Đào Một Hoàng Đế Làm Vợ - Chương 1
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
184


Đào Một Hoàng Đế Làm Vợ


Chương 1


*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Chuyển ngữ: Andrew Pastel

.

Cách ngoại ô thành phố Tây An khoảng 45km về phía Tây, có một thôn xóm nhỏ tên là Ninh Hóa, vị trí hẻo lánh, nên chẳng mấy ai để mắt đến. 

Đầu xuân năm 1999, nơi này còn chưa xây đường quốc lộ, nên chỉ vào được bằng những loại xe khách nhỏ. Hai nhà địa chất học Vương Kế và Trương Minh Trí ngồi xe con lắc lư vào thôn để tiến hành nghiên cứu địa chất. 

Trong thôn có vài ngọn núi trồng cây ăn quả. Đa số thu nhập chính của dân trong thôn là từ việc thu hoạch mua bán trái cây này. 

Thôn Ninh Hóa rất hiếm khi có người đến thăm. Đây là lần đầu có người lái ô tô vào thôn, mang theo rất nhiều những máy móc thiết bị lạ lẫm mà họ chưa từng thấy, nên cả người lớn và trẻ con ai cũng tò mò. 

Sau khi Vương Kế và Trương Minh Trí trao đổi với với bí thư chi bộ thôn về cuộc thăm dò địa chất lần này, cả hai mang theo thiết bị đo lường đến ngọn núi nhỏ bên cạnh suối nước của thôn.

Ngọn núi này có tên là núi Đắc Kim, Đắc nghĩa ‘có được’, Kim là vàng, đúng như cái tên, ngọn núi này là núi tạo ra của cải. Bí thư thôn bảo, đất ở đây rất tốt,  trồng cây nào cũng sai quả rất nhiều, nên mọi người mới đặt cho nó cái tên này. 

Đến khoảng lưng chừng núi, Vương Kế lấy vài dụng cụ đơn giản ra bát đầu đo lường. Có lẽ vì lần đầu tiên thấy, nên rất nhiều người lớn trẻ nhỏ tò mò đi theo xem thử. 

“Lớp Q4ml, màu nâu, vàng nâu, chủ yếu là đất sét, có pha đất bùn nhưng mật độ thấp, thời gian tích lũy dưới 5 năm, dày khoảng 1,2-1,5m ……”

“Lớp Q4al Màu xám, có pha lẫn đất vàng nâu….”

(mấy Q4ml Q4al là ghi chú độ sâu của lớp đất, 2 thông số này thì vẫn thuộc lớp đất bề mặt/bồi đắp (artificial fill))

Vương Kế đọc số liệu phân tích, còn Trương Minh Trí thì cặm cụi ghi chép. Do phân công rõ ràng, nên giải quyết công việc rất nhanh. Lúc cả hai đang chuẩn bị dò xem dưới tầng đất có mạch nước ngầm hay không, thì đột nhiên vang lên tiếng phụ nữ thét thất thanh.

Vương Kế và Trương Minh Trí theo phản xạ quay đầu về hướng phát ra âm thanh, thấy cách họ khoảng trăm mét hơn, một phụ nữ sợ đến mức ngồi bẹp xuống đất, bên cạnh cô là một người đàn ông cũng đang mặt mày tái mét. 

Nhưng cảnh tượng này không phải thứ hấp dẫn Vương Kế và Trương Minh Trí, mà ánh mắt họ bị hút chặt vào một ngọn lửa màu xanh đang bùng lên trong không khí. 

Khí tự nhiên!

(hay còn gọi là khí thiên nhiên, là hỗn hợp chất khí cháy được, bao gồm phần lớn hydrocarbon.)

Hai mắt Vương Kế và Trương Minh Trí sáng lên. 

Chẳng lẽ có khí tự nhiên dưới lòng đất ở đây!

Vương Kế nhanh chóng chạy đến bên cạnh đôi nam nữ kia, hỏi: “Xảy ra chuyện gì vậy?”

Người phụ nữ trước đây từng nghe các cụ trong thôn nói, lửa màu xanh là do ma quỷ ở âm phủ bất mãn với chuyện con người đang làm, nên đốt lên ngọn lửa xanh để cảnh cáo. Từ đó đến giờ cô chưa từng gặp cảnh tượng một ngọn lửa xanh đột nhiên bùng lên từ dưới đất cả, nhớ đến lời các cụ nói, hai chân cô bủn rủn không đứng lên nổi. 

(bên mình thì là ma trơi xD) 

Trương Minh Trí thấy người phụ nữ không thể nói nổi, đành xoay qua nhìn người đàn ông, “Chuyện là sao vậy?”

Người đàn ông giờ đã hoàn hồn, nghe hai người hỏi chuyện, nghĩ họ là chuyên gia, chắc là cũng biết được gì đó nên vội vàng trả lời: “À, là vầy. Hôm nay tôi với vợ lên núi chăm bón mấy cây đào, nào ngờ tôi hút thuốc xong, ném đầu lọc xuống đất thì tự nhiên lại phừng lên lửa xanh, hai anh xem thử, chỗ đất này….. phong thủy xấu quá phải không?” 

Vương Kế cười xùy, phẩy phẩy tay nói: “Đây có thể là khí tự nhiên thôi.” Sau đó cả hai báo cho bí thư thôn, nói: “Thư ký Điền, phiền ông sơ tán toàn bộ người dân ra xa khu vực núi Đắc Kim, chúng tôi đang nghi ngờ dưới đất có mỏ khí tự nhiên, sẽ khá nguy hiểm.” Xảy ra nổ mạnh hay hít phải cũng nguy hiểm…

Thôn dân vừa nghe có thể có nguy hiểm thì nhanh nhẹn dẫn trẻ em rời khỏi hết. Đến khi người dân đã sơ tán toàn bộ, Vương Kế và Trương Minh Trí mới lấy máy dò khí ra kiểm tra.

Sự háo hức khi tưởng rằng có khí tự nhiên nhanh chóng bay biến mất. Ngọn lửa nhỏ không buồn đợi họ kiểm tra đã vụt tắt, mà kiểm tra cũng ra kết quả, chỗ này không có khí tự nhiên. 

“Vậy chỉ có một khả năng.” Vương Kế hơi thất vọng lắc đầu, “Dưới đất chôn rất nhiều xác người.”

“Trước kia ở đây là nghĩa địa?” Trương Minh Trí cất máy dò, nói: “Nếu là nghĩa địa sao dân ở đây lại không biết? Có khi nào là mộ cổ hay không?”

“Lấy máy thăm dò rút mẫu đất về làm xét nghiệm thì biết thôi”

Máy thăm dò khoan xuống sâu 20m, rút ra một mẫu đất.

Nửa tháng sau, Vương Kế nhìn báo cáo xét nghiệm, không nén được nụ cười nói: “Chắc là ông già Lý Quốc Hiền sẽ mừng đến phát điên mất.”

“Chứ gì nữa, mộ cổ hơn một nghìn năm…”

Thế là từ đó, thôn Ninh Hóa bắt đầu trở nên náo nhiệt, sau hai năm đào xới khai quật, gần như san bằng núi Đắc Kim, khu mộ chôn sâu ngàn năm dưới lòng đất dần hiện ra dưới mắt mọi người. 

Gần một ngàn bộ hài cốt và quan tài được khai quật lên. Mùi hôi thối bốc lên gay cả mũi, mãi vẫn không bay đi hết, càng làm khu mộ trở nên ghê người, sởn tóc gáy hơn. 

Lý Quốc Hiền, giáo sư khảo cổ đại học X có thâm niên trong ngành nhìn hầm mộ kinh người này, thở dài: “Hố bồi táng (*), này chỉ là một trong số rất nhiều hố bồi táng khác ở đây!”  

Số lượng người tuẫn táng theo rất lớn, còn nhiều hơn cả Tần công Đại mộ (*). Chắc chắn ngôi mộ này phải là của một vị hoàng đế!

Nhưng không biết đây là hoàng đế nào.

(*) Tuẫn táng và bồi táng, là phong tục bắt người thân, người hầu, nô lệ và súc vật chết theo người chết. Tần Cảnh Công (?-537 TCN) là vua Tần đời thứ 14, tổ 18 đời của Tần Thủy Hoàng, giữ kỉ lục mộ có nhiều người tuẫn táng nhất: 186 người. 

Còn pi sà nhà mình thì chơi lớn =]]]] 

Công tác khảo cổ không phải xong trong một sớm một chiều, cũng không phải nhanh như thi công các tòa nhà cao tầng.

Mười hai năm, đô thị phát triển chóng mặt, các tòa nhà chọc trời mọc lên như nấm sau mưa, còn thôn Ninh Hóa giờ cũng đã thành khu khai quật khảo cổ lớn. Thôn dân cũng đã rời đi hết từ 5 năm trước. 

Đàm Trình đã theo chân giảng viên hướng dẫn của mình là Lý Quốc Hiền đến đây từ lúc còn là nghiên cứu sinh năm nhất, giờ cậu cũng đã là năm ba, tính ra đã được hai năm lăn lộn ở đây rồi. 

Lúc cậu đến thôn Ninh Hóa, mọi người đang bắt đầu khai quật tìm kiếm di cốt của chủ nhân ngôi mộ, nhưng qua hai năm, tiến độ khai quật chỉ mới có một nửa.

Đồ vật chôn theo quá nhiều, tất cả đều là kỳ trân dị bảo, những châu báu quý giá, họ không thể sơ ý lơ là. Nhưng xét theo góc nhìn của một nhà khảo cổ học, những thứ châu báu như thế này họ đã thấy quá nhiều, cái họ hứng thú đã không còn là những vật quý hay vũ khí, mà chính là thân phận của chủ nhân ngôi mộ…

Đúng vậy, gần 14 năm khai quật nhưng đến giờ danh tính chủ nhân ngôi mộ này vẫn là một câu hỏi còn đang bỏ ngỏ. 

Vị đế vương nào đã an nghỉ tại đây không những không có lời giải đáp, mà còn trở nên rối rắm hơn khi càng ngày càng khai quật thêm quá nhiều đồ vật và thông tin. 

Mà nhóm khảo cổ của Đàm Trình lại đang bị tạm ngừng vì sự cố phát sinh vào thứ sáu tuần trước. 

Đàn anh khóa trên Giang Ba của cậu, vừa tốt nghiệp năm ngoái đã tử vong, và vẫn không xác định được nguyên nhân cái chết.  

Tui xin lỗi mọi người trước bộ này tui sẽ nói nhảm hơi nhiều vì….sợ quá, nói cho bớt sợ. Cu géi yếu bóng vía lần đầu đọc/edit truyện linh dị thần quái…..

À thôi, bonus vài tấm hình khai quật mộ Tần công cho có không khí 

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN