Diễm Cốt
Chương 31 - Tuốt Dao Không Thu Lại
Type: LynKyu Tuyết lớn phủ kín kinh thành, chim chóc khó tìm được nhau, những nhà phú quý đều đắp bùn tiêu(*) khắp bốn vách. *Bùn tiêu: chỉ bùn và bột ớt. Thời xưa, những gia đình giàu có thường trộn bột ớt với bùn rồi đắp lên tường nhà để giữ ấm và tỏa ra mùi hương Ngoài cửa sổ trời đông tuyết dày, trong hoàng cung đã dùng bột ớt trộn bùn đắp vách tường. Trong phòng ấm áp, má Hoa Diễm Cốt và Miêu nữ đối diện đỏ ửng như thoa phấn hồng của mười dặm hoa đào tháng Ba. “Ngươi sợ cái gì chứ! Tuy phụ mẫu ta đều là thầy tế, nhưng ta đâu phải!”, Miêu nữ như thế nhìn thấu tâm tư trong lòng Hoa Diễm Cốt, vỗ ngực nói: “Ngay cả lá bùa này cũng là của ta mượn sư phụ”. “Đồ ăn trộm?”, Hoa Diễm Cốt thẳng thừng nói. “Đừng nói khó nghe như vậy, từ lúc lên bảy ta đã bị đưa vào điện thầy tế, gia nhập môn phái của sư phụt ta, làm trâu làm ngựa cho người những tám năm ròng. Kết quả là chẳng học được gì, uổng phí bao năm thanh xuân của ta, bây giờ ta lấy của người một lá bùa thì có đáng gì!”, Miêu nữ nhảy từ trên ghế dậy, hừng hực khí thế nói. “Ta nghe nói mỗi thầy tế cả đời chỉ làm một lá bùa, có thật như vậy không?”, Hoa Diễm Cốt lần đầu tiên thấy một kẻ ăn trộm đồ lại còn nói năng hùng hồn như vậy, nàng không khỏi há mồm trợn mắt. “A ha… có lẽ là vậy”, đôi mắt của Miêu nữ đảo liên tục. “Ai ôi, ta hầm gà ở nhà quên chưa tắt lửa, ta phải về nhà ngay đây, tạm biệt”, Hoa Diễm Cốt quay đầu bỏ đi, chuyện này chưa biết chừng lại là thanh lý môn hộ, nàng không muốn can dự vào. “Ai da, ngươi chớ đi vội, chúng ta cứ từ từ nói chuyện đã nào”, Miêu nữ xông lên ôm lấy chân nàng. “Gà hầm của ta, gà hầm của ta!”, Hoa Diễm Cốt lê chiếc chân nặng trịch, nhích từng bước ra ngoài. Nhắc tới cũng thật trùng hợp, hôm nay Kinh Ảnh đúng là đã hầm canh gà, thịt nhừ canh ngọt. Miêu nữ mặt dày theo về đến tận nahf Hoa Diễm Cốt, sau khi hét lên một tiếng, bèn xông vào đại chiến ba trưm hiệp. Kinh Ánh thấy vậy, lẳng lặng rút kiếm, cuối cùng cũng giành được một bát canh cho Hoa Diễm Cốt. “Ngon! Ngon thật!” Sau bữa cơm, vẻ mặt Miêu nữ tràn trề hạnh phúc, cứ y như con mèo được chén no bụng. “Công chúa, người nên về nhà rồi đấy”, Hoa Diễm Cốt cố làm ra vẻ tươi tỉnh mà khuyên răn: “Phương Nam giàu sản vật, đừng nói là gà, cứ cho muốn ăn khổng tước cũng không thành vấn đề”. “Đâu có chuyện tốt như vậy!” Hoa Diễm Cốt cười mà như không, dùng một chiếc đũa gõ vào miệng bát. “Nếu công chúa được sủng ái, đương nhiên muốn gió được gió, muốn mưa được mưa. Nếu không được sủng ái thì ngay chỉ xương gà cũng chẳng có mà ăn.” Hoa Diễm Cốt hơi sững sờ, còn chưa kịp ngẫm nghĩ, Miêu nữ đã nhảy cẫng lên, đặt chiếc đũa ấy lên bàn, rồi nhún nhảy đi khỏi: “No rồi, ta đi đây, tạm biệt, tạm biệt!”. Tạm biệt, rồi không bao giờ gặp lại nữa Lần này theo Hoa Diễm Cốt xuất cung, Miêu nữ cũng không định quay về. Nàng ta tìm một tiệm y phục, cải trang thành một nữ tử người Hán, sau đó mua một con lừa từ tay một thương nhân, cưỡi ra khỏi thành. Trên đường, Miêu nữ thả dây cương, mặc cho chú lừa chậm rãi bước đi. Đến buổi chiều tà, nàng ta tìm thấy một ngôi miếu hoang ngoài thành, liền cột lừa vào thân cây trước cửa miếu hoang, để nó tự ăn cỏ, còn mình thoáng chốc đã biến mất trong bụi cỏ cao. Lúc quay lại, tay phải túm chặt một con gà rừng, tay trái xách một bó củi khô, một chân đá bay cánh cửa miếu, bụi bặm bên trong khiến nàng ta ho sặc sụa. Miêu nữ làu bàu vài tiếng, ném bó củi xuống đất, đánh lừa rồi vứt lên trên ấy. Ngọn lửa cháy bùng lên, soi sáng ngôi miếu tàn, chiếu sáng mạng nhện giăng kín tượng Phật, và cũng chiếu sáng cả nam nhân đứng trước mặt Vãn Vãn. Mặt nạ Thao thiết làm từ đồng thau bị ánh lửa phủ lên một lớp huyết quang, trông dữ tợn như một con hung thú đang lẳng lặng mai phục trong bóng tối. Không phải Vân Tà, thì còn là ai nữa? Miêu nữ hơi sững người, rồi soạt một tiếng rút ra thanh đao bán nguyệt, chĩa về phía đối phương, gằn giọng quát: “Ngươi là ai?”. “Chậc chậc, trăm phương ngàn kế để được ra khỏi cung với Hoa Diễm Cốt, thì ra là để chạy trốn như chó mất nhà vậy sao?”, Vân Tà đứng trước mặt Miêu nữ, không chút khách khí chế nhạo: “Thật khiến người ta thất vọng đó, công chúa Nam Chiếu”. “Ngươi thất vọng hay không thì liên quan gì tới ta?”, Miêu nữ đáp trả: “Dù sao ta cũng chẳng quen biết ngươi, có bản lĩnh hãy khai tên ra đi”. “Tên của ta ngươi không cần phải biết”, Vân Tà nói: “Ngươi chỉ cần biết, ta là một họa bì sư”. Miêu nữ bấy giờ mới quan sát hắn một lượt, sau đó cảnh giác hỏi: “Vậy thì xin hỏi vị họa bì sư đại nhân đây bám theo ta là vì chuyện gì?”. “Họa bì sư tìm đến ngươi, còn để làm gì nữa?” Miêu nữ đảo mắt hỏi: “Ngươi muốn họa bì cho ta?” “Hừ, đúng vậy”, Vân Tà nói. “Ngươi nói thật sao?”, Miêu nữ hỏi. “Ta không có thì giờ phí lời với ngươi, vẽ hay không vẽ, ngươi chỉ cần nói một lời”, Vân Tà nói. “Việc tốt dâng đến tận cửa như thế này, ta sao cự tuyệt được chứ”, Miêu nữ chỉ hơi suy tư một chút, bèn ngẩng đầu lên, ánh mắt sáng rực, nhe răng cười nhìn hắn. Mỗi thầy tế cả đầy chỉ làm một lá bùa, lần này nàng ta lấy trộm lá bùa của sư phụ, đã là tội đại nghịch, chỉ cần sư phụ phát hiện ra thì cái mạng sống nhỏ nhoi của nàng ta sẽ khó bảo toàn, không chừng sẽ bị đẩy vào trong động rồng độc, chịu nỗi đau đớn bị ngàn con rắn cắn xé. Nhưng như vậy thì đã sao? Thứ nàng ta không có được, kẻ khác cũng đừng hòng có được, huống hồ là một nữ nhân giống hệt nàng ta. Thì ra Miêu nữ này tên là Vãn Vãn, là đại công chúa của Nam Chiếu, thân phận tôn quý, dung mạo tú lệ. Lúc còn nhỏ từng được yêu chiều hết mực, chỉ có điều sau khi lớn lên, chiếu theo quy củ của Miêu tộc, nàng ta được xem như là người kế thừa, rồi bị đưa vào điện thầy tế học tập, chờ tới khi học thành, sẽ thành thân với chủ tế, rồi cả hai cùng thống trị Nam Chiếu. Vãn Vãn tư chất thông minh, học gì thì tinh thông cái đó, nhưng nàng ta lại không chút năng khiếu với bùa thuật. Ba năm ròng kể như chưa làm được việc gì, kết cục là bị đưa ra khỏi điện thầy tế với bộ dạng thảm bại. Vốn dĩ đó cũng không phải truyện gì to tát, Vãn Vãn tuy không am hiểu bùa thuật, nhưng nàng ta lại giỏi chinh chiến, mười ba tuổi từng làm thống lĩnh đánh thắng nhiều trận. Hơn nữa nàng ta còn ca hay múa đẹp, lại khéo ăn nói, ở Nam Chiếu rất được lòng dân. Nếu không có gì ngoài ý muốn, Nam Chiếu để nàng ta kế thừa cũng xem như hữu danh hữu thực. Dù sao trong lịch sửa cũng từng có những Nam Chiếu vương và Nam Chiếu hoàng hậu không am hiểu về bùa thuật. Chỉ cần liêm chính yêu dân, thì cũng không đến nỗi không thể chấp nhận. Nhưng tệ hại ở chỗ, hai năm trước, muội muội thất lạc nhiều năm của nàng ta bỗng nhiên lại tìm được về. Cô nương đó và Vãn Vãn rõ ràng là sinh là từ cùng một trứng. Cho dù là thân hình hay tướng mạo, điều không có điểm nào khác biệt. Phụ mấu và bằng hữu đều thích thú với chuyện này, nhưng trong lòng nàng ta lại chẳng ưa người muội muội này. Bởi vì nàng ta phát hiện ra, cô nương này thích lén theo lưng nàng ta, bắt chước nhất cử nhất động của nàng ta. Vãn Vãn nghĩ bụng, một người xấu hay đẹp không quan trọng, nhưng phải đọc nhất vô nhị mới được. Muội muội này không muốn làm chính mình, lại muốn làm một Vãn Vãn thứ hai để làm gì? Mãi sau này, nàng ta mới hiểu được nỗi khổ của phụ mẫu. Năm mười lăm tuổi, là năm hai tỷ muội họ đến tuổi thành hôn. Nam Chiếu vương hạ chỉ, để muội muội thay thế thân phận của nàng ta gả vào điện thầy tế. Còn nàng ta lại phải thay thế muội muội đến nước Sở cầu thân. Vãn Vãn cười lạnh, nàng ta sao mà chịu được mối hận này? Nàng ta hất bàn, chất vẫn ngay tại chỗ. Còn Nam Chiếu vương lại che chở cho muội muội đang lộ vẻ mặt sợ hãi, lên giọng mà nói: “Muội muội con bao năm nay đã chịu nhiều cực khổ ở bên ngoài, còn con từ nhỏ đã được hưởng vinh hoa phú quý, nay không thể san sẻ chút ít cho nó sao?”. Mẫu thân cũng khóc lóc mà khuyên nhủ: “Vãn Vãn, con quanh năm chinh chiến ở bên ngoài, đi qua cửa nhà cũng không ghé vào. Mấy năm nay đều là muội muội của con ở bên cạnh ta và phụ thân con. Nó không như con, yếu đuối lại hay khóc, nghe nói hoàng đế người Hán có rất nhiều thê tử, lòng dạ ai cũng như ong vàng giấu cham ở đuôi. Nếu muội muội con tới đó, chắc chắn sẽ không còn đường trở về, nó không được thông minh, lanh lợi như con…”. Thông minh, lanh lợi thì đáng phải chịu cái tội này sao? Khi ấy cặp mắt của Vãn Vãn rớm đỏ. Nàng ta giỏi chinh chiến là vì ai? Nàng ta chưa từng khóc trước mặt người khác, có nghĩa là trái tim của nàng ta là sắt đá, không biết đau đớn, cũng không biết ta nát hay sao? Vậy mà người muội muội kia còn chưa cảm thấy đủ, cuối cùng còn sát muối lên vết thương lòng của nàng ta. Nó từ sau lưng phụ mẫu chui ra, run rẩy thò một cánh tay ra, trong lòng bàn tay là một lá bùa lớn, lẩy bẩy bảo Vãn Vãn: “Hơn nữa muội biết bùa thuật, còn tỷ thì không… lúc sư phụ tặng thứ này cho muội, người còn nói người thích một cô nương xứng với người hơn”. Vãn Vãn nghiến răng, trừng mắt nhìn lá bùa kia, không thốt nên lời. Từ khi tình đầu chớm nở đến nay, nàng đã ngày nhớ đêm mong để có được thứ này từ tay sư phụ. Nhưng trên đời này, có những thứ nàng ta hao tâm tổn sức cũng không có được, người khác lại dễ dàng có được trong tầm tay. Nếu đổi là nữ tử khác, có lẽ chỉ biết than vãn chấp nhận số phận, òa khóc trùm khăn bước lên kiệu hoa. Nhưng Vãn Vãn không như vậy, nàng ta giống như một thanh đao hai lưỡi, nơi nàng ta bước qua cũng đều đả thương người, đả thương mình. Nàng ta khôn gmuoons một mình hưởng lạc, nhưng cũng không muốn một mình chịu đựng khổ đau. Người khác đối đãi với nàng ta thế nào, nàng ta sẽ đối đãi lại như thế đó. Nay muội muội giành hết mọi thứ của nàng ta, nàng ta sao chịu để cho đối phương sống yên ổn. Thế nên, trong đêm xuất hành tới nước Sở, nàng ta đã trộm lá bùa kia từ tay muội muội. Giữa các thầy tế thường hay lấy lá bùa làm tín vật trao tình, không có lá bùa này, xem ngươi có gả được cho người ta hay không. Vãn Vãn ôm lòng căm hờn lên đường. Trên đường đi, tay phải siết chặt lá bùa tình ấy, cơ hồ như muốn mượn cách này để trút hết những phẫn nộ, tuyệt vọng và thù hận vào trong lá bùa. Song nàng ta càng không quên được người ấy, thì nỗi hận thù trong lòng càng trào dâng, cứ như ngọn lửa thiêu đốt trái tim nàng ta. Cuối cùng, Vãn Vãn đã đưa ra một quyết định. Nàng ta không những không muốn để muội muội gả vào điện thầy tế, mà còn muốn muội muội kia phải giống như nàng ta, gả tới nước Sở xa xôi, không thể trở về cố hương… Nàng ta không có được sư phụ, muội muội kia cũng đừng hòng có được. Thế nên, nàng ta muốn họa bì, muốn đại công chúa của Nam Chiếu hoàn toàn biến mất khỏi thế gian này, chỉ để lại một bức thư bỏ trốn cùng người tình. Nước Sở chịu nỗi nhục nhã lớn như vậy, chắc chắn sẽ không để yên, và rồi sẽ lại phát động chiến tranh, hoặc là phải dâng một vị công chúa cùng nhiều cống phẩm sang để giảng hòa. Và Nam Chiếu vương sẽ hối hận tới tận xương tủy vì đã phát động đại chiến lần trước, nay lại mất đi đứa con gái giỏi chinh chiến. Dù bị đánh chết, ông ta cũng không dám tuyên chiến với Phượng Huyết Ca. Chuyện này có thể trách ai chứ? Muốn trách chỉ trách Nam Chiếu vương đã xem nhẹ đứa con gái này. Tuy nàng ta không am hiểu bùa thuật, nhưng tâm tư nàng lại là một thầy tế đích thực. Nữ nhi dòng dõi thầy tế cũng như thanh đao bán nguyệt, tuốt đao không thu lại. Bùa là vật gì? Là sâu bọ, là bệnh tật hay là tai họa? Nếu ngươi động tới thầy tế, trời cũng dâm ngươi một nhát. Họa bì sư xuất hiện, liền thấy giang sơn gấm vóc, địa linh nhân kiệt. Còn nếu thầy tế lộ diện, sơn hà biến sắc, thây phơi ngàn dặm.
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!