Điểm Dối Lừa - Chương 22
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
141


Điểm Dối Lừa


Chương 22


Nhà thiên thạch học Corky Marlinson được giải Nobel kéo Tolland và Rachel vào phòng làm việc của ông ta và bắt đầu lúi húi bên những mẫu đá và dụng cụ. Ông ta tíu tít đi lại y như cái lò xo bị nén chặt lại sắp sửa bung ra đến nơi.

– Xong rồi. – ông ta run run người phấn khích. – Thưa cô Sexton, cô sắp được chứng kiến màn siêu biểu diễn thiên thạch kéo dài ba mươi giây đấy.

Tolland nháy mắt ra hiệu bảo Rachel kiên nhẫn đợi.

– Đợi ông ta một chút, anh chàng này thực sự muốn được làm diễn viên đấy.

– Đúng thế, cũng như Mike thèm khát được trở thành nhà khoa học được kính nể ấy mà.

Corky cúi xuống chiếc hộp đựng giầy của ông và lôi ra ba mẫu đá. Cả thảy đều là những vật hình cầu xấu xí to bằng quả bóng gôn, và đều được cưa ngang, lộ ra mặt trong của chúng.

– Mọi thiên thạch, – Corky nói. – đều chứa một hàm lượng hợp kim niken – sắt, silicat, và sulfide. Người ta phân loại chúng đựa trên những tỉ lệ sắt trên silicat.

Rachel bắt đầu cảm thấy màn biểu diễn thiên thạch của Corky không thể chỉ có ba mươi giây.

– Mẫu đá đầu tiên này, – ông ta nói, tay chỉ một hòn đá đen bóng, là loại thiên thạch gốc sắt, rất nặng. Anh chàng nhỏ con này đã rơi xuống Atlanta cách đây mấy năm.

Rachel xem xét hòn thiên thạch. Hiển nhiên là trông nó có vẻ khác thường – đó là viên đá hình tròn, vỏ ngoài bị nung thành màu đen.

– Lớp ngoài bị cháy đó có tên là vỏ bị nung chảy. – Corky nói. – Đó là kết quả cửa nhiệt độ siêu cao khi tảng thiên thạch rơi vào tầng khí quyển của chúng ta. Thiên thạch nào cũng có vỏ ngoài bị nung cháy như thế cả. – ông ta nhanh nhẹn chuyển sang mẫu đá thứ hai.

– Mẫu này người ta gọi là thiên thạch đá-sắt.

Rachel xem xét mẫu đá, thấy hòn này cũng có lớp vò bị nung cháy. Tuy nhiên, mẫu đá này có ánh xanh nhạt và lát cắt ngang trông như tác phẩm cắt dán ảnh với những mảnh góc cạnh nhỏ sặc sỡ tương tự kính vạn hoa.

– Hay thật. – Cô nhận xét.

– Cô nói đùa đấy à? Tuyệt diệu chứ! – Corky nói một hơi về hàm lượng chất olivin cao trong đó đã tạo ra sắc xanh đẹp lộng lẫy của hòn đá, rồi ông ta với tay lấy mẫu đá thứ ba, mẫu cuối cùng, đưa cho Rachel.

Rachel cầm mẫu đá trong tay. Hòn này có màu nâu xám, hơi giống đá granit. Có vẻ hơi nặng hơn đá trên mặt đất một chút, chỉ một chút xíu. Dấu hiệu duy nhất cho thấy nó không phải là hòn đá thông thường, ngoài lớp vỏ bị nung cháy là bề mặt có những cấu trúc hình kim.

– Mẫu này! – Corky quả quyết nói – được đặt tên là thiên thạch. Đây là loại thiên thạch phố biến nhất. Khoảng hơn 90% thiên thạch trên trái đất thuộc loại này”

Rachel ngạc nhiên. Cô vẫn tưởng thiên thạch phải giống với mẫu đá thứ nhất hơn – những vật tròn có kết cấu kim loại kì dị.

Mẫu đá trên tay cô trông chẳng có gì khác thường. Không kể lớp vỏ bị cháy, trông nó cũng như hòn đá ai cũng có thể bắt gặp trên bãi biển.

Lúc này, mắt của Corky mở to đầy phấn khích.

– Tảng thiên thạch bị chôn vùi trong băng hà ở Milne thuộc loại thiên thạch đá – khá giống mẫu cô đang cầm trên tay. Thiên thạch đá gần như giống hệt các loại đá do lửa tạo thành trên trái đất, nên rất khó phát hiện. Thường chúng có kết cấu gồm chất feldspar, olivine và pyroxyne. Không có gì đặc biệt.

Mình sẽ nói, Rachel thầm nghĩ, trả lại ông ta mẫu đá.

– Hòn này trông như bị cho vào lò nung.

Corky phá lên cười.

– Lò quái nào cơ chứ? Lò hiện đại và tối tân nhất cho đến thời điểm này cũng không thể đạt được đến nhiệt độ mà một tảng thiên thạch đạt tới khi rơi vào tầng khí quyển của trái đất. Nóng hơn nhiều!

Tolland mỉn cười nhìn Rachel đầy hứng khởi:

– Phần này mới hay đây.

– Tưởng tượng thế này nhé. – Corky nói, cầm lấy mẫu thiên thạch trên tay Rachel. – Chúng ta hãy tưởng tượng chú bé này có kích cỡ bằng ngôi nhà. – ông ta giơ mẫu đá lên cao quá đầu. – Thế này nhé… nó đang ở trong không trung… trôi dạt ngang qua hệ Mặt trời của chúng ta… nó có nhiệt độ ngang bằng với nhiệt độ ở ngoài vũ trụ âm 100 độ C.

Tolland đang cười thầm, rõ ràng đã hiểu rằng Corky đang định nhập vai tảng thiên thạch đã rơi xuống đảo Ellesmere.

Corky bắt đầu hạ thấp mẫu đá xuống.

– Tảng thiên thạch của chúng ta đang chuyển động về phía trái đất… và nó đang đến mỗi lúc một gần hơn, lực hút của trái đất bắt đầu tác động lên nó… Nó tăng tốc… tiếp tục tăng tốc… Rachel quan sát Corky di chuyển mẫu đá theo đường vòng cung, mô phỏng sự tăng dần của lực hấp dẫn.

Lúc này nó đang bay rất nhanh. – Corky giảng giải, – Hơn mười dặm một giây. – ba mươi sáu ngàn dặm một giờ! Ở độ cao 135 km so với bề mặt trái đất, nó bắt đầu cọ sát với bầu khí quyển. – Corky lắc mạnh mẫu đá khi hạ nó thấp xuống đến nền băng. – Xuống đến độ cao dưới 100km, nó bắt đầu toả sáng! Lúc này độ đậm đặc của bầu khí quyển đang tăng lên, và mức độ cọ sát cũng tăng lên rất cao! Vùng không khí bao quanh mảng thiên thạch sáng rực lên vì bề mặt của tảng thiên thạch trở nên nóng vô cùng. – Corky bắt đầu bắt chước tiếng lửa cháy sèo sèo. – Nó bay qua độ cao 80 km, và bề mặt của nó nóng đến 800 độ C?

Rachel ngỡ ngàng quan sát nhà thiên thạch học danh tiếng lắc mẫu đá mạnh hơn nữa, miệng phun phì phì như đứa trẻ.

– 60 km! – Lúc này Corky hét lên. – Anh chàng thiên thạch này đâm đầu vào bầu khí quyển. Không khí quá đậm đặc! Anh ta lập tức giảm tốc độ rất nhanh, nhanh gấp 300 lần lực hấp dẫn! – Corky bắt chước tiếng phanh rít ken két, tay hạ hòn đá xuống thấp và chậm hơn hẳn. – Ngay lập tức, tảng thiên thch nguội đi và không phát sáng nữa. Nó lặng lẽ bay! Bề mặt của tảng thiên thạch lúc trước nớng chảy ra bây giờ đông cứng lại thành một lớp bề mặt cháy đen thô ráp.

Rachel nghe tiếng Tolland rên lên khi Corky quỳ hẳn xuống đất để mô phỏng cú tiếp đất của tảng thiên thạch.

– Lúc này – Corky nói – tảng thiên thạch của chúng ta đang trượt trong tầng khí quyển thấp… – Tay ông ta đưa hòn đá theo một đường xiên. – Nó đang bay về phía Đại Tây Dương… Rơi… rơi.., cảm tưởng như nó sắp bay qua đại dương này.. rơi…và… – ông ta cho tảng đá chạm mặt băng. – Bùm!

Rachel giật mình.

Kết quả là đã xảy ra một trận lụt lớn. Tảng thiên thạch nổ tung. Các mảnh vỡ của nó bắn tung toé, bay ra khắp đại dương.

Lúc này, điệu bộ của ông ta chậm hẳn lại, vừa rung, lắc vừa chầm chậm di chuyển hòn đá nhỏ trong đại dương tưởng tượng, về phía chân Rachel. – Một mảnh vỡ cứ trôi, trôi mãi về phía đảo Ellesmere… – ông ta di chuyển hòn đá lên ngón chân của Rachel.

Nó văng khỏi mặt nước, lên trên bờ… – Corky di chuyển hòn đá qua mũi giầy, gần đến mắt cá chân của Rachel – Và cuối cùng nó nằm im tại sông băng Milne, băng và tuyết nhanh chóng phủ kín hòn đá, bảo vệ nó trước tác động ăn mòn của thời tiết.. – ông ta đứng dậy và mỉm cười.

Rachel há hốc miệng. Cô cười đằy thán phục:

– Thưa tiến sĩ Marlinson. Ông giải thích thật là…

– Dễ hiểu đúng không? – ông ta đưa đẩy.

Rachel mỉm cười.

– Có thể nói như vậy.

Corky đưa cho cô hòn đá:

– Hãy quan sát mặt cắt của nó đi.

Rachel quan sát một lúc, nhưng chẳng nhìn thấy gì.

– Hãy nghiêng nó về phía ánh sáng. – Tolland gợi ý, giọng ấm áp và đôn hậu. – Nhìn gần vào.

Rachel đưa hòn đá lên sát tận mắt và nghiêng nó về phía ngọn đèn halogien đang toả sáng trên trần nhà. Và cô thấy những giọt kim loại nhỏ xíu đang ánh lên dưới ánh đèn. Trên mặt cắt có khoảng vài chục giọt trông như thuỷ ngân, mỗi giọt có kích cỡ khoảng một milimét.

– Những giọt nhỏ xíu đó có tên là chrondrule, Corky nói – và những giọt như vậy chỉ có ở những tảng thiên thạch mà thôi.

Rachel nheo mắt quan sát:

– Công nhận, tôi chưa thấy hòn đá nào trên trái đất có cấu trúc thế này cả.

– Sẽ không bao giờ thấy! – ông ta tuyên bố. – chrondrule là một loại cấu trúc địa lí không hề có mặt trên trái đất. Một số chrondrule có tuổi đời cực kỳ dài – có lẽ đây là kết cấu địa lý được hình thành đầu tiên trong vũ trụ. Những chrondrule khác thì ít tuổi hơn nhiều, ví dụ như hòn đá trong tay cô. Những chrondrule của hòn đá này chỉ có 190 triệu năm thôi.

– 190 triệu năm vẫn coi là trẻ ư?

– Hoàn toàn đúng. Theo quan niệm của địa lí học, thời điểm đó chỉ như ngày hôm qua mà thôi. Vấn đề quan trọng, là hòn đá này có các chrondrule, bằng chứng thuyết phục chứng tỏ rằng đây là một tảng thiên thạch.

– Được rồi! – Rachel nói. – chrondrule là bằng chứng thuyết phục. Tôi hiểu rồi. Cuối cùng, nếu bề mặt cháy xém và các chrondrule vẫn chưa thuyết phục được cô thì các thiên thạch gia chúng tôi còn có các phương pháp khác rất kinh điển để chứng minh nguồn gốc của một tảng thiên thạch.

– Đó là…?

Corky lơ đễnh nhún vai.

– Chúng tôi chỉ dùng những thứ đơn giản như kính hiển vi phân cực thạch học, quang phổ kế tia X, máy phân tích hoạt hoá nơ-trôn, hoặc một quang phổ kế giảm plasma kép để đo tỉ lệ sắt từ.

Tolland rên lên.

– Ông ta bắt đầu khoe mẽ rồi đấy. Ý ông ta là người ta chỉ cần phân tích thành phần hoá học của nó là xong.

– Này anh chàng đại dương học kia, – Corky la rầy ông ta, chuyện khoa học thì để yên cho các nhà khoa học nói chứ. – Rồi ông ta quay ngay về phía Rachel. – Ở một tảng đá thuộc trái đất, tỉ lệ khoáng chất nikel luôn rất cao hoặc rất thấp, không bao giờ ở mức trung bình cả. Ở các thiên thạch thì hàm lượng nikel luôn rơi vào mức trung bình. Dó đó, nếu kết quả phân tích cho thấy hàm lượng nikel ở mức độ trung bình thì có thể đảm bảo hoàn toàn chắc chắn rằng tảng đá ấy có nguồn gốc vũ trụ.

Rachel phát cáu:

– Thôi được rồi, thưa các nhà khoa học đáng kính, vỏ ngoài cháy xém, các chrondrule, hàm lượng nikel trung bình, tất cả đều chứng minh một tảng đá nào đó là thiên thạch. Tôi hiểu cả rồi. – Cô đặt hòn đá trước mặt Corky. – Nhưng vì sao tôi lại phải đến đây nào?

Ông ta thở dài một cách trang trọng.

– Cô muốn xem mẫu của tảng đá mà NASA tìm thấy dưới dòng sông băng này hả?

– Xem ngay không thì tôi mỏi mòn vì đợi rồi.

Lần này Corky thò tay vào túi áo ngực và lôi ra một mảnh đá nhỏ hình tròn dẹt. Mảnh đá này có hình thù giống cái đĩa CD, dày khoảng một inch, có vẻ giống như mẩu thiên thạch mà cô vừa xem.

– Đây là mẫu đá chúng tôi vừa khoan lên hôm qua. – ông ta đưa cho Rachel.

Vẻ bề ngoài của mẫu đá, đó chẳng có gì đáng gây chấn động cả thế giới cả. Đây là một loại đá khá nặng màu trắng ánh da cam, một phần viền ngoài bị cháy xém, rõ ràng là mẫu đá này được lấy ngay bên ngoài rìa của tảng đá.

– Tôi trông thấy bề mặt bị cháy xém. – Cô nói.

Corky gật đầu:

– Đúng là mảnh đá này được lấy ở ngoài rìa tảng đá, nên vẫn còn nguyên lớp vỏ bị cháy xém.

Rachel nghiêng mẫu đá ra trước ánh đèn và nhìn thấy nhưng giọt kim loại tí xíu. – Tôi cũng nhìn thấy các chrondrule.

– Tốt rồi. – Giọng Corky đấy phấn khích. – Xin nói thêm là khi đem phân tích thành phần hoá học thì được kết quả hàm lượng nikel đạt mức trung bình – đây không thể là đá của trái đất. Xin chúc mừng, cô đã khẳng định chắc chắn rằng mẫu đá này là của một tảng thiên thạch.

Rachel bối rối ngước nhìn lên.

– Thưa tiến sĩ Marlinson, đây là một tảng thiên thạch. Chắc chắn là từ trên trời rơi xuống. Tôi có quên mất chi tiết nào không vậy?

Corky và Tolland đưa mắt nhìn nhau đầy vẻ đồng loã.

Tolland đặt tay lên vai Rachel:

– Cô hãy lật mặt kia lên đi.

Rachel lật mảnh đá lên, và chỉ sau một giây, cô nhận ra thứ mình đang nhìn thấy.

Sự thật tác động đến tâm trí cô cực mạnh.

Không thể nào! Rachel thở dốc khi nhìn mẫu đá và đồng thời nhận ra rằng “không thể nào”, là một tính từ không hề thích hợp chút nào. Trên mẫu đá có một hình thù hoàn toàn bình thường đối với một mẫu đá của trái đất, nhưng ở một thiên thạch thì khó mà tin nổi.

Đây là Rachel lắp bắp, gần như không thốt nên lời.

– Đây là một con bọ! Tàng thiên thạch này có một con bọ hoá thạch ở trong!

Cả Tolland và Corky đều cười rạng rỡ.

– Thế là cô đã hiểu rồi nhé, Corky nói.

Xúc động sâu sắc, Rachel gần như nói không ra hơi; dù thế, trong cơn bàng hoàng, cô vẫn nhận ra rằng mẫu hoá thạch này, không còn nghi ngờ gì nữa, đã từng là một sinh vật sống. Mẫu hoá thạch này có chiều dài khoảng ba inch, và nhìn từ dưới bụng trông giống như con bọ cánh cứng hay con bọ gì đó rất lớn. Bảy cặp chân sau của nó co vào trong lớp vỏ bảo vệ gì đó, trên mẫu đá hình đĩa dẹt này, trông nó giống con ta-tu.

Rachel choáng váng.

– Trong vũ trụ có giống bọ này… – Đây là loài động vật đẳng túc. – Corky nói. – Côn trùng thường chỉ có ba cặp chân chứ không phải là bẩy.

Rachel gần như không nghe thấy. Đầu óc cô còn đang chao đảo khi quan sát mẫu đá.

– Có thể thấy là… – Corky nói – lớp vỏ cứng trên sống lưng trông rất giống của loại côn trùng trên trái đất. Tuy nhiên, phần phụ hai nhánh của nó lại khác với cấu trúc của loài rận.

Rachel không đồng tình với ông ta. Không thể tìm cách ghép nó với bất kỳ giống côn trùng thời hiện đại nào. Các mảnh của bức tranh ghép hình giờ đã nằm đúng chỗ của chúng – bí mật của Tổng thống, sự phấn khích của NASA… Có một sinh vật hoá thạch trong tảng thiên thạch này. Không phải chỉ là hạt bụi chứa loài vi sinh vật nào đó, mà là một dạng sự sống tiến hoá cao! Bằng chứng của sự sống tồn tại trên vũ trụ.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN