Đừng Nói Chuyện Với Cô Ấy
Quyển 2 - Chương 1-2: Giấc mơ tột cùng quái lạ (2)
Type: Kinhthue
Tôi vốn định tới thành phố S một chuyến, nhưng sau khi về nhà không lâu, cảm giác mệt mỏi sau cơn say đột nhiên ập tới. Tôi ngủ một mạch tới tận chiều tối, lúc năm rưỡi thì bà xã nhẹ nhàng lay tôi tỉnh dậy, nói là Phó Hữu Quang gọi tới cho tôi.
Tôi cầm lấy điện thoại, nói: “A lô, em chào anh.”
“Ừ, chào chú.” Phó Hữu Quang tỏ ra rất nhẹ nhõm. “Anh đã nhờ người kiểm tra cẩn thận camera rồi, chú yên tâm đi, từ mười hai giờ trưa hôm qua tới chín giờ sáng hôm nay, gian phòng đó của chú chỉ có anh với chú là từng đi vào thôi, không có người thứ ba nào khác.”
Tôi bất giác thở phào một hơi, nhưng ngay sau đó lại nảy sinh một nỗi nghi hoặc còn lớn hơn trước: Nếu không có người nào khác từng đi vào phòng tôi, vậy giọng nói tôi nghe thấy trước lúc đổ gục xuống giường rốt cuộc là như thế nào đây?
Một thoáng sau đo, tôi hít sâu một hơi, tỏ vẻ cảm kích nói: “Ồ, cảm ơn anh, thật làm phiền anh quá.”
“Xem chú nói kìa.” Phó Hữu Quang cười hà hà, sau đó nói: “Có điều anh cũng đã hỏi nhân viên dọn vệ sinh rồi, cô ta nói là khi quét dọn không hề nhìn thấy cuốn sổ ghi chép nào đó của chú, hồi nãy anh đã thử tìm giúp chú nhưng cũng không phát hiện ra được gì.”
Tôi vội vàng nói: “Vậy thì không cần phải rắc rối nữa đâu anh, nội dung bên trong đó em viết lại một lượt theo trí nhớ là được rồi, anh đừng nghĩ ngợi nhiều về chuyện này nữa.”
“Dù sao chú cũng mất đồ ở thành phố B, anh là chủ nhà, đương nhiên không thể vô trách nhiệm như thế được.” Phó Hữu Quang ngượng ngùng nói: “Anh sẽ bảo người của khách sạn lưu ý một chút, cuốn sổ đó của chú cụ thể trông như thế nào nhỉ?”
“À, nó có bìa màu đen, đã cũ lắm rồi, trang nào cũng viết dày đặc chữ.” Tôi tiện miệng bịa bừa ra mấy câu. “Thực sự không cần phải rắc rối như thế đâu anh.”
“Ừm, ừm.” Phó Hữu Quang nói: “Cứ biết thế đã. Nghe giọng thì chắc vừa rồi chú còn đang ngủ, vậy anh không làm phiền chú nữa, việc kia chú nhớ lưu tâm giúp anh một chút nhé!”
Sau khi gác máy, tôi đưa tay day day trán, lại một lần nữa nhớ tới giấc mơ như thật như ảo hôm qua. Tôi vẫn còn nhớ rất rõ ràng: Một người đàn ông đứng ở cửa nhà vệ sinh, ban đầu thì nói mình là Từ Nghị Giang, sau đó lại nói mình là Mã Tam Quân, tiếp đó thì nói mình là Trần Ngọc Long, và cuối cùng thì nói mình chính là X. Ngay sau đó, tôi quay trở vào phòng bệnh của Diệp Thu Vi, cô ta nở một nụ cười kỳ dị với tôi rồi nói: “Anh Trương, anh càng ngày càng giống tôi rồi đấy!”
Giấc mơ này rốt cuộc có ý nghĩa gì đây?
Sau khi dùng bữa tối xong, tôi mở bút ghi âm ra, tỉ mỉ chép lại nội dung trò chuyện trong cuộc gặp mặt lần thứ bảy với Diệp Thu Vi. Tôi cẩn thận nghiên cứu quá trình Diệp Thu Vi luận giải những giấc mơ, sau đó lại lôi cuốn Giải mộng của Sigmund Frued từ trong tủ sách ra, chuẩn bị làm rõ ý nghĩa ẩn đằng sau giấc mơ của mình bằng phương pháp phân tích tâm lý.
Giấc mơ của tôi vừa li kì vừa chóng vánh. Diệp Thu Vi từng nói, giấc mơ càng kì lạ càng chứng tỏ sự ngụy trang của tiềm thức càng kín đáo. Vậy thì đầu tiên, đối với tôi, người đàn ông đứng ở cửa nhà vệ sinh kia rốt cuộc mang ý nghĩa tượng trưng gì đây?
Ngay từ bước đầu phân tích, tôi đã gặp phải khó khăn rồi.
Tạm thời hãy gạt chi tiết này qua một bên chưa xét đến vội. Người đàn ông đó lần lượt nói mình là Từ Nghị Giang, Mã Tam Quân, Trần Ngọc Long và X, điều này rốt cuộc tượng trưng cho cái gì? Chẳng lẽ bốn con người đó kì thực chỉ là một mà thôi? Như vậy thì vô lý quá! Liệu có khi nào hai người trong số đó là một không nhỉ? Tôi bất giác nhíu chặt đôi mày: Phải chăng X là một trong số ba người kia?
Tôi quyết định ghi lại phán đoán của mình vào trong sổ tay, nhưng mới viết được nửa chừng thì đã dừng bút, sau đó liền thở dài tự nhủ: Phán đoán này thoạt nghe thì rất có lý, nhưng xét cho cùng vẫn chỉ là phán đoán mà thôi, không những không có chứng cứ, thậm chí ngay cả quá trình suy luận cũng chẳng có.
Tôi rất nhanh đã lại nghĩ tới một chi tiết khác: Tại sao trong giấc mơ, Diệp Thu Vi lại nói tôi càng ngày càng giống cô ta nhỉ?
Điều này kì thực không khó giải thích chút nào, tôi và Diệp Thu Vi tuy mới chỉ quen nhau chưa tới một tuần, vậy nhưng sức mạnh tinh thần của cô ta đã khiến tôi bị ảnh hưởng vô cùng sâu sắc. Hiện giờ tôi không chỉ có khả năng quan sát và phân tích tốt hơn, còn bất giác học tập và mô phỏng theo phương thức tư duy của cô ta. Trong tiềm thức, tôi sớm đã biết rằng mình ngày càng giống cô ta.
Tạm gạt ba chi tiết cụ thể này sang một bên, điều kì quái nhất trong giấc mơ đó chính là sự xuất hiện của cái tên “Trần Ngọc Long”. Tôi và Trần Ngọc Long đã tám năm không gặp, đừng nói là liên lạc, thậm chí ngay cả tên anh ta, tôi cũng rất ít khi nhớ đến. Có thể nói, tám năm nay, tên của anh ta chỉ tồn tại trong tiềm thức của tôi mà thôi. Diệp Thu Vi từng nói “trong giấc mơ không có cái gọi là trùng hợp tình cờ”, như vậy rốt cuộc là nhân tố gì trong thực tại đã khiến cho tên của anh ta xuất hiện trong giấc mơ của tôi như thế?
Tôi cố gắng hồi tưởng lại những chuyện mà mình đã trải qua trong cả ngày hôm qua. Từ tám rưỡi đến mười giờ sáng, tôi ở trong Bệnh viện Tâm thần thành phố nghe Diệp Thu Vi kể lại chuyện về Vương Vĩ, sau đó thì được đưa đi kiểm tra tâm lý. Từ lúc mười rưỡi đến mười hai giờ, tôi ở trong tòa soạn xử lý công việc, còn có một cuộc trò chuyện không được vui vẻ cho lắm với lãnh đạo. Lúc hai giờ chiều, tôi đến Đại học Z, trò chuyện với mấy nhân viên bảo vệ ở đó đôi câu. Lúc bốn giờ chiều, tôi tới Trại giam số 1 của tỉnh, tại đó đã gặp Phó Hữu Quang và Trần Phú Lập. Sau đó, tôi đến thôn Lập Trương gặp Trương Thụy Lâm và vợ của anh ta là Vân Xán Hà, buổi tối thì quay trở về thành phố B uống rượu với Phó Hữu Quang.
Nếu trong giấc mơ thực sự không có cái gọi là trùng hợp tình cờ, vậy thì có thể khẳng định: Trong tình huống tôi không hề hay biết, một người mà tôi đã gặp và tiếp xúc trong ngày hôm qua đã tiến hành ám thị tôi, từ đó khơi dậy những ký ức về Trần Ngọc Long ở sâu trong tiềm thức của tôi.
Người này rốt cuộc là ai đây?
Tôi ngả người tựa lưng vào ghế, hít sâu một hơi, trong lòng đột nhiên nổi lên một cảm giác vô cùng mãnh liệt, đó là tôi với Diệp Thu Vi sớm đã có những mối liên quan vô cùng phức tạp, mà việc tôi quyết định đến Bệnh viện Tâm thần thành phố gặp Diệp Thu Vi vào một tuần trước cũng tuyệt đối không phải là ngẫu nhiên.
Nhưng rất lạ, khi nghĩ tới đây, không ngờ tôi lại không cảm thấy sợ hãi chút nào.
Một lát sau tôi lại tiếp tục suy nghĩ, thấy bất kể là người nào đã dùng phương thức ám thị để khiến tôi nhớ đến Trần Ngọc Long thì vấn đề tôi cần để tâm nhất trước mắt vẫn là: Tại sao người đó lại muốn khiến tôi nhớ đến Trần Ngọc Long?
Ngày 7 tháng 2 năm 2009, Trần Ngọc Long đặt phòng 1727 ở Khách sạn Quốc tế X tại thành phố B. Buổi tối hôm đó, chính tại gian phòng này, Trương Thụy Lâm đã được X huấn luyện, để rồi đến ngày hôm sau thì hoàn thành nhiệm vụ ám thị Trương Thụy Bảo.
Rất hiển nhiên, dù Trần Ngọc Long không phải là X thì cũng có một mối quan hệ hết sức đặc biệt với X. Lẽ nào người đó ám thị tôi, khiến tôi nhớ đến Trần Ngọc Long là vì muốn giúp đỡ tôi trong việc điều tra?
Nhưng, nếu người đó thực sự muốn giúp đỡ tôi thì tại sao lại phải ngấm ngầm giúp đỡ như thế? Nghĩ đến đây, tôi cảm thấy mạch suy nghĩ của mình trở nên vô cùng hỗn loạn.
Tôi mở máy tính, lên mạng tìm kiếm tất cả các văn phòng luật sư mà trọng tên có hai chữ “Khải Hàng” ở thành phố S, sau khi ghi lại cách thức liên lạc của hơn hai mươi văn phòng luật sư tìm được thì bắt đầu gọi điện thoại cho từng nơi một. Rất may mắn, khi gọi điện tới văn phòng luật sư thứ bảy thì tôi đã hỏi thăm được một số tin tức có giá trị.
Đó là một văn phòng luật sư có tên là “Quang Minh Khải Hàng“. Sau khi đối chiếu các thông tin về Trần Ngọc Long mà tôi cung cấp, người phụ trách ở đó quả quyết với tôi Trần Ngọc Long mà tôi muốn tìm quả thực đã từng làm việc ở đó, thời gian là từ đầu năm 2004 đến mùa hè năm 2005. Mùa hè năm 2005, Trần Ngọc Long đã nhảy việc tới “Văn phòng Luật sư Hồ Kỳ Xí“.
Tôi gọi cho Văn phòng Luật sư Hồ Kỳ Xí, người nghe điện thoại chính là Hồ Kỳ Xí. Qua lời kể của anh ta, có thể thấy ấn tượng của anh ta về Trần Ngọc Long rất sâu sắc.
”Đúng thế.” Anh ta nói. “Đó là một người rất chăm chỉ. Anh ta đã làm việc ở chỗ chúng tôi tới năm 2007.”
Tôi hỏi: “Sau năm 2007 thì sao?”
Hồ Kỳ Xí im lặng một lát, sau đó mới chậm rãi nói: “Tháng 6 năm 2007, anh ta thua một vụ án vốn dĩ không có khả năng thua, thế là tôi liền sa thải anh ta. Anh cũng biết đây, đối với một văn phòng luật sư, danh tiếng quan trọng vô cùng…”
”Sau khi anh ta đi thì sao?” Tôi truy hỏi: “Anh có biết anh ta đã đi đâu không?”
Anh ta nói: “Chuyện này thì tôi không rõ lắm, có điều anh hãy đợi một chút, tôi có thể hỏi giúp anh.” Mười mấy giây sau, giọng nói của anh ta lại một lần nữa vang “Anh Trương, anh vẫn ở đó chứ?”
”Tất nhiên.” Tôi vội vàng hỏi: “Thế nào rồi anh Hồ?”
”Là thế này, tôi đã hỏi một người bạn cũ của anh ta. “ Hồ Kỳ Xí nói. “Cô ấy kể là Trần Ngọc Long sau khi rời khỏi văn phòng của tôi thì hình như đã quay trở về chỗ các anh, còn từng mở một công ty tư vấn pháp luật nữa, về sau thì không làm tiếp mà chuyển sang làm cố vấn pháp luật cho một công ty nào đó trong vùng. Ừm, tình hình đại khái là như vậy đấy.”
Tôi bất giác cả kinh, khi nghe nhắc tới “một công ty nào đó trong vùng” tôi liền nghĩ ngay đến Công ty E.
”Cụ thể là công ty nào vậy? Anh có biết không?”
”Chuyện này thì tôi đã hỏi rồi, nhưng không ai biết cả, mà hiện giờ mọi người ở chỗ chúng tôi cũng đều đã mất liên lạc với anh ta, bằng không tôi đã xin luôn số điện thoại của anh ta cho anh rồi.”
”Vậy thông tin về công ty tư vấn pháp luật của anh ta, anh có biết không?” Tôi vẫn chưa chịu bỏ cuộc. “Tôi muốn có tên hoặc là địa chỉ của công ty đó.”
Hồ Kỳ Xí đồng ý là sẽ hỏi giúp tôi, chừng nửa phút sau anh ta lại nói: “Anh Trương, tôi hỏi được rồi, công ty đó có tên là Gia Long, “Gia” trong Quách Gia1, “Long” trong Thiên long bát bộ1, tên đầy đủ của nó là Công ty Tư vấn pháp luật Gia Long, hình như được mở vào hồi cuối năm 2007, đến nửa đầu năm 2008 thì đóng cửa.”
Tôi lại hỏi thêm: “Vậy anh có biết địa chỉ cụ thể không? Hoặc không thì chỉ cần vị trí đại khái hoặc là tên đường tên phố thôi cũng được. Công ty đó đã đóng cửa lâu như vậy rồi, nhất định là chẳng còn bao nhiêu thông tin được lưu giữ lại, tôi sợ rằng sẽ không tìm được.”
”Tôi hỏi rồi, nhưng mọi người đều không biết rõ lắm.” Anh ta dừng một chút rồi mới nói thêm: “Có điều có người từng nghe Trần Ngọc Long kể lại là công ty đó ở cách nhà anh ta không xa. Nếu anh biết địa chỉ nhà cũ của anh ta, vậy thì có thể đến đó hỏi thử xem sao. Anh ta sau khi đến thành phố S thì không thành công cho lắm về mặt sự nghiệp, do vậy sau khi quay về, khả năng chuyển nhà là không lớn lắm. Đương nhiên, nếu mấy năm vừa rồi có đợt giải phóng mặt bằng nào đó ở chỗ anh ta thì đành chịu thôi, tôi thực sự không thể giúp gì hơn cho anh được.”
Tôi không ngừng tỏ ý cảm ơn, sau khi gác máy thì bắt đầu nhớ lại địa chỉ nhà của Trần Ngọc Long ngày trước. Trong thời gian từ năm 2001 tới năm 2003, quan hệ giữa tôi và anh ta rất gần gũi, nhất định là từng đến nhà anh ta rồi, nhưng đã suy nghĩ cả hồi lâu mà tôi vẫn không sao nhớ ra được.
Trong quá trình hồi tưởng, tôi bất giác nhớ lại những việc mà mình từng phải trải qua trong thời gian đó. Hồi năm 2000, tôi vừa mới tốt nghiệp đại học
1. Một tiểu thuyết võ hiệp nổi tiếng của nhà văn Kim Dung – ND.
2. Một mưu sĩ nổi tiếng thời Tam Quốc, là người thuộc phe Ngụy. Trong thời gian mười một năm phục vụ cho Tào Tháo, tài năng của Quách Gia đã giúp ích rất nhiều cho Tào Tháo trong các chiến thắng của ông trước các kẻ thù như Lã Bố và Viên Thiệu, cũng như thủ lĩnh của bộ lạc Ô Hoàn là Đạp Đốn. Chính vì thế ông là một trong những bộ hạ được tin tưởng và yêu quý nhất của Tào Tháo – ND.
thì gia đình bất ngờ gặp phải một phen biến cố lớn lao, bản thân thiếu chút nữa đã bị đánh gục hoàn toàn bởi những áp lực to lớn từ nhiều phía. Nhưng cũng nhờ thế mà tôi hiểu được rất nhiều quy tắc trong xã hội, cũng được mở mang kiến thức về vô vàn thủ đoạn hèn hạ, còn biết được sự biến ảo khó lường trong bản tính của con người.
Tôi đột nhiên nhớ ra, trong những năm tháng đó, Trần Ngọc Long ít nhất đã tham gia biện hộ cho tôi trong mười mấy vụ kiện, còn từng giúp tôi xử lý rất nhiều việc về mảng pháp luật. Tôi nhớ là mình vẫn luôn cất kĩ các văn kiện có liên quan vào trong tủ hồ sơ, chỉ có điều, trong các văn kiện năm đó liệu có lưu giữ thông tin cá nhân về Trần Ngọc Long không đây?
Tôi vội vàng mở tủ hồ sơ rồi lôi hết đống văn kiện và tài liệu trong quãng thòi gian đó ra, lại dựa theo chủng loại mà chia chúng ra làm bốn chồng lớn để lên bàn làm việc sau đó bắt đầu đọc và tìm kiếm một cách cẩn thận. Trong quá trình này, tôi dần phát hiện ra một chuyện lạ, đó là toàn bộ văn kiện và tài liệu sau ngày 23 tháng 7 năm 2002 đều đã biến mất chẳng còn tăm tích. Tôi lục tung cả tủ hồ sơ lên nhưng vẫn chẳng tìm thấy phần văn kiện và tài liệu bị mất đâu.
Đương nhiên, bây giờ điều này không phải là trọng điểm, cho nên tôi chỉ nghi hoặc trong chốc lát, sau đó lại tiếp tục dồn hết tinh thần vào việc tìm kiếm thông tin cá nhân về Trần Ngọc Long. Lúc gần chín giờ, tôi rốt cuộc cũng phát hiện ra một hàng chữ đã bắt đầu phai màu trên mặt lưng của một tờ giấy thông báo từ hồi tháng 10 năm 2000:
Luật sư Trần, Khu tập thể Nhà máy sản xuất giấy.
Trong những năm tám mươi của thế kỷ trước, ở thành phố này từng có một nhà máy sản xuất giấy có quy mô khá lớn. Đến đầu những năm chín mươi, do thành phố cần phải mở rộng, thêm vào đó vấn đề ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, cho nên nhà máy này đã được di dời đến vùng ngoại ô của thành phố. Có điều, chỉ có khu nhà xưởng là được tháo dỡ để xây dựng lại, còn khu tập thể của công nhân viên nhà máy thì vẫn được giữ lại cho đến bây giờ, trở thành một trong những nơi mà người già hay tới để hoài niệm quá khứ. Mấy năm gần đây vẫn luôn có tin đồn là Khu tập thể Nhà máy sản xuất giấy sắp bị giải tỏa, nhưng vì ở đó vẫn còn rất nhiều gia đình sinh sống, do đó các hạng mục có liên quan mãi vẫn chẳng thể tiến hành.
Trần Ngọc Long liệu có còn ở đó không?
Tôi ngừng dòng suy nghĩ, ngó nhìn ánh trăng bên ngoài cửa sổ, cuối cùng quyết định phải đến Khu tập thể Nhà máy sản xuất giấy một chuyến. Nhưng tôi vừa mới đứng dậy thì bà xã đã đẩy cửa đi vào, sau đó nhanh chóng đóng cửa lại, thấp giọng nói: “Đản Đản (tên gọi ở nhà của con trai tôi) vừa mới ngủ.” Sau đó lại nhìn cửa tủ mở rộng và đống văn kiện chất đầy trên bàn, hỏi với giọng nghi hoặc: “Anh đang tìm cái gì vậy?”
”À, anh tìm ít tài liệu thôi.” Tôi vội vàng thu dọn đống giấy tờ trên bàn. “Nhưng giờ đã tìm thấy rồi.”
‘Tránh qua một bên đi, để em dọn cho.” Bà xã đi tới bên cạnh tôi, ân cần nói: “Anh chỉ giỏi bày bừa thôi, muốn tìm đồ mà không chịu gọi em tới giúp, nhìn cái đống lộn xộn anh bày ra đi này.” Mới bắt đầu thu dọn được một chút cô ấy đã đột ngột ngoảnh đầu nhìn tôi, còn thò tay vào trong áo của tôi, dùng sức nhéo mạnh eo tôi một cái. “Em đã thu dọn phòng giúp anh rồi, vậy anh định giúp lại em việc gì đây?”
Nửa giờ sau, chúng tôi cùng nằm trên chiếc xô pha trong phòng đọc sách nói chuyện, rồi cứ thế ngủ thiếp đi lúc nào chẳng hay. Khi tỉnh giấc, cảnh vật xung quanh tĩnh lặng vô cùng, tôi trở dậy ngó nhìn chiếc đồng hồ điện tử để trên bàn, thấy lúc này là mười một giờ bốn mươi ba phút tối. Bà xã nửa mơ nửa tính ôm chặt lấy tôi, thì thào nói: “Em không muốn nhúc nhích nữa, đêm nay cứ ngủ lại đây đi.”
Tôi đưa tay dụi mắt, đột nhiên cảm thấy đầu óc tỉnh táo vô cùng.
”Em cứ ngủ trước đi.” Tôi đứng dậy, nói: “Anh muốn ra ngoài đi lại một chút.”
”Nửa đêm nửa hôm thế này anh còn định đi đâu?” Bà xã mở to mắt nhìn tôi vẻ kinh ngạc. “Để em đi cùng anh.”
Tôi nghĩ tới kết cục của Tần Quan và Diệp Thu Vi, thế là vội vàng xua tay, nói: “Không thể để Đản Đản ở nhà một mình được. Em vào phòng ngủ ngủ đi, một lát nữa anh sẽ về ngay thôi.”
”Vậy được rồi.” Bà xã đứng dậy, nói: “Em đi dọn dẹp phòng vậy, nhưng anh nhớ đừng tắt điện thoại đấy.”
Tôi mặc quần áo vào rồi lái xe đi thẳng tới Khu tập Nhà máy sản xuất giấy. Đi lòng vòng men theo mấy con đường bên ngoài đó một lát, tôi thấy phần lớn các cửa tiệm đều đã đóng cửa ngừng kinh doanh. Tôi đi vào mấy cửa tiệm còn mở cửa rồi kiên nhẫn hỏi thăm, nhưng không có ai biết về Công ty Tư vấn pháp luật Gia Long cả. Lúc mười hai giờ hai mươi phút, tôi từ bỏ việc điều tra rồi chuẩn bị về nhà, trước khi rời đi có ghé vào một cửa hàng tiện lợi mở cửa hai tư trên hai tư để mua một chai nước khoáng.
Nhân viên thu ngân là một cô gái mới ngoài hai mươi tuổi, tôi hoàn toàn không ôm một chút hy vọng nào với cô ta, vậy nhưng khi trả tiền vẫn thử hỏi dò: “Cảm phiền một chút, cô có biết Công ty Tư vấn pháp luật Gia Long nằm ở đâu không vậy?”
”Không biết.” Cô ta trả lại tiền thừa cho tôi, sau đó tiện miệng bổ sung một câu: “Tôi chỉ biết quầy đồ nướng Gia Long thôi.”
”Quầy đồ nướng Gia Long?” Lúc này tôi đã bước chân ra ngoài cửa, nghe thấy thế liền vội vàng quay trở lại. “Là chữ “gia” nào, chữ “long” nào vậy?”
”Gia là chữ gia mà có rất nhiều nét ấy 1, còn long thì chính là long trong khủng long2.”
Tôi bất giác hơi cau mày lại. Cùng nằm trong một khu tập thể, lại cùng mang một cái tên, liệu quầy đồ nướng Gia Long này có liên quan gì đến Trần Ngọc Long không đây? Tuy không có bao nhiêu hy vọng, nhưng trong lòng tôi vẫn lóe lên một đốm lửa nhỏ.
Tôi vội vàng hỏi dồn: “Chủ của quầy đồ nướng đó là ai vậy? Có phải tên là Trần Ngọc Long không?”
1. Chỉ chữ gia trong Quách Gia – ND.
2. Chính là chữ long trong Thiên long bát bộ- ND.
“Tôi cũng không rõ nữa, nhưng chắc là không phải.” Cô gái đó suy nghĩ một chút rồi bèn nói: “Chủ quán là một người phụ nữ.” Sau đó lại bình thản nói thêm: “Nghe nói là một góa phụ.”
Trong lòng đột nhiên nổi lên một dự cảm không lành tôi thấp giọng hỏi: “Quầy đồ nướng Gia Long đó nằm ở đâu vậy? Khi nào thì dọn hàng?”
”Ở trong khu tập thể.” Cô gái đó đáp. “Anh cứ đi vào qua cửa nam, tới bên dưới tiệm internet Tiểu Thụ Phong là thấy, chỗ đó bình thường đều bán tới tận một, hai giờ sáng cơ.”
Tôi rất nhanh đã lái xe tới cửa nam của khu tập thể, có điều lúc này cửa lớn đã khóa, xe không thể đi vào, thế là tôi đành xuống xe đi bộ. Vừa mới bước chân qua cửa của khu tập thể, những ký ức có liên quan trong đầu tôi tức khắc ùa về như dòng nước lũ. Tôi nhớ ra rồi: Hồi tết năm 2001 tôi đã từng đến đây, khi đó chính Trần Ngọc Long là người dẫn đường đưa tôi tới nhà anh ta. Tại đó tôi đã được gặp cha mẹ anh ta, còn thấy cả ảnh của bạn gái anh ta nữa. Bạn gái anh ta tên là Thường Gia Lệ, trông rất xinh.
Tôi đi về phía bắc hơn một trăm mét, rất nhanh đã nhìn thấy một tòa nhà hai tầng cũ kĩ, bên trong đèn điện sáng trưng. Bên cạnh cửa vào của tòa nhà đó có đặt một cây thông Noel màu xanh, bên trên được trang trí bằng những bóng đèn nhấp nháy lờ mờ, cạnh đó còn có một hàng chữ lớn màu đỏ: Tiệm internet Tiểu Thụ Phong. Tôi đi nhanh về hướng tiệm internet đó, rất nhanh đã nhìn thấy một chiếc xe ba bánh bán đồ nướng ở ngay bên ngoài tòa nhà.
Một người phụ nữ trung niên đang làm đồ nướng một cách thuần thục, mùi mực nướng thơm lừng theo gió bay đi rất xa. Có mấy đứa nhóc choai choai đang đứng cạnh đó ba hoa khoác lác với nhau, đến khi tôi bước lại gần thì vừa đúng lúc chúng cầm theo những xiên mực nướng rời đi.
”Anh muốn ăn gì?” Người phụ nữ trung niên đó ngẩng lên, mỉm cười nói: “Riêng mực thì hai tệ, các loại khác đều một tệ một xiên, bánh kẹp cũng một tệ một chiếc.”
Tôi một mặt “ừ à” qua loa, một mặt chăm chú quan sát cô ta. Người phụ nữ này thoạt nhìn khoảng bốn mươi tuổi, làn da mịn nhưng không trắng, cặp mắt to nhưng vô hồn, trên sống mũi cao thẳng tắp còn phủ đầy nếp nhăn. Tóm lại, các đường nét trên khuôn mặt cô ta đều không tệ, song lại đượm nét phong sương, hơn nữa còn bám đầy khói dầu từ đồ nướng, dù có lau cũng không sạch được.
Lúc này tôi quả thực cũng thấy hơi đói, thế là bèn nói: “Mỗi loại cho tôi một ít đi, thêm một cái bánh nữa.”
”Có ngay.” Cô ta nở nụ cười tươi, nhưng bộ mặt đó khi cười lên trông lại càng có vẻ già hơn. “Anh có muốn cho thêm bột ớt không?”
”Một chút thôi.” Tôi khẽ ho mấy tiếng, sau một thoáng do dự lại hỏi: “Sao cô lại đặt tên cho quầy hàng của mình là Gia Long vậy?”
Cô ta mỉm cười không nói.
Tôi lại hỏi: “Cô có biết Công ty Tư vấn pháp luật Gia Long không?”
Cô ta đờ người ra khoảng một giây, đôi môi hơi máy động, nhưng rồi lại nhanh chóng nở nụ cười, đưa tay che miệng nói: “Không biết.”
Tôi hít sâu một hơi, hỏi tiếp: “Cô có quen Trần Ngọc Long không?”
”Không quen.” Cô ta khẽ day mũi một chút, đồng thời nhìn tôi vẻ cảnh giác.
Tôi thản nhiên gật đầu. “Cô là Thường Gia Lệ đúng không?”
Cô ta ngẩng lên, nhìn tôi bằng ánh mắt vừa nghi hoặc vừa sợ hãi. “Anh rốt cuộc là ai?”
Tôi thở phào một hơi, nói: “Tôi là Trương Nhất Tân, bạn của Trần Ngọc Long.”
”Anh…” Cô ta bị khói bốc lên từ mấy xiên đồ nướng làm cho ho sặc sụa. “Trương… Trương Nhất Tân? Anh chính là Trương Nhất Tân ư?”
”Dạo gần đây tôi vẫn luôn đi tìm Ngọc Long.” Tôi nhớ lại lời của nhân viên thu ngân vừa rồi, sau một hồi suy nghĩ liền cất tiếng hỏi một cách khó khăn: “Ngọc Long đâu rồi?”
Cô ta mở to mắt nhìn tôi, hỏi ngược lại: “Anh thực sự là Trương Nhất Tân ư?”
Tôi mở ví ra cho cô ta xem chứng minh thư của mình. Cô ta lập tức thu nụ cười lại, những động tác thuần thục vừa rồi sau nháy mắt đã trở nên lóng ngóng, vẻ mặt của cô ta liên tục biến hóa, từng sợi cơ thịt trên mặt run lên khe khẽ không ngừng. Tôi lùi về sau một bước, cúi đầu nhìn
thẳng vào mắt cô ta. Chẳng rõ là do bị khói hun hay là do tâm trạng, cặp mắt cô ta lúc này đã đỏ hoe, bên trong ầng ậng nước.
Thấy cô ta đột nhiên trở nên như vậy, tôi không khỏi có chút lúng túng chẳng biết phải làm sao. “Cô, cô đừng… Tôi là bạn của Ngọc Long mà.”
“Tôi biết.” Cô ta khẽ hít vào một hơi, giọng nói trở nên khàn khàn và thoáng mang theo vẻ do dự.
Tôi nhớ lại lời của nhân viên thu ngân ở cửa hàng tiện lợi vừa rồi, hiểu được cô ta thương tâm là do đâu, sau một thoáng trù trừ bèn thở dài hỏi lại: “Ngọc Long đâu rồi?”
”Anh ấy mất rồi.” Cô ta cũng thở dài một hơi, rồi bèn sụt sịt nói: “Tôi biết là anh ấy có lỗi với anh…”
Tôi bất giác sững người, có lỗi với tôi? Tôi và Trần Ngọc Long đã tám năm không gặp, anh ta có thể làm ra chuyện gì có lỗi với tôi chứ?
Tôi hỏi: “Cô nói gì cơ? Như thế là sao?”
Cô ta nhìn thoáng qua tôi một chút, sau đó liền cúi đầu tiếp tục làm công việc còn đang dang dở, đồng thời thấp giọng nói; “Anh ăn ít ớt đúng không?”
Tôi khẽ “ừm” một tiếng, sau đó lại hỏi tiếp: “Vừa rồi cô nói là Ngọc Long có lỗi với tôi, vậy tức là sao? Tôi với anh ấy đã rất nhiều năm không gặp rồi..”
“Tôi biết…” Thường Gia Lệ hít sâu một hơi, nói: “Anh ấy nói là anh ấy không còn mặt mũi nào để đi gặp anh cả, cho nên quay về đây rồi cũng không dám nói gì với anh…”
Tôi kiên nhẫn hỏi tiếp: “Chuyện rốt cuộc là sao? Cô có thể nói rõ hơn không?”
Thuòng Gia Lệ tỏ ra hết sức nghi hoặc. “Anh, anh không biết thật ư?”
Tôi còn cảm thấy nghi hoặc hơn cô ta. “Biết cái gì? Ngọc Long rốt cuộc đã làm ra chuyện gì có lỗi với tôi? Tôi thực sự không biết gì cả.”
Thường Gia Lệ thở phào một hơi, vừa rắc gia vị vừa nói: “Hồi còn sống, anh ấy suốt ngày nói là có lỗi với anh, còn nói cả đời này mắc tội với anh nhiều nhất. Tôi cũng từng hỏi anh ấy rồi, nhưng anh ấy không chịu nói gì cả, chỉ nói là mình có lỗi với anh thôi.” Nói xong những lời này, cô ta nhồi đồ nướng vào trong bánh, sau đó đưa cho tôi.
Tôi đón lấy chiếc bánh, hỏi sang chuyện khác: “Ngọc Long đi từ bao giờ vậy?”
”Cũng được mấy năm rồi.” Cô ta suy nghĩ một chút rồi đáp: “Lúc ấy là năm 2009, vừa mới qua Tết chưa được bao lâu.”
”Anh ấy đi như thế nào vậy?”
‘Tự sát.” Cô ta ngẩn ngơ nói: “Nhảy lầu.”
”Nhảy lầu?” Tôi bất giác cả kinh. “Cô dám chắc là tự sát chứ? Trước đó có dấu hiệu gì không?”
”Cảnh sát cũng đã tới mấy lần rồi, cuối cùng tất cả đều thống nhất rằng đó là một vụ tự sát.” Cô ta không ngừng đưa tay lên dụi mắt. “Còn về dấu hiệu thì cũng không phải là không có…” Cô ta khẽ sụt sịt mấy cái, lại ho lên mấy tiếng khàn khàn, thế rồi đột ngột ngẩng đầu nhìn tôi, cặp mắt trở nên sáng rực. “Anh… anh Trương.” Cô ta vừa nói vừa tháo bao tay ra. “Anh đến nhà tôi một chuyến đi, tôi có thứ này phải đưa cho anh.”
”Là thứ gì vậy?”
”Không biết là còn có thể tìm được không nữa.” Cô ta khẽ lắc đầu mấy cái, đôi mắt thì chớp chớp không ngừng. “Anh ấy vẫn luôn muốn đưa cho anh thứ này, nhưng lại không có đủ can đảm để đi gặp anh. Anh ấy từng nói với tôi mấy lần rồi, rằng lỡ có một ngày nào đó anh ấy đi xa, tôi hãy cố gắng tìm anh, giao thứ này cho anh, coi như là để chuộc lại một phần tội lỗi giúp anh ấy. Nhưng tôi chỉ là một người phụ nữ, căn bản chẳng biết làm gì, cũng không có nhiều mối quan hệ, biết đi đâu mà tìm anh đây? Cho nên mấy năm qua, tôi gần như đã quên mất chuyện này.”
Tôi giúp cô ta thu dọn quầy hàng, sau đó liền cùng cô ta về nhà. Cô ta vẫn ở trong căn nhà mà cha mẹ Trần Ngọc Long để lại, nó nằm ở mé tây của tiệm internet Tiểu Thụ Phong. Cô ta cẩn thận khóa chiếc xe ba bánh lại, sau đó đem cất những đồ còn chưa bán hết vào trong tủ đá ở phòng trữ đồ, rồi mới dẫn tôi lên nhà. Những căn nhà trong khu tập thể này đều được xây từ những năm tám mươi của thế kỷ trước, do đó cầu thang vừa dốc vừa hẹp, bên trong cũng chẳng có chút ánh sáng nào. Tôi đi theo bước chân của cô ta lần mò tiến về phía trước, cảm thấy mình giống như đang ở giữa bóng đêm vô tận, phải cố hết sức để tìm tới ánh sáng.
Sau khi bước chân vào nhà, cô ta bật đèn ở phòng khách lên, sau đó cũng không nói nhiều, cứ thế đi thẳng vào trong một gian phòng ở hướng chéo với cửa vào. Tôi ngồi trên xô pha một lát, những ký ức xa xưa lẳng lặng ùa về. Tôi nhớ rồi: Hồi Tết năm 2001, tôi mang theo quà đi vào trong tòa nhà này, Trần Ngọc Long vừa nhận quà vừa luôn miệng nói là tôi khách sáo. Cha mẹ anh ta tươi cười rạng rỡ chào tôi, nhưng sức khỏe của hai cụ dường như đều không được tốt lắm. Trần Ngọc Long mang khay đựng bánh kẹo và hạt dưa tới mời tôi, sau đó ngồi xuống bên cạnh và bắt đầu trò chuyện. Có điều, nội dung cụ thể của cuộc trò chuyện thì tôi đã không nhớ được nữa rồi, chỉ nhớ là hình như có liên quan tới những vụ án hồi đó.
Tôi ngẩng đầu nhìn, chiếc đồng hồ treo tường kiểu cũ ở phía trên chiếc ti vi vẫn giống hệt với mười năm trước đây, chẳng hề thay đổi chút nào.
Từ trong phòng vang ra tiếng lục lọi đồ đạc, tôi liền đi vào xem thử, thấy Thường Gia Lệ đang không ngừng tìm kiếm thứ gì đó trong một chiếc hòm gỗ lớn. Đây dường như là phòng ngủ của cô ta, chăn đệm trên giường trông đều có vẻ gọn gàng sạch sẽ, bên cạnh đầu giường có kê một chiếc bàn trang điểm kiểu cũ sơn màu đỏ, chính giữa bàn đặt một chiếc gương tròn rất lớn. Tôi đi tới trước bàn trang điểm, nhưng lại cố tình né tránh chiếc gương. Tôi bấy lâu nay vẫn luôn không thích những thứ có thể phản quang như gương hay kính, thậm chí còn hơi sợ hãi nữa. Tôi cầm một khung ảnh làm bằng gỗ để trên bàn lên xem, thấy người phụ nữ trong ảnh mặt mũi đoan trang, da dẻ trắng ngần, còn toát ra những nét tươi mới khiến người ta yêu thích. Đây dường như chính là tấm ảnh mà Trần Ngọc Long đã cho tôi xem hồi năm 2001 khi tôi tới chơi nhà anh ta.
Tôi ngoảnh đầu lại nhìn bóng lưng đã thoáng vẻ già nua của Thường Gia Lệ, trong lòng bất giác dâng lên một nỗi buồn khó tả.
Đột nhiên, tôi nghe thấy tiếng kim loại cọ sát. Hình như Thường Gia Lệ đã mở một chiếc hộp sắt nào đó ra. Ngay kế đó, cô ta chậm rãi đứng dậy, đi tới trước mặt tôi, trịnh trọng đưa cho tôi một tờ giấy đã ố vàng. Tôi vừa nhận lấy tờ giấy vừa nhìn lướt qua mấy chữ lớn ở phía trên cùng:
Biên bản xử lý tình huống báo cảnh sát.
Nhìn nét chữ cùng con dấu màu đen bên trên, tôi chắc đây là bản phô tô của một tờ biên bản xử lý tình huống báo cảnh sát, nội dung chủ yếu bên trong là như thế này:
Người báo cảnh sát: Trần Ngọc Long. Phương thức báo cảnh sát: Gọi điện thoại. Thời gian báo cảnh sát: 10 giờ 22 phút sáng ngày 20 tháng 7 năm 2002. Địa điểm xảy ra vụ án: Căn hộ 1218, tòa nhà số 8, khu C, Cẩm Tú Hoa Viên. Lược thuật tình tiết vụ án: Có người bị bắt cóc, giam giữ trái pháp luật. Hành động của cảnh sát: Sau khi nhận được tin báo, trong vòng mười lăm phút, Hà Hải Phong, Đỗ Nhân Cường, Tôn Khả, Lý Mộng Tình đã đến hiện trường. Người xử lý chính: Hà Hải Phong. Trưởng ca trực: Lý Ngọc Lương.
Tôi chẳng lạ gì chuyện được nhắc tới trong tờ biên bản xử lý tình huống báo cảnh sát này.
Hồi năm 2002, những rắc rối mà cha mẹ tôi để lại vẫn chưa được giải quyết êm xuôi, một lượng tiền lớn chẳng rõ tung tích. Một buổi tối đầu tháng Sáu, khi tôi đang rầu rĩ về mấy vụ án thì đột nhiên có mấy người lạ mặt xông vào nhà, sau khi đưa ra một tờ hợp đồng vay nợ có chữ ký và dấu vân tay của cha mẹ tôi liên tuyên bố nếu không nhận được tiền thì sẽ ở lại nhà tôi không đi đâu nữa. Kỳ thực, tôi sớm đã quen với những việc như thế này rồi.
Ban đầu tôi cũng nhẹ nhàng khuyên nhủ, nhưng bọn họ căn bản không chịu nghe. Tôi cũng từng nghĩ đến việc báo cảnh sát, có điều lại biết rõ rằng làm như vậy căn bản chẳng có ích gì. Trước đây tôi từng gặp phải tình huống tương tự mấy lần rồi, lần nào cũng ngây thơ gọi điện thoại báo cảnh sát. Nhưng khi đó tôi còn quá trẻ, lại chẳng quen biết ai, đối phương thì thường là một nhóm người trung niên rất giỏi giao thiệp, thành ra mỗi lần báo cảnh sát đều có kết quả chẳng khác gì nhau, lần nào cảnh sát đến rồi cũng nhận định hành vi của đối phương thuộc loại “tranh chấp kinh tế”, mà ”tranh chấp kinh tế” thì nằm trong phạm vi chức trách của Viện Kiểm sát, cảnh sát căn bản không có quyền can thiệp, thế là liền kết thúc sự việc một cách qua loa.
Tôi cũng từng hỏi Trần Ngọc Long, anh ta nói cho tôi biết, nếu không có mối quan hệ rộng thì những việc tương tự thế này chắc chắn sẽ được nhận định là tranh chấp kinh tế. Dù sao thì luật pháp cũng là vật chết, còn con người thì ai cũng phải sống, cho nên chỉ cần không xảy ra chuyện chẳng ai lại đi làm mất lòng người khác chỉ để bảo vệ cái gọi là chính nghĩa.
Tôi cũng từng nghĩ đến việc qua nhà họ hàng để lánh tạm, song sau đó lại tự nhủ, cho dù họ hàng có chịu giúp thì tôi cũng không thể nào thoát hẳn khỏi những rắc rối, cho dù có thể thoát hẳn khỏi những rắc rối thì tôi rất ngại phải đi làm phiền người khác. Cuối cùng chẳng làm sao được, tôi đành để mặc cho những người đó ở lại trong nhà mình. Bà xã khi đó vẫn còn là bạn gái của tôi, cô ấy từng mấy lần yêu cầu được qua ở với tôi, nhưng đều bị tôi từ chối. Tôi tuyệt đối không thể để cô ấy bị dính vào chuyện này được.
Ở được chừng nửa tháng, những người này dần dần mất kiên nhẫn, liền bắt đầu uy hiếp và dọa nạt tôi, trong tình huống ấy điều tôi có thể làm chỉ là nhẫn nhịn. Một buổi chiều trung tuần tháng Sáu, những người này đột ngột rời đi. Tôi cứ ngỡ là bọn họ đã tạm thời bỏ cuộc rồi, chẳng ngờ tối đó một người trong số họ quay trở lại, còn dẫn theo bốn năm người trẻ tuổi có cả nam lẫn nữ. Anh ta nói với tôi, mấy người này đều bị nhiễm HIV, nếu tôi không trả tiền, bọn họ sẽ ở lại trong nhà tôi, còn dùng hết mọi đồ đạc trong nhà tôi một lượt. Những người bị nhiễm HIV đó cũng chẳng biết khách sáo là gì, vừa mới vào nhà liền lập tức đi đánh răng rửa mặt, uống nước nấu cơm.
Chẳng còn cách nào khác, tôi đành tạm thời rời khỏi nhà, tới ở nhờ trong nhà họ hàng một đêm. Sang ngày hôm sau, do không chịu nổi ánh mắt khó chịu của họ hàng, cũng là bởi lòng tự tôn thôi thúc, tôi đã chủ động rời đi. Khi đó trên người tôi chẳng có bao nhiêu tiền, lại không muốn mang tới rắc rối cho người khác nữa, thế là liền phiêu bạt bên ngoài. May mà thời điểm đó đang là mùa hè, thế nên phiêu bạt bên ngoài trong thời gian ngắn cũng không phải là một việc quá vất vả. Đến đầu tháng Bảy, tôi hay tin những người bị nhiễm HIV kia đã rời khỏi nhà mình rồi, thế là liền quyết định tranh thủ lúc trời tối quay về nhà xem thử thế nào. Tối đó, trên một con đường cách nhà tôi không xa, mấy người lạ mặt đã đuổi theo tôi, còn dùng đủ biện pháp cả cứng lẫn mềm, cuối cùng đưa tôi tới một tiểu khu đô thị lạ vừa mới được xây dựng.
Tiểu khu đô thị này không phải nơi nào khác, chính là Cẩm Tú Hoa Viên.
Tòa nhà số 8 là một cao ốc được xây theo kiểu chung cư Tại cần hộ 1218, bọn họ vẫn tiếp tục dùng đủ các phương thức để ép tôi phải trả tiền, điều duy nhất mà tôi có thế làm vẫn là chịu đựng. Trong quãng thời gian đó, tôi từng không chỉ một lần nghĩ đến cái chết, song niềm hy vọng sống thì chưa khi nào tắt lịm hoàn toàn. Để tiện cho tôi xoay sở tiền nong, những người giam giữ tôi không hề tịch thu điện thoại của tôi. Vào một buổi đêm khuya trung tuần tháng Bảy, những người canh giữ tôi đều đã ngủ say, tôi lén lấy điện thoại ra xem. Trong phần danh bạ, tôi để ý tới một cái tên mà mình chẳng lấy gì làm xa lạ: Cố Thành Kiệt.
Khi cha tôi còn tại thế có một lần ông bảo tôi giúp ông ghi lại số điện thoại mà Cố Thành Kiệt vừa thay, thế là tôi liền nhân tiện lưu luôn vào trong danh bạ điện thoại. Tôi lờ mờ nhớ được cha từng nói Cố Thành Kiệt là một chủ nhiệm gì đó ở Sở Tư pháp, quan hệ giữa hai người không tệ chút nào.
Sang ngày hôm sau, tôi gửi tin nhắn cho Cố Thành Kiệt, hy vọng ông ta có thể nghĩ cách cứu mình. Cố Thành Kiệt rất nghĩa khí, lập tức gửi tin nhắn lại cho tôi, bảo tôi làm rõ xem mình hiện đang ở nơi nào, sau đó hãy nhờ một người bạn có thể tin cậy được đi báo cảnh sát giúp, cứ nói là mình bị người ta bắt cóc. Tôi kể lại việc mình trước đây đã từng báo cảnh sát mấy lần nhưng chẳng có chút tác dụng nào ông ta liền nói tôi không cần phải lo lắng, cứ làm theo lời ông ta nói là được.
Mãi đến đêm khuya ngày 19 tháng 7 tôi mới tìm được cơ hội làm rõ vị trí cụ thể của mình khi đó. Sau khi suy nghĩ kĩ càng, tôi quyết định sẽ giao phó nhiệm vụ báo cảnh sát cho Trần Ngọc Long, thế rồi liền liên lạc với anh ta, nhờ anh ta giúp đỡ. Vốn là luật sư, anh ta biết rõ nếu thay tôi báo cảnh sát thì rất có khả năng sẽ gặp rủi ro, vậy nhưng cuối cùng vẫn đồng ý sẽ giúp đỡ tôi.
Sáng ngày 20 tháng 7, bốn viên cảnh sát tới gõ cửa. Sau đó, dù những kẻ giam giữ tôi đã hết lời giải thích và uy hiếp, thậm chí còn tỏ rõ là mình có quan hệ với lãnh đạo cấp cao của hệ thống công an địa phương, mấy viên cảnh sát đó vẫn chẳng dao động chút nào, kiên quyết cho rằng bọn họ đã giam giữ tôi trái pháp luật sau đó đưa chúng tôi về đồn công an để tiến hành điều tra. Tiếp đến, lãnh đạo của đồn công an tỏ ra hết sức thiên vị tôi, điều này khiến mấy kẻ giam giữ tôi ý thức được điều gì đó, thế là liền chủ động thừa nhận sự thực là mình đã giam giữ người trái pháp luật. Có điều, đến cuối cùng bọn họ đều không phải chịu bất cứ chế tài pháp luật nào cả.
Đây chính là câu chuyện ẩn đằng sau tờ biên bản xử lý tình huống báo cảnh sát mà Thường Gia Lệ đưa cho tôi.
Tôi hít sâu một hơi, ngẩng lên nhìn Thường Gia Lệ, trầm giọng hỏi: “Thế này tức là sao?”
Cô ta thở dài, đáp: “Ngọc Long nói, đây là chứng cứ chứng minh việc anh ấy có lỗi với anh. Cũng vì tờ biên bản này nên anh ấy mới không có mặt mũi nào để đi gặp anh. Bây giờ tôi đã giao nó tận tay anh rồi, vậy cũng coi như đã thay anh ấy chuộc được một phần tội lỗi, hy vọng anh ấy có thể nhắm mắt…” Đôi môi vẫn luôn mím chặt của cô ta đột ngột hé ra, hai hàng nước mắt tuôn trào như suối.
Tôi hoàn toàn không thể hiểu nổi những lời này của Thường Gia Lệ. Tờ biên bản này rõ ràng là minh chứng cho việc Trần Ngọc Long năm xưa đã bất chấp nguy hiểm để giúp đỡ tôi một cách vô tư, tại sao theo lời của cô ta lại biến thành chứng cứ chứng minh rằng anh ta có lỗi với tôi chứ?
Tôi xem kĩ tờ biên bản đó từ đầu đến cuối một lượt, vậy nhưng vẫn chẳng phát hiện ra chút manh mối nào.
Tôi rút một tờ khăn giấy ra đưa cho Thường Gia Lệ, trầm ngâm hỏi: “Về tờ biên bản này, Ngọc Long có nói gì với cô nữa không? Cô có thể cố gắng nhớ kĩ thêm một chút không?”
”Anh ấy chỉ nói là mình có lỗi với anh thôi.” Cô ta lau nước mắt, mấy giây sau mới đột ngột sững người. “Phải rồi, tôi nhớ là có mấy lần khi nhìn vào tờ giấy này, anh ấy đã vừa thở dài vừa đấm mạnh vào đùi mình, nói là mình thật không có khí phách.”
Tôi thầm suy nghĩ về lời của cô ta, nhất thời chẳng nói năng gì. Đúng vào lúc này, bà xã gọi điện thoại tới, hỏi tôi tại sao còn chưa về. Sau khi gác máy, tôi vội vàng từ biệt Thường Gia Lệ. Đến khi lên xe rồi, tôi không lập tức nổ máy ngay mà xem đi xem lại tờ biên bản kia mấy lượt, cuối cùng trong lòng không kìm được nảy sinh một nỗi nghi hoặc mới: Theo như tôi được biết, biên bản xử lý tình huống báo cảnh sát tuy không được lưu giữ vào trong hồ sơ, vậy nhưng cũng là một tài liệu mật, người ngoài căn bản không có cơ hội đụng đến, tại sao Trần Ngọc Long lại có thể tiếp xúc với nó chứ? Hơn nữa, cho dù là một luật sư, có thể tìm cách để đọc được tờ biên bản này, nhưng Trần Ngọc Long đã mang nó đi phô tô rồi cất giữ tại nhà như thế nào đây?
Tôi trầm tư suy nghĩ một lát, rồi liền xác định được phương hướng cho bước điều tra tiếp theo của mình.
Người xử lý chính: Hà Hải Phong. Trưởng ca trực: Lý Ngọc Lương.
* * *
Tám giờ hai mươi phút sáng ngày hôm sau, tôi có mặt đúng giờ tại Bệnh viện Tâm thần thành phố, bắt đầu cuộc gặp mặt và trò chuyện lần thứ tám với Diệp Thu Vi. Hôm đó, cô ta lại mặc chiếc váy liền xếp nếp kiểu bohemian. Cô ta dường như rất thích chiếc váy này, và tôi cũng thế.
Tôi đóng cửa lại, kéo cửa sổ trò chuyện ra, rồi cất tiếng chào: “Chào cô, cô Diệp.”
Cô ta bình thản cất tiếng chào lại tôi: “Ừm, chào anh.”
Tôi khẽ mỉm cười, kéo ghế ngồi xuống, mở sổ tay ra, gật đầu nói: “Chúng ta bắt đầu luôn nhé, hôm nay chắc hẳn phải nói tới Lưu Hướng Đông rồi.” Tôi mở tập tài liệu về những vụ án mạng ra tới trang thứ bảy. “Tại sao trong tài liệu lại không viết rõ địa điểm và phương thức tự sát của Lưu Hướng Đông thế?”
”Không viết tất nhiên là có nguyên nhân của nó.” Cô ta giải thích. “Tháng 9 năm 2009, phán quyết được đưa xuống, Triệu Hải Thời phục tùng phán quyết, bị đưa vào trong trại tạm giam để chờ chấp hành án tử hình, còn tôi thì bắt đầu tiếp cận Lưu Hướng Đông. Ông ta có thể tính là một người nổi tiếng, cho nên các tin tức cơ bản không hề khó tìm: Lưu Hướng Đông sinh tháng 4 năm 1958, tốt nghiệp Học viện Hóa học công nghiệp của trường Đại học C, về sau lấy được bằng thạc sĩ và tiến sĩ ở một trường đại học nổi tiếng trong nước. Ông ta vốn giảng dạy ở Đại học C, nhưng tới năm 1997 thì được Tập đoàn A mời, thế là liền tới làm Chủ nhiệm trung tâm Nghiên cứu khoa học của Công ty E. Dưới sự dẫn dắt của ông ta, công nghệ chế thuốc của Công ty E có những sự tiến bộ rõ rệt, cũng từ đó Công ty E trở thành cột trụ vững vàng trong giới sản xuất thuốc địa phương.
Tôi vừa ghi chép vừa buông lời cảm thán: “Xem ra ông ta có thể tính là một học giả tạo phúc cho xã hội được rồi.”
”Còn về hoàn cảnh gia đình cùng với các tin tức khác, muốn điều tra tường tận cần phải bỏ ra nhiều công sức hơn mới được.” Diệp Thu Vi không hề để tâm tới lời đánh giá của tôi. “Trong quá trình điều tra, có rất nhiều người đã nói cho tôi biết Lưu Hướng Đông là một học giả vô cùng thuần túy, thường ngày nếu không ở nhà thì là ở phòng thí nghiệm, chỉ thỉnh thoảng mới nhận lời mời quay về trường cũ giảng một vài tiết học công khai. Tuy thanh danh không nhỏ, vậy nhưng ông ta lại rất kín tiếng, hơn nữa còn cực kỳ chú trọng tới việc giữ bí mật đời tư cá nhân.
”Anh còn nhớ người bạn ở Đại học C mà tôi từng kể không?” Diệp Thu Vi nói. “Tôi có một người bạn học thời cấp ba đang làm trợ giảng ở Đại học C, tên là Phương Tự Lập. Chuyện vị Giáo sư họ Dương ở Đại học C tự sát cũng chính là do anh ta vô ý tiết lộ cho tôi biết trong lúc tán gẫu.”
Tôi lật lại phần ghi chép trước đó trong sổ tay, rồi liền khẽ gật đầu, tỏ ý mời cô ta nói tiếp.
”Trong khi điều tra về Lưu Hướng Đông vốn tốt nghiệp từ Đại học C, tôi đương nhiên cần đến sự giúp đỡ của Phương Tự Lập.” Diệp Thu Vi lại nói tiếp. “Đương nhiên, Lưu Hướng Đông dù sao cũng không còn làm việc ở Đại học C nữa, cho nên Phương Tự Lập cũng không hiểu về ông ta lắm. Có điều hồi cuối tháng Chín, trong một lần trò chuyện, Phương Tự Lập đã nói cho tôi biết, ngày mùng Tám tháng Mười chính là ngày thành lập Đại học C, Lưu Hướng Đông có lẽ sẽ về trường tham gia hoạt động kỷ niệm. Tôi tỏ lòng ngưỡng mộ Lưu Hướng Đông, nói là thực sự rất muốn được gặp ông ta một lần. Phương Tự Lập lập tức đảm bảo với tôi, nói là nhất định sẽ nghĩ cách để tôi được vào hội trường.”
Tôi không kìm được tò mò, liền buột miệng hỏi: “Anh chàng Phương Tự Lập này yêu đơn phương cô đúng không vậy?”
”Từ hồi học cấp ba anh ta đã bắt đầu theo đuổi tôi rồi, mãi đến khi học đại học vẫn thường xuyên viết thư cho tôi.” Diệp Thu Vi nói. “Cho nên tôi mới lựa chọn anh ta. Nếu anh ta vẫn còn thích tôi, vậy thì sẽ không nghi ngờ tôi chút nào.”
Tôi thực sự thông cảm cho Phương Tự Lập.
”Để đảm bảo là anh ta sẽ giúp tôi, trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh tôi đã đi gặp anh ta hai lần.” Diệp Thu Vi kể tiếp. “Trong lần gặp mặt thứ hai, anh ta giao cho tôi một tấm thẻ nhân viên nội bộ phụ trách tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập trường của Đại học C, bên trên còn có cả ảnh và tên của tôi nữa. Tôi dùng những sự ám thị kín đáo để bày tỏ thiện cảm với anh ta, hy vọng qua đó có thể nhận được nhiều sự giúp đỡ từ anh ta hơn. Sau đó mọi việc đều thuận lợi, đến sáng ngày mùng Tám tháng Mười, tại hội trường số 1 của Đại học C, tôi rốt cuộc đã được gặp Lưu Hướng Đông mà mình “ngưỡng mộ đã lâu“.”
1. Quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được kỷ niệm vào
ngày mùng Một tháng Mười hằng năm, thông thường vào dịp này người dân sẽ được nghỉ lễ một tuần – ND.
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!