cầm để thể hiện nỗi buồn và thương nhớ quê nhà. Nàng
đã được Tào Tháo chuộc lại bằng một xe chở đầy vàng ngọc, châu báu cho người
man di. Theo thiển ý của ta, một cây đàn nàng từng chơi chắc sẽ có giá ít nhất

là hai trăm lượng vàng ròng. Được rồi… ta có một vụ hay hơn… Khi nàng Sái Văn

Cơ trở về Trung Nguyên, nàng đã tặng cây đàn của nàng cho Tào Thực, là con thứ
hai của Tào Tháo. Cũng là một nhà thơ nổi tiếng giống cha là Tào Tháo, Tào Thực
bị anh mình là Tào Phi giết vì ghen tài. Tào Phi soán ngôi, lật đổ triều Hán, lập
triều Tào Ngụy. Sau đó, cây đàn này đã thuộc về bộ sưu tập của các hoàng đế.
Nhưng hỡi ôi, trong cuộc chinh phạt cuối cùng của người man di, nó đã bị một
con hầu trong triều cướp mất rồi trốn thoát khi triều đình vượt sông Dương Tử.
Một trăm năm sau, ta, nhà buôn đồ cổ họ Lưu, tìm được nó trong nhà một người
nông dân. Sao ta lại nói nó thuộc về nàng Sái Văn Cơ ư? Nghe này Thẩm Phong và
ghi nhớ trong lòng cậu, bởi vì trên lưng nó được khắc tên là…

Lưu Bé Bự ngừng
lại, đằng hắng rồi vừa phủi phủi tay vừa nói tiếp:

– “Đàn du mục”!
Cây đàn nào cùng tên, ta sẽ bán ba trăm lượng vàng! Nói xem, ta phải để dành một
phần tư số tiền kiếm được cho kẻ môi giới, rồi ta đưa cậu một phần tư trong khoản
còn lại, cậu sẽ có nhiều tiền vàng lắm đó. Lấy đó mà mua một ngôi nhà trong
thành cho cậu và sư phụ của cậu, hầu gái và nô bộc sẽ vây quanh cậu, rồi cậu sẽ
có một đám cưới đẹp như mơ.

Thẩm Phong
ngập ngừng một thoáng rồi trả cuốn sách lại cho tay buôn đồ cổ.

– Tôi không
thể. Sư phụ và tôi không phải là kẻ làm đồ giả. Chúng tôi không giữ được thanh
danh nếu làm như vậy.

Một nụ cười
nhếch mép hiện trên khuôn mặt của tay buôn đồ cổ nhưng y vẫn tiếp tục cười nói.

– Giữ cuốn

sách đi. Cậu làm vậy khác gì sỉ nhục ta! Thậm chí, nếu cậu không làm cây đàn
cho ta, thì hãy cứ giữ món quà này! Vì âm nhạc.

Tới cửa, y

đưa tay phải lên che miệng rồi thì thầm:

– Đừng nói với
ai nhé! Bí mật đấy. Đi đi, về nhanh lên. Đừng có ngớ ngẩn. Cậu đang ở tuổi lập
thất. Sư phụ cậu sẽ rất vui nếu có cháu chắt đó!

Hai cô hầu
trẻ cúi người nâng rèm cửa, tươi cười:

– Kính chào
đại nhân!

Thẩm Phong
đi xuống đường, Lưu Bé Bự đi theo.

– Bí mật là ở
chỗ: Cổ nhân đã không ghi chú trong kinh thư nhà Hán hình dáng và những điểm đặc
biệt của những cây đàn thuộc về nàng Sái Văn Cơ. Tùy cậu đấy…

Thẩm Phong
đi giữa đường, giữa những tiếng ồn ào. Chàng sờ ngực mình. Cuốn sách nhạc vẫn ở
đó, dính chặt vào ngực chàng. Như thể nó đánh thức chàng ra khỏi một giấc mơ hỗn
loạn và không màu sắc; một cảm giác lạ lùng, sung sướng lẫn buồn bã, ghê tởm lẫn
hy vọng choàng lấy chàng.

Những giọng
nói lảo đảo, tung vào nhau, văng tục và đáp trả nhau. Những con buôn nay đây
mai đó hết lời ca ngợi điều kỳ diệu ở những nồi niêu, xoong chảo, hũ lọ, vải

vóc, đồ ăn thức uống, rồi thổi cả ống sáo để gây sự chú ý của khách. Những người

bán hàng thuê những đứa trẻ con giọng còn thanh để chèo kéo người qua đường.
Các nhà sư hành hương đi ngang qua thành thì gõ gõ chuông đồng. Ở một góc ngã
tư, người làm xiếc nhào lộn theo nhịp trống hoặc đấu kiếm với nhau trong khi những
đứa trẻ đánh cồng bằng đồng và xướng to công dụng của các loại thảo dược làm
người chết bỗng sống lại và làm kẻ bất lực bỗng trở nên mạnh mẽ trên giường. Tất
cả những âm thanh đó nhét đầy tai chàng. Như những trái chín bị một bàn tay vô
hình vò nát, những âm thanh đó biến thành một ngụm rượu nhỏ thơm nồng.

Thẩm Phong
không quen cô gái nào cả. Ở vùng núi Bắc, trong làng, phụ nữ giống hệt đàn ông.
Họ còn mạnh khỏe hơn đàn ông, ngày ngày địu con trên lưng đi làm ruộng. Họ cắt
tiết thỏ rừng và vặt lông gà lôi trước cửa nhà giữa một vũng máu tươi. Khi gặp
mâu thuẫn với hàng xóm, họ phỉ báng nhau rồi ẩu đả. Khi đàn ông bị ngã xuống vực
hay bị hổ báo tấn công, cũng chính họ sẽ cầm lấy cung tên và rìu. Những góa phụ
có thể đi săn, đẽo gỗ, đi vào thành bán rau quả và thịt thú rừng săn được.

Cậu bé chơi
với lũ con gái trong làng, thi xem ai tè xa nhất. Điểm khác biệt duy nhất là
con trai có thể vẽ trên tường còn con gái chỉ được vẽ dưới đất. Từ mùa xuân đến
những ngày cuối thu, cả làng giặt giũ và tắm táp dưới thác nước lớn. Những phụ
nữ trần truồng mang hai bầu vú trước ngực, còn đàn ông có tới ba, nằm giữa hai
chân.

Gần đây,
chàng thợ đàn cảm thấy có chút buồn rầu vì một cảm giác lạ làm chàng bồn chồn mỗi
khi chàng ở quá lâu trong làng dưới sự trông coi của sư phụ già nua. Ngay khi
có thể là chàng nhảy vào thành, lòng tràn ngập niềm vui. Khi đã ở trong phố,
bơi giữa đám người thành thị, chàng nhận ra rằng, sự phấn khích và chen lấn

không thể nào cầm được cơn khát của chàng. Ngược lại, chúng còn làm chàng thèm
khát hơn trong sự chờ đợi một cái gì không thể gọi tên và chưa từng biết.

Gió thổi vào
mũi chàng một mùi hương dìu dịu. Đó không phải là mùi phấn hoa, cũng không phải
mùi trái chín. Chàng nhìn quanh và phát hiện thấy một người xuất hiện. Nàng cưỡi
lừa và có hai con hầu nhỏ mang đồ đạc theo hộ tống. Khoác áo gấm thêu hình bướm
và mặc áo vải màu thiên thanh, nàng đội trên đầu một cái nón rơm thật lớn. Một
tấm khăn voan dài bằng vải trong và mịn màu trắng che khuôn mặt nàng để làm mờ
các nét trên khuôn mặt. Khi nàng đi ngang qua ánh nắng, khuôn mặt nàng chợt
sáng bừng lên, để lộ cái mũi thon, cái miệng tròn trĩnh, cái cổ cao duyên dáng
nghiêng về phía trước.

Chàng thợ
đàn trẻ tuổi nhìn theo nàng không chớp mắt. Nàng nhúc nhích một chút trên lưng
lừa. Nhanh như cắt nàng nhảy lên, nhảy xuống. Theo từng chuyển động nhịp nhàng
của cơ thể, hai tay áo của nàng rung rung để lộ ra nhiều lớp áo bên trong, dưới
lớp áo khoác ngoài. Thẩm Phong bước vội, vượt qua nàng, rồi quay lại để nhìn được
rõ hơn. Nàng đi vào chỗ có bóng râm. Khuôn mặt nàng biến mất sau những nếp nhăn
của tấm khăn voan. Nhưng chàng có cảm giác sau tấm voan trắng mờ, nàng đang
nhìn chàng sâu thẳm và thì thầm với chàng: “Phụ nữ.”

Phụ nữ!

Chàng đỏ mặt
quay đi và hòa lẫn vào đám đông. Thấp thoáng sau rừng những bờ vai và mũ nón,
chàng thấy nàng đi xa. Nàng cũng đi vào giữa con đường. Trong ánh nắng, bóng
nàng như phồng lên rồi biến mất trong một thế giới không bao giờ có thể tới gần
được.

Đó là một kiều
khách đang đến một buổi dạ tiệc.

Tiệm Lỗ Tứ
nép mình bên tháp chuông. Ở cửa ra vào, một con khỉ ngồi bắt chấy cho một con
chó. Bên dưới lồng chim, một con mèo nâu duỗi người, kêu meo meo, xù lông khi
Thẩm Phong đi ngang qua nó.

Lỗ Tứ là
thương nhân bán nhạc cụ, gốc gác thuộc một bộ tộc phương Nam. Tổ tiên của ông
ta không phải quý tộc gốc nhưng họ đã thành quý tộc khi làm quân sư ở sân Rồng

nhà Đông Ngô thời Tam Quốc. Khi Tào Ngụy thâu tóm Đông Ngô sau tám mươi năm
liên miên chiến tranh, gia đình Lỗ Tứ mất hết gia sản nhưng chuyện dòng họ này
ai ai cũng biết. Từ đó, dòng họ Lỗ Tứ không còn nắm quyền hành nữa. Tuy nhiên,
họ vẫn giữ mối quan hệ giao hảo với những quan lại mới, nhờ vào tiếng thơm của

dòng họ mình.

Là người hoạt
bát và nhiệt tình, ông ta có thể kể lại chuyện đời xưa của tất cả các triều
đình đã đóng đô ở bờ Nam sông Dương Tử. Tài năng diễn thuyết của ông ta và kiến
thức lịch sử về bờ Nam nuôi sống ông ta. Để bán được các nhạc cụ, ông ta tới
nhà khách hàng, làm các cuộc tiệc tùng sôi nổi hẳn lên nhờ vào những lời đối
đáp khôn khéo của mình. Ông ta kể hết những âm mưu của các hoàng thân đến những
cuộc liên minh và chia rẽ giữa các quan lại thời chiến. Phe phẩy cây chổi phủi
bụi bằng lông cứng, ông ta có thể mô tả những âm mưu, những phi vụ trong cấm
cung và sự leo thang quân sự. Câu chuyện hay nhất của ông ta là về trận thủy
chiến Xích Bích mà tổ tiên ông ta đã tham chiến. Mua nhạc cụ của Lỗ Tứ, tức là
có được những linh hồn, những vương quốc đã mất. Thẩm Phong lên cầu thang. Những
cánh cửa trượt mở rộng và cửa nhỏ bằng vải màu đã vén lên. Bên trong, trên một
tấm sàn bằng gỗ đỏ, một vài nhạc cụ đặt trên những chiếc bàn thấp có chân được
uốn cong mảnh khảnh. Một chiếc bình cao cắm một bông lan vàng trước một bức
tranh phong cảnh.

Thẩm Phong
đánh nhẹ chuông rồi ngồi bên bậc thềm. Dù Lỗ Tứ không có gốc gác là người thượng
lưu ở Trung Nguyên và ông ta là con cái một người vô danh tiểu tốt được nhận
làm quý tộc nhưng ông ta rất tự hào về thứ bậc được đức vua của vương quốc hiếu
chiến Đông Ngô phong cho và rất ghét bị những kẻ bình dân xem như ngang hàng.
Ông ta luôn bắt những người thợ đàn phải chờ ở cửa. Ở cuối phòng, một vách tường
nhúc nhích và một bóng người cao cao dần hiện ra. Để thể hiện sự quý phái của
mình, khuôn mặt Lỗ Tứ được đánh phấn trắng và đôi mắt viền đen. Bận một chiếc
áo dày có tay áo rộng, ông ta di chuyển như đang bay. Ông ta cầm một cái que bằng
ngọc thạch trắng đính lông chim cứng. Đó là cái chổi phủi bụi, vật đi liền với
giới quý tộc.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN