Đứa Con Bị Chối Bỏ
Chương 14
– Lệ nghe chị, bỏ qua chuyện này đi được không?
– Tất cả mọi thứ em đều có thể nghe chị, riêng chuyện này thì không.
– Em thương chị, thương 2 cháu thì bỏ qua được không em.
Tôi kiên định nhìn chị đáp:
– Em nói rồi, không, nhất định là không, chuyện này em chắc chắn sẽ làm tới nơi, tới chốn. Em không thể nhịn nhục như chị được, càng không thể để cháu em hàng ngày phải chứng kiến cái cảnh bố và bà nội đánh đập chửi bới mẹ được.
Chị nghe tôi trả lời thì giận dữ bỏ về, chỉ còn lại một mình tôi ở bệnh viện chờ đến lượt khám. Trong lúc chờ đợi tôi lôi chiếc điện thoại vỡ nát ra mà ngắm nhìn, lúc này tôi nhớ anh, nếu anh ở đây nhất định sẽ không bao giờ để tôi phải chịu uất ức như thế đâu.
Ở bên ấy chẳng biết anh có nhớ tôi không, tôi muốn gọi sang bên ấy hỏi thăm tình hình anh qua hai bác mà chẳng thể. Chiếc điện thoại là thứ duy nhất giúp tôi biết được tình hình về anh cũng bị hắn ta đập vỡ.
Món quà anh tặng, mà tôi chẳng thể giữ, từng khung hình, từng đoạn tin nhắn yêu thương mà tôi vẫn mở ra xem mỗi khi nhớ anh chẳng còn. Rồi đây mỗi khi nhớ anh tôi biết phải làm gì cho nguôi nỗi nhớ đây.
Tôi căm hận anh ta, bất kể chị có giận tôi, có ghét tôi nhất định tôi vẫn sẽ kiện anh ta. Để cho mẹ con anh ta hiểu được, chà đạp chị em tôi cái giá phải trả như thế nào.
Tôi tức giận nghiến răng khiến cho vết thương lại nhói lên đau điếng, chị nhu nhược nhưng tôi thì không. Nhất định tôi phải mạnh mẽ, mạnh mẽ để bảo vệ bản thân, mạnh mẽ để bảo vệ chị và các cháu, và mạnh mẽ thì mới có thể hy vọng giúp cho anh được.
Nghĩ vậy nên tôi đi thẳng vào phòng bác sĩ nói chuyện, sau một hồi trao đổi thì bác sĩ đưa cho tôi 1 giấy xác nhận tỷ lệ thương tật là 12%. Cầm chắc kết quả trong tay ngay lạp tức tôi gọi xe đến phòng luật sư gần nhất.
Chỉ mất khoảng 10 phút xe đã dừng trước cửa văn phòng luật “Ánh sáng công lý”.
Nghe tôi trình bày, luật sự Tùng có nói:
– Theo điều 104 trong bộ luật hình sự có viết, người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt từ từ 6 tháng đến 3 năm.
– Tỷ lệ thương tật của tôi là 12% nhưng tôi muốn anh ta phải đi tù thì cần những thủ tục gì thưa luật sư?
– Theo như những gì bạn kể thì anh ta đã phạm tội bạo lực gia đình, cố tình phá huỷ tài sản riêng của bạn, đặc biệt là tội cố ý gây thương tích. Nếu bạn thuyết phục được chị gái mình đứng ra tố cáo chắc chắn với những tội danh trên anh ta sẽ phải ngồi tù.
Tôi biết chắc chắn chị sẽ chẳng bao giờ đứng ra mà tố cáo anh ta, vậy nên lo lắng hỏi:
– Vậy nếu chị gái tôi không tố cáo thì với những tội danh trên anh ta có thể đi tù hay không, hay chỉ phạt cải tạo không giam giữ.
– Cái này thì tôi không giám chắc, còn phải phụ thuộc vào lời khai từ phía bên anh ta để toà làm căn cứ xét xử.
– Luật sư, trăm sự tôi nhờ ông, tốn bao nhiêu cũng được, nhất định tôi phải bắt anh ta đi tù, có như vậy thì mẹ con anh ta mới tỉnh ngộ được
Sau đó luật sư còn tận tình hướng dẫn cho tôi các thủ tục và cùng tôi đi đến công an nộp đơn tố cáo.
Xong xuôi mọi thứ trời cũng đã tối, tôi chẳng muốn đối mặt với anh ta nhưng vẫn phải trở về. Nhưng hình như tôi lo xa quá, bởi anh ta đi từ lúc đó vẫn chưa về, chị bảo sau mỗi lần đánh nhau anh ta sẽ đi thâu đêm không về.
Thấy gương mặt bầm tím của tôi chị Lan cũng xót xa lắm.
– Em sao rồi, còn đau lắm không?
– Em đỡ rồi, thế còn vết thương của chị, mà lúc nhóc ngủ cả rồi à?
– ừ, chắc do lúc sáng khóc nhiều nên mệt ngủ từ sớm rồi, em ăn uống gì chưa?
Tôi nhìn chị 1 lát rồi đắn đo nói:
– Chị, em mới kiện anh ta về tội bạo lực gia đình và cố ý gây thương tích.
Chị sững sờ nhìn tôi, hình như chị sốc lắm, chị không nghĩ là tôi làm thật nên lắp bắp hỏi lại:
– Em.. em… nói gì cơ?
– Em nói em đã gửi đơn kiện anh ta rồi, nếu được chị có thể cùng em đứng ra tố cáo không?
– Em điên rồi, điên thật rồi, tại sao em có thể làm như thế được, tại sao lại không nghe lời chị, em có biết em làm như thế là đang đẩy hôn nhân của chị đến bờ vực tan vỡ hay không?
Tôi đã đoán trước được phản ứng của chị nên cũng không quá ngạc nhiên, nhưng lại chẳng thể giải thích cho chị hiểu. Cái sự cố chấp, nhẫn nhịn đến ngu ngốc nó đã ăn vào máu chị rồi. Không thể nào chỉ 1 2 câu mà chị hiểu ra được, tôi chỉ có thể bất lực nói:
– Em không điên, em chỉ làm những gì mà em nghĩ là tốt cho chị thôi.
Chị gần như hét vào mặt tôi:
– Nếu em muốn tốt cho chị thì đi rút ngay đơn về, nếu em thương cháu muốn chúng có đủ tình thương thì tốt nhất em nên để chị tự giải quyết.
– Xin lỗi chị vì lần này em không thể nghe lời chị được, ngày mai em sẽ dọn ra ngoài sống, còn bây giờ em đi ngủ đây.
– Lệ, đứng lại, đứng lại nghe chị nói đã
Tôi mặc kệ chị chẳng buồn giải thích, ngày hôm nay với tôi đã quá mệt mỏi rồi. Tôi cần nghỉ ngơi sau lấy lại sức để ngày mai chuyển nhà.
Vốn cứ nghĩ ở đây để có chị có em cho vui vẻ quây quần, nhưng tôi đã sai mất rồi, có lẽ sự quyết định ở nhờ gia đình chị đã khiến chị bị chồng và gia đình chồng làm khó. Buồn lắm nhưng tôi vẫn phải nhất quyết chuyển đi.
Lúc tôi xách va li đi chị khóc nhiều lắm, nhưng mà tôi nghĩ kĩ rồi, tôi ở lại chỉ làm chị khổ thêm. Vậy nên ra ngoài sống là tốt nhất, tôi thuê 1 căn trung cư nhỏ cách nhà chị khoảng 3km. Thật ra tôi có thể mua mua luôn căn chung cư này, nhưng tôi không muốn vì muốn để dành tiền khi cần còn có thể lo được cho anh.
Một mình gặm nhấm nỗi buồn mới thấy nó kinh khúng như thế nào, một đêm dài tôi chỉ nằm khóc mà nhớ về những ký ức bên anh. Chiếc điện thoại kia tôi cũng đem đi sửa, nhưng đến ngay cả những người thợ cũng không dám chắc có thể sửa được nó. Họ khuyên tôi nên mua 1 chiếc mới thay vì tốn tiền sửa chữa chiếc này. Nhưng tôi vẫn quyết sửa, tôi không thể nào vất bỏ món quà của anh được, nhất định tôi sẽ dùng nó để chụp lại khoảnh khắc tôi và anh cùng đoàn tụ.
Họ gật đầu làm theo yêu cầu của tôi:
– Sửa cũng được nhưng hỏng nặng thế này sẽ lâu và tốn kém đấy chị gái nha.
– Ok, bao nhiêu cũng được chỉ cần sửa được là được. Còn giờ tôi muốn mua 1 chiếc điện thoại khác dùng tạm trong thời gian sửa nó.
Tôi theo chân anh ta ra tủ trưng bầy, chọn đại 1 chiếc phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân hiện tại. Cầm chiếc điện thoại mới trong tay mà sao tôi cứ cảm giác trống rỗng, lúc này đây tôi cần lắm 1 lời an ủi, 1 chiếc ôm vỗ về nhưng lại chẳng biết gọi cho ai để tâm sự.
Một đêm dài cũng nặng nề trôi qua, vậy là tôi đã dời nhà chị được 2 ngày rồi, ngoài kia không khí tết cũng đang ngập tràn khắp nơi, còn tôi vẫn một mình cô quạnh nơi này.
Phải tới gần sáng tôi mới khó nhọc chợp mắt được 1 lát, thì bất ngờ điện thoại reo, tôi khó chịu nge máy, là tiếng của mẹ anh:
– Lệ ơi, con ơi, Hạc Hiên, Hạc Hiên đã có quyết định ngồi tù rồi con ơi, chiều nay người ta nó sẽ chuyển nó đi thi hành án.
Cộp
Tiêng chiếc điện thoại rơi khô khốc trên sàn nhà, tôi tỉnh hẳn ngủ, vội vàng lấy ví gọi xe ra sân bay, làm thủ tục bay chuyến sớm nhất đến Chiết Giang, nhất định tôi phải gặp anh, nhất định phải cứu được anh. May mắn cho tôi vì có 1 chuyến 45 phút nữa sẽ cất cánh.
Ngồi trên máy bay mà lòng tôi như có lửa đốt, lo lắng sợ hãi khiến cho tôi cứ khóc nấc lên từng hồi, người bên cạnh ái ngại đưa cho tôi hộp khăn giấy rồi hòi:
– Bạn sao thế?
Có 1 người hỏi han lại càng khiến tôi tủi thân hơn, cứ thế tôi lại càng khóc to hơn, khiến cho anh ta không hiểu mình đã làm sai điều gì mà tôi lại khóc ngày 1 lớn.
Mọi người ai cũng đổ dồn ánh mắt về phía tôi, nhưng tôi chẳng quan tâm, cái tôi quan tâm bây giờ chỉ có anh, hy vọng tôi sẽ tới kịp trước khi anh bị đưa đi.
Máy bay hạ cánh tôi lại tất tả tới nơi anh bị tam giam trước đấy, trước mắt rôi là anh đang bị 2 người mặc quân phục công an kéo đi, phía sau là bố mẹ anh đang gào khóc.
Mới mấy tháng không gặp mà anh của tôi khác quá quá, râu ria mọc dài lởm chởm, tóc tai cũng lờm xờm cả rồi. Anh gầy và hốc hác khiến cho tôi không khỏi xót xa, tôi cứ thế lao đến mà ôm chặt anh, nhưng lại bị hai người công an khác kéo ra xa.
Chẳng để cho tôi được chạm vào anh thêm một lần nào nữa, họ cứ thế, tàn ác đem anh đi xa tôi.
Hoảng loạn, đau lòng, sợ hãi cứ thế quỳ xuống mà khóc, mà gào tên anh. Anh cũng cố gắng ngoái lại nhìn tôi mà khóc, hình như anh nói gì đó nhưng những tiếng gào khóc của bố mẹ anh, của bản thân tôi khiến tôi chẳng thể nghe nổi anh muốn nói điều gì.
Chiếc xe đang gần khép cửa, bất ngờ tiếng chuông cửa reo khiến tôi thoát ra khỏi cơn mơ. Sờ tay xuống gối ướt đầm lúc này tôi mới hoàn hồn, hoá ra tất cả chỉ là mơ, một cơn mơ buồn.
Mệt nhọc tiến ra mở của, là chị đến, tôi đã biết chắc sẽ sớm có cuộc gặp này. Chị đến đây tìm tôi đồng nghĩa anh ta đã nhận được giấy triệu tập của công an, mọi thứ lâu hơn tôi nghĩ.
Chị và tôi ngồi đối diện nhau nhưng chẳng ai nói với nhau câu nào, tôi thì còn đang bị những dư âm của cơn mơ chưa thoát ra được, còn chị đang nghĩ gì tôi cũng chẳng rõ.
Trầm ngâm 1 lúc lâu thì chị cất tiếng:
– Lệ, chị biết trong lòng em đang giận anh Long, nhưng em có thể..
– Có thể vì chị, vì các cháu mà bỏ qua phải không, vậy em nói luôn là không thể, chị đừng nói thêm mất công. Nếu chị đến đây chỉ nói chuyện này thì chị có thể về được rồi.
Chị sụt sùi khóc nói:
– Không phải chị chưa từng hận anh ấy, cũng không phải chị chưa từng nghĩ đến việc ly hôn, nhưng nhìn hai đứa con chị lại mềm lòng. Chị chỉ có một mong ước cho chúng lớn lên trong đầy đủ yêu thương của bố, của mẹ mà thôi.
– Thằng tít còn nhỏ thì không nói đến, nhưng còn con bé Linh nó đã đủ lớn để nhận thức mọi thứ xung quanh. Cho cho rằng hàng ngày nó phải chứng kiến cảnh bố chửi bới đánh đập mẹ thì nó sẽ hạnh phúc. Liệu rằng sau những câu mà bà nội đay nghiến mẹ nó thì nó có thể vô tư hồn nhiên được hay không?
– Chị biết, chị biết sau mỗi lần ấy con bé tổn thương nhiều lắm, nhưng so với đau khổ mà chị em mình phải chịu khi sống cảnh không cha không mẹ thì sẽ chẳng thể bằng được đâu.
– Đấy là do chị em mình bị mẹ bỏ rơi, bị ông ta chối bỏ, còn lũ nhóc nó vẫn có chị bên cạnh yêu thương chăm sóc. Em nghĩ về mặt kinh tế chị thừa khả năng lo cho chúng, còn tình cảm thì tất nhiên nếu nhận được đầy đủ yêu thương từ cả bố và mẹ thì sẽ hạnh phúc. Nhưng chị nhìn đi, anh ta ngoài thời gian chơi bời đàn đúm, và đánh dập chị ra thì có mấy khi dành thời gian cho các con hay không? Nếu anh ta thương chúng sẽ không bao giờ ra tay với chị trước mặt các con. Sống với 1 người bố vô tâm như thế, thì cũng có khác gì không có bố đâu. Mà có khi không có bố lòng chúng nó còn đỡ tổn thương hơn nhiều đấy.
Tôi càng nói, chị càng khóc, nhưng tôi vẫn phải nói, nói để mong cho chị hiểu ra, vậy mà chị vẫn cố chấp nói trong tiếng nấc:
– Em cũng từng lớn lên trong cảnh thiếu thốn tình cảm mà em lại nói thế. Còn chị, chị sợ lắm những đếm vắng một mình, sợ những trận đòn roi, sợ cả sự dằn hắt, soi mói, của người đời. Tuổi thơ chị thèm lắm 1 cái ôm, 1 lời cưng nựng em biết không. Chị đã từng trốn sau đống rơm khóc chỉ vì nhìn thằng Luân nhà bác Lợi được bố bế lên quay vòng vòng khi nó được điểm 10. Còn chị em mình, năm nào cũng có giấy khen, nhưng mà tờ giấy khen của chị, ngoài chị ra, chưa ai ngó đến 1 lần em có biết không?
Tôi biết, tôi biết cả chứ, cái tuổi thơ ấy vẫn còn in hằn trong ký ức của tôi kia mà. Nhưng chị đang lầm lẫn giữa 2 sự việc. Một đằng là chúng tôi bị bỏ lại phải đi ở nhờ nhà bác, một đằng là các con chị có chị yêu thương đùm bọc. Chị thừa sức lo cho cúng nó lớn lên thành tài cơ mà.
Ôm chị vào lòng, nhẹ nhàng lau nước mắt cho chị tôi hỏi:
– Chị đã bao giờ hỏi bé Linh muốn sống cuộc sống như thế nào chưa, đã bao giờ chị nghe con bé tâm sự về cảm nhận của nó, hay mong ước của nó chưa. Không có cha mẹ là bất hạnh, nhưng có cha có mẹ cạnh bên, mà cha mẹ vô tâm thì bất hạnh cũng không kém đâu chị. Không phải cái gì đủ đầy cũng là tốt, em khuyên chị nên về hỏi con bé trước khi quyết định.
– Chị, chị… con bé nó còn nhỏ, nó còn chưa hiểu hết được thế nào là được là mất, còn chưa hiểu hết sự đời, làm sao hỏi nó được. Chị là mẹ, không lẽ chị để con bé khổ.
Tôi biết chị là một người bảo thủ, cố chấp nhưng không thể nghĩ chị lại ấu trĩ đến mức ấy. Hình như ngoài kia có không ít người có cái lối suy nghĩ giống chị, bởi thế mới vô tình đẩy gia đình đến bi kịch.
Nhìn cánh ánh mắt tha thiết van xin của chị tôi đã đôi chút mềm lòng thì ngoài cửa vọng vào tiếng đập cửa ầm ầm của ai đó. Ở đây ngoài chị ra làm gì có ai biết nơi tôi sống, xung quanh đây tôi cũng chẳng quen ai. Vậy ai mất lịch sự tới mức chuông bên cạnh không bấm mà lại đứng đập cửa lớn như thế.
Mang một bụng thắc mắc ra mở cửa, còn chưa kịp nhìn xem trước mặt mình là ai, thì bên má đã bỏng cháy vì cái tát bất ngờ.
Một tiếng “ Bốp” chát chúa vang lên khiến tôi choáng váng.
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!