Độc Thân Cần Yêu - Chương 3: Ngày ngọt
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
144


Độc Thân Cần Yêu


Chương 3: Ngày ngọt


Quán cà phê đổi chủ. Dù đã biết tin từ cuối năm ngoái và buôn chuyện, phỏng đoán chán chê, khi bữa tiệc nho nhỏ đánh dấu việc chuyển giao quyền lực chính thức diễn ra, đám nhân viên vẫn đồng loạt rơi vào trạng thái bị điện giật nhẹ, không chết người nhưng tê dại đờ đẫn. Tất cả chỉ vì ông chủ mới không hề già, còn độc thân và quá quá quá đẹp trai!

Tuy nhiên, trong quán vẫn còn sót lại một chiến lũy cuối cùng, một nhân vật nữ dường như đã được tiêm đủ liều vắc-xin phòng virus nhan sắc, cô đứng bên bàn bánh, vuốt nhẹ nếp lượn sóng của lớp giấy lót bánh, đôi mắt cùng những ngón tay âu yếm như thể đang chạm vào cánh hoa chớm nở. Thật không may cho cô, hành động ấy khiến ông chủ mới chú ý. Anh ta nghiêng đầu về phía quản lý, bà này liếc mắt một cái đã hiểu câu hỏi chưa thành lời của cấp trên và lặp lại l giới thiệu khi nãy:

– Kia là cô Điềm, phụ trách quầy bánh và kem.

* * *

Suốt tháng 1, những đợt rét đậm kéo dài kéo tuột doanh thu của quán. Những món sinh tố, kem và bánh kem tươi vốn rất được ưa chuộng giờ đây trở nên đáng ngại, ngay cả với người khách trung thành và háu đói nhất. Điềm chuyển sang làm những loại bánh khô, sừng bò, muffin và cookies… Thiếu những miếng bánh có kem và hoa quả, tủ bánh trở nên kém bắt mắt. Dù mùi bánh nướng thơm nức vẫn hấp dẫn không ít khách hàng, nhưng một quầy bánh trong quán cà phê làm sao có thật nhiều lần mở lò nướng bánh trong một ngày cho được!

Trong danh sách sản nghiệp của Nhật – người chủ mới – không chỉ có một quán cà phê, vì vậy, anh thường chỉ có thể đến quán vào buổi sáng, khi nhiệt độ lò nướng mới ngang ngang nhiệt độ phòng. Một đôi lần, Nhật đến sớm và gặp Điềm ở điểm đỗ xe buýt gần quán. Cô chào anh với vẻ e dè, không bao giờ hỏi gì thêm. Một vài lần khác, anh đến muộn và thấy Điềm đã ở trong bếp, đánh trứng hay nhào bột gì đó, hoàn toàn tập trung. Thậm chí đối với một nhân viên nữ có thể coi là đẹp và chưa lập gia đình, thái độ quá tập trung của cô còn hơi nhuốm màu “cố tình gây ấn tượng”. Nhật không thích tất cả những biểu hiện ấy.

* * *

Hầu hết mọi người đều cảm thấy ái ngại cho Điềm. Ba tuần đầu tiên của năm sắp trôi qua, doanh thu của quầy bánh không có gì tiến triển. Đôi mắt có tác dụng thôi miên của Nhật mỗi khi lướt qua chỗ cô đứng đều mang theo một chút giá lạnh.

Rồi việc gì cần đến cũng phải đến. Một buổi sáng, trời ảm đạm, mưa mau, gió quất như cắt vào da thịt, Điềm lách khỏi chiếc xe buýt nêm chặt hành khách, đi như chạy dọc vỉa hè. Suốt bốn năm làm việc tại đây, cô chưa bao giờ đến muộn. Một chiếc ô tô đỗ ven đường bất chợt mở cửa, Điềm kịp tránh sang bên nhưng cũng bị giật mình nên thất thần đôi chút. Người vừa mở cửa chui hẳn ra khỏi xe, giương ô. Anh nhìn gương mặt tái nhợt không rõ vì rét hay vì sợ của cô, chậm rãi đưa ra một câu hỏi:

– Lát nữa lên văn phòng tôi một chút được không

Đây là dạng câu hỏi chỉ có thể có một câu trả lời. Điềm gật đầu, khẽ “vâng” một tiếng, lùi hẳn ra khỏi tầm che của chiếc ô, nhanh chóng chạy vào quán.

Hơn một tiếng sau, gần đến giờ mở cửa đón khách, những nhân viên phục vụ làm theo ca lục tục đến và nghe được một tin tức không bất ngờ mới rò rỉ từ văn phòng: Thời gian tới, quán cà phê sẽ không duy trì quầy bánh và kem nữa. Bà quản lý ái ngại nhìn Điềm. Cô vẫn chậm rãi và chăm chú cắt từng miếng bột hình tam giác để làm bánh sừng bò. Chỉ khi khay bánh đã được đẩy vào lò, cô mới quay lại mỉm cười với bà:

– Cháu sẽ làm qua Tết và 14-2, cô ạ.

* * *

Cuối năm m lịch, trời vẫn rét nhưng những cuộc liên hoan tất niên dần hâm nóng bầu không khí của quán. Những bữa tiệc với thực đơn nhiều món u không thể thiếu bánh mì và bánh ngọt. Điềm đến sớm hơn, về cũng muộn hơn. Sau khi hỏi qua bà quản lý, cô gọi thêm người đến phụ. Đó là một cô bé gầy còm, xanh xao, không nhanh mồm nhanh miệng nhưng hiểu việc và rất chịu khó. Lần đầu tiên thấy cô bé, Nhật thoáng nhíu mày, gọi quản lý lên văn phòng nói chuyện. Sau khi biết cô bé là “em họ xa” của Điềm, đã 18 tuổi và đang theo học một trường trung cấp nghề, anh không hỏi thêm gì nữa. Có buổi sáng, anh thấy hai chị em Điềm xuống xe buýt, mỗi người cầm một khúc bánh mì baguette, hai gương mặt không hề giống nhau nhưng biểu hiện cảm xúc thì như từ một khuôn, trầm lặng đến nỗi một nụ cười mỉm cũng e dè…

* * *

Quán cà phê chỉ nghỉ Tết ba hôm. Ngày mở hàng, số nhân viên phục vụ làm bán thời gian vơi đi già nửa, họ vẫn còn ở quê ăn Tết chưa lên. Thiếu người, bà quản lý vừa thu ngân vừa nhận order, chị em Điềm có lúc phải kiêm luôn việc pha chế, chạy bàn và quét dọn. Nhật cũng ở lại quán lâu hơn, khi thì hẹn nhà vườn đến đổi cây cảnh, khi thì đợi kiến trúc sư để bàn phương án thiết kế âm thanh và ánh sáng cho quán, lúc lại ngồi tiếp mấy vị khách quan trọng nào đó… Trong lúc vùi đầu vào núi công việc liên miên đầu năm, anh vẫn cảm thấy những luồng không khí ấm áp quanh quẩn bên người. Là mùi hương của bánh trong lò n

Một buổi tối khuya, mọi người đã dọn dẹp và ra về gần hết, Nhật vẫn ngồi lại, chờ tỉnh rượu. Vừa rồi có mấy bàn khách quen đều nhiệt tình ép uống, anh không thể không cạn vài ly. Uể oải tựa vào một góc, anh lắc lắc đầu. Nhiều loại rượu đổ vào dạ dày gần như rỗng, mới chỉ váng vất thế này nghĩa là đỡ lắm rồi! Chợt có một bàn tay bưng cốc trà bốc hơi nghi ngút đặt trước mặt anh. Nhật ngẩng lên, nhìn cô bé xanh xao đang đứng khép nép bên bàn, hỏi trống không:

– Sao giờ này chưa về?

– Chị cháu còn đang cán nốt bột ạ.

– Kia là nước gì à?

– Dạ, là trà quất, chú uống giải rượu ạ.

Nhật định nói “không cần”, nhưng cuối cùng chỉ gật đầu, bưng cốc trà lên. Từng ngụm nước chua chua chát chát trôi vào họng, hòa tan vị cay đắng của rượu, hòa tan của vị cay đắng lâu nay vẫn đọng lại ở đâu đó trong con người anh. Uống hết cốc trà, anh đứng dậy, đi về phía bếp, bước chân thật nhẹ. Hai chị em Điềm đang đứng quay lưng vào nhau, Điềm nhoài người cán bột, cô em cất dọn đồ đạc.

– Liệu chú ấy có gọi taxi về không nhỉ?

– …

– Hay em pha thêm cốc trà nữa cho chú ấy?

– …

– Năm nay chị có làm mousse dâu chocolate không?

– …

Từ đầu đến cuối, Điềm không trả lời câu nào, cô như quên hết tất cả mọi thứ xung quanh, toàn bộ sức lực và tinh thần đều đặt ở cây cán bột trong tay.

Chớp mắt một cái đã đến ngày lễ Tình yêu. Thời tiết ấm dần, những nhân viên ngoại tỉnh đã lên cả, một đôi người nghỉ cũng đã được thay thế. Tối 14-2, quán cà phê chìm trong ánh sáng của những dây đèn kết thành hình trái tim và những bản tình ca. Những chiếc bánh mousse dâu chocolate hình trái tim nhỏ xinh, chỉ vừa đủ cho hai người ăn, bày đầy hai tủ kính của quầy bánh. Nhiều khách hàng, đưa người yêu đến ăn, nhiều người khác ghé vào mua mang về. Hai chị em Điềm đứng sau quầy, một người liên tục lấy bánh, đóng hộp, một người – ngoài những lúc cuối xuống viết hoặc vẽ thêm lên mặt bánh theo yêu cầu của khách – chỉ đứng nhìn những gương mặt khách hàng tràn ngập yêu thương ngọt ngào, lặng lẽ mỉm cười.

Ở một gian phòng nhỏ trên gác lửng của quán, Nhật ngồi trước máy tính, vừa lướt chuột qua bảng tính Excel chi chít chữ số, vừa cắn một miếng bánh sừng bò nóng hổi. Đây là lần đầu tiên anh ăn bánh của quán, và cũng là lần cuối cùng. Từ tháng trước, anh đã quyết định rằng quầy bánh phải nhường chỗ cho một sân khấu nhỏ với đàn piano và guitar cổ điển. Sở dĩ anh vẫn nấn ná đến hôm nay là vì cả kiến trúc sư thiết kế âm thanh và Điềm đều nói là cần thêm chút thời gian. Về lý do của kiến trúc sư, anh hoàn toàn hiểu, cải tạo thiết kế âm thanh không phải chuyện đơn giản. Về phần Điềm, cho đến lúc này, sau khi quan sát cô suốt nửa tiếng, anh vẫn không thể lý giải tại sao cô lại tình nguyện làm không lương suốt cả tháng, chỉ mong anh dẹp quầy bánh sau ngày 14-2 chứ không phải trước đó…

* * *

Hôm sau, khi Nhật tới, chị em Điềm đã thu dọn xong mấy thứ đồ nghề riêng tư và rời đi. Bà quản lý đang chỉ đạo mấy ông thợ mộc tháo chiếc tủ gỗ sát tường của quầy bánh. Sau ngày lễ, tủ kính gần như trống trơn, chỉ còn một chiếc mousse dâu chocolate hình trái tim và vài loại bánh có thể bảo quản lâu đôi chút. Anh nhìn vào tủ kính ngẫm nghĩ một lát rồi gọi nhân viên, dặn lấy bánh mousse dâu đưa lên văn phòng. Nghe vậy, bà quản lý đi nhanh tới, nhìn anh với vẻ áy náy.

– Cái này có khách… có khách sắp đến lấy ạ.

– Vậy à? Sao họ đến muộn thế? – Nhật nhún vai, buông hai câu hỏi mà không cần trả lời rồi quay lưng.

Một lát, có người gõ cửa văn phòng. Nhật ra mở, nhìn bà quản lý cầm chiếc đĩa đứng b mousse dâu chocolate hình trái tim, hơi nhíu mày. Bà ngồi xuống đặt chiếc đĩa lên bàn, hắng giọng:

– Vừa rồi tôi gọi điện cho vợ chồng bác Tâm hỏi xem có thể đến lấy bánh không, hai bác ấy nói tôi mới biết chuyện liên quan đến cái bánh này, cậu có thời gian nghe không?

Nhật gật đầu, ngồi trở lại ghế, chăm chú nhìn xuống chiếc bánh hình trái tim nửa hồng nửa nâu cùng những lát dâu tươi và vụn chocolate. Vài phút trôi qua, bà quản lý đã kết thúc câu chuyện để quay về với đám thợ mộc, mắt Nhật hơi nhòe đi, anh hít sâu một hơi, cầm chiếc đĩa, ra khỏi văn phòng, ra khỏi quán.

* * *

Đã qua giờ cao điểm, nhà chờ xe buýt vắng tanh. Nhật ôm chiếc hộp giấy có logo của quán vào lòng, ngồi xuống băng ghế lạnh toát. Lời kể của bà quản lý vang lên rời rạc trong đầu:

“Hai đứa đều là con nhà nghèo, yêu nhau từ hồi phổ trông… 14-2 muốn mua cái bánh ngọt ăn với nhau cũng không đủ tiền… Xin vào hàng bánh học việc, chỉ mong sau này mở được hiệu bánh bán bánh nhỏ vừa tiền cho các đôi nghèo như mình mua được… Sắp cưới, thằng bé kia gặp bạn, uống say vẫn đi xe máy về, ngã xe, nằm viện một thời gian thì mất, bỏ lại em gái… Vốn liếng định mở hiệu bánh dồn vào viện phí, may gặp vợ chồng chủ cũ của quán nhận vào làm… Mấy năm nay làm được bao nhiêu đều để nuôi em của người yêu ăn học… 14-2 nào cũng làm bánh mousse nhỏ vừa đủ hai người ăn, bán chạy đến đâu cũng dành riêng một chiếc tặng vợ chồng chủ quán…”

Một chiếc xe buýt ghé vào cạnh nhà chờ, cửa mở, vài người đi xuống. Nhật vẫn ngồi yên chứ không lên. Anh nhớ số tuyến xe người con gái ấy hay đi, không phải tuyến này.

Những dấu chấm hết màu xanh

Trả chìa khóa căn chung cư trên phố, San đem đồ đạc về một xóm ven đê. Khoảng cách từ nơi ở cũ ra đây tính bằng sải cánh chim bay hay đồng hồ taxi đều chẳng đáng là bao, vậy mà cứ như trời và vực

. Đi hết già nửa bình xăng không thấy một quán café hay hiệu ăn tươm tất, cũng không gặp cái ATM nào. Sạp hoa quả đầu dốc lèo tèo đôi ba thứ lê táo Tàu tuần này bán không hết thì tuần sau bán tiếp. Ngay cả lũ chó và trẻ con lông nhông ngoài đường trông cũng dài dại… Nhưng đến nước này thì làm gì còn quyền lựa chọn! Dự án tưởng đã chắc mười mươi lại vuột khỏi tay. Công ty chặt tỉa nhân sự. Ngàn cổ mua năm ngoái hơn trăm giờ rao bốn chục không ai buồn ngó. San chưa nhảy lầu và vẫn giữ được góc cabin ở văn phòng, vậy là may lắm rồi!

Ngày chuyển nhà, San gọi cho Dương. Dương không nhấc máy, cũng chẳng gọi lại. Hôm sau, gặp nhau ở chỗ chờ thang máy, ánh mắt Dương cho San biết tin nhắn báo địa chỉ mới mà San gửi đã bị kẹt hoặc bỏ quên đâu đó. Từ ngày lên giám đốc dự án, Dương đổi điện thoại. Có lẽ chiếc smart phone ấy đã quá thông minh trong việc sắp xếp tin nhắn theo mức độ quan trọng. Dòng địa chỉ đến từ một người đồng nghiệp thì dù cũ hay mới cũng có ảnh hưởng gì tới Dương đâu. Dù sao thì San chưa vô gia cư và vẫn là đồng nghiệp của Dương, vậy là may lắm rồi!

Nhà mới không có điện thoại cố định và cáp internet, lý do ấy thật chính đáng để San từ chối những lời mời đi ăn, đi hát karaoke của đồng nghiệp (lại đồng nghiệp!) để ở lại công ty tới chín giờ tối. Con số 21:xx trong dữ liệu thẻ quẹt là lý do chính đáng để sếp giữ San lại công ty sau sự kiện đánh mất dự án béo bở vào tay nhóm khác mà San giữ vai trò thủ hoặc đồng phạm. Và dữ liệu quẹt thẻ cũng là lý do để San bắt gặp chấm sáng đó.

Nhà San bây giờ nhìn ra một cái đầm. Nếu ở nội thành, chắc hẳn nó đã được kè đá, trồng liễu cùng cột đèn xung quanh và được gọi là hồ với một danh từ riêng đèm đẹp nào đó. Nhưng vì ở ngoại thành nên nó chỉ là một cái đầm không tên, nơi lau lách xào xạc và ếch nhái à uôm trò chuyện. Sau một ngày ong ong vì tiếng còi xe, tiếng chuông thang máy, tiếng bàn phím, tiếng nhạc chờ điện thoại, lại tiếng chuông thang máy, lại tiếng còi xe, San thường ngồi ngoài ban công, lắng nghe âm thanh của ao chuôm, nhấm nháp sự ồn ào dễ chịu. Và những lúc như thế, mắt San bắt được một vài đốm sáng xanh nhỏ lay động khe khẽ trên mặt đầm.

San không ngốc đến mức tưởng đó là đom đóm hay ma. Dù có giống làng quê đến đâu, nơi đây vẫn thuộc về Hà Nội. Chẳng có con đom đóm hay hồn ma nào sống được ở cái thành phố quá khắc nghiệt này! Những chấm sáng thường chỉ xoay nhẹ quanh một điểm cố định và luôn tắt ngấm trước nửa đêm. Thỉnh thoảng, chúng bay vút theo một hình vòng cung từ mé bờ lao ra giữa đầm hoặc ngược lại, kèm theo những tiếng quẫy hoặc tiếng rơi lọt thỏm. Còn có thể là gì nữa ngoài phao sáng trên dây câu của những người ôm cần sát cá?

Những người ấy là ai, San chẳng bao giờ biết. San chưa bao giờ thấy rõ mặt họ. Đêm nào có trăng sáng hoặc ai đó đi lạc ra bờ đầm quét đèn pha xe máy thì nhìn lờ mờ được dáng người. Chắc từ dưới đầm dõi lên ban công nhà San, họ cũng chỉ thấy San là một bóng đen âm thầm thôi. Dù sao thì thứ ánh sáng yếu ớt của những người câu cá cùng với sự huyền bí tương đối của đêm ngoại thành cũng làm phong phú thêm những cuộc nghĩ ngợi lâu nay chỉ xoay quanh những chủ đề bế tắc như sếp, sàn và sự lạnh nhạt khó hiểu mà cũng dễ lý giải của Dương. Có những lúc, cô độc trong cabin ngột ngạt, đối mặt với màn hình trắng xóa của bản báo cáo, San bỗng thấy thèm một chút đốm sáng xanh…

Giữa hè, bão về, những chấm sáng thưa hơn, nhiều hôm không xuất hiện. Một tối mưa to, đường ngập khắp nẻo, chiếc áo mưa trong cốp xe đã nhường cho Dương để đổi lại đúng một nụ cười, San về nhà, ngoài đôi mắt, trên người kkông còn gì để ướt thêm nữa. Quẳng bộ quần áo sũng nước vào máy giặt, San ra ban công, chờ đợi cuộc giao tiếp li ti với những người câu cá không quen, như một nghi lễ trước khi tự ép mình vào giấc ngủ. Mà quả thật, thiếu nghi lễ này, giấc ngủ vốn chập chờn của San sẽ thêm nhiều ác mộng.

Không có những người câu cá chờ San mà chỉ có một người. Chấm sáng duy nhất giữa mặt đầm chắc hẳn đang lênh đênh sóng chao nhẹ như một lời chào. Mưa đã ngớt, ánh chớp lạc lõng thỉnh thoảng thắp sáng chân trời, kéo theo tiếng ầm ì xa xăm, San căng mắt nhìn về phía bên kia đầm, tự hỏi điều gì khiến chủ nhân của đốm sáng cô đơn kia – dầm mình dưới mưa để đuổi theo những tăm cá vô chừng. Niềm đam mê câu cá? Chắc chắn rồi. Một nỗi buồn nhân thế nào đó? Cũng có lẽ… Đột nhiên, cùng với ánh chớp, một ý nghĩ lóe lên trong đầu San.

Xưa nay, chẳng ai công nhận San là người mạo hiểm. Nếu không tính quyết định tin tưởng những lời nói đa nghĩa của Dương, người đồng nghiệp quyến rũ nhưng cũng nhiều tham vọng, hành động liều lĩnh nhất mà San đã thực hiện cho đến lúc này có lẽ là việc chơi chứng khoán. Khi dồn hết số tiền tiết kiệm sau mấy năm đi làm vào sàn, San cũng cẩn thận chọn mấy mã blue-chips. Nhưng hai cuộc phiêu lưu của San trong tình cảm và chứng khoán đều coi như đã chấm dứt khi vừa mới chớm, một cách chẳng vẻ vang gì. Giờ đây, miết chặt cán ô, San bước đi theo nhịp điệu lộp độp của mưa rơi trên mặt vải căng, tiến dần về phía bờ đầm, thực hiện một cuộc phiêu lưu nữa để tìm ra người đứng sau đóm sáng đã đem lại chút hơi ấm cho mình

Bờ cỏ vắng, hoang lạnh. Chiếc cần câu cắm sâu vào nền đất nhão no nước.

Một tiếng ho húng hắng vang lên từ phía bụi cỏ xa, tiếp theo là vài tiếng ú ớ và tiếng cười trầm đục bị bạt đi vì gió. San dấn thêm vài bước tiến về quầng sáng mờ mờ ở đằng trước. Hai người đàn ông, một già một trẻ, đang thoăn thoắt cắt từng bó cỏ voi, lá cỏ dài óng nước mưa quệt vào tay áo mưa giấy làm lớp nylon mỏng toạt dần. Ông già vừa ôm cỏ chất vào gánh vừa ngoái lại nói với cậu trai:

– Muộn rồi đấy, về thôi!

Cậu trai ngẩng lên vừa chỉ về phía đầm vừa ú ớ ra hiệu gì đó. Ông già xỏ chiếc đòn vào đầu quang rồi nhìn cậu, giọng thờ ơ:

– Mười một rưỡi rồi đấy…

Cậu trai lừ đừ đi về phía chiếc cần câu. Cậu nhổ nó lên, vòng tay thu dây, đốm sáng xanh từ giữa đầm từ từ bay tuột về phía tay cậu. Ông già ghé vai vào gánh cỏ, chân choải ra chờ đợi. Cậu trai đu đưa chiếc cần như để lấy đà rồi vụt mạnh. Sợi dây buộc lưỡi câu lại bay vút đi rồi rơi tõm xuống nước. Chấm sáng của chiếc phao lại tròng trành giữa mặt đầm đen thẫm. Ông già bỏ gánh cỏ đi về phía cậu trai.

– Con cá mất bao giờ chả to, đừng tiếc làm gì!

Ông già đập khẽ vào lưng cậu trai. Cậu vùng vằng nhích người ra.

– Về với ông, ông kho tép rồi ăn, ăn rồi đi ngủ cho khỏe – ông già dỗ dành – Mai ngày kia có khi lại câu được con khác to hơn.

Cậu trai im lặng. Ông già ho húng hắng vài cái rồi quay lại chỗ gánh cỏ. Cậu trai nghiêng mặt nhìn theo. Đốm sáng xanh từ từ trôi vào bờ.

Hai ông cháu người gánh cỏ nhặt được chiếc ô mở nằm ngửa chỏng chơ bên đường. Chiếc ô hơi bẩn nhưng vẫn lành lặn, tốt chán so với áo mưa giấy. Họ bước đủng đỉnh dưới tán ô, cùng nghĩ về món tép kho. San bước đủng đỉnh dưới cơn mưa đang trở mau, nghĩ về ngày m

Ngày mai, San sẽ đòi Dương chiếc áo mưa, sẽ không ở lại văn phòng làm thêm không công nữa. San sẽ mua tép về kho với khế và ngồi ngoài ban công thật lâu để mỉm cười với những đốm sáng xanh – những dấu chấm hết cho chuỗi ngày khốn khổ mệt nhoài.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN