Đời tổng thống KD thứ Tư - Chương 18 - Part 01
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
148


Đời tổng thống KD thứ Tư


Chương 18 - Part 01



Lúc còn bé sống ở Sicily, Franco Sebbediccio đã chọn ngành luật và trật tự không chỉ vì đây là những ngành có thế mạnh mà còn là vì ông ta yêu quý sự an ủi ngọt ngào của cuộc sống dựa trên những kỷ cương nghiêm ngặt của nhà cầm quyền. Mafia gây quá nhiều tai ương, thế giới bon chen buôn bán có quá nhiều vận đỏ đen, do đó ông trở thành một nhân viên cảnh sát và ba chục năm sau ông phụ trách dơn vị chống khủng bố của toàn đất nước Italia.

Lúc này ông đang giam giữ tên ám sát Giáo hoàng, một gã thanh niên thuộc một gia đình khá giả. Tên hắn là Armando Giangi, có mật danh là Romeo. Mật danh này đã gây một ấn tượng mạnh mẽ đối với ông. Ông đang giam giữ Romeo trong ngục tối thâm kín tại nhà tù Roman của ông.

Ông đang cho theo dõi giám sát Fita Fallicia, mật danh là Annee. Rất dễ theo dõi Annee, vì ả là một kẻ hay gây rối từ tuổi thanh xuân, một kẻ xúi giục bạo động tại một trường đại học, một kẻ cầm đầu ngổ ngáo các cuộc tuần hành và đã dính líu vào vụ bắt cóc ban lãnh đạo nhà băng ở Milan.

Bằng chứng có quá nhiều. Những ngôi nhà an toàn đều bị bom khủng bố quơ sạch, nhưng lũ con hoang chó đẻ này không biết tý gì về tiềm lực khoa học của tổ chức cảnh sát quốc tế. Họ đã tìm ra chiếc khăn tắm ố vết tinh trùng xét nghiệm thấy là của Romeo. Sau bao lần hỏi cung gay cấn, một tên bị bắt đã cung khai bằng chứng. Nhưng Sebbediccio không cho bắt Annee. Ả vẫn được tự do.

Franco Sebbediccio sợ rằng vụ xét xử những tên phạm tội này sẽ tôn tên ám sát Giáo hoàng lên các bậc anh hùng và chúng sẽ sống nghênh ngang trong ngục tù của chúng. Italia không có án tử hình, do đó chúng có thể sống suốt đời trong tù, coi đó là một niềm vui. Do chịu cải tạo tốt hoặc do các lệnh ân xá nào đo, chúng có thể được thả tự do vào lúc tuổi vẫn còn tương đối trẻ trung.

Nếu Sebbediccio tiến hành việc hỏi cung Romeo theo cách nghiêm khắc hơn thì sự việc có thể diễn biến theo cách khác. Nhưng tên vô lại này đã ám sát Giáo hoàng, việc tố tụng hắn thuộc quyền phía các nước Tây Âu. Dã có những người phản đối, những nhóm đòi nhân quyền từ bên Scandinavia và bên Anh và thậm chí có cả thư từ bên Hoa kỳ gửi tới. Họ đòi phải đối xử nhân đạo với hai tên sát nhân, không được tra tấn và bằng mọi cách không được đối xử tàn nhẫn. Còn lệnh từ trên xuống là; bất kỳ giá nào cũng không được làm hổ thẹn công lý Italia có thể làm các đảng phái cánh tả ở Italia mất lòng. Đúng là những luận điệu lẩn tránh.

Nhưng ông, Franco Sebbediccio, có thể loại bỏ tất cả những chuyện vô lý và gửi thông báo cho bọn khủng bố. Franco Sebbediccio quyết định rằng cái tên Romeo này, cái tên Armando Giangi này sẽ phải tự sát.

Romeo đã đắm mình trong một giấc mơ thơ mộng khi sống mấy tháng trong nhà tù. Một mình trong căn buồng giam, dành giấc mơ ối tình với một cô gái người Hoa Kỳ tên là Dorothea. Hắn nhớ lại lúc cô đợi hắn ở sân bay, cô có một vết sẹo nhỏ ở cằm. Trong những lúc thả hồn mơ mộng, hắn thấy cô gái rất xinh đẹp, rất duyên dáng. Hắn cố nhớ lại buổi cùng cô trò chuyện vào đêm cuối cùng hắn sống bên cô ở Hamptons. Bây giờ, trong trí nhớ của hắn, hắn thấy cô yêu hắn. Mọi cử chỉ của cô đều có ý muốn thổ lộ mối tình của cô với hắn. Hắn nhớ lại tư thế cô ngồi, thật khoan khoái, thật hấp dẫn. Ánh mắt cô nhìn hắn, cặp mắt cô xanh thẳm, nước da trắng của cô ửng đỏ. Lúc này hắn nguyền rủa tính e thẹn của hắn. Hắn chưa lần nào ve vuốt làn da đó. Hắn nhớ tới đôi chân thon dài của cô mà hắn ao ước chúng quắp chặt cổ hẳn. Hắn tưởng tượng mình hôn tới tấp lên mái tóc, cặp mắt và thân hình mảnh mai của cô.

Có những đêm hắn thất vọng nghĩ tới sự gian trá của Yabril. Vụ giết Theresa Kennedy chẳng bao giờ thấy nói đến tỏng kế hoạch và thâm tam hắn, nếu biết chuyện này, hắn đã chẳng chấp nhận một hành động tương tự. Hắn thấy ghê tởm Yabril, ghê tởm niềm tin vào cuộc đời hắn. Đôi lúc hắn âm thầm khóc trong bóng tối. Sau đó lòng hắn thấy vợi nguôi và lại đắm mình trong mối tình tưởng tượng với Dorothea. Hắn biết rằng đấy chỉ là một sự giả dối. Hắn biết rằng như vậy là yếu đuối, nhưng hắn không thể dừng được.

Franco Sebbediccio vào thăm Romeo trong buồng giam trơ trụi của hắn. Sau khi nghe ông ta đề nghị hắn tự sát, Romeo phá lên cười và đáp:

– Không, không đời nào. Tôi sẽ ra khỏi nhà tù trước khi ông bị chết vì áp huyết cao. Tôi sẽ ung dung dạo chơi trên đường phố Rome trong khi ông đã nằm yên nghỉ tại nghĩa trang gia đình. Tôi sẽ tới và cầu nguyện trước mộ ông. Tôi sẽ huýt sáo khi quay người rời khỏi mộ ông.

Sebbediccio kiên nhẫn nói:

– Tôi đến để cho anh biết rằng anh và người dưới quyền của anh phải tự sát. Hai người của tôi đã bị đồng bọn của anh giết để hăm dọa tôi và những người cùng cộng tác với tôi. Vụ tự sát của các anh là câu trả lời của tôi.

Romeo đáp:

– Tôi không thể làm vui lòng ông. Tôi rất muốn được tận hưởng cuộc đời này. Và trước con mắt theo dõi của thế giới, ông không dám đụng tới tôi đâu.

Sebbediccio nhân từ mỉm cười với hắn. Ông đã nắm trong tay con chủ bài. Suốt cả đời mình, bố Romeo chẳng làm được một điều gì tốt lành cho nhân loại, nhưng ông ta đã làm được một việc tốt cho con trai mình. Ông ta đã nổ súng tự sát. Hiệp sĩ ở Malta, bố một tên đã ám sát Giáo hoàng, một người đã dành trọn đời cho các niềm vui thú hưởng lạc ích kỷ của riêng mình, bố hắn không rõ nguyên nhân tại sao đã nổ súng tự sát.

Sau khi báo chí đưa tin nhà cầm quyền đã ngăn cấm không cho phép mẹ Romeo, một quả phụ mới mất chồng, không được vào thăm con trai, luật sư bào chữa cho Romeo liền phát biểu trên vô tuyến. Do đó bà quả phụ mới được phép vào gặp con trai.

Trưởng trại giam liền triệu Sebbediccio tới văn phòng ông ta và bảo:

– Ông bạn thân mến, tôi nhận được chỉ thị cho phép tổ chức cuộc thăm viếng này, nhưng không phải tại buồng giam. Họ sợ bị đặt máy nghe trộm nên đành phải đưa Romeo tới văn phòng tôi. Tất nhiên là năm phút trước khi kết thúc cuộc viếng thăm trong một giờ đồng hồ, tất cả các phương tiện thông tin đại chúng đều được phép vào chứng kiến.

Sebbediccio liền hỏi:

– Người ta đã cho phép như vậy vì lý do gì?

Trưởng trại mỉm cười đáp:

– Con gặp mẹ vào lúc bố vừa mất còn gì thiêng liêng hơn thế nữa nào? Và luật sư bào chữa cho Romeo kiên quyết đòi không được đặt máy ghi âm ghi trộm, do đó ông đừng trông chờ vào các thiết bị điện tử của ông.

– Ồ, – Sebbediccio thốt kêu lên, – thế luật sư có biện pháp gì để chống đặt máy ghi âm nghe trộm?

– Ông ta sẽ đưa các chuyên gia về điện tử của ông ta tới đây, – trưởng trại đáp. – Họ sẽ kiểm tra kỹ văn phòng trước sự giám sát của luật sư vào giây phút ngay trước khi bắt đầu cuộc thăm viếng.

– Nghe được cuộc trao đổi giữa hai mẹ con là điều cực kỳ quan trọng, – Sebbediccio nói.

– Vô nghĩa, – trưởng trại nói, – mẹ hắn là một phụ nữ có chồng giàu có. Bà ta chẳng biết gì và mọi chuyện chẳng có gì đáng để bà ta quan tâm đâu. Đây cũng chỉ là một cuộc thăm viếng thấm đầy nước mắt, khóc than kể lể thôi mà. Đừng quan trọng hóa đi.

Nhưng Sebbediccio rất quan tâm đến chuyện này. Ông nghĩ có thể Romeo sẽ để lộ vài sơ xuất khi trò chuyện với mẹ.

Là người phu trách đơn vị chống khủng bố trên toàn đất nước Italia, Sebbediccio có rất nhiều quyền lực. Tên của luật sư bào chữa đã nằm trong danh sách mật những người cấp tiến cánh hữu đang bị theo dõi. Điện thoại của ông ta đều bị thu vào băng, thư tín bị giữ lại và bị kiểm duyệt trước khi đến tay ông ta. Do đó lần tìm ra công ty điện tử ông ta định thuê để chống mọi hình thức nghe trộm tại văn phòng trưởng trại chẳng khó khăn gì. Sebbediccio đã nhờ một ông bạn tổ chức cuộc gặp mặt “tình cờ” với giám đốc công ty điện tử tại một quán ăn. Sebbediccio đã thương lượng và dọa dẫm, rút cục chủ công ty phải nhượng bộ.

Cuộc gặp mặt giữa Armando “Romeo” Giangi và mẹ hắn do đó đã bị thu băng và chỉ một mình Sebbediccio được nghe lại.

Mẹ roemeo cho hắn biết nguyên do dẫn đến cái chết của bố hắn. Ông ta quá tự kiêu và ích kỷ. Được biết hành động của con trai, ông ta đã quá thất vọng, không dám ra ngoài phố. Sau một thời gian bị dằn vặt, ông ta đã dùng súng tự sát.

– Khi còn sống, bố con đã chẳng hề cho con gì cả và qua việc ông ta tự sát, ông ta đã tước mất quyền lựa chọn của con. Cái chết là cách giải thoát duy nhất của con, – tiếng Romeo từ trong cuộn băng ghi trộm dội ra.

Sebbediccio nghe nốt đoạn băng Romeo tỏ ý muốn nhờ mẹ mời giúp ột thày tu. Sau đó đến đoạn các phóng viên vô tuyến được phép vào phòng thì ông ta liền tắt máy. Ông ta sẽ xem nốt trên vô tuyến. Nhưng ông ta đã biết rõ điều ông ta mong muốn.

Khi Sebbediccio tới phiên đến thăm Romeo, ông ta vui sướng tới mức là cửa phòng ngục vừa mở khóa, ông ta liền tung tẩy bước vào và hớn hở chào hỏi Romeo.

– Anh Giangi, – Sebbediccio bảo, – anh đã rất nổi tiếng. Có tin đồn rằng khi nào chúng ta có Giáo hoàng mới, rất có thể ông ta sẽ xin khoan dung cho anh. Anh hãy tỏ rõ lòng biết ơn của anh đi, cung cấp cho tôi một số thông tin tôi đang cần.

Romeo đáp:

– Ông đúng là motọ con khỉ nhại lại tin.

Sebbediccio cúi đầu và nói:

– Nếu vậy thì đây là những lời trăn trối của anh à?

Quả đúng như vậy. Ông ta đã thu được những lời Romeo để lộ hắn đáng suy tính cách tự vẫn.

Một tuần sau, thế giới được thông báo rằng tên ám sát Giáo hoàng, Armando “Romeo” Giangi, đã treo cổ tự vẫn trong khám của hắn.

Tại New York, Annee đã được cử sang đây làm nhiệm vụ. Ả rất có ý thức được vai trò là người phụ nữa đầu tiên được nhóm Một Trăm Đầu cất nhắc phụ trách chỉ đạo một chiến dịch. Ả quyết tâm không bị thất bại.

Hai khu nhà an toàn, thực ra là hai căn hộ tại Cửa Đông New York, chất đầy thực phẩm, vũ khí và các thiết bị cần thiết khác. Các đội cảm tử sẽ tới vào một tuần trước hôm tấn công và ả sẽ bắt chúng ở lỳ trong nhà cho tới lúc xuất quân. Những ai còn sống sót sẽ rút theo tuyến đường qua Mêhicô và Canađa. Ả dự định sẽ lưu lại thêm vài tháng nữa tại một căn nhà an toàn khác.

Ngoài các công việc chuẩn bị ra, Annee còn rảnh nhiều thời gian, nên ả quyết định giết thời gian bằng cách đi lang thang khắp thành phố. Ả kinh hoàng trước những ngôi nhà ổ chuột, đặc biệt là tại Harlem. Ả nghĩ rằng mình chưa bao giờ được tận mắt thấy một thành phố bẩn thỉu, bỏ bễ không ai chăm lo như thành phố này, với nhiều khu ngổn ngang như vừa bị pháo đại bác nã. Ả phẫn nộ trước những đám người không nhà không cửa, thái độ cằn nhằn thô bạo của các viên chức, thái độ lạnh lùng đến thù địch của các nhân viên phục vụ. Ả chưa bao giờ đặt chân tới một chốn tồi tệ về tinh thần như vậy.

Mối nguy hiểm luôn hiện diện là một vấn đề khác. Thành phố là một chiến trận, đầy hiểm nghèo hơn Sicily, ở Sicily, bạo lực là những luật lệ nghiêm khắc để giải quyết quyền lợi của riêng bản thân, một cách thể hiện mang tính lôgíc, trong khi đó, tại New York bạo lực bốc mùi buồn nôn ghê tởm từ bày thú dữ.

Một hôm, Annee gặp một chuyện mà ả đã phải quyết định là chỉ ra phố khi thật cần thiết. Hôm đó, ả đi xem phim xong, ả tới một trạm gọi điện thoại công cộng ngoài Đại Lộ Lexington để trao đổi về nhiệm vụ. Rồi ả vào ăn tối tại một quán ăn nổi tiếng, ả đã phải đối mặt với sự thô bạo của các người phục vụ. Sao họ lại dám ngỗ ngược như vậy? Nếu ở Pháp, chủ quán hẳn đã bị treo cổ. Ở Italia, Mafia chắc sẽ đốt trụi quán.

Trong một tối đi lang thang, ả coi như đây là buổi tập thể dục để dễ ngủ, ả đã liên tiếp vấp phải hai vụ suýt bị hãm hiếp hoặc bị cướp giật.

Vụ đầu, đúng vào lúc trời vừa tối, đã làm ả sững sờ ngạc nhiên. Chuyện xảy ra ngay trên Đại Lộ Năm khi ả đang đứng ngắm hàng trưng bày trong cửa kính hiệu Tiffany. Đột nhiên có hai thanh niên, một trai một gái, còn rất trẻ, chưa đầy hai mươi tuổi đứng áp sát hai sườn ả. Tên con trai có bộ mặt mèo rừng vẻ nghiện ngập ma túy nặng. Y trông rấ xấu xí, Annee là người chuộngv ẻ đẹp bề ngòai nên đã thấy mất cảm tình ngay. Cô gái thfi xinh đẹp, nhưng vẻ đỏng đảnh của một thiếu nữ Hoa Kỳ được nuông chiều mà Annee thường bắt gặp trên các đường phố. Cô gái ăn mặc theo kiểu đĩ điếm hợp thời trang cho các thần tượng màn ảnh mới tung ra. Cả hai đều là người da trắng.

Tên con trai áp sát người Annee và ảm cảm thấy rõ chất kim loại cứng rắn thúc vào sườn mình qua lớp vải áo ả đang mặc. Ả không hề hốt hoảng.

– Ta có súng, – tên con trai khẽ riét lên. – Đưa ngay túi xách tay cho cô bạn gái của ta! Đưa nhẹ nhàng và thân ái. Đừng làm ầm ĩ kêu la, thì sẽ êm ái.

Annee hỏi luôn:

– Anh đã đến tuổi bỏ phiếu chưa?

Tên con trai bối rối hỏi:

– Gì cơ?

Cô bạn gái của y giơ tay định đón chiếc túi xách. Annee liền túm chặt tay cô gái vặn mạnh như vắt một ống tay áo, đồng thời dùng tay kia quất mạnh vào ngay giữa mặt cô ta. Máu tóe ra bắn tung trên kính cửa hiệu may mặc Tiffany làm mấy người qua đường sững sờ ngạc nhiên.

Annee lạnh lùng bảo tên con trai:

– Có súng có giỏi cứ bắn đi xem nào.

Tên con trai vội tung người nhảy ra tránh Annee, tay y vẫn nắm chặt khẩu súng giấu trong túi. Động tác này y học được qua các bộ phim găngxtơ. Y không biết rằng thế võ y vừa sử dụng là hòan toàn thừa vô ích khi con mồi chưa bị đánh rũ xương. Để thật yên tâm, Annee xô tới túm tay kia của tên con trai quật y ngã xuống đất. Y gào lên như sắp chết đếnnơi, vội rút tay ở trong túi ra kéo theo luôn cả chiếc vặn đinh ốc văng xuống vỉa hè. Annee thầm nghĩ rằng đây là một trò dớ dẩn của lũ thanh niên ngu xuẩn. Ả liền vội bỏ đi chỗ khác.

Đã đến mức như vậy thì nên thận trọng, quay về căn hộ của mình là tốt nhất, nhưng tới một khu vực tương đối yên tĩnh, Annee suy tính lại và tiếp tục cuộc đi dạo của ả. Nhưng sau đó, ngay trên Central Park South, xung quanh có các khách sạn đắt tiền, lịch sự, bảo vệ mặc đồng phục luôn đi lại ngoài cử ra vào, xe ô tô limousine đậu cả dãy dọc hè phố, lái xe trông rất lực lưỡng, ả lại bị bốn tên thanh niên da đen vây quanh chặn đường.

Chúng rất bảnh bao, vừa thấy chúng, Annee đã thích ngay. Trông chúng rất giống đĩ đực ở Rome đứng chèo kéo mời chào phụ nữ qua đường. Một tên cười cợt bảo:

– Chào cô em, vào công việc với bọn anh đi. Cô em sẽ được dịp thỏa chí. Chúng đứng chẹn lối đi của Annee, ả không thể đi tiếp. Ả tin rằng đi với bọn chúng, ả sẽ được một dịp thỏa thích. Ả không căm tức bọn chúng, ả thấy căm giận bọn gác cổng và lũ tài xế kia đã cố tình nhắm mắt làm ngơ trước cảnh ngộ của ả.

– Xéo đi, – ả bảo, – nếu không tao kêu lên, mấy người gác cổng kia sẽ gọi cảnh sát đến bây giờ.

Nói vậy chứ ả đâu dám kêu, ả còn đang trong thời gian làm nhiệm vụ.

Một tên nhăn nhó nói cứng:

– Cứ kêu đi, thưa cô!

Miệng nói vậy, nhưng bọn chúng đã nhón chân chuẩn bị chuồn mau.

Khi thấy Annee không mở miệng kêu, tên khác liền hiểu ra rằng ả sẽ không dám kêu.

– Này, nó không dám kêu, – hắn bảo. – Chúng mày có để ý thấy giọng của nó không? Tao thề là nó có đem theo ma túy. Này, cô nàng, đưa cho bọn tao một ít nào.

Cả bọn liền cười rộ lên. Một tên lên tiếng bảo:

– Nếu không bọn này sẽ kêu cảnh sát đấy, – bọn chúng lại phá lên cười.

Trước khi rời Italia. Annee đã được vắn tắt thông báo cho biết nhiều chuyện nguy hiểm ở New York. Nhưng ả được huấn luyện rất chu đáo nên rất tin tưởng ở sự luyện tập của mình. Do đó ả đã không giắt theo súng, sợ nó sẽ làm hỏng nhiệm vụ. Tuy vậy ả vẫn đem theo một chiếc nhẫn đặc biệt bằng ziricon có thể gây thương tích nguy hiểm. Trong túi xách tay của ả còn có chiếc kó lợi hại hơn cả dao găm Vơnidơ. Do đó bất luận bị lâm vào hòan cảnh nguy hiểm nào ả cũng không ngán. Ả chỉ ngại cảnh sát sẽ can thiệp vào chuyện này và tra hỏi bọn chúng. Ả tin chắc rằng mình sẽ thoát thân mà không hề gây náo động.

Nhưng ả đã không kiềm chế được cân não và tính hung tợn tự nhiên của ả. Một tên chìa tay ra định đụng vào tóc ả. Annee liền rít lên:

– Tránh ra, lũ con hoang đen, nếu không tao sẽ giết chết chúng bay.

Cả bốn tên đều ngừng ngay không cười cợt nữa. Annee nhận thấy ánh mắt chúng hằm hằm phẫn nộ. Ả nhận thấy mình đã phạm sai lầm. Ả gọi chúng là lũ con hoang đen là do quen miệng chứ không hề có ý miệt thị chủng tộc. Ở Sicily khi cãi nhau với người tàn tật, người ta thường chửi tên con hoang tàn phế là chuyện thường tình. Nhưng làm soa mấy thanh niên da đen kia biết được chuyện đó? Ả thấy hối hận. Nhưng đã quá muộn.

Một tên liền bảo:

– Tao sẽ để lại một lỗ trên mặt con đĩ điếm da trắng kia.

Annee tức điên lên, mất cả bình tĩnh. Ả lao luôn nắm đấm đeo nhẫn vào mắt tên nọ. Mắt tên thanh niên tưởng chừng như bị khoét khỏi hốc. Mấy tên kia hoảng hồn thì thấy Annee bình tĩnh rẽ vào motọ góc phố rồi bỏ chạy.

Như vậy đã quá đủ với Annee. Khi về tới căn hộ, ả rất hối hận về chuyện vừa để xảy ra. Chúng có thể làm hỏng nhiệm vụ ả được giáo phó.

Để không xảy ra những điều rủi ro tương tự, ả quyết định chỉ rời khỏi nhà khi nào thật cần thiết cho công việc. Ả phải chôn chặt những kỷ niệm về Romeo, kiềm chế cơn tức giận trước cái chết của hắn. Và điều quan trọng nhất, ả phải có một quyết định dứt khoát. Nếu tất cả đều đổ vỡ, liệu ả có dám liều coi đây là một nhiệm vụ quyết tử không?

Christian Klee bay tới Rome để dự bữa ăn tối với Sebbediccio. Ông ta nhận thấy Sebbediccio có gần hai chục vệ sĩ mà xem ra điều đó không hề ảnh hưởng tới khẩu vị của ông.

Ông người Italia đang trong tâm trạng hồ hởi.

– Tôi có một tin muốn báo cho ông biết, – Sebbediccio nói. – Chúng tôi đã để xổng mất một phụ nữ có tên là Annee. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng hiện nay ả đang ở bên Hoa Kỳ.

Christian bị kích thích.

– Ông có biết ả đang ở đâu không? – Tên thường dùng của ả là gì? – Christian hỏi.

– Chúng tôi chưa rõ, – Sebbediccio đáp. – Nhưng chúng tôi cho rằng ả được cử sang đấy làm nhiệm vụ.

– Tại sao các ông không bắt ả? – Christian hỏi.

– Tôi đặt hy vọng lớn vào ả, – Sebbediccio đáp. – Ả là một phụ nữ trẻ rất kiên quyết, ả sẽ tiến xa trong phong trào khủng bố. Tôi muốn tung một mẻ lưới lớn khi tóm ả. Nhưng ông sẽ gặp chuyện rắc rối đấy, ông bạn của tôi ạ. Chúng tôi nghe phong phanh bọn chúng đang tổ chức một chiến dịch gì đó ở Hoa Kỳ. Chắc hẳn để chống lại Kennedy. Annee không thể một mình đảm đương nổi việc này. Do đó, thể nào cũng có bàn tay kẻ khác nhúng vào. Chúng biết được hệ thống đảm bảo an toàn cho Tổng thống, nên có thể sẽ huy động khá nhiều cơ sở vật chất và cơ sở an toàn. Tôi chỉ biết có vậy. Tốt nhất ông nên đề phòng trước thì vẫn hơn.

Christian không cần phải hỏi tại sao người đứng đầu an ninh của Italia đã không chuyển cho Washington thông tin này qua kênh thường lệ. Ông biết Sebbediccio không muốn chia sẻ việc chặt chẽ giám sát Annee mà ông ta đang tiến hành với một cơ quan nào của Hoa Kỳ. Ông ta không tin Luật tự do thông tin ở Hoa Kỳ. Hơn nữa, Sebbedic uốn Christian Klee phải chịu ơn cá nhân ông.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN