Đất Rừng Phương Nam
Chương 13: Cái chết của Võ Tòng
– Có thể đi lần ra hướng
bờ sông được rồi đấy con ạ!
– Đi lối nào bây giờ,
tía?
– Lối nào cũng tới. Nước trong rừng bao giờ
cũng đổ ra sông. Cứ men theo bất cứ con lạch nào, theo hướng nước chảy của nó
thì đi tới sông thôi…
Tía con tôi dắt nhau lội theo những khe nước
chảy, đến gần hết một ngày hôm sau nữa mới thấy những rặng cây quen thuộc lờ mờ
hiện lên trong làn hơi nước, báo hiệu dòng sông êm ả của xứ rừng U Minh đang
trôi qua nơi đó. Chúng tôi giẫm chân lên những lớp tro dầy còn nong nóng, tìm
dò mãi mới đi tới chỗ cái lung còn nước, nơi tía nuôi tôi đã nhận chiếc xuồng
hôm nọ. Chung quanh tôi, đen hắc một màu cây cối đã cháy thành than.
Những con rùa, con cần đước bò qua trảng cỏ
trốn chạy không kịp, bị lửa đốt cháy còn trơ lại những cái mai như nồi đất úp
lổm ngổm trên tro tàn. Một khối than khổng lồ còn giữ nguyên hình gốc cây, đang
âm ỉ bốc khói bên cạnh chỗ chúng tôi giấu xuồng. Lục bình, rau mác dưới lung bị
lửa táp cháy rụi lớp lá bên trên, phần chìm dưới nước thì bị nước nóng luộc
chín cả. Xác cá, tôm, xác rắn trương phình trên mặt nước phủ đầy tàn tro, bốc
lên một mùi thối khắm nhức cả óc.
Tôi cởi truồng lội xuống lung, vớt lớp xác
lục bình cháy queo trong chiếc xuồng ngâm nước, vứt lên bờ rồi lắc xuồng tát
nước ra.
– May quá, nhờ phòng nắng nẻ be mà chiếc
xuồng của tía con mình khỏi cháy, tía nhỉ! – tôi lội mò dưới nước tìm nhặt đủ
cả: giầm, sào, ván sạp, không mất món nào.
Chúng tôi hì hục chống chiếc xuồng theo con
lạch cạn, đi lần ra hướng bờ sông. Từ ngoài rặng cây xa lắc chỗ bờ sông, vang
lên một tràng súng liên thanh pập… pập… và sau đó còn nghe rõ ràng tiếng
súng trường bắn loạn xạ một hồi lâu.
– Có thể giặc đã đổ bộ
vào xã mình rồi, con ạ? – tía nuôi tôi lo lắng.
– Làm sao bây giờ, tía?
– Về nhà xem ra sao, chứ
làm sao cái gì!
Chúng tôi lại lặng lẽ chống xuồng đi. Hai bên
bờ lạch xám ngoét một màu tro. Ngôi lều của chú Võ Tòng lấp dưới một lớp than
màu tro, nếu không có những khúc cây tràm xếp lên nhau làm bậc. thang còn chìm
ở mé nước thì tôi không thể nào nhận ra dấu vết của ngôi nhà cũ.
Xế chiều hôm đó, chúng tôi mới ra đến bờ
sông. Khu rừng bên tả ngạn vẫn còn đương xanh rờn, soi bóng những cây tràm bạc
thếch trên dòng nước lờ đờ. Tôi nhảy xuống sông tắm qua loa rồi trèo lên xuồng
mặc quần áo. Tía nuôi tôi không giục tôi một tiếng nào cả, cũng không lấy thuốc
lá ra hút. ông ngồi êm ru, mắt đăm đăm nhìn xuống dòng nước. Phút yên lặng trầm
mặc bất ngờ của ông lây sang tôi tức khắc. Mấy hôm nay, nóng lòng sốt ruột bao
nhiêu thì bây giờ khi sắp về đến nhà, tôi lại như muốn kéo dài thời gian ra,
như muốn đi chậm lại bấy nhiêu. Không biết có phải đó là bản năng hèn yếu của
con người, trong phút giây nào đó bỗng bất ngờ nổi lên, khiến mình trù trừ, như
sợ phải sớm chứng kiến quang cảnh đau lòng có thể xảy cho những nguội thân yêu
nhất của mình chăng.
Một lúc sau, không ai bảo ai, tía con chúng
tôi mỗi người cầm lấy cây giầm của mình bơi đưa chiếc xuồng qua sông. Mặt sông
vắng ngắt. Dòng sông như thẫm lại và rộng thêm ra. Một thứ không khí lặng lẽ
chết chóc, rờn rợn trùm lên mặt nước.
Đã trông thấy một đám người láo nháo bên kia
bờ sông, dưới ánh mặt trời tà. Chúng tôi quạt mạnh tay giầm, đưa xuồng rẽ nước
lao nhanh về hướng ấy. Từ bờ phía đó, một chiếc tam bản hai chèo đang chèo ra,
ngược lên dòng nước; khi nhận ra chúng tôi, người đàn ông đứng sau lái bèn vung
tay la lên..
– Bác Hai đó hả? Bác ơi,
giặc bắn chết Võ Tòng rồi. Vừa đem được xác về lúc nãy…
Tía nuôi tôi kêu “Trời” một tiếng. ông
đứng nhổm lên lái xuồng hỏi bằng giọng run run:
– Vậy chú có gặp… bà nhà tôi và tháng Cò ở
đâu không?
– Bình yên. Bình yên cả. Tôi vừa gặp bác gái
ban trưa đây. Tội nghiệp, bác khóc sưng cả mắt. Cứ lo trận cháy rừng…
Tía nuôi tôi thở phào một tiếng. Bấy giờ, tôi
mới khua giầm hời to:
– Giặc ở trên tàu bay bắn
xuống hở chú?
Người đàn ông đang chèo chiếc tam bản trố mắt
nhìn qua xuồng chúng tôi một lúc rồi mới nói:
– Không hay biết gì cả à? Giặc vào đóng bốt
tại Cây Dừa rồi.
– Chú đi đâu đó? Tía nuôi tôi hỏi..
– Đi nhắc hàng (mua quan tài) cho Võ Tòng
đây. Bác lên vuốt mắt ông ấy thử coi… Tội nghiệp, chết rồi mà cặp mắt vẫn
không chịu nhắm lại… Lát nữa, tôi sẽ quay về ngay thôi.
– Nhanh tay lên, con? Tía nuôi tôi giục.
Tôi có cảm giác như tự chiếc xuồng đang lao
nhanh vào bờ, chứ không phải do mình đang dốc lực bơi đi. Tôi chưa kịp buộc
xuồng vào một gốc cây thì tía nuôi tôi đã nhảy phóc lên, chạy đến chỗ đám người
xúm xít đứng vòng quanh trên một bãi cỏ.
Khi tôi lên tới nơi, lách qua mấy ngươi đứng
bên ngoài, chen được vào trong thì thấy tía nuôi tôi đang quỳ xuống bên cái
thây đắp bằng mấy tàu lá chuối, hai bàn chân người chết ló ra ngoài mé lá; vết
bùn đóng trên mấy đầu ngón chân hãy còn ướt. Lão Ba Ngù mặt đăm chiêu, đứng
phía sau đầu người chết có cắm mấy nén hương cháy. Thấy tôi, lão hất hàm một
cái, dường như ra ý hỏi mày cũng ở đây à? rồi lão lại đứng lặng yên trở về cái
dáng thiểu não và bộ mặt rầu rĩ ít thấy có ở lão xưa nay. Tía nuôi tôi run run
đưa bàn tay to lớn đẫm đầy mồ hôi ra cầm một tàu lá chuối nhấc lên. Đôi mắt chú
Võ Tòng vẫn mở trừng trừng như lúc còn sống, ngồi bên nồi thuốc ở giữa lều một
đêm khuya. Bộ ngực to lớn bị đạn bắn thủng năm sáu lỗ, máu đọng đen sì trên
những vết thương càng làm nổi bật lên bảy chữ: “Ninh thọ tử, bất ninh thọ
nhục” bằng quốc ngữ xâm một cách nắn nót theo lối cổ tự, giữa hình một quả
tim có con rồng cuộn khúc bao quanh. Con người bị áp bức ấy, lúc sống đã ưỡn ngực
mình ra cho anh em bạn tù cùng khổ thích vào da thịt những chữ xanh để nêu lên
một phương châm sống: “Thà chịu chết quyết không chịu nhục giờ đây đã nằm xuôi
tay trên bãi cỏ, nhưng đôi mắt hãy còn chưa chịu khép lại”
Tía nuôi tôi nhìn vào mặt cái xác, khấn to,
như gọi hồn người chết về chứng chiếu lời mình.
– Võ Tòng ơi? Vong hồn chú sống khôn thác
thiêng cho tôi vuốt mắt chú nhắm lại đi. Đừng để bà con thấy thêm đau lòng…
Bàn tay tía nuôi tôi từ
từ đặt lên đôi mắt dại đờ.
Chung quanh im phăng phắc. Tía nuôi tôi để
yên bàn tay như vậy khá lâu, và khi ông từ từ vuốt mí mắt xuống thì đôi mắt của
người chết vừa rồi mở trừng trừng quả nhiên đã khép lại.
Mọi người ồ lên một tiếng và bấy giờ tiếng
thì thào mới bắt đầu nổi lên. Tôi ngạc nhiên quá đỗi. Không hiểu sao những lời
khấn vừa rồi lại có thể “ứng nghiệm”, lạ lùng như vậy được.
Lão Ba Ngù đưa tay quệt một giọt nước mắt,
cúi xuống đắp tàu lá chuối lên mặt cái xác. Theo lời những người chung quanh
thì lão là người độc nhất chứng kiến cái chết anh dũng của Võ Tòng. Sau khi
chiếc ca nô địch chạy qua, còn chưa khuất lái, lão đã lặn ngay xuống sông vớt
xác Võ Tòng lên, và mặc cho máu me còn đầm đìa rỏ xuống uớt cả người, lão cứ
thế vác đi một quãng mới gặp xuồng gọi chở về đây. Còn như sự thể đã diễn ra
như thế nào thì không nghe ai nói. Dường như mọi người đều biết cả rồi. Chỉ còn
tía con chúng tôi mới đến là còn chưa rõ.
Người đàn ông chèo chiếc tam bản trên sông
lúc nãy đã quay về, chở theo một cái “hòm”. Trên tam bản còn thấy có
ông chủ nhiệm thôn bộ Việt Minh vai đeo khẩu súng hai nòng, và một anh thanh
niên mặc quần đùi, cởi trần, dáng chừng là người theo phụ giúp việc khiêng vác.
Huyệt mả đã đào xong gần ngay đất. Cuộc nhập
quan cũng hết sức giản đơn và nhanh chóng. Người ta đặt xác vào quan tài, và
mọi người chung quanh đứng cúi đầu vĩnh biệt người anh hùng của xã lần cuối,
trước khi đóng nắp áo quan. Không một tiếng khóc. Không một bài điếu văn nhỏ,
hoặc một người nào đó đứng ra nói mấy lời về cái chết anh dũng cua người còn
nằm đây. Đó là điều làm cho tôi xốn xang, bứt rứt không chịu nổi. Trên những
gương mặt sạm đen dãi dầu nắng gió của họ, tôi không tìm ra một nét nào là biểu
hiện của bi thương. Cho dù là dáng vẻ bề ngoài, một sự bi lụy thông thường bao
giờ mà chả cần có ở một đám đưa ma? Trên những gương mặt bất động dường như
chạm bằng đá kia, chỉ có những cặp mắt là chói ngời, khiến tôi không dám nhìn
thẳng vào mắt họ.
Khi quan tài đặt xuống, ông chủ nhiệm thôn bộ
Việt Minh là người ném hòn đất xuống đầu tiên, rồi bước ra ngoài nhường chỗ cho
người khác. Mỗi người cầm một hòn đất bước đến bỏ vào huyệt mả. Trong lúc ai
nấy đang loay hoay lo lấp huyệt, bỗng nghe đoành… đoàng… hai tiếng nổ bên
tai. Ông chủ nhiệm thôn bộ Việt Minh đã bất thần bắn lên hai phát súng chào
không dự định trước. Một tay ông cầm khẩu ca-líp đui hai nòng bốc khói xanh,
một tay giơ lên trước huyệt, bộ ria đen nhánh rung rung:
– Chú Võ Tòng! Đồng bào sẽ trả thù cho chú.
Tất cả những cánh tay nhớp nháp bùn đất của
người đứng chung quanh huyệt mả cùng giơ tay thẳng lên trời. Họ gào lên như
tiếng súng vừa nổ bất thình lình: “Trả thù! “. Hồi âm từ trong rừng
xanh vọng lại hai tiếng “Trả thù?” âm vang trên mặt sông chiều đỏ rực
một màu máu.
Bầu không khí nhiễm đặc mùi thơm nồng của
khói thuốc súng như rung lên, và sự im lặng lại trở về xâm chiếm đầu óc tôi,
một chú học sinh bé nhỏ sống ở thành phố, chưa từng bao giờ trông thấy một cuộc
tống táng tràn đầy phẫn nộ như vậy.
Những người còn nấn ná sau cùng bên ngôi mộ
mới đắp xong là lão Ba Ngù, tía nuôi tôi và tôi. Khi thấy lão nhận lời mời
“về ở chơi vài bữa”, của tía nuôi tôi mà không một lời từ chối, tôi lập
tức thấy cái tính không khách sáo của lão thật là đáng yêu biết chừng nào.
Vào khoảng hơn bẩy giờ tối hôm ấy thì chúng
tôi về đến nhà. Tôi không chú ý đến sự mừng rỡ của má nuôi tôi và thằng Cò. Cả
những câu hỏi đầy âu yếm và lo lắng của bà, tôi cũng chỉ nghe có một bên tai và
trả lời qua loa cho xong về trận cháy rừng. Tôi đang nóng lòng sốt ruột, muốn
nghe lão Ba Ngù kể lại cái chết của “người đàn ông” cô độc giữa rừng mà
lão là người độc nhất được chứng kiến. Thế mà lão lại ngồi uống trà nhâm nhi
với tía nuôi tôi và nói những chuyện con cà con kê gì ở đâu đâu. Sự hy sinh anh
dũng của chú Võ Tòng có làm cho má nuôi tôi buồn thương giây lát, nhưng dầu sao
cái việc chồng con vừa thoát chết trong trận cháy rừng về tới nhà, và sự có mặt
của một ông khách vốn là chỗ có đôi chút quen biết trước với chồng mình – mà
tất cả đều chưa ăn uống gì – khiến bà bấn lên trong việc lo cơm nước đãi khách
một cách vui vẻ.
Nghe má nuôi tôi bảo thằng Cod bơi xuồng sang
xóm bên mua thêm rượu, và tiếng vịt bị cắt tiết kêu cạp… cạp sau bếp, tôi
càng yên trí ngồi hóng chuyện bên tía nuôi tôi. Tôi giành cho mình cái quyền
được nghỉ ngơi sau mấy ngày vất cả, và tự thấy mình như một người con trai lớn
có thể đường hoàng cùng ông bố ngồi tiếp chuyện với khách vậy.
– Chúng nó bắt được tôi trong lúc tôi có hơi
quá chén, anh Hai ạ – lão Ba Ngù e hèm mấy tiếng, cười cười nhìn bố nuôi tôi.
Có bao giờ lão nhận là lão say đâu – chẳng là tôi đưa vợ con tản đến ở nhờ nhà
một người bà con ở Kim Quy Đá Bạc, vừa quá giang xuồng về đến xã này thì gặp
giặc đổ bộ vào. Cái thằng chủ xuồng chết tiệt, nó mới cùng uống rượu với mình,
thế mà lúc nguy biến, nó đạp xuồng nhảy lên bờ chạy tháo mạng, bỏ mình nằm trơ
như con lợn quay cho giặc xách đi mới nhục chứ! Chúng nó dắt tôi về tới một
ngôi miếu khá lớn…
– Ngôi miếu chỗ cây dừa, gần ngã ba sông –
tía nuôi tôi gật gù vừa như hỏi lại vừa như kết thúc cho xong câu ngắc ngứ của
ông khách lề mề.
– Phải rồi. Đúng là chỗ đó! Chà chà, nó đã
bắt nhiều người ở đó rồi. Đang đắp phòng tuyến đóng bốt mà!
Chúng nó vứt cho tôi một cái xẻng rồi ra lệnh
cho tôi đào đất. Có một thằng mặt gà mái, khom lưng xúc đất, bảo khẽ tôi:
– Làm cẩn thận nghe ông
nội! Nó vừa mới đánh mấy người suýt chết đó.
Lúc bấy giờ, tôi có say đâu? Nhưng không biết
tay chân xều xạo cầm xẻng gục tới gục lui thế nào, mà một thằng Việt gian cầm
roi gân bò vẫy vẫy tôi lại “Chà. Mày muốn thử tấm da bò trên lưng lão à?
Thôi thôi. Cái trò này đối với lão chẳng ra mùi đâu” Tôi nghĩ như vậy và
sẵn sàng chịu cho nó quật một trận. Thằng Việt gian lùn tịt ngóc lên nhìn bộ
mặt vênh váo của tôi, nó hỏi:
– Ở xã nào?
– Ở đâu, còn ở đâu nữa… ở ngay đây thôi? –
tôi đáp liều mạng như vậy.
– Tưởng nó nện tôi rồi chứ. Nhưng mà không.
Không những không động đến cái lông chân của tôi, mà nó còn toét mồm ra cười,
móc thuốc lá cho tôi hút. Lại đánh diêm cho tôi châm lửa cẩn thận!
– Số của ông tới rồi. Biết chưa? – nó nói như
quát, bộ nó tưởng tôi điếc hay sao ấy?
À hóa ra nó còn đùa chơi, nó còn cho mình một
điếu thuốc trước khi đem bắn mình đây. Nói có hai bên vai làm chứng, thật tình
thì tôi có hơi ớn xương sống, rùng mình một cái, nhưng tôi không sợ nó.
“Bắn lão à? Được. Cứ hút cho hết đã. Thong thả đã, vội gì. Trước khi người
ta vĩnh biệt cõi đời để không bao giờ trở lại gặp mặt vợ con bạn bè nữa, thì
việc gì mà phải vội! ” Tôi nghĩ như vậy thằng Việt gian đứng chéo chân,
mặt như hai ngón tay chéo, nheo mắt nhìn tôi hút hết điếu thuốc một cách kiên
nhẫn, đầy soi mói. Cái lưng gù gù
cua nó càng khom tới thực giống như con mèo rình chuột. Không biết nó phục tôi
hay rủa tôi.
–
A-lê? Đi. – nó quát.
Chắc
mèm nó bắn mình rồi? Tôi sắp sẵn mấy câu khẩu hiệu hô trước khi chết cho đúng
tư thế một người chiến sĩ. Ha… ha… mỗi thước đất là một chiến hào, mỗi
người dân là một chiến sĩ mà! Chắc nó đem bắn mình ở ngoài mé sông kia. Hóa ra
nó dắt tôi vào miếu, đến chỗ thằng Tây đang ngồi uống rượu trên một cái bàn thờ
mới chớp đâu về Thằng việt gian xì xồ nói gì một lúc với thằng Tây. Rồi thằng
Tây thân hành rót một cốc rượu đưa tận tay tôi, ra hiệu bảo tôi uống. Mẹ kiếp,
rượu gì mà nhạt thếch.
–
Số ông đưa tới chỗ có bạc xài. Lại có rượu uống thả của rồi đấy, ông nội ạ. – Thằng
Việt gian đập đập khẽ cái roi vào lưng tôi, nói giọng mơn trớn.
Rồi
chúng nó dỗ tôi làm chỉ điểm! Mả cha nó, hồi nãy nghĩ nó sắp đem bắn mình, tôi
không chút nao núng. Sao giờ nghe chúng nó nói thế, tôi lại phát nổi gai ốc đầy
mình? Tôi tỉnh lại ngay tức khắc. Trời ơi, bây giờ tôi mới biết những thằng
rượu chè be bét, những thằng trác táng trụy lạc, giặc coi như là dân “bồ
bịch, của nó đấy! Thằng Việt gian trải một tấm bản đồ ra bàn, hỏi tôi: đây là
con kênh gì gì, con rạch gì gì, xóm này là nhà ai, nhà ai… Cha chả, mình đã
lỡ nói mình là dân xã này, mà bảo không biết thì nó đánh tan xác. Tôi cứ gật
bừa chứ nào có biết trời trăng gì đâu? Nó đưa cho tôi một cái giấy xanh xanh,
bảo tôi quấn lại như đẩu đũa nhét vào lưng quần, hễ có bị Tây nào khác bắt thì
cứ móc đưa ra. Bảo gì tôi cũng gật. Nó rót thêm cho tôi cốc rượu nữa, và nhét
vào túi tôi một trăm đồng bạc, dặn rằng “Hễ thấy có Việt Minh, có du kích
ở đâu thì lập tức về báo ngay cho quan lớn biết. Sẽ hậu thưởng. Nhớ chưa?”
Tôi gật gật… Ra khỏi miếu chừng trăm thước, tôi vạch quần đái một bãi rồi
chuồn một mạch không quay mặt lại. Chỉ sợ nó theo gọi lại chụp hình thì sớm về
chầu ông vải. Tôi móc cái giấy xanh xanh ra cầm tay, định hễ gặp người nào đằng
mình thì lập tức trình ra. Lội hết xóm này qua xóm khác mà chẳng gặp ma nào.
Tôi cầm cái giấy trên tay như cầm cục lửa. Những muốn xé nát, vứt đi rủi bị
thanh niên tự vệ bắt trước khi mình đưa ra cho họ, thì chết oan hơn một ngàn bà
thị Kính?
Trời
xui đất khiến, may sao lại gặp đúng ông chủ nhiệm thôn bộ cùng đi với Võ Tòng,
Võ Tòng tôi cũng quen, còn ông chủ nhiệm thì hồi đưa ông Huỳnh Tấn xuống Thới
Bình, tôi cũng có gặp ổng. Tôi bèn chìa cái giấy ra và kể hết mọi nỗi cho họ
nghe, lại đưa cả một trăm đồng bạc ra cho ông chủ nhiệm bỏ vào qũy ủng hộ kháng
chiến. Ông chủ nhiệm có khen tôi là mưu trí, trung thành, nhưng cũng chê tôi
là… như vậy coi không được. Nhưng bây giờ sự tình đã lỡ rồi, ông bảo tôi cứ
giữ cái giấy xanh xanh ấy, cứ ra vô bốt như thường, có tin tức gì thì báo cho anh
em biết. Tôi nói “Lạy ông! Ông có bắn thì bắn, chứ tôi không trở vô đó nữa
đâu. Dứt khoát là không trở vô. Còn Võ Tòng thì chỉ nghe, chứ không nói năng
gì. Nhưng tôi sợ chú ấy hơn ông chủ nhiệm thôn bộ mới lạ chứ. Chà, mấy cái chữ
“Ninh thọ tử, bất ninh thọ nhục” xâm trên ngực chú, cứ như là chửi
cha tôi không bằng! được cái ông chủ nhiệm không rầy lâu. Nói sơ chút vậy đủ
hiểu thì thôi. Đánh úp vào miếu thì mình không đánh nổi. Lính đằng mình rút
xuống Năm Căn từ tám hoánh nào rồi…
Chúng
nó như một luồng dịch, bây giờ mình sức yếu phải tạm thời lánh ra, rồi sau sẽ
bọc sau lưng chơi du kích với chúng nó… Đó, đại khái ba người chúng tôi bàn
nhau như vậy. Theo ý ông chủ nhiệm thì nên rình mấy thằng lính đi đốn cây mà
bắn tỉa, chớp súng trước. Có súng mới làm ăn được. Nghe có lý lắm, còn theo ý
Võ Tòng thì phải khử cái thằng việt gian đã thuộc rành đường đất xứ rừng này
trước. Giết thằng đó, thì bọn giặc co lại trong đồn thôi. Nghe cũng có lý lắm.
Hai người cứ cãi nhau. Sau cùng, ông chủ nhiệm bảo tôi biểu quyết. Tôi hỏi, “biểu
quyết là cái gì?” ông nói: “Theo ý kiến ai thì giơ tay lên. Bên nào
đông thì làm theo ý kiến đó?” Hai ông đều giơ tay của mình lên. Bây giờ
tới phiên tôi. Hễ tôi đi theo ai thì người đó thắng. Chà, chưa bao giờ tôi thấy
mình quan trọng và oai như vậy. Nhưng mình theo người này thì mất mặt người
kia, thật khó quá? tôi bèn giơ cả hai tay lên, mỗi tay ngả về một phía. Ông chủ
nhiệm lăn bò ra cười. Tôi cũng cười. Chỉ có chú Võ Tòng là không cười.
Ba
người chúng tôi dắt nhau đi phục kích ở bờ sông. Phơi nắng suốt hai ngày mà
không thấy thằng lính nào mò tới. Ca-nô nó cứ chạy phình… phình.. ở khúc sông
trên kia ngã ba. Có lẽ vì chúng tôi phục kích chỗ xa quá…. Ngày hôm sau nữa,
ông chủ nhiệm bận đi mượn thêm tay súng của xã bên, chỉ còn có tôi và Võ
Tòng…
Lão
Ba Ngù kể tới đây bèn dừng lại, quấn thuốc lá châm vào kéo mấy hơi dài. Lão cúi
mặt xuống một lúc; khi lão ngẩng lên, hai giọt nước mắt long lanh hai bên khóe
mắt từ từ chảy dài xuống má, đọng lại ở chòm ria. Lão cũng không đưa tay lên
chùi. Lão lại tiếp tục kể, giọng hơi thấp xuống:
–
Võ Tòng dắt tôi lội rừng, lên chặn đầu ca-nô ở khúc sông trên ngã ba. Chỗ khúc
sông ngoắt có cây ngừa giẽ nhánh ra sông đấy
–
Nơi đó trống trải quá – tía nuôi tôi thở dài.
–
Ờ hai bên bờ sông không có lùm bụi cây cối gì…
Nhưng
Võ Tòng cương quyết “phục” chỗ đó. Chú bảo tôi là thế nào cũng làm ăn
được. Bọn giặc sẽ không ngờ. Chú mang nỏ, trèo lên ngồi trên nhánh gì ra gie ra
sông, núp trong mấy đám tầm gởi. Tôi thì nằm trong bờ, vạch cỏ chui xuống như
con rùa, chỉ ló đầu lên quan sát thôi. Quá trưa mà không thấy ca nô nó chạy
qua. Hai hôm trước nó đều ra buổi sáng. Tôi đã toan gọi Võ Trang về thì chợt
nghe tiếng ca-nô nổ máy phình phình. Chưa tàn nửa điếu thuốc, nó đã tới. Mà
không phải từ đằng miếu tới. Đêm qua nó đi đâu. bây giờ mới trở về đây? Võ Tòng
lập tức xoay người lại tôi. Chỉ thấy rung rung một cọng lá, và ở đầu cọng lá ló
ra một mũi tên tẩm thuốc độc đen sì.
Tôi
đã trông rõ từng thằng trên ca-nô. Một tiểu đội cả thảy. Tám thằng giặc, ba
thằng ngụy. Chúng nó đều cởi trần, da phơi nắng đỏ như cua luộc, thằng nào cũng
đội một cái nón vải rộng vành màu cứt ngựa. Thằng Việt gian lùn tịt ngồi ở mũi
ca-nô, mũ vải bò tụt xuống cái lưng gù gù trong thật đáng ghét. Tôi kêu vừa đủ
cho chú nghe:
– Cái thằng lùn đầu trần đấy! Nó đấy?
– Ừ!
Chú
chỉ nói, có một tiếng. Thằng ngụy thủ cây trung liên đầu bạc ghé nòng súng lên
đùi, ngồi chỗ be móc thuốc ra đốt hút. Đúng là ở chỗ này trống trải, nó không
đề phòng vả lại cũng sắp về tới đồn chúng nó rồi mà. chiếc ca-nô ào ào rẽ nước
tiến đến. Tôi chớp mắt mấy cái. Không thấy một cọng lá rung mà mũi tên bay từ
lúc nào đã cắm đúng giữa cổ họng thằng Việt gian nghe cái phực.
Nó
ngã ngửa vào khoang. Mũi tên thứ hai bắn cắm vào vai một thằng Pháp râu xồm.
Thằng giặc già từ từ nhổ mũi tên ra, ném xuống sông cười hô hố. Nó đưa bàn tay lông
lá lên lau dòng máu ròng ròng chảy xuống bên vai chưa lau sạch, đầu nó đã quay
quay chúi chúc xuống như con bò bị búa tạ đập vào giữa sọ. Kể nghe thì lâu, chứ
sự việc diễn ra nhanh như chớp, anh Hai ạ? Ca-nô vẫn chạy. Đã chạy qua khỏi cây
ngừa rồi. Bấy giờ, chúng mới bắn loạn xạ vào hai bên bờ. Đạn véo véo bay qua
đầu tôi, còn Võ Tòng thì vẫn ngồi ngang nhiên trên cành cây vô sự.
Tôi
chờ cho nó chạy xa một quãng thì đứng lên gọi Võ Tòng về. Ai ngờ đâu còn một
chiếc nữa đã phình… phình… ló mũi ra chỗ khúc sông ngoài. Một thằng Tây đội
kê-pi vàng rực vai đeo ga-lông (cầu vai có quân hiệu) chớp chớp ánh kim tuyến,
ngồi bên cạnh con đàn bà mặc quần áo nhà binh đang đưa ống nhòm ngắm tới trước.
Thằng này ít ra cũng là quan hai. Mấy hôm trước không thấy có mặt nó trong đám
này?
Chòm
tầm gửi rung rung trên nhánh cây ngừa, rồi trở lại im lìm không động đậy. Tôi
hồi hộp quá. Cách chừng ba tầm tên nữa thì ca nô nó lọt vào vòng phục kích của chúng
tôi. Bỗng con mụ đàn bà buông ống nhòm tụt xuống ngực, trỏ vào chòm tầm gởi nói
xì xồ gì đó. Thằng Tây đội kê-pi vớ khẩu tiểu liên trên tay một thằng lính ngồi
dưới khoang, đưa lên ngắm. Chòm tầm gởi đu đưa mấy cái. Trời đất qủy thần ơi,
Võ Tòng từ từ ló lên giương cánh nỏ. Tôi muốn thét lên mà lưỡi cứ líu lại. Bắn
ngay nó một phát tên, rồi nhào xuống sông lặn tuốt có phải êm không lại không
bắn, còn chờ gì nữa hỡi trời! Thằng sĩ quan Pháp vẫn chưa nổ súng. Chiếc ca nô
đã tới gần lắm rồi. Con mụ đàn bà bỗng quát lên một tiếng, vỗ tay vào lưng
thằng Pháp. Lập tức, tôi thấy cánh tay phải của thằng giặc rung rung. Tai tôi
không còn nghe tiếng súng nó bắn ra nữa, chỉ thấy làn khói trắng như sợi chỉ
phụt phụt ra từ họng súng tiểu liên. Chú Võ Tòng từ trên cành cây rơi xuống
nước. Rõ ràng là thằng giặc thoát chết vì khoảng cách giữa nó và chú Võ Tòng còn
ngoài một tầm tên. Nó đã xuống tay trước chú. Bấy giờ tôi không còn biết sợ hãi
là gì nữa, cứ nhô đầu lên coi chú Võ Tòng có mệnh hệ gì không. Chiếc ca nô chạy
qua xóa những vệt máu mà tôi chắc rằng phải đỏ cả mặt nước kia… Anh Hai ơi
anh có biết con mụ đàn bà ấy là ai không? Nó là con vợ thằng Tư Mắm ngày trước
vẫn thường lui tới bán dừa khô bí rợ trên chợ Chắc Băng đấy!
Bàn
tay lão Ba Ngù đấm xuống mặt bàn một cái rầm, cốc chén nảy bật lên. Ngọn đèn
chao qua chao lại, khiến tôi có cảm giác như bốn bức vách nhà lung lay vì một
sức chấn động dữ dội.
Tôi
đưa tay chụp cái đèn, giữ cho nó khỏi đổ. Bàn tay tôi chạm vào cái thông phong
rát bỏng. Tôi bỗng nhớ tới bàn tay ngón búp măng của con mụ đàn bà đẹp một cách
dễ sợ đã dúi vào tay tôi tờ giấy bạc năm hào nơi. quán dì Tư Béo mà tôi đã từ
chối không nhận. Chính bàn tay con mụ gián điệp ấy đập vỗ vào lưng tên giặc
Pháp, xuống lệnh khai hỏa giết chết chú Võ Tòng.
Tía
nuôi tôi ngồi lặng đi một lúc lâu. Cơm canh đã dọn ra bàn rồi mà ông vẫn ngồi
yên như một khúc gỗ. Dáng như trong đôi mắt ông đăm đăm nhìn sững vào ngọn đèn,
đang hiện lên quá khứ xa xăm của người bạn cùng khổ, giữa nơi cuối đất cùng
trời này.
Khi
nghe má nuôi tôi giục ông mời khách ăn cơm, ông mới thong thả đứng dậy. Ông
bước đến bên bức vách rút ra ba mũi tên trong chiếc ống nứa ra, để nằm ngang ở
trên đĩa, đặt lên bàn thờ. Rồi ông rót một chén rượu đặt bên cạnh ở ba mũi tên
thề, và thắp nguyên cả một bao hương cắm vào bát tro.
Tuyệt
nhiên không hề thấy có một nét biến đổi trên sắc mặt ông. Cả một hơi thở mạnh
cũng không nghe thấy…
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!