Điểm Dối Lừa - Chương 27
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
146


Điểm Dối Lừa


Chương 27


Một giàn giáo ba chân cao khoảng 18 foot làm bằng vật liệu composit được dựng lên trên nền băng, bên trong bán sinh quyển, trông nửa giống tháp Effel, nửa giống giàn khoan dầu. Rachel quan sát và không thể tưởng tượng nổi làm thế nào mà giàn giáo này có thể kéo được tảng đá lên.

Bên dưới giàn giáo, mấy chiếc tời đã được vít vào những đĩa thép gắn chặt vào nền băng bằng bu lông. Những sợi dây cáp lớn được lồng vào chiếc tời và một loạt ròng rọc phía trên cao. Từ những chiếc ròng rọc ấy, các sợi cáp buông thẳng xuống những lỗ khoan trên băng dưới chân giàn giáo. Mấy nhân viên lực lưỡng của NASA lần lượt kéo căng sợi dây cáp. Mỗi lần kéo, sợi dây lại nhích lên vài inch, chẳng khác gì những thuỷ thủ đang kéo dây neo.

Chắc chắn mình đang bỏ sót một chi tiết nào đó rất quan trọng, Rachel thầm nghĩ khi cùng mọi người đến gần giàn giáo. Có vẻ như những anh chàng này đang kéo tảng đá lên xuyên qua băng.

– Mẹ kiếp, đều tay vào! – Một giọng nữ thé thé cất lên.

Rachel ngước mắt lên và thấy một phụ nữ mặc bộ quần áo ấm màu vàng dính đầy dầu mỡ. Dù chị ta đang quay lưng vê phía mình, Rachel đoán ra ngay đây là người đang chỉ đạo toàn bộ nhóm người này. Vừa ghi ghi chép chép, chị ta vừa oai vệ đi tới đi lui y như một huấn luyện viên đang cơn thịnh nộ.

– Đồ đàn bà các anh chỉ được cái suốt ngày kêu mệt!

Corky gọi lớn:

– Norah ơi, đừng bắt nạt mấy anh chàng tội nghiệp đó nữa, ra đây vui vẻ với anh nào!

Chị ta không thèm quay lại:

– Lại Marlinson hả? Nghe giọng nói eo éo là nhận ra ngay! Về ăn no cho lớn đã rồi quay lại đây nói chuyện với chị nhé!

Corky quay sang nói với Rachel:

– Đấy, cô ta là thế đấy.

– Tôi nghe thấy đấy nhá, anh chàng thiên văn học kia. – Tiến sĩ Mangor đốp lại, vẫn không ngừng ghi ghi chép chép – Nếu anh định sờ đít tôi thì nhớ là riêng cái quần đã nặng 30 pound rồi đấy.

– Đừng nghĩ thế – Corky cũng nói lớn – anh không say mê cặp mông của em đâu, anh yêu tính đanh đá cá cầy của em cơ!

– Thế à?

Corky cười lớn:

– Này Norah, tin buồn đây, em không phải là phụ nữ duy nhất được Tổng thống mời đến đây đâu.

– Dĩ nhiên. Tổng thống mời cả anh nữa còn gì.

Tolland giờ mới lên tiếng:

– Norah, xuống đây một chút, anh giới thiệu với em một người nào.

Nghe thấy giọng Tolland, Norah lập tức dừng tay và quay lại.

Dáng vẻ đanh đá của chị ta cũng biến mất ngay tức khắc.

– Mike! Mấy tiếng rồi em chưa nhìn thấy anh đấy! – Mặt cô ta sáng bừng lên.

– Anh phải chỉnh sửa bộ phim.

– Đoạn phỏng vấn em thế nào?

– Trông em rất xinh đẹp.

– Nhờ có các kỹ xảo đặc biệt đấy. – Corky nói chêm vào.

Khuôn mặt nhăn nheo của Tolland hơi ửng đỏ lên khi ông ta giới thiệu:

– Norah, anh xin giới thiệu với em: Rachel Sexton. Cô Sexton làm bên tình báo và đến đây theo lời mời của Tổng thống. Cha cô ấy chính là Thượng nghị sĩ Sedgewick Sexton.

Lời giới thiệu làm Norah có vẻ hơi bất ngờ.

– Tôi không có ý định giả vờ hiểu tất cả những gì ông ấy vừa nói đâu nhé. – Chị ta không buồn cởi găng tay ra khi chìa ra bắt tay Rachel một cách khá hờ hững. – Chào mừng cô đến nơi tận cùng của trái đất.

Rachel mỉm cười. Cô ngạc nhiên thấy Norah Mangor có vẻ mặt khôn ngoan và đáng yêu, dù điệu bộ có hơi đanh đá. Mái tóc xám của chị ta được cắt ngắn trông khá sinh động, và hai con mắt thì rất sắc sảo và tinh tường – hai viên pha lê trong suốt. Rachel thích vẻ tự tin của người phụ nữ này.

– Norah, – Tolland bảo chị ta – Em có thể bớt chút thì giờ để giải thích cho Rachel hiểu công việc em đang làm không?

Norah nhướng lông mày:

– Đã có hai ông anh đây làm việc đó rồi còn gì nữa? Anh ơi là anh!

Corky rên lên:

– Thấy chưa Mike? Tôi đã bảo cậu rồi mà.

Norah dẫn Rachel đi quanh giàn giáo xem xét, còn Tolland và những người khác vừa đi vừa nói chuyện phía sau.

– Cô có nhìn thấy những lỗ khoan bên dưới giàn giáo này không? – Norah giơ tay chỉ, giọng nói chát chúa vừa rồi giờ chuyển thành say sưa khi chị ta kể về công việc đang tiễn hành.

Rachel gật đầu, nhìn sâu xuống bên dưới những lỗ khoan. Mỗi lỗ có đường kính khoảng một foot và đều có một sợi dây cáp được giòng qua.

Đó là những lỗ khoan còn lại khi chúng tôi khoan lấy mẫu đá và chụp X quang tảng thiên thạch. Bây giờ chúng tôi tận dụng những lỗ khoan này để giòng móc sắt xuống và bắt vít vào tảng đá. Sau đó thả những sợi cáp sắt dài khoảng hai trăm foot xuống để khớp vào các móc sắt đó, và giờ đây chỉ cần kéo lên là xong. Mấy anh chàng ẻo lả kia sẽ phải kéo khoảng hai tiếng đồng hồ nữa thì tảng đá mới lên được.

– Có một chỗ tôi chưa hiểu. – Rachel nói. – Tảng đá bị chôn sâu dưới lớp băng đá rất dày cơ mà. Làm sao mà kéo lên được?

Norah đưa tay chỉ luồng sáng màu đỏ tươi chiếu thẳng từ đỉnh giàn giáo xuống một lỗ nhỏ. Rachel đã nhìn thấy luồng sáng đó từ trước nhưng lại ngỡ đó chỉ là chiếc đèn thông thường dùng để đánh dấu vị trí làm việc của họ, vị trí của viên đá.

– Đó là chiếc đèn bán dẫn chiếu tia laze. – Norah nói.

Rachel quan sát luồng sáng kỹ hơn và nhận thấy đúng là nó đã khiến cho băng chảy nước, tạo thành một lỗ thủng nhỏ xíu, và những tia sáng đỏ chiếu xuống tận tít bên dưới.

– Luồng sáng đó rất nóng. – Chị ta nói. Chúng tôi vừa nung nóng tảng thiên thạch vừa kéo lên từng tí một.

Rachel kinh ngạc hiểu ra kế hoạch của người phụ nữ này vừa đơn giản vừa thông minh đến mức nào. Norah chỉ cần chiếu luồng sáng ấy xuống băng cho đến khi nó khoan được một lỗ thủng xuyên qua lớp băng dày và nung nóng tảng thiên thạch. Tảng đá không thể bị chùm tia làm cho nóng chảy, nhưng nó hấp thu nhiệt lượng của tia laze, ấm lên, và làm cho băng bao quanh nó tan chảy ra. Trong khi các chàng trai của NASA kéo nó lên, cả sức ép lẫn nhiệt lượng của tảng đá sẽ khiến băng tan, tạo thành lối lên cho chính nó. Lượng băng tan thành nước sẽ chảy xuống lấp đầy lỗ hổng phía bên dưới tảng thiên thạch khổng lồ. – lấp đầy chỗ trống.

Giống như dùng con dao nóng để cắt một khoanh bơ.

Norah chỉ tay vào những chàng nhân viên của NASA:

– Vì máy cũng không thể chịu được sức nặng của tảng đá này nên tôi phải dùng sức người.

– Xạo đấy! – Một trong những anh chàng đang làm việc nói xen vào – Vì chị ta muốn chúng tôi phải nhễ nhại mồ hôi nên mới bịa ra thế này!

– Làm gì mà nóng thế, – Norah không chịu kém cạnh – Mấy anh chàng ỏn ẻn nhà anh chả kêu lạnh suốt mấy hôm nên tôi mới phải ra tay cứu chữa cho chứ. Kéo tiếp đi.

Tất cả bọn họ cười phá lên.

– Những chóp nhọn kia dùng làm gì? – Rachel hỏi và chỉ vào những chiếc cọc hình chóp màu cam trông như cọc tiêu trên đường cao tốc xếp quanh chân giàn giáo chẳng theo một trật tự nào. Cô cũng đã nhìn thấy những chiếc cọc tương tự được xếp xung quanh toà nhà.

Đó là loại dụng cụ điển hình của giới băng hà học. – Norah trả lời. Chúng tôi gọi là SHABA. Dùng để báo cho mọi người biết nguy hiểm. Cô nhấc một chiếc cọc lên, để lộ ra lỗ khoan hình tròn sâu hoắm xuống trên mặt băng. – Không nên dẫm chân vào đây.

Rồi chị ta để lại chiếc cọc vào chỗ cũ. – Chúng tôi phải khoan băng để kiểm tra độ tiếp nối cấu trúc của nó. Tương tự như bên ngành khảo cố học, niên đại của một vật thường được quy định bởi độ dày của những lớp bao phủ bên trên nó. Càng ở dưới sâu thì niên đại của nó càng lớn. Do đó, chúng tôi tính toán lớp băng phủ lên trên một vật để tìm ra niên đại chính xác của vật đó. Cần phải tiến hành khoan những vị trí khác nhau trên cùng một bề mặt để đảm bảo rằng đây là một phiến băng liền, chưa một lần bị ảnh hưởng của động đất, khe nứt, tuyết lở, vân vân… – Thế các vị thấy dòng sông băng này thế nào?

– Hoàn hảo. – Norah đáp. – Một phiến băng liền hoàn hảo. Không một dấu vết dị thường nào. Vì thế chúng tôi xếp tảng thiên thạch này vào loại “rơi êm”. Nó đã nằm yên trong sông băng, không động cựa, không ai chạm đến suốt từ năm 1716.

Rachel lại hỏi:

– Làm thế nào mà biết được chính xác đến từng năm?

Câu hỏi dường như khiến Norah ngạc nhiên.

– À, đó chính là lí do người ta đã mời tôi đến đây đấy. Tôi biết đọc băng mà. – Chị ta chỉ tay vào một dãy những chiếc cọc hình nón trên băng. Cọc nào trông cũng giống như một trạm điện thoại công cộng, lại có cắm những lá cờ màu da cam ở trên. Những lỗ khoan kia chính là bảng ghi chép của băng đấy. – Rồi Norah dẫn Rachel đến bên một chiếc cọc – Nếu nhìn kỹ sẽ thấy có những lớp khác nhau.

Rachel cúi xuống và bất ngờ nhìn thấy dường như có những lớp băng với độ dày mỏng, độ sáng và trong suốt khác nhau. Có tầng chỉ mỏng bằng tờ giấy, có tầng dày đến gần một inch.

Cứ sau mỗi mùa đông thì phiến băng lại có thêm một lớp tuyết mới. – Norah nói. Và mỗi mùa xuân nó lại tan đi mất một lớp. Cho nên mỗi lớp là dấu vết của một năm. Người ta thường bắt đầu đếm tử lớp, trên cùng, tức là từ mùa đông sau cùng.

– Giống như đếm những vòng tròn trong một thân cây phải không?

– Không hoàn toàn đơn giản như vậy, cô Sexton ạ. Trong trường hợp này ta phải đo đạc những lớp chồng lên nhau dày tới cả trăm foot cần phải lấy các dấu hiệu khí hậu học làm chuẩn – lượng tuyết rơi, các chất ô nhiễm trong không khí, đại loại như thế.

Lúc này thì Tolland và những người khác đến bên họ. Ông ta mỉm cười nói với Rachel:

– Cô thấy hiểu biết của cô ấy về băng tuyết có đáng nể không?

– Thật kỳ lạ! – Rachel cảm thấy vui sướng khi được gặp lại ông ta. – Đúng thế chị ấy vô cùng hiểu biết.

– Và nhân tiện xin nói thêm, con số 1917 mà Norah đưa ra là hoàn toàn chính xác. NASA cũng đã tìm ra đúng con số đó trước khi chúng tôi đặt chân tới nơi này. Tiến sĩ Mangor đã tự khoan băng, tự tiến hành kiểm tra, và làm việc độc lập khi xác minh phát kiến của NASA.

Điều này quả là ấn tượng.

– Còn một sự trùng lặp ngẫu nhiên nữa. – Norah nói thêm – 1716 cũng chính là năm mà những nhà thám hiểm đầu tiên ghi nhận hiện tượng một quả cầu lửa lớn rơi xuống phía bắc Canada. Tảng thiên thạch này ngày ấy đã được đặt tên là “Jungersol Fall” – tên của người dẫn đầu đoàn thám hiểm đó.

– Vì thế – Corky nói tiếp. – niên đại của tảng đá và các sự kiện lịch sử là những bằng chứng để chứng minh rằng chúng ta đang xem xét chính tảng thiên thạch mà Jungersol đã quan sát được năm 1716.

– Tiến sĩ Mangor ơi! – Một trong những anh chàng đang kéo tời kêu lớn:

– Nhìn thấy chiếc khoá yếm trên cùng rồi đây này!

– Sắp xong việc rồi đây, các chàng trai. – Norah nói. – Giây phút lịch sử đây!

Chị ta trèo lên chiếc ghế ngay cạnh đó và lấy hết sức nói thật to:

– Năm phút nữa thôi, hỡi anh em!

Từ khắp mọi ngóc ngách trong bán sinh quyển, y như bầy chó của Pavlov nghe thấy tiếng chuông báo giờ cho ăn, các nhà khoa học bỏ hết những việc đang làm và đổ về khu vực giàn giáo.

Norah Mangor hai tay chống nạnh nói:

– Nào, chúng ta cùng kéo Titanic lên nào.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN