Diễn Trò - Chương 33: Gọi một tiếng nữa đi?
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
83


Diễn Trò


Chương 33: Gọi một tiếng nữa đi?


*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Biên tập: Bột


Xưa nay đã có quá nhiều truyền kỳ về chuyện cậu chủ có tiền có thế chia rẽ hai người yêu nhau, tỉ như Khổng Tước Đông Nam Phi (1), hay tỉ như Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài. Cậu Tư vốn cho rằng mình là nam chính của câu chuyện mới vào đề, còn hao tâm tổn sức dằn lòng rằng đường tình khó khăn, trắc trở mới tốt, tới khi bừng tỉnh mới phát hiện thì ra mình chỉ là nam phụ mà thôi.

(1) Khổng Tước Đông Nam Phi: là một tác phẩm đầu tiên được thấy trong “Ngọc đài tân vịnh” do Từ Lăng người nước Trần ở Nam triều biên soạn. “Nhạc phủ thi tập” xếp bài này vào “Tạp khúc ca từ”, đề là “Tiêu Trọng Khanh thê”. Người đời sau thường dùng câu đầu làm đề nên còn gọi là Khổng tước đông nam phi. Đây là một tác phẩm ca ngợi về tình nghĩa vợ chồng, lòng sắt son chung thủy của cặp vợ chồng bị chia rẽ bởi chính sự hà khắc và cay nghiệt từ mẹ chồng.

Cách thể hiện yêu thương của nam phụ trong chuyện xưa đều thật xấu xí, tất cả thường ham mặt mày xinh đẹp của nữ chính, tuyệt không cảm mến nội hàm của cô. Đương nhiên cũng có những người thích chân thành tới phát điên, cậu Tư đọc «Bóng Ma Trong Nhà Hát» (2) của Gaston Leroux cả một buổi chiều, người đàn ông ấy trốn trong nơi tối nhìn trộm nữ chính trưởng thành thật có vài điểm tương đồng với anh. Một khi bước ra trước ánh mặt trời sẽ bị chán ghét, sẽ khiến người ta buồn nôn, dọa đối phương sợ tới ngất xỉu.

(2) Bóng Ma Trong Nhà Hát: (Le Fantôme de l’Opéra) là cuốn tiểu thuyết của Gaston Leroux. Vốn là tiểu thuyết dài kì được in trên tờ Le Gaulois, từ tháng 09 năm 1909 đến tháng 01 năm 1910, Bóng ma trong nhà hát được nhà xuất bản Pierre Laffite in thành sách vào năm 1910, trở thành tác phẩm nổi tiếng nhất của Gaston Lerroux trở thành nguồn cảm hứng cho điện ảnh, phim kịch, phim truyền hình và ca khúc ở Pháp, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác. Tác phẩm lấy cảm hứng từ câu chuyện tình yêu trong nhà hát lớn Paris và những đồn đại bí ẩn dưới tầng hầm của nhà hát Opéra Garnier sau nhiều sự cố xảy ra liên tiếp ở nhà hát này vào cuối thế kỉ XIX.

Nhan Trưng Bắc luôn kiêu ngạo lúc này vừa “chia uyên rẽ thúy”, vừa phẫn nộ vì tình cảm bị giành mất, phải chịu sự tra tấn từ cả hai luồng cảm xúc. Anh tự khinh thường bản thân, cảm thấy mình chỉ là kẻ ti tiện tư lợi, nếu đứng trên rạp hát có lẽ sẽ là nhân vật phản diện khốn kiếp bị người ta mắng chửi, ném trứng gà. Sau khi tự khinh thường, ganh tỵ trong lòng cậu Tư lại bật rễ, chỉ muốn đạp đổ tất cả. Quan tâm người ta có thật lòng hay không làm gì, chỉ cần mình thống khoái là được.

Cậu Tư âm thầm đấu tranh giữa chính trực và lương tri. Khi một người đàn ông không có quá nhiều kinh nghiệm tình cảm, thậm chí còn quen với ràng buộc giữa đạo đức và chính nghĩa lại đặt mình vào vai cậu chủ ăn chơi, vậy kiềm chế cũng là ranh giới cuối cùng anh vạch ra cho mình. Lúc này đố kị khiến anh muốn điên lên được, từ đó mới thấy buông tay chúc phúc thật sự là thứ chó má như nói dối. Mọi bưng bít của thế giới này đều chợt trở nên có lý khiến anh thấy được an ủi, thấy gần gũi tới đáng yêu.

Anh đã nghĩ thông suốt rồi, buông tay hay tranh đoạt đều ổn cả. Có điều khi nhớ tới Cận Tiêu, cậu Tư lại không nỡ đốn mạt chút nào. Cô từng chịu khổ rất nhiều, có lẽ đã trông ngóng được tới nhà họ Liễu từ lâu rồi. Nếu một cô gái bị tẩy não từ nhỏ rằng phải lấy một người nào đó, chính cô ấy cũng cảm thấy mệnh của mình sẽ phải như vậy, từ đó vì chờ đợi mà nảy sinh tình cảm. Cậu Tư làm vậy thật giống như chặt đứt mọi hy vọng của cô.

Vì thế cõi lòng vốn nên tàn nhẫn của cậu Tư lại tàn nhẫn không nổi, anh sai mẹ Ngô đi xem tâm tình của cô thế nào, liệu có làm việc ngốc nghếch như Lưu Lan Chi không? (3) Nếu là như vậy thật, anh cũng không dám quan tâm đến đố kị hay không cam tâm gì nữa rồi.

(3) Lưu Lan Chi: là nhân vật trong Khổng tước bay về miền đông nam, được viết bởi nhà thơ Tạ Linh Vận (385 – 433). Vào những năm Kiến An đời Hán mạt, cô gái nghèo Lan Chi thành thân với Trọng Khanh – con trai một nhà quan đang thời sa sút. Dù vô cùng yêu thương nhau nhưng Lan Chi bị nhà chồng bức ép rời xa do đôi bên không môn đăng hộ đối. Nàng đành quay về nhà mẹ đẻ nhưng lại bị anh trai ép tái hôn. Do còn rất yêu chồng nên Lan Chi cự tuyệt quyết không tái giá với người đàn ông nào khác. Bị dồn ép vào đường cùng, nàng đành tuyệt vọng gieo mình xuống hồ tự vẫn. Nghe tin nàng qua đời, Trọng Khanh cũng tự thắt cổ trên cây trước sân, đi theo hiền thê cho trọn vẹn nghĩa phu thê.

Mẹ Ngô nhận được thư của anh, ngày hôm sau đến gặp nom cũng hơi kỳ lạ. Cậu Tư hỏi Cận Tiêu có nghĩ thoáng được không, bà ấy lại nở nụ cười như cảm thấy câu hỏi này thật ngốc nghếch: “Cô chủ vẫn ổn ạ.”

Bà ấy còn nói: “Nhưng cậu con trai thứ hai nhà họ Liễu kia ồn ào với người nhà rằng muốn liều mạng với nhà họ Nhan, vì thế đã bị người nhà gửi sang nhà họ hàng ở Nhật ngay trong đêm rồi.”

Cậu Tư nghe đến đó lại không biết mùi vị trong lòng ra sao. Anh rầu rĩ nhiều ngày rằng có buông tay hay chăng, bây giờ lại không cần phải nghĩ nữa rồi. Liễu Ngạn Chi đã đi, Cận Tiêu chỉ có một con đường là lấy anh, anh cũng chỉ còn một con đường là lấy cô. Cậu Tư giống như tuyển thủ do dự nên ra sân thi đấu hay từ bỏ không thi, cuối cùng đối phương lại rút lui nhanh hơn anh, vậy là anh không chiến mà vẫn thắng.

Anh hẳn nên vui vẻ, nhưng dường như lại không có gì đáng vui. Mẹ Ngô chờ anh đáp lại, một lúc lâu sau cậu Tư mới lấy lại tinh thần: “Anh ta bị ép đi dễ dàng như thế, đúng là không phải người nên phó thác.”

Cậu Tư nói vậy chỉ là động viên chính mình, tự nhủ rằng làm như vậy là chính xác, anh không hề phá vỡ nhân duyên của người khác chỉ vì ham muốn cá nhân. Cho tới giờ anh chỉ có chút bệnh trong sạch, vậy mới có thể thỉnh thoảng gặp dịp mua vui, sau đó lại trở về như lúc đầu. Bây giờ anh bị chính cái ưa trong sạch của mình hành hạ rồi lại không qua được cái ải của chính mình.

Vì thế anh lại ngơ ngẩn mất mấy ngày, đến ngày thành hôn, tư lệnh thấy dù trên mặt cậu Tư mang ý cười, nhưng vẫn nhìn ra chút tiều tụy.

Cha anh tưởng rằng cậu Tư đã nghĩ thông suốt nhưng trốn không thoát nên mới tiều tụy như vậy, vậy là ông nổi giận định cầm ba-toong đánh anh. Song, Tư lệnh nghĩ làm vậy ở lễ thành hôn sẽ xui xẻo nên buông ba-toong xuống, thấp giọng sợ người khác nghe thấy: “Con có hối hận cũng hết cách, sau này có người tốt hơn thì lại lấy cũng được.”

Tư lệnh thấy mình quả là người cha bao dung, cho con trai lãng tử cơ hội quay đầu. Cậu Tư nghe thấy ông nói vậy thì chợt ngẩng đầu, cha anh ở gần như vậy mới thấy rõ tia máu trong mắt anh. Cậu Tư cười lạnh, anh không nên thất lễ đến thế, đây quả là giận cá chém thớt không hơn. Có điều hôm nay cậu Tư là nhân vật chính, cũng nên lên mặt một lần.

Giọng anh hơi run, khó phân biệt được là giận cha hay giận chính mình: “Sao con lại lấy thêm lần nữa? Cha đừng ép con lấy người khác là được rồi.” Cậu Tư vừa nói xong lại cảm thấy có lẽ tư lệnh nghĩ mẹ anh mới thảm thương như vậy, vì thế anh cũng giận dữ, không muốn nói gì thêm với ông nữa, chỉ thấp giọng nói đi xem sắp xếp thế nào rồi để ông lại một mình.

Vậy là lễ thành hôn long trọng mà cô độc vẫn diễn ra. Lễ thành hôn này do cậu Tư hao tâm tổn trí trù tính mà ra, chính anh đã tính toán từng bước từng bước một, ấy vậy mà anh lại cảm thấy thật lẻ loi.

Mặt cậu Tư không có vẻ vui mừng nên có, người nhà họ Cận trông thấy lại không ngừng oán thán trong lòng, cho là anh lấy Cận Tiêu chỉ vì con hát bên ngoài thật. Nếu đối phương là nhà môn đăng hộ đối, khi biết được những điều này có lẽ sẽ ầm ĩ một trận, hoặc lập tức từ chối kết thông gia. Có điều nhà không ngang hàng như nhà họ Cận lại muốn đũa mốc mà chòi mâm son, vì thế khi biết được cũng tỏ vẻ không hiểu, trái lại ngoài mặt càng nịnh nọt anh để ngày sau dễ nói chuyện.

Nhan Trưng Bắc lấy lệ với họ vài câu, bên ngoài bỗng vang lên tiếng gõ cửa. Khi chưa rõ ra sao, đã có người đẩy anh mà hô: “Cô dâu đến rồi!”, “Mau đi đón dâu!”

Lúc đầu anh bị người xô đẩy khiến đầu óc mê man, có lẽ đến cả việc cưới hỏi này cũng không theo ý anh được rồi. Nhưng lúc anh đứng vững được rồi, nhìn hỷ kiệu được hạ xuống, rèm bị kéo ra, cô dâu đội khăn đỏ được người ta đỡ đang dần bước đến, anh chợt không nóng lòng chút nào nữa. Anh khi ấy tựa như gã hải tặc sống vất vưởng nơi nơi, trải qua nhiều cam go, nguy hiểm, sau cân nhắc có rửa tay gác kiếm hay không lại chợt an lòng khi trông thấy kho báu lấp lánh.

Thôi thì làm chuyện xấu cũng được, không đứng đắn cũng xong, tất cả đều vì vui sướng và đáng giá mà chợt bình thản đến lạ. Cậu Tư bỗng nở nụ cười, từ giây phút nhìn thấy đôi giày cưới màu đỏ của Cận Tiêu chạm đất, tất cả những lo nghĩ, áy náy và phẫn nộ trong nhiều ngày của anh đã tan thành mây khói. Cuối cùng từ khoảnh khắc ấy, cậu Tư cũng có cái thấp thỏm, kích động và chờ mong của một chú rể thực thụ. Anh muốn đi lên dắt tay cô nhưng lại bị hỉ nương chặn lại, bà ấy còn cười nói sao anh gấp gáp đến vậy. Cậu Tư cũng không giận, chỉ hít một hơi thật sâu, để lộ ý cười rồi nhận lấy dải lụa đỏ.

Dải lụa đỏ này kết nối bọn họ, liên kết giữa hai người chẳng qua cũng vì dải lụa này mà thôi.

Anh muốn đưa cô đến rất nhiều nơi, sẽ không có gì có thể thương tổn đến cô. Quan hệ của hai người họ là từng chữ từng chữ rõ ràng trên giấy hôn thú, ý nói sẽ bạc đầu răng long, bên nhau tới trọn đời.

Cậu Tư tỉnh táo lại từ những ngây ngốc, lúc này mới phát hiện hôn lễ không phải làm cho người khác xem, mà đó chính là nghi thức của anh và Cận Tiêu. Lụa đỏ đã kết, quế phức lan hinh (4), như vậy lúc anh bái thiên địa, chắc chắn sẽ dùng toàn tâm toàn ý mà tạ ơn. Chia rẽ một hôn sự trên thế gian này là cắt đứt một phần nhân duyên, có điều tất cả đều là việc đã qua rồi, anh nên tạ ơn thật chân thành mới đúng.

(4) Quế phức lan hinh: Quế trong hoa quế, phức là hương thơm, lan trong hoa lan, hinh cũng là hương thơm. Thành ngữ này dùng để chỉ hương thơm, cũng là thành ngữ đầu tiên xuất hiện trong giấy hôn thú thời Dân Quốc.

9c16fdfaaf51f3de255b724896eef01f3a297935

Đến khi mời rượu bạn bè thân thích, cậu Tư vui vẻ quá đỗi nên không khống chế được tửu lượng của mình. Người gặp việc vui tự nhiên sẽ quên khuấy giới hạn của bản thân mình. Trước đó cậu Tư đã dặn không cho mọi người vào náo động phòng, nói rằng đó là tập tục phong kiến, không nên như vậy. Vì thế hai bên bạn bè thân thích dù không náo động phòng nữa, nhưng lúc rót rượu cho anh lại không nhẹ tay chút nào.

Anh chưa gặp tình cảnh như vậy bao giờ nên chỉ lo chăm sóc cho Cận Tiêu, không để cô bị dọa, càng không muốn cô phải tịch mịch.

Thế nhưng anh lại quên chính bản thân mình, không hề chuẩn bị gì cả, đến khi đẩy cửa phòng tân hôn, anh chỉ còn lại hai phần tỉnh táo, có lẽ vì thấp thỏm chưa vén khăn che mặt của cô dâu nên mới gắng gượng được tới lúc này.

Lễ thành hôn ở nước ngoài hay Trung Quốc đều có tập tục này, cũng không rõ tại sao rửa mặt trang điểm, phượng treo trâm cài đều chỉ vì khoảnh khắc đàn ông vén khăn hỷ hay khăn voan kia. Nghi thức luôn khiến người ta trở nên trịnh trọng, cậu Tư phát hiện tay mình cầm khăn còn run lên, người khác cho là do anh uống quá chén, nhưng chỉ lòng anh thấu tỏ nguyên do.

Khăn hỷ trượt xuống lộ ra khuôn mặt của Cận Tiêu, cô đang nhìn về phía anh, chứ không phải nhìn sách cũ ven đường hay ông cụ đang bện dế nào kia, cô thật sự đang nhìn anh. Cậu Tư có thể nhìn thấy chính mình trong mắt cô, sau lại không rõ đó có phải ảo giác của bản thân hay không.

Khi anh vẫn còn ngẩn người, bà đỡ đã bê rượu giao bôi lên, cười gọi anh. Cậu Tư nâng rượu lên, đối phương cũng nâng lên, khuôn mặt còn hơi ửng đỏ.

Ai nói người Trung Quốc không biết lãng mạn, họ lãng mạn lên quả là như lấy mạng người ta. Một nam một nữ chưa từng mở lời lại phá tan mọi khoảng cách chỉ bằng ly rượu giao bôi. Thân mật đều khiến con người ta bất an, thậm chí đến chính cơ thể cũng tự có dự cảm, tỷ như tim đập rộn lên hay rung động không thôi.

Cậu Tư nghe được hơi thở lo lắng và cả hương dành dành trên người cô, có lẽ lúc rửa mặt cô đã dùng nước ngâm hoa dành dành rồi.

Khi các bà đỡ đều lui ra ngoài, bên trong chỉ còn lại hai người họ. Anh cứ nhìn cô như vậy, không muốn nói gì hay làm gì, thậm chí còn cảm thấy như vậy rất tốt, không cần tiếp tục việc gì khác nữa.

Cận Tiêu bị anh nhìn mà càng ngượng ngùng hơn, dường như cô cũng không chịu được sự giày vò từ ánh mắt kia, cuối cùng đành phải lén ngước mắt lên, đại khái là muốn hỏi anh có định đi nghỉ không.

Thật ra cô đã mệt lắm rồi, bởi phải dậy từ lúc trời còn chưa sáng, sau đó chưa được ăn gì cả. Sau tiệc cưới lại chỉ có thể ngồi ở đây khiến cô rất khó chịu, khó chịu lâu đến mức quên cả thấp thỏm, bất an.

Bây giờ chú rể này lại như ngốc ở đó mà không làm gì cả, không rõ có phải đầu óc hơi trì độn hay không? Thường thì gia đình nhà giàu rước thiếu nữ nhà nghèo về hay vì đầu óc cậu chủ nhà đó không được tốt, vì thế mới cưới một cô gái tầm thường để nối dõi tông đường.

Vì thế cô nhẹ nhàng mở lời với ý thăm dò: “Chồng ơi…?”

Giọng của cô vừa nũng nịu vừa nhút nhát, cậu Tư nghe được chỉ thấy máu trong người như vọt lên. Đợi đến khi nhận ra, anh đã ôm cô dâu bị dọa sợ, vừa ngả ngớn vừa dịu dàng nói bằng giọng đượm hơi rượu.

Anh chợt bừng tỉnh như con báo nghe được vị thịt, cuối cùng cũng phát hiện được cái tuyệt diệu của hôn nhân trong nghi thức cảm cuối cùng này.

Cận Tiêu hoảng sợ, cô bất giác nắm hai tay thành nắm đấm, không rõ vì sao anh lại như vậy. Đôi mắt của cậu Tư thấm ý cười, anh cất giọng ấm áp: “Gọi một tiếng nữa đi?”

9c16fdfaaf51f3de255b724896eef01f3a297935

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN