Đàn Hương Hình - Chương 43: Giáp con đấu hót
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
124


Đàn Hương Hình


Chương 43: Giáp con đấu hót


Khẩu pháo mặc áo đỏ gầm vang như sấm lúc trời quang, gió quạt ngang,
mi-ao ~~. Tớ cùng bố tớ đi thi hành án, trong lòng hoa nở đỏ vàng trắng
xanh! Có bố thật là tuyệt! Mi-ao ~~, bố bảo giết người hay giết lợn, tớ
thích đến nỗi nhảy cẫng lên. sáng nay tớ chén đẫy, cháo quẩy ở ghênh to, thịt bò ở ghênh nhỏ. Cháo quẩy có mùi máu, ăn như chuột nhắt. Thịt bò
cũng có mùi máu, ăn như ăn chuột nhắt. Mi-ao ~~ Cọc đàn hương đã luộc
kỹ, đã thử làm trên lợn, bố truyền nghề cho tớ, tay nghề của bố cao. Tớ
đợi Tôn Bính đến, xiên cọc đàn hương, xiên xiên xiên từ đít đến đầu. Kìa đám đông ồn ào kéo đến, một phát pháo bắn lên trời cao. Lôi thôi to
rồi, chiếc râu hổ hiển linh trở lại, trước mắt tớ, loài n mắt tớ, loài
người biến sạch, chỉ còn là chó ngựa bò dê, rắn rùa hổ báo, lại có cả
một con ba ba kếch xù ngồi kiệu tám người khênh. Đó là tên ôn dịch Viên
Thế Khải. Đừng nghĩa rằng hắn là quan to, hắn còn lâu mới bằng bố tớ.

Miêu Xoang. “Đàn hương hình. Oa oa điệu.”

Tớ mở mắt toàn màu đỏ, chết rồi, cháy ở đâu rồi! Hì hì, không phải cháy,
mà là mặt trời mọc. Trong rơm rạ có rất nhiều bọ, tớ ngứa ran khắp
người; dầu cháo quẩy chưa chín đã ăn, khiến tớ đầy bụng suốt đêm, liên
tục đánh rắm. Tớ thấy cha tớ bây giờ không phải là con báo đen, mà lại
là cha tớ. Cha tớ tay lần tràng hạt, ngồi trên long ỷ, oai ra phết! Tớ
thèm được ngồi ghế một tí nhưng ca tớ không cho, cha bảo long ỷ không
phải ai cũng được ngồi, nếu không phải là đít rồng, ngồi vào sẽ bị lòi
dom, bịp, bố đít rồng thì sao con không đít rồng? Cha không đít rồng con không đít rồng, vậy cha không phải là cha, con cũng không còn là con
nữa. Từ lâu tớ đã nghe nói: “Rồng đẻ ra rồng, phượng đẻ ra phượng, chuột sinh ra để đào hang”. Cha ngồi trên ghế, nửa mặt đỏ, nửa mặt trắng, mắt nửa mở nửa nhắm, môi mấp máy mà lại không, hình như đang trong giấc mơ
đẹp.

Tớ bảo, cha ơi cha, nhân lúc họ chưa tới, cho con ngồi ghế một tí cho đỡ nghiện. Cha nghiêm nét mặt:

– Chưa được, bây giờ chưa được!

Vậy khi nào mới được?

– Đợi làm xong việc này đã! – Cha vẫn nghiêm nét mặt, tớ biết, ông ấy cố
làm nghiêm, thực ra ông rất thích tớ, thích chết đi được. Một thằng con
trai như tớ ai gặp cũng thích, sao cha lại không thích? Tớ áp sát sau
lưng, ôm lấy cổ cha, dùng cằm khẽ gõ vào gáy cha, nói, cha không cho con ngồi ghế thì nhân lúc họ chưa tới, kể cho con nghe chuyện Bắc Kinh. Cha ngán ngẩm, nói:

– Ngày nào cũng kể, đâu mà lắm chuyện thế?

Tớ biết ông ấy giả vờ ngán ngẩm thế thôi.Thực ra, ông ấy rất thích kể
chuyện Bắc Kinh. Tớ bảo cha kể đi, nếu không có chuyện mới thì kể lại
chuyện cũ. Cha bảo:

– Chuyện cũ thì còn ý nghĩa gì nữa? Có biết câu “Chuyện hay kể mãi, chó không thèm nghe” không?

Tớ bảo, cha, chó không nghe con nghe.

– Cái thằng! – Cha nhìn mặt trời, nói – vẫn còn thời gian, cha kể chuyện Quách Miêu cho con nghe.

Những chuyện cha đã kể, tớ không quên chuyện nào, tất cả một trăm bốn mươi
mốt chuyện nhét trong đầu tớ. Đầu tớ như cái rương của thầy thuốc, có
rất nhiều ngăn, mỗi ngăn là một chuyện. Rất nhiều ngăn vẫn bỏ trống. Tớ
lướt qua các chuyện trong các ngăn, chưa có chuyện Quách Miêu. Mừng quá
mừng quá mừng quá, chuyện này mới. Tớ kéo cái ngăn thứ một trăm bốn mươi hai, đợi nạp chuyện Quách Miêu. Cha kể:

– Những năm thời Hàm
Phong, có hai cha con đến Thiên Kiều Bắc Kinh. Cha tên Quách Miêu, con
tên Miêu Con, cả hai đều giỏi nhại tiếng. Con có biết nhại tiếng là gì
không? Là bằng miệng, nhại được tất cả các thứ tiếng.

Họ nhại được tiếng mèo không?

Khi người lớn kể chuyện không được nói leo. Hai cha con hành nghề ở Thiên
Kiều, nổi tiếng rất nhanh. Khi đó, cha mới là Cháu Ngoại ở chỗ Già Dư.
Nghe chuyện, cha lẻn đi Thiên Kiều xem thực hư. Đến nơi, cha thấy rất
nhiều người vây thành vòng tròn trên bãi đất trống. Khi ấy cha rất lùn,
người gầy nhom, luồn dưới chân người khác vào bên trong. Chỉ thấy một
thằng nhỏ ngồi trên chiếc ghế đẩu, trước mặt là một cái mũ để ngửa. Từ
sau tấm màn bằng vải xanh vọng ra tiếng gáy của gà trống. Một con gáy,
tiếp đó là mấy chục con gà trống khác chỗ gần chỗ xa gáy theo, nghe rõ
cả mấy chú trống choai chưa đủ lông cánh đang tập gáy. Nghe rõ mấy chú
trống choai vừa đập cánh phành phạch vừa gáy. Tiếp đó là một bà già đánh thức ông già và con trai dậy. Tiếng ông già ho, nhổ đờm, đánh lửa hút
thuốc, gõ tẩu thuốc vào mép giường. Tiếng con trai ngáy, bà già giục
dậy, con trai dậy, cằn nhằn, ngáp, mò mẫm mặc quần áo, tiếng mở cửa, đi
tiểu sau nhà, tiếp đó, tiếng múc nước rửa mặt. Tiếng bà lão nhóm lửa đun nước, tiếng bễ thổi lửa. Sau đó, tiếng hai cha con ra chuồng bắt lợn.
Tiếng lợn chạy quanh chuồng, tiếng lợn đánh vỡ vại nước tiểu. Tiếng lợn
xộc vào chuồng gà, tiếng gà sợ hãi kêu cục tác, tiếng gà bay lên đầu
tường, tiếng chân sau của lợn đã bị người con tóm, tiếng người cha cùng
con trai lôi con lợn ra khỏi chuồng gà, tiếng con lợn kêu thét vì bị kẹt đầu ở chuồng gà, tiếng dây thừng trói chân lợn, tiếng người cha cùng
con trai quẳng con lợn lên phản thịt, tiếng lợn giẫy trên phản, tiếng
người con trai dùng chày đập đầu lợn, tiếng lợn sau khi bị đập đầu. Rồi
tiếng người con trai mài dao trên đá mài. Tiếng người cha kéo cái liễn
sành chuẩn bị hứng tiết. Tiếng lưỡi dao của người con thọc vào cổ lợn.
Tiếng lợn bị chọc tiết. Tiếng tiết lợn vọt theo dao, lúc đầu tia xuống
đất sau mới chảy vào liễn. Tiếp theo là tiếng bà lão bê chậu nước sôi
đến, ba người hối hả làm lông lợn. Làm lông xong, tiếng người con mổ
bụng lợn, lôi ni tạng ram tiếng con chó lao tới đớp khúc ruột lợn rồi bỏ chạy, tiếng bà lão đánh chửi con chó, tiếng hai cha ông lão móc thịt
lợn lên quang treo, tiếng khách hàng đến mua thịt, có bà già, ông già,
đàn bà và trẻ con. Bán xong thịt, tiếng đếm tiền, đếm xong tiền, tiếng
cả nhà húp cháo. Đột nhiên, tấm màn được vén lên, mọi người thấy phía
trong không có gì cả, chỉ mỗi ông già hom hem ngồi đó. mọi người vỗ tay. Thằng nhỏ cầm mũ đi một vòng thu tiền, những đồng xu rơi như mưa vào
trong mũ, cũng có đồng rơi xuống đất. Cha mục kích chuyện này, nửa câu
cũng không bịa, vẫn là câu muôn thuở: nghề nào cũng có Trạng nguyên.

Kể xong, bố lại tiếp tục nhắm mắt dưỡng thần, còn tớ chìm trong câu
chuyện, không muốn ngoi lên. Chuyện bố kể là chuyện hai bố con. Tớ cảm
thấy tất cả những câu chuyện mà bố kể về bố con đầu là chuyện của bố con tớ. Bố chính là ông lão Quách Miêu có tài nhại tiếng, còn tớ, chính là
thằng con trai ngửa mũ đi một vòng thu tiền, m… eo m… eo m… eo!

Ơû Bắc Kinh, bố tớ đả biễu diễn không biết bao nhiêu lần kỹ nghệ giết
người, hấp dẫn hàng ngàn hàng vạn người xem. Họ mê mẩn về tuyệt kỹ của
bố tớ, tớ có thể hình dung họ ứa nước mắt vì xúc động, nếu như lúc đó tớ có mặt ở đấy, tay cầm ngửa cái mũ, đầu đội tấm da mèo, đi một vòng mà
thu tiền thì hay biết đấy! Tớ vừa thu tiền, vừa nhài tiếng mèo, mi-ao
mi-ao mi-ao, được biết bao nhiêu tiền nhỉ? Đúng là… Sao bố không về nhận tớ sơm sớm một tí, cho tớ đến Bắc Kinh. Nếu tớ sống bên bố từ nhỏ, bây
giờ tớ đã trở thành Trạng Giết Người.

Hồi bố tớ mới về, có người khẽ bảo tớ, rằng bố cậu không phải là người. Không là người thì là cái
gì? Là quỉ nhập tràng! Họ bảo, Giáp Con thử nhớ lại, khi mẹ cậu chết, mẹ cậu có nhắc tới bố cậu không? không hả? Chắc chắn là không. Mẹ cậu khi
chết không nói cậu có bố, giờ bỗng nhiên có một ông bố như từ trên trời
rơi xuống, như từ dưới đất chui lên, nếu không phải là ma quỉ thì là cái gì?

– Đ. mẹ các vị, mi-ao mi-ao mi-ao, tớ xách dao xộc tới bọn
nói hớt. Tớ không có bố đã hơn hai mươi năm, mãi mới có một ông bố các
người lại bảo không phải bố tớ không những không phải bố tớ mà là con
quỉ! Các người đúng là gần chùa gọi bụt bằng anh! Tớ múa đao xông tới,
tớ mà bổ một nhát thì xẻ dọc từ đỉnh đầu xuống tận gót chân. Bố tớ bảo
trong Hình điển gọi cách chém này là “xả”, hôm nay tớ xả những kẻ bảo bố tớ không phải bố tớ. Họ thấy tớ nổi cáu, sợ vãi đái ra quần, bỏ chạy
tán loạn. Mi-ao mi-ao mi-ao, bọn chuột dài đuôi rờ hồn! Bố tớ không phải tay vừa, tớ cũng không phải tay vừa đâu nhé! Mi-ao mi-ao mi-ao, kẻ nào
không tin hãy thử xem, bố tớ là loại đao phủ ngồi long ỷ, Vua cho phép
tiền trảm hậu tấu, gặp người chém người, gặp chó chém chó, tớ là tay dao tay búa của bố tớ, chém người như giết chó mổ lợn.

Tớ đòi bố kể chuyện nữa, bố bảo:

– Đừng quấy, chuẩn bị đi, đừng để đến lúc đó bấn tinh lên.

Tớ biết hôm nay làm việc lớn – ngày có việc lớn cũng là ngày đại hỉ của bố con tớ – Sau này còn khối dịp kể chuyện, miếng ngon đừng ăn hết một
lần. Chỉ cần thi hành xong án Đàn Hương Hình, bố vui lên, còn lo gì bố
không kể hết chuyện này chuyện khác. Tớ ra sau lều đi vệ sinh, nhân thể
ngó bên ngoài một chút. Sân khấu, đài Thăng Thiên, đàn bồ câu bay trong
nắng, tiếng vỗ cánh rào rào. Xung quanh sân bãi có một số lính, cọc gỗ,
lính, cọc gỗ. Rìa bãi có mấy khẩu pháo nằm bẹp, có người bảo đó là pháo
ba ba, tớ bảo đó là pháo chó. Pháo ba ba, pháo chó cũng thế, bóng nhẫy,
sủa ông ổng, tấm lưới rêu trùm lên ba ba, tấm lưới lông trùm lên mình
chó, mi-ao mi-ao mi-ao.

Tớ vòng ra trước lều, chân tay ngứa
ngáy, muốn làm một việc gì đó. Ngày thường thì vào giờ này tớ đã mổ xong chó lợn, móc thịt lên giá đâu vào đấy, mùi thịt tươi theo chim vành
khuyên bay khắp nơi, người mua thịt xếp hàng trước cửa, tớ cầm dao rựa
đứng trước thớt, tóm lấy tảng thịt nóng hôi hổi hạ một nhát, cần chừng
nào xả đúng chừng ấy, không sai nửa hoa. Khách hàng giơ ngón tay cái
trước mặt tớ: Giáp Con giỏi thiệt! Tớ biết tớ giỏi, cần gì các người nói ra! Nhưng hôm nay tớ cùng với bố làm việc lớn, việc này quan trọng hơn
giết lợn. Thế còn khách mua thịt thì sao? Làm sao bây giờ? Chịu, các vị
ăn chay một hôm vậy.

Bố không kể chuyện cho nghe nữa. Chán thật! Tớ vòng ra chỗ bếp, lửa trong lò đã tắt, dầu trong ghênh phẳng lì, bóng loáng. Không phải dầu, mà là một tấm gương. Gương bằng đồng thau sáng
trong, sáng hơn cả mặt vợ tớ, lộn ngược từng cái lông trên mặt tớ. Máu
đen trước cửa bếp và trên vách lò. Đó là máu Ba Tống. Máu Ba Tống không
chỉ bắn trước cửa bếp và trên thành bếp, mà còn bắn vào trong ghênh dầu. Phải chăng có máu Ba Tống nên dầu mới óng ánh như vậy? đợi khi thi hành xong án Đàn Hương, khênh chiếc ghênh dầu này về sân cho vợ làm gương
soi. Nếu vợ đối xử không tốt với bố, tớ không cho soi. Tối qua, lúc tớ
đang mơ mơ màng màng thì nghe thấy “Pằng” một phát, Ba Tống đã chúi dầu
vào trong ghênh, lôi được ra thì đã chín quá nửa, hay thật, mi-ao mi-ao
mi-ao! Thằng cha bắn giỏi! Bố không biết ai bắn, bọn quan quân nghe
tiếng súng chạy tới cũng không biết. Chỉ tớ biết. bắn giỏi như vậy ở Cao Mật chỉ có hai người, một là Ngưu Thanh chuyên săn thỏ, một là quan
huyện Tiền Đinh. Ngưu Thanh chỉ còn mắt trái. Mắt phải mù do súng phá
hậu. Sau khi mù mắt phải, Ngưu Thanh bắn cực chuẩn. Hắn chuyên bắn thỏ
đang chạy, hắn mà nâng súng lên là con thỏ về chầu Diêm vương. Ngưu
Thanh là bạn thân của tớ, bạn thân của tớ là Ngưu Thanh. Còn một tay
súng bắn giỏi như thần là quan huyện Tiền Đinh. Dạo tớ đi Bắc Đại Hoang
hái thuốc cho vợ, tớ thấy quan huyện và hai tùy tùng là Xuân Sinh và Lưu Phác săn thỏ ở đấy. Xuân Sinh và Lưu Phác dồn cho thỏ chạy, quan huyện
cưỡi ngựa vọt lên, rút súng lục bắn luôn không cần ngắm, con thỏ nhảy
dựng cao nửa thước, chết liền.

Tớ nằm bẹp trong đám cỏ khô, nghe Xuân Sinh ngọt như mía lùi, tán dương tài bắn của ông lớn. Lưu Phác thì ngồi trên ngựa, đầu ngục trước ngực, nét mặt không biểu lộ gì. Vợ tớ có lần nói, tay chân thân tín của quan huyện tên là Lưu Phác, là con nuôi
của phu nhân quan huyện. Anh ta là con trai một ông lớn, bụng đầy chữ,
có bản lĩnh. Tớ không tin, có bản lĩnh thì sao phải đi làm đầy tớ? Có
bản lĩnh thì phải như bố tớ, cầm đại đao, mặt bôi đỏ. Sật! Sật! Sật!
Sật! Sật! Sật! Sáu cái đầu rơi xuống đất!

Tớ nghĩ bụng: quan
huyện bắn không giỏi, chẳng qua là gặp may, ngắm trúng một con thỏ chết. Con sau chưa chắc đã trúng. Quan huyện hình như biết được ý nghĩ của
tớ, giơ súng bắn lên một phát, con chim nhỏ đang bay rơi xuống như hòn
đá, ngay bên cạnh tớ. Mẹ ơi, bắn giỏi thiệt! Mi-ao mi-ao. Con chó săn
của quan huyện chạy tới, tớ cầm vội con chim. Con chim nóng bỏng trong
tay tớ. Con chó sủa gâu gâu trước mặt ớ. Chó thì tớ không sợ. Chó sợ tớ. Tất cả chó ở Cao Mật trông thấy tớ là cụp đuôi bỏ chạy. Chó sợ tớ,
chứng tỏ bản tướng của tớ giống bố tớ, đều là báo đen. Con chó của quan
huyện rất hung hăng, thực ra, qua tiếng sủa, nó chẳng qua chó cậy gần
nhà, cáo mượn oai hùm thế thôi, trong bụng nó sợ tớ. Tớ là Diêm vương
của chó vùng Cao Mật. Thấy chó sủa, Xuân Sinh và Lưu Phác chạy tới. Lưu
Phác thì không quen, nhưng Xuân Sinh thì là bạn. Hắn thường xuyên đến
nhà tớ chén thịt chó, uống rượu, lần nào tớ cũng bán rẻ cho hắn. Xuân
Sinh hỏi, Giáp Con đến đây làm gì? Tớ bảo tớ đến đào cây thuốc, vợ tớ
đau, tớ phải kiếm cây đứt ruột thân đỏ lá xanh, làm thuốc cho vợ. Anh có biết cây đứt ruột không? Biết thì làm ơn chỉ cho tớ, bệnh vợ tớ không
nhẹ đâu. Quan huyện đến trước mặt tớ, nheo mắt nhìn tớ từ đầu đến chân,
hỏi tớ người ở đâu tên chi. Tớ không trả lời, cứ ú ớ trong miệng. Hồi
nhỏ, mẹ tớ dạy, hễ gặp quan hỏi chuyện thì phải giả vờ câm. Tớ nghe thấy Xuân Sinh ghé tai nói nhỏ với quan huyện: “Chồng Tây Thi Thịt Cầy, hơi
ngớ ngẩn…”. Tớ nghĩ bụng, đ. bà thằng Xuân Sinh, vừa nãy mi còn nói mi
là bạn thân của tớ! Thế mà là bạn thân? Bạn thân mà nói bạn thân là hơi
ngớ ngẩn! Mi-ao mi-ao mi-ao, đ. cụ mi, mi bảo ai hơi ngớ ngẩn? Tớ mà hơi ngớ ngẩn thì mi là ngớ ngẩn hoàn toàn!

Ngưu Thanh sử dụng cây
súng tự tạo, bắn ra một chùm đạn ghém; quan huyện sử dụng cây súng tây,
bắn ra đạn chỉ có một viên. Trên đầu Ba Tống chỉ có một lỗ đạn, anh bảo
không phải là quan huyện bắn thì ai vào đấy? Nhưng vì sao quan huyện bắn chết Ba Tống? Ờ, tớ hiểu rồi, Ba Tống ăn cắp tiền của quan huyện, chắc
là thế. tiền của quan mà thích lấy thì lấy sao? Anh ăn cắp tiền của
quan, không bắn chết anh sao được? Đáng kiếp, đáng kiếp! Mi cậy cửa
quan, gặp tớ không thèm chào một tiếng. Mi còn nợ tớ năm xâu tiền, đến
nay vẫn chưa trả, ngươi không trả, tớ cũng chẳng dám đòi, giờ thì tớ
tiền mất, còn mi thì toi mạng. Vậy mạng sống quan trọng hay tiền quan
trọng? Tất nhiên là mạng sống quan trọng hơn. Mi cầm số tiền quịt của tớ mà đi chầu Diêm vương.

Đêm qua, sau tiếng súng, quan quân lập
tức ùa tới. Họ hối hả lôi Ba Tống ra khỏi ghênh. Đầu hắn thơm phức, máu
và dầu cùng rỏ giọt, chẳng khác bánh hồ lô chiên dầu. Mi-ao mi-ao! Quan
quân đặt hắn xuống đất, hắn chưa chết hẳn, hai chân vẫn co giật như con
gà bị cắt tiết. Quan quân giương mắt nhìn nhau, không biết nên làm gì.
Một đầu mục chạy tới, ấn bố tớ và tớ vào trong lều, rồi hướng về phía
viên đạn bắn tới, lẩy một phát đạn. Lần đầu tiên tớ nghe súng nổ ngay
bên tai, súng tây, mà lại là súng Đức, bắn xa mấy dặm, đạn xuyên thủng
tường. Quan quân bắt chước viên đầu mục, chĩa súng về phía viên đạn bắn
tới, mỗi người nã một phát. Bắn xong, đầu nòng có khói trắng, mùi thuốc
súng nồng nặc, chẳng khác thuốc pháo ngày Tết nguyên đán. Tiếp đó, viên
đầu mục quát: “Truy kích!”. Mi-ao mi-ao, quan quân hò la, nhằm hướng vừa bắn, xông lên. Tớ định chạy theo họ thì bị bố tớ nắm tay giữ lại. Tớ
nghĩ bụng, một lũ ngốc! Truy thì truy hướng nào? Chắc chắn quan huyện
cưỡi ngựa, trong lúc các người loay hoay lôi Ba Tống ra ngoài, ông ta đã thúc ngựa chạy về huyện. Ngựa quan là ngựa xích thố, toàn thân màu hồng không sợi tạp, khi chạy như một quả cầu lửa, càng chạy dáng càng to,
réo ù ù. Con ngựa của quan huyện vốn là của Quan công, ngày chạy ngàn
dặm, không ăn cỏ, đói ăn đất, khát uống gió – đấy là bố tớ bảo thế. Bố
tớ còn bảo, nên gọi ngựa là xích thố là ngựa ăn đất, ngựa uống gió. Ngựa mà ăn đất uống gió thì là tinh của loài ngựa. Khi nào tớ có một con
ngựa như thế, tớ nhường bố tớ cưỡi trước, bố không nỡ cưỡi thì tớ cưỡi.
Cái gì tốt thì nên nhường cho bố, tớ là đứa con có hiếu, có hiếu nhất
vùng Cao Mật, có hiếu nhất phủ Lai Châu, có hiếu nhất tỉnh Sơn Đông!
Mi-ao mi-ao mi-ao!

Quan quân truy kích một hồi, rồi lác đác trở lại. viên đầu mục bảo bố tớ:

– Già Triệu, để đảm bảo an toàn, Già không nên đi khỏi lều, đây là lệnh cu3a Viên đại nhân.

Bố tớ không trả lời, chỉ cười nhạt. Mấy chục quân quan vây chặt cái lều,
mi-ao mi-ao mi-ao, biến bọn tớ thành bửu bối. Viên đầu mục thổi tắt ngọn nến, bố trí hai bố con tớ ở chỗ không có ánh trăng rọi vào. Ông ta còn
hỏi bố tớ, cọc đàn hương ninh kỹ chưa, bố tớ bảo cơ bản được rồi. Viên
đầu mục lôi củi trong bầu lò ra, tưới nước cho tắt, mùi tro rất thơm. Tớ khịt mũi rất mạnh. Trong bóng tối, tớ nghe bố nói một mình hoặc có thể
là nói với tớ:

– Đây là ý trời! Hắn tế cọc đàn hương.

Bố, bố nói gì thế?

– Con ngủ đi, ngày mai làm việc lớn.

Bố, con đấm lưng cho bố?

– Khỏi.

Con gãi ngứa cho bố nhé?

– Ngủ đi – Bố hơi khó chịu, nói.

Mi-ao mi-ao.

– Ngủ đi!

Sau khi trời sáng, đám quan quân bố trí xung quanh lều rút đi, thay vào đó
là một tốp lính Đức. Chúng phân tán xung quanh bãi, mặt quay ra, đít
quay vào trong. Sau đó lại có một tốp quân quan, cũng phân tán xung
quanh bãi, nhưng khác bọn lính Đức ở chỗ, mặt quay vào đít quay ra. Sau
đó lại có sáu quân quan, sáu lính Đức, bốn đứng quanh lều, bốn đứng
quanh sân khấu, bốn đứng quanh Thăn Thiên đài. Bốn đứng quanh lều, hai
lính của Viên, hai lính Đức. Chúng đều ngoảnh ra, lưng quay vào trong.
Cả bốn như thi nhau đứng nghiêm, thẳng đuỗn.

Bàn tay lần tràng
hạt của bố dừng trong giây lát, một hòa thượng già đang nhập định, A di
đà Phật. A di đà Phật, vợ tớ thường xuyên nói vậy. Tớ dán mắt vào tay
bố. Mi-ao mi-ao, không phải bàn tay bình thường, đây là tay của triều
Đại Thanh, cánh tay của đất nước, là tay của Từ Hi lão Thái Hậu và Đức
Vạn tuế. Từ Hi lão Thái hậu và Đức Vạn tuế định giết ai thì giết bằng
tay bố tớ. Lão Thái hậu bảo bố tớ: Ta bảo tên giết người, giết hộ ta
người này! Bố tớ nói: Tuân lệnh! Tay của bố hay thật, để yên thì như con chim nhỏ, lúc cử động thì như đôi cánh. Mi-ao mi-ao. Tớ nhớ vợ có lần
bảo, tay bố nhỏ tới mức quáo đản. Nhìn tay, càng cảm thấy ông không phải người thường, nếu không quỉ thì là tiên. Đánh chết thì anh cũng không
tin đây là đôi tay đã giết hàng ngàn người! Đôi tay này chỉ thích hợp
với nghề đỡ đẻ. Ơû quê tớ người ta gọi bà đỡ là Già Lành. Già Lành! Chà
chà, tớ chợt hiểu vì sao ở kinh thành người ta gọi bố tớ là Già. Ông là
bà đỡ. Bà đỡ thường là nữ, bố tớ là na, là đàn ông. Đàn ông ư? Đúng, đàn ông. Tớ kỳ cọ cho bố khi tắm, từng thấy cái chim bé tí, xanh lét như
quả bầu chưa rụng rốn. Hì hì… cười cái gì? Quả bầu điếc! Hì hì… đồ ngốc! Đàn ông mà đỡ đẻ? Không sợ người ta cười cho sao? Đàn ông đỡ đẻ thì
trông thấy cái kẽ nứt ở đít phụ nữ, không sợ người ta vác gậy nện cho
một trận sao? Không hiểu, càng nghĩ càng không hiểu, thôi không nghĩ
nữa, ai rỗi hơi thì nghĩ.

Bố tớ chợt mở mắt nhìn xung quanh rồi
đeo tràng hạt lên cổ, đi đến trước ghênh. Tớ trông thấy trong ghênh có
bóng của tớ và cả bóng của bố tớ. Dầu trong ghênh còn sáng hơn gương,
soi rõ từng sợi lông trên mặt tớ. Bố cầm lên một cọc đàn hương, mặt dầu
nhăn lại, vỡ ra. Mặt bố tớ cũng biến dạng, dài như mặt dê. Tớ giật thót, bản tướng của bố là báo đen, bản tướng của tớ vốn là con sơn dương,
trên đầu có hai cái sứng. Mi-ao mi-ao, biết bản tướng của mình rồi đâm
nản. Bản tướng của bố là báo đen, bản tướng của quan huyện là hổ trắng,
bản tướng của vợ là rắn trắng, còn tớ thì lại là sơn dương râu dài. Sơn
dương thì là cái thá gì, tớ không là sơn dương. Bố đưa cọc đàn hương ra
chỗ có nắng, ngắm như ông thợ rèn ngắm thanh bảo kiếm vừa rèn xong. Dầu
trên cọc mảnh như tơ chảy trở lại trong ghênh, tạo thành lúm đồng tiền
trên mặt dầu. Bố thấy dầu đã chảy hết, liền rút miếng lụa trắng trong
bọc ra lau thanh cọc, dầu thấm rất nhanh vào khăn. Bố để khăn xuống mặt
lò, một tay cầm đốc, một tay cầm mũi, dùng sức uốn thanh cọc một cái.
Thanh cọc uốn cong rồi trở lại như cũ. Bố tỏ ra rất mãn nguyện, rất ít
khi bố vui vẻ như thế. Bố vui thì tớ như mở cờ trong bụng. Mi-ao mi-ao,
đàn hương hình hay thật, nó làm bố tớ vui! Mi-ao mi-ao.

Bố đem
hai cây cọc đàn hương vào trong lều, để trên chiếc bàn nhỏ, rồi quì
xuống cung kính lạy mấy lạy, làm như trên bàn có thần linh, người trần
mắt thịt không thể trông thấy. Lạy xong, bố trở lại ngồi trên ghế, che
tay ngang mày xem mặt trời. Mặt trời đã lên cao một con sào. Thường thì
vào giờ này, tớ đã bán hết thịt lợn, chuyển sang mổ chó. Sau khi ngó mặt trời, bố ra lệnh, mắt không nhìn tớ:

– Giết gà đi, con!

Mi-ao mi-ao mi-ao!

Lệnh bố ban ra, lòng tớ nở hoa! Mi-ao mi-ao. Sự chờ đợi đến nẫu ruột đã kết
thúc, giờ phút tưng bừng đã tới. Tớ chọn trong rổ dao lấy một lưỡi sáng
quắc đưa đến trước mặt bố. Bố gật đầu. Tớ đến bên con gà, nó sợ kêu cùng cục, ỉa một bãi cứt trắng. Thường thì vào giờ này, nó đứng gáy trên đầu tường, hôm nay bị xích chân vào cọc gỗ. Tớ một tay túm chặt cánh gà,
chân dậm lên chân gà. Bố đã dặn, hôm nay không giết gà lấy thịt, mà lấy
tiết. Tớ đặt cái bát màu đen dưới cổ gà để hứng tiết. Mình gà nóng rực,
đầu ngọ ngoạy liên tục. Mày không ngoan còn không ngoan nữa hay thôi,
chết đến nơi mà vẫn quậy phá, lợn khỏe hơn mày nhiều, chó dữ hơn mày
nhiều tao còn không sợ, chẳng lẽ tao sợ mày? Tớ vặt lông cổ, chỗ da bị
vặt lông co lại, tớ khứa một nhát. Thoạt đầu, vết khứa không có máu, tớ
hơi hoảng vì nghe bố nói: hôm thi hành án nếu cắt tiết gà không có máu
thì công việc sau đó chắc chắn không thuận. Tớ cứa lại một nhát, lần này thì tốt rồi, dòng máu màu đỏ tía vọt ra, y như thằng con trai đái lúc
ngủ dậy. Mi-ao mi-ao, gà trống trắng nhiều máu, chảy đầy một bát to, còn tràn ra ngoài. Xong. Tớ quẳng con gà mềm nhũn xuống đất, nói, cắt tiết
xong rồi.

Bố vẫy tớ, nét mặt cực kỳ vui vẻ, bảo tớ quì xuống.
Ông dầm cả hai bàn tay trong bát như để cho tay uống no tiết. Tớ nghĩ,
bàn tay bố có miệng, biết uống tiết. Bố cười hì hì nói:

– Nhắm mắt lại, con!

Bảo nhắm mắt thì tớ nhắm. Tớ là đứa con biết vâng lời. Tớ ôm đầu gối bố,
dập trán bồm bộp vào gối bố, buột miệng kêu: Mi-ao mi-ao mi-ao… bố bố
bố… Bố kẹp tớ giữa hai gối, bảo:

– Ngẩng mặt lên, con!

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN