Diễm Chi - Chương 16
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
233


Diễm Chi


Chương 16


Tôi không biết giữa bố và mẹ đã xảy ra chuyện gì, chỉ thấy mãi tối muộn bố mới về. Một lát sau mẹ cũng xuất hiện, bên má trái của mẹ hình như hơi sưng và đỏ. Mẹ dựng vội cái xe ngoài sân rồi hăm hở đi vào trong nhà, chẳng chào hỏi ai mẹ kéo tay tôi quát:

– Chi, ai cho phép con về đây, con đã xin phép mẹ chưa mà dám đi hả, mẹ nói con thế nào, con không nghe lời mẹ đúng không.

– Tại con… con đau bụng quá.. bố đưa con đi khám..

– Mày không phải lý do, đừng có lôi thằng bố mày ra đây mà hù tao. Riết rồi thằng bố mày nó làm hư mày, rồi sớm muộn gì cũng thành mất dậy thôi. Đi về.

Bà thấy tôi đang đau mà mẹ cứ kéo tay bắt về bằng được thì khó chịu lên tiếng:

– Chị có thấy con bé nó đang đau không mà kéo nó như thế, chị làm mẹ cái kiểu gì thế hả. Đã bỏ bê con cái, bây giờ nó đau ốm không hỏi thăm 1 câu, tới nơi là liên mồm chửi bới hành hạ nó.

– Đau thì về nhà mà nghỉ ngơi, nằm ở đây rồi người ta tiêm nhiễm vào đầu nó những thứ mất dậy.

– Chị ăn nói cho cẩn thận, người ta là ai, ai tiêm nhiễm cái gì vào đầu con bé hả. Chị nhìn đi, chị có thấy con bé đau tái cả mặt đi không mà bắt nó về. Nó làm sao mà ngồi xe máy được, chị định hành hạ nó đến chết hay sao hả.

Mẹ buông tay tôi tức tôi nói:

– Chết cái gì, nó làm trò để đòi nghỉ học chứ bị cái gì mà chết được.

– Chị nói nghe hay thật, nó làm trò mà bác sĩ khám ra bệnh hay sao. Hay chị chưa thấy bệnh án của nó nên chị chưa tin.

– Nói tóm lại là nó bây giờ ở với mẹ, đi đâu làm gì cũng phải hỏi qua ý kiến mẹ nó nếu không thì cũng xem như bắt cóc nó.

Lúc này bố mới từ ngoài vườn chạy vào, từ ngày bố mẹ ly hôn bố luôn có thói quen mỗi khi tức giận cái gì là ra ngoài vườn ngồi. Chờ đến khi nguôi giận mới vào nhà, có lần tôi hỏi lý do thì bố nói làm thế để tránh trong lúc tức giận lại làm tổn thương người thân. Trước kia bố không biết kiềm chế cơn giận nên mới khiến chị em tôi mỗi đứa một nơi. Bây giờ dù muộn nhưng bố vẫn muốn tự thay đổi bản thân.

Lần này có lẽ bố nghe thấy tiếng xe của mẹ nên mới chạy về vội như thế. Không biết bố nghe được nhưng gì chỉ thấy bố thẳng tay tát cho mẹ một cái rồi chửi:

– Con ch.ó này mày cũng biết cái Chi được ở với mẹ cơ à, bao lâu nay mày bỏ bê nó, để nó ăn mì tôm đến mức loét dạ dày, tao mà không đưa nó đi khám thì có khi con bé thủng cả dạ dày mày cũng đ,éo hay đ.éo biết đâu.

– Nó làm sao thì tao là người có trách nhiệm, bây giờ tao mới là người nuôi dưỡng nó chứ đ.éo phải mày.

Nói xong mẹ lại quay sang nhìn tôi trợn mắt mà gắt:

– Con kia còn nằm đấy à, đứng dậy đi về nhanh lên.

Cái Hương ngay từ lúc thấy mẹ hùng hổ bước vào nó đã chạy vội ra đứng cạnh bà. Bây giờ thì nó đã trốn tiệt phía sau lưng bà không cả dám hé mắt nhìn ra. Còn tôi đã trai sạn với những trận đánh chửi nhau của bố mẹ nên không còn sợ nữa. Tôi chỉ thấy đau lòng mà thôi, đau vì cách mẹ đối xử với tôi, dường như mẹ xem tôi giống kẻ thù hơn là con gái. Nếu không phải đã từng có quãng thời gian vui vẻ hạnh phúc thì tôi sẽ nghĩ tôi là con nuôi chứ chẳng phải đứa con mẹ từng dứt ruột đẻ ra.

Một cái tát nữa in hằn trên má mẹ vẫn chưa đủ làm bố nguôi giận, tiện chân bố còn đạp luôn vào bụng mẹ mà chửi:

– Tao đã nói với mày thế nào mày không nuôi được nó thì để im đây tao chăm. Ít nhất là tới khi con bé nó khỏi bệnh cơ mà, nó đang như thế mày lôi nó về để giết nó hay để làm gì.

– Mày dánh tao đi, có giỏi mày thử đánh chết tao xem tao có kiện mày không.

– Mày đ.éo phải thách, nếu không phải vì hai đứa con thì tao đã xiên chết mày từ lâu rồi con khốn nạn ạ. Mày là cái loại thú vật chứ đéo phải người con nó đau như thế, nó bảo mày mày không hỏi han còn đổ cho nó giả vờ. Nó mới 10 tuổi đầu thôi đấy mày biết không, cái lương tâm làm mẹ của mày bị ch,ó nó tha rồi à. Mày nhìn con đau mày không thấy xót hay sao, hay là con c.u nó làm mù con mắt mày rồi hả..

Mẹ vẫn không chịu hiểu ra vẫn đề, vẫn một 2 bắt tôi phải trở về:

– Về nhà, đau thì về nhà nằm, ốm thì nghỉ ở nhà, mày thích nghỉ học tao cũng cho mày nghỉ luôn cho đỡ tốn tiền. vất vả đi làm nuôi mày mày không biết thương tao còn nghe người ngoài sui sít mà làm khổ tao nữa.

Mẹ càng nói mắt bố càng đỏ tới lúc không thể nhẫn nhịn được nữa bố lại đánh mẹ. Cứ thế bố nhằm thẳng bụng mẹ vừa đạp vừa chửi:

– Này thì về này, để tao cho mày biết con bé nó đang đau như nào để xem mày còn già mồm được nữa không. Còn bắt nó về nữa không.

Bà ở bên cạnh cũng vội vã tiến đến giữ chặt bố lại rồi quát:

– Cái thằng này, động tí là đánh đấm là sao hả.

Cái Hương bị mất điểm tựa thì sợ quá òa lên khóc lớn, bà thương nó lại buông tay bố để xoay người dỗ dành nó. Còn tôi sợ nếu cứ thế này bố sẽ đánh chết mẹ nên nén đau chạy lại ôm bố rồi gào lớn lên xin bố:

– Bố ơi, bố đừng dánh mẹ nữa mà, đừng đánh nữa mà bố ơi.

Lúc này bố mới chịu dừng bố ôm chặt tôi rồi tuyên bố:

– Tao nói rồi, để con bé ở đây một tuần để tao chăm sóc thuốc thang cho nó. Chừng nào nó hết đau tao tự khắc đưa nó về. Mày đừng có mà làm tao điên lên.

– Nó về còn đi học.

– Học cái gì, mày cũng biết lo cho việc học của nó à. Lần trước tao bảo mày làm hồ sơ nhập học cho con học sớm để con theo kịp chương trình vì là năm cuối cấp thì mày thờ ơ, bây giờ lại làm ra vẻ như quan tâm lắm vậy.

Mẹ hơi ngượng nhưng vẫn cố cãi:

– Con tôi tôi phải lo chứ.

– Lo cái mả mẹ mày ấy, học hành quan trọng nhưng sức khỏe của nó còn quan trọng hơn. Nó đang thế này học làm sao được mà học, tập trung mà lo cho nó khỏi bệnh đi đã.

Sau cùng mẹ biết sẽ chẳng thể nào đưa tôi về theo ý mẹ được nên đành tức tối bỏ về. Tôi nhìn theo bóng lưng mẹ mà tim như bị ngàn mũi kim đâm vào. Mẹ thậm chí còn không hỏi xem tôi đau thế nào, đi khám ra sao. Một ánh mắt đau lòng dành cho tôi cũng không có.

Cái Hương sợ đến mức khóc không thành tiếng mẹ cũng chẳng màng, rốt cục thì mẹ có thật sự là người đã sinh ra chị em tôi hay không tôi cũng chẳng dám chắc.

Hôm sau bố xuống tận trường mang theo giấy khám bệnh để xin cho tôi nghỉ học. Cũng chỉ mới là học hè nên thầy cô cũng không làm khó dễ gì. Mấy ngày ấy ngoài uống thuốc ra thì bất ai mách thứ gì bố cũng mua về cho tôi.

Nào thì nghệ với mật ong, khiến tôi sợ chết khiếp cứ động uống là nôn, nôn tới mức mật xanh mật vàng. Bố lại chuyển ra lấy cây bông mã đề sắc nước, tôi cũng chỉ uống được 1 hai ngụm không hơn. Sau cùng bố tìm đến bài thuốc râu ngô, cũng là bài thuốc mà tôi hợp tác nhất. Hàng ngày đun cho tôi uống thay nước, còn bắp ngô khi thì bố luộc, lúc bố tại tách hạt ra để nấu cháo cho tôi dễ ăn.

Trước đây tôi thích ăn ngô lắm, nhưng mà lâu lâu ăn mới thấy ngon, còn đây ngày nào cũng ngô khiến tôi phát ngán. Cứ nhìn thấy bố chở túi ngô về là lại thở dài.

– Lại ngô nữa hả bố

– Cố gắng lên con, chịu khó một tí mới mau khỏi bệnh còn đi học lại nữa chứ.

– Nhưng mà con ngán lắm rồi, con không uống nữa đâu.

– Chịu khó đi bố vất vả làm cũng chỉ mong con khỏi bệnh. Cứ khỏi bệnh rồi thích ăn gì bố cũng chiều.

Mấy ngày ốm được bà và bố cưng như trứng mỏng tôi lại sinh ra cái tính mè nheo đòi hỏi. Bố bưng bát nước ngô lên mà tôi quyết không uống cứ một hai đòi ăn kem và xúc xích. Bố bực quá quát:

– Có uống không, không uống thì tao chở về trả mẹ mày.

Nói xong thấy tôi khóc bố lại dịu dọng dỗ dành:

– Bố xin lỗi, con xem bố vất vả lắm mới nấu xong chỗ này, con phải thương bố chứ, phải uống mới mau khỏi bệnh được.

Bố và bà thì chăm lo cho tôi từ bữa ăn đến giấc ngủ, còn mẹ thì tuyệt nhiên không một lần tới xem tôi sống thế nào. Cũng chẳng thấy mẹ gọi điện để gặp tôi, càng ngày tôi càng thất vọng về mẹ nhiều hơn.

Một tuần được bố chăm sóc cơn đau bụng cũng giảm hẳn, tôi đã trở lại khỏe khoắn như thường. Sáng chủ nhật trước khi đi chợ bố dặn:

– Chiều bố chở Chi về dưới nhà nhé.

– Sao vậy bố, con thích ở đây cơ, ở đây vui về dưới ấy buồn lắm.

– Ngoan rồi cuối tuần bố lại đón, con còn phải học nữa nghỉ mãi làm sao được.

Buồn đấy nhưng tôi cũng đâu thể ở đây mãi, tối ấy tôi leo lên xe cùng bố trở về nhà mẹ. Vẫn như lần trước hai bố con phải đứng ở ngoài cổng chờ vì mẹ không có nhà.

Chờ khoảng chừng 30 phút thì mẹ về, mẹ thấy bố con tôi thì không vui cũng chẳng buồn chỉ nhàn nhạt nói:

– Về rồi à, khỏi chưa mà về.

– Con đỡ nhiều rồi ạ.

– Vào nhà đi.

Mẹ nói xong thì cũng đi luôn vào nhà, bố có vẻ bực với thái độ thờ ơ của mẹ nên khó chịu nói:

– Con bé nó chưa khỏi hẳn đâu, cô nhớ nhắc nó uống thuốc, để ý ăn uống cho nó một chút nữa.

Mẹ không đáp lại, còn bố dặn dò tôi:

– Đây là râu ngô nhớ dặn mẹ nấu nước cho uống, con cũng không được ăn mì tôm nữa. Mẹ bận thì bố sẽ tranh thủ đem thức ăn qua cho con. Lúc nào bố chưa xuống kịp thì con ăn tạm cơm với ruốc hoặc vừng nghe không.

– Dạ.

– ừ vào đi, bố về đây.

Bố định dắt xe về mà lại sực nhớ ra chuyện gì đó nên đi vào trong nhà bảo mẹ:

– Cái điện thoại hôm trước tôi mua cô đưa cho con bé đi, có chuyện gì nó còn gọi cho mọi người.

– Con tôi không được dùng điện thoại sớm, hư người.

– Cái điện thoại đen trắng thì có cái gì mà hư, lúc nó ở nhà có chuyện gì nó còn gọi được cho tôi. Hôm trước nếu không phải cô hàng xóm đi ngang qua thì con bé làm sao cũng chẳng ai biết.

Bố nói đến thế nhưng mẹ vẫn nhất quyết không chịu đưa, hai người đôi co một lúc tới khi bố khùng lên chửi bới mẹ mới chịu đưa cái điện thoại cho tôi rồi khó chịu nói:

– Đây điện thoại thằng bố mày mua cho mày đây, cầm lấy rồi mà liên lạc. Sau này có hư hỏng mất dậy thì cũng đừng bảo tao không biết dạy con.

Tôi cầm điện thoại mà nước mắt rơi ướt đầm mặt, bố thương tôi lại chửi mẹ:

– Mày nói với con thế à, nó bé biết cái gì mà mày đay nghiến. thích cái gì chửi thẳng mặt tao đây này, đừng có cái gì cũng trút lên đầu nó.

– Phải bố con ông lúc nào cũng đúng.

Bố chán chẳng thèm đôi co với mẹ mà cúi xuống lau nước mắt cho tôi rồi đi về. Tôi cứ nghĩ tôi bị bệnh như thế thì mẹ sẽ xót tôi mà quan tâm hơn. Nhưng không mẹ còn tệ hơn cả trước kia. Lúc nào mẹ cũng đay nghiến tôi mấy câu đại loại như:

– Lúc đéo nào cũng bố, cái gì cũng bố, sao mày không cút lên mà ở với thằng bố mày luôn đi.

– Con có bảo cô Duyên gọi cho mẹ trước mà mẹ không nghe nên con..

– Thôi thôi, tao còn lạ gì cái mặt mày, về đấy rồi thằng bố mày lại nói xấu tao không ra gì nên mày giống nó coi thường tao chứ gì.

Tôi lắc đầu vội vã giải thích:

– Không đâu, bố không như thế đâu, mẹ đừng nghĩ vậy…

Mẹ chẳng thèm nghe tôi giải thích cứ thế tức tối bỏ ra ngoài, tôi chẳng nhớ đây là lần thứ bao nhiêu mẹ lôi chuyện đó ra đay nghiến tôi. Bất kể khi nào mẹ khó chịu hay có chuyện bực mình mẹ đều trút cả lên đầu tôi. Lý do thì là vì mẹ cho rằng tôi thương bố hơn mẹ, vì có bất kỳ chuyện gì tôi cũng đều nói cho bố trước. mà mẹ chẳng hay rằng có nhiều chuyện tôi muốn nói với mẹ nhưng mẹ nào có thời gian lắng nghe.

Có đôi khi tôi nhắn tin cho bạn hỏi bài học mẹ cũng cho rằng tôi đang nói chuyện với bố rồi gắt gỏng chửi tôi:

– Cứ dán mắt vào cái điện thoại học không lo học đi.

– Con hỏi bạn bài tập, nay con không nghe rõ cô dặn.

– Học hành như thế đấy, ngồi lớp mày không nghe cô dặn thì mày lo cái gì hay lại mải nhắn tin cho cái thằng bố mày hả?

– Không con có bao giờ mang điện thoại tới trường đâu, tại con ngồi cuối lớp mà lúc đó lớp bên cạnh được nghỉ nên ồn quá con không nghe rõ.

Bất kể chuyện gì mẹ đều quy chụp là do tôi mải dùng điện thoại nhắn tin với bố. Ngay như hôm trước tôi cắm cơm mà quên không bấm nút mẹ cũng phát cho tôi một cái rát lưng rồi chửi:

– Mày nhìn xem, cơm nước như này thì ăn thế nào.

Đã có lần tôi ấm ức quá mà nhắn tin cho bố:” bố ơi, bố đón con về trên ấy được không” nhưng rồi lại xóa vội đi vì sợ bố mẹ sẽ lại cãi nhau vì tôi. Mấy lần bố đem thức ăn cho tôi thấy mắt tôi ướt bố hỏi:

– Sao thế con, có chuyện gì thế.

– Dạ không có gì, con xem phim thôi bố.

– Thế mà làm bố giật mình, thế dạo này còn đau bụng nữa không, mấy hôm nữa chủ nhật bố lai đi kiểm tra lại xem sao thế nào rồi.

Tôi cười buồn bảo bố:

– Không cần đâu bố, con khỏi rồi, đi khám lại tốn tiền, bố để tiền còn trả nợ nữa.

– Cái con này cứ như bà cụ non ấy, đến lịch tái khám thì phải đi chứ. Sức khỏe mới là quan trọng con hiểu không. Thôi vào đi, thức ăn bà nấu rồi, lúc nào ăn thì đun lại cho nóng mà ăn nghe không. Bố về còn đón em nữa.

Tôi không biết hôm đó mẹ bị ốm nên xin về sớm, bố vừa đi khuất thì mẹ về. Nhìn túi thức ăn trên tay tôi mẹ hỏi:

– Cái gì kia.

– Dạ đồ ăn bà nấu ạ.

– Thằng bố mày mang xuống à.

Tôi khẽ gật đầu xác nhận rồi lấm lét nhìn mẹ, lần nào cũng thế, bố mang thức ăn xuống là thể nào cũng bị mẹ mắng không tội này thì tội khác.

– Tao có để mày chết đói không mà phải gọi bố mày mang đồ ăn, rồi mẹ con nhà nó lại đi rêu rao là tao không biết chăm lo cho mày hả?

– Con không gọi, là bố tự mang xuống.

Tôi biết lần trước bố đánh mẹ nên mẹ hận bố, nhưng tôi đâu có lỗi gì, tại sao mẹ lại như thế. Mẹ có biết là mỗi lần như thế tôi đau lòng lắm hay không.

Tôi lại khóc, nước mắt rơi lã chã nhỏ cả vào túi thức ăn bố mới mang xuống. Vì khóc nên tôi không nhìn rõ mọi thứ mới vô tình va phải phích nước trên bàn khiến nó rơi xuống đất vỡ tan. Một ít nước nóng còn phụt ra ở phía đuôi phích bắn vào chân tôi bỏng rát.

Mẹ từ ngoài nhà chạy vào rít lên:

– Cái con này, mắt mày mù hay sao mà cái phích to lù lù như thế lại không nhìn thấy hả.

Vệt nước bắn đang khiến bàn chân rôi bỏng rát, nhưng vẫn chẳng thể khiến tôi đau đớn bằng câu nói kia của mẹ. Tôi lặng im không cãi cũng chẳng thanh minh vì biết dù có nói gì mẹ cũng chẳng nghe mẹ còn bị chửi thêm.

Me xô tôi ra rồi cúi xuống dọn chiếc phích đem vứt đi, vừa làm vừa lầm bẩm:

– Ốm muốn nghỉ một tí cũng không được.

Hôm đó tôi đã khóc, khóc đến khản cả tiếng ở trong nhà tắm mà mẹ cũng chẳng quan tâm. Ngược lại còn chửi tiếp:

– Mày cút về với thằng bố mày đi, không phải ở đấy mà khóc lóc.

Lời nói ấy của mẹ như giọt nước tràn ly, tôi mở cửa chạy luôn đến bàn học bấm máy gọi cho bố. vừa nghe thấy tiếng bố tôi đã nức nở nói:

– Bố ơi, bố đón con về với bố đi, con không ở đây nữa đâu bố ơi…

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN