Dưỡng Tính - Chương 29
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
54


Dưỡng Tính


Chương 29


Editor: SQ 

_____________________ 

Ngày 6 tháng 10, Đường Thi quay về thành phố C, hôm sau, Hạ Minh Nguyệt cũng về sau kỳ nghỉ. 

“Em gặp chuyện lớn vậy mà sao không nói với chị?” Hạ Minh Nguyệt trừng mắt với cô, “Chị mới về tới thì nhận được tin tức siêu chấn động, khiếp cả vía!”

“Nói với chị cũng đâu giúp được gì, để chị đỡ lo, nghỉ phép cũng không trọn vẹn, không nói thì hơn.”

Hạ Minh Nguyệt chỉ là một giảng viên đại học bình thường, đúng thật là không thể giúp được gì, nghe vậy thì thở dài: “Thôi không sao, may là không có nguy hiểm.”

“Vâng.”

“Nhưng trường vẫn chưa hủy lệnh xử phạt, phải chờ đến khi nào?”

“Thầy Kỳ nói khoảng giữa tháng này, cũng cuối tuần sau rồi.”

“Thầy Kỳ?” Hạ Minh Nguyệt lườm cô, “Đúng là không lạ lẫm gì luôn ha.”

Đường Thi đỏ mặt, “Đừng quậy, chuyện đàng hoàng mà.” 

“Ừa ừa ừa, chuyện đàng hoàng là suốt quá trình thầy Kỳ nhà em chủ nghĩa anh hùng hộ tống em vượt mọi hiểm nguy từ đầu đến cuối hết sức chu đáo và thỏa đáng.” 

Ờ thì, hình như, đúng là vậy.

Đường Thi không thể phản bác.

Hạ Minh Nguyệt thở dài: “Ốc mượn hồn có hải quỳ, cá sấu có chim, cây điểu la có tùng, còn trăng sáng (minh nguyệt) thì mờ mịt.” Cô nằm dài ra ghế sofa, “Minh, Nguyệt, mờ, mịt.” 

“Đâu có mờ mịt đâu.” Đường Thi an ủi cô ấy, “Trăng sáng vằng vặc, tùng cao bia khắc, núi non tĩnh lặng. Đẹp lắm mà.”

Hạ Minh Nguyệt nhìn cô: “Mới sáng tác?”

Đường Thi sờ mũi, thấy hơi mắc cỡ: “Ừa.”

Hạ Minh Nguyệt lại thở dài não nề hơn, uổng công mình mang tiếng học từ [1]. Cô nàng lập tức không chịu thua, nói: “Nhào vô, đấu từ.” 

[1] ở đây là thể loại từ.

Kiểu bẻ lái này???

Hạ Minh Nguyệt tròn mắt nhìn Đường Thi, Đường Thi nhìn Hạ Minh Nguyệt.

Một lúc sau.

“Được thôi.” Đường Thi cười nói, thú vui của thời đại học đã trở lại, “Viết về gì đây?

Hạ Minh Nguyệt đảo mắt nhìn xung quanh, thấy tấm bưu thiếp sông Tần Hoài trên bàn của Đường Thi, nói: “Viết về Tần Hoài đi, điệu từ [2] tự chọn.”

Nửa tiếng sau.

Hạ Minh Nguyệt sử dụng «Bồ Tát Man»:

“Hoa mềm lá xanh gió bên ngói, nhuốm màu mái cong đỏ tựa nến. Chợt mơ đến Tần Hoài, chôn vui nỗi nhớ nhung.

Yến tước mong mỏi bay, nhưng lại vờ bướng bỉnh. Ai ở đây năm này, lặng như những đêm thu.”

Đường Thi sử dụng «Điệp luyến hoa»:

“Bên bờ sông Hoài gác lầu đêm. Mười dặm đèn đỏ, thiên kim bạc tình về. Xưa kia Trần phi nghênh chiến trận, nào ai nhớ Liễu hiệp lòng trung.

Thương nhành lan sầu nhiều hối tiếc. Lưỡi xuyên sách Phật, không gửi cho quan Mai. Chỉ Tiểu Uyển được như ý nguyện, xưa nay ai xứng quạt hoa đào?” 

[2] Điệu từ (hay từ bài): là giai điệu của bài từ, đồng thời là cách gieo vần của bài từ đó. Mỗi điệu từ có một luật gieo vần riêng, phải tìm những chữ điền vào sao cho đúng với thanh điệu theo công thức của điệu từ đó, cho nên sáng tác từ còn được gọi là “điền từ”. Đời Tống có khoảng 870 điệu từ với những biến thể của chúng.

Bồ Tát man, Điệp luyến hoa ở trên là một trong những điệu từ, càng về sau này thì điệu từ đã không còn liên quan đến nội dung bài từ. Mỗi điệu từ có số chữ, số câu, số đoạn và cách tạo vần điệu khác nhau.

Ví dụ, dùng điệu từ Điệp luyến hoa (là điệu mà Đường Thi dùng) thì bài từ sẽ có 60 chữ, 10 câu, chia làm 2 đoạn, mỗi đoạn 5 câu, mỗi câu có số từ như bài trên, còn vần điệu thì mọi người vào link ở dưới có giải thích cụ thể hơn nhe.

Nguồn tham khảo: 

Chênh lệch rõ ràng.

Hạ Minh Nguyệt chỉ vào cô: “Em, em, em….” Đúng là tức chết mà.

Bên tai bỗng vang lên lời của viện trưởng La: “Lười, lười, lười, rảnh rỗi thì luyện tập nhiều vào, mặc dù em nghiên cứu từ, không cần biết sáng tác, nhưng cứ học thêm thôi, có lợi biết bao nhiêu! Sau này thể nào cũng có ngày hối hận!”

Bây giờ cô hối hận quá đi này!

Cô còn không bằng một người nghiên cứu khúc cơ đấy!

Đã sinh Thi, sao còn sinh Nguyệt, chết cũng đáng!

Đường Thi cười nói: “Được rồi mà, chị đừng thế này. Thắng ở đề tài. Nếu chị không nói viết về Tần Hoài, thì chưa biết sẽ sáng tác thành ra thế nào đâu.”

Hạ Minh Nguyệt biết Đường Thi đang cho mình đường lui nên cũng nói theo: “Ò.”. Vẻ mặt ngẩn ra. 

Mặc dù «Đào hoa phiến» không được tính là hí kịch nhà Nguyên, nhưng cũng là một trong bốn loại hình kịch nổi tiếng, Đường Thi cực kỳ quen thuộc, nếu không phải nói là thuộc nằm lòng. Khi Hạ Minh Nguyệt nói sáng tác về “Tần Hoài”, Đường Thi lập tức bắt đầu từ “Tần Hoài bát diễm [3]”, câu nào cũng dùng điển tích điển cố, bao gồm cả tám giai thoại của bát diễm, «Điệp luyến hoa» thắng đậm.

[3] Tần Hoài bát diễm (秦淮八艳): chỉ tám người phụ nữ xinh đẹp, cầm kì thi họa tài đức vẹn toàn, sống ở khu vực sông Tần Hoài, Nam Kinh, vào cuối nhà Minh đầu nhà Thanh. Tám người này gồm: Khấu Bạch Môn, Trần Viên Viên, Liễu Như Thị, Mã Tương Lan, Cố Hoành Ba, Biện Ngọc Kinh, Đồng Tiểu Uyển, Lý Hương Quân. 

Nguồn tham khảo: 

SQ: Mình liệt kê tên 8 người theo thứ tự được đề cập đến trong bài từ của Đường Thi, từ câu 3 đến 10, mỗi câu nói về một người (thật ra mình không chắc lắm về thứ tự của Cố Hoành Ba và Biện Ngọc Kinh, còn những người còn lại thì mình khá chắc:d)

Lần đầu Hạ Minh Nguyệt đến nhà của Đường Thi, tất nhiên thấy tò mò, hai người còn cùng thuộc khoa tiếng Trung, tình yêu dành cho sách hiển nhiên vượt trên mọi thứ. Cả hai ở lì trong phòng sách cả buổi trưa, lấy đại quyển nào đó là có thể câu qua câu lại, thảo luận học hỏi, vô cùng thư thả.

Khi Hạ Minh Nguyệt cầm một tập thơ khác, một tờ giấy rơi ra, là một bài thơ năm chữ do Đường Thi viết tay. Hạ Minh Nguyệt đọc xong, không có ấn tượng là đã từng đọc, hỏi: “Tự sáng tác hả?” Trong lòng thầm nghĩ: biết thơ biết từ biết khúc, đích thị là một cô gái bước ra từ văn hóa cổ đại.

Đường Thi gật đầu.

Hạ Minh Nguyệt nhìn thấy chữ thứ ba trong câu thứ ba bị khoanh đỏ, so sánh vần điệu thì thấy chưa gieo đúng vần bằng trắc, Đường Thi nói: “Vẫn chưa biết nên đổi thành chữ gì.”

Tên bài thơ là «Mưa tháng Ất Mùi năm Bính Thân», cũng là tháng bảy năm nay: “Ban trưa lá xanh mởn, mưa buông theo chiều tà. Gió hồ rửa trăng thanh, sau mơ là trời sáng.”

Hạ Minh Nguyệt đọc lại lần nữa, nhún vai: “Gà mờ như chị, cũng không biết.” Từ đọc rồi, thơ cũng đọc rồi, nghĩ đến khúc, Hạ Minh Nguyệt hỏi: “Thấy em học thơ với từ giỏi lắm, sao chọn khúc vậy?” Khúc phóng khoáng táo bạo, buông thả ngay thẳng, hoàn toàn không phù hợp với khí chất của Đường Thi.

“Chắc là vì không có, cho nên thích hơn thôi.” Đường Thi nói, “Con người thẳng thắn, cũng không thể thẳng thắn hơn khúc; buộc miệng nói ra, biết được hết thảy. Rõ ràng súc tích, cảm xúc tận cùng. Đại khái là vậy.” Nói chung thì Đường Thi cũng không phải người thích an phận.

Hạ Minh Nguyệt hiểu rất rõ điều này. Chẳng hạn từ Tống có rất nhiều uyển ngữ, nhưng cô lại chẳng phải một người thích vòng vo.

Bài thơ này nhẹ nhàng tươi sáng, vạn vật trong lành, không có chút phiền não, Hạ Minh Nguyệt cười nói: “Mới yêu là thế này đấy, vừa nhẹ nhàng vừa vui vẻ, nhưng mà ‘sau mơ là trời sáng’ thì chẳng bao lâu nữa sẽ không còn đâu.”

Hạ Minh Nguyệt đoán Đường Thi đã sáng tác bài này sau khi yêu Kỳ Bạch Nghiêm, tự nhiên Đường Thi thấy mắc cỡ, nghe vậy thì thắc mắc: “Tại sao?”

Hạ Minh Nguyệt đến gần, nheo mắt chun mũi nói, “Tại vì….. không có thời gian để mơ á.”

Ban đầu Đường Thi vẫn chưa hiểu, đến khi hiểu rồi thì mặt đỏ bừng, đẩy Hạ Minh Nguyệt ra, “Tài xế Hạ, về buồng lái của chị đi.” Thật tình, sau này không bao giờ nói về thơ với chị ấy nữa.

Trong lúc hai người cười đùa, điện thoại của Đường Thi vang lên, là cuộc gọi video từ Kỳ Bạch Nghiêm.

Nhắc Tào Tháo là Tào Tháo đến ngay, Hạ Minh Nguyệt cười, tự giác đi ra phòng khách, “Đừng có buôn chuyện hết ngày á, bé đây còn chờ ăn cơm à nha.”

Đường Thi đỏ mặt chọn “Chấp nhận”.

Thấy Đường Thi đỏ mặt ngại ngùng ngay khi mới bắt máy, Kỳ Bạch Nghiêm không khỏi ngạc nhiên, chuyện này chưa xảy ra bao giờ. Tất nhiên là nào biết được cô vừa mới bị tài xế lão làng trêu, nhìn thấy người trong cuộc còn lại đó, khó mà đối mặt nổi.

Đường Thi nhìn thời gian, bên kia sắp chín giờ sáng rồi, hỏi anh: “Hôm nay không có hội thảo ạ?”

“Ừm.” Kỳ Bạch Nghiêm nói, “Hôm nay xong rồi.”

Xong rồi, có nghĩa là Kỳ Bạch Nghiêm sắp về. Đường Thi mừng rơn, hỏi: “Chừng nào lên máy bay?”

“10 giờ sáng mai đến.”

Đường Thi hỏi, “Em đến sân bay đón được không ạ?”

Kỳ Bạch Nghiêm cười, “Sao lại dùng câu hỏi?”

“Lỡ có người đến đón trước thì sao? Hỏi trước vẫn tốt hơn mà.”

“Không có.”

Đường Thi mím môi, “Vậy em đến đón.”

“Ừm.”

Tiếng “Ừm” vừa thốt ra, một người bất thình lình vọt vào, cười với Kỳ Bạch Nghiêm trong điện thoại: “Surprise!” 

“Cô Hạ?”

Trong màn hình điện thoại đột nhiên xuất hiện sáu chiếc đĩa, mỗi tay ba đĩa, che lại hết màn hình, nhưng nghe thấy giọng nói vừa gấp rút lẫn xấu hổ của Đường Thi: “Hạ Minh Nguyệt!”

Màn hình rung lắc mạnh.

Sao Kỳ Bạch Nghiêm có thể không biết đó là gì cơ chứ? Nghĩ đến chuyện Đường Thi có thể sẽ xem những thứ đó, không hiểu sao một cảm giác kỳ lạ dâng lên trong lòng. Vừa không muốn cô xem, lo cô sẽ xem, nhưng cũng cảm thấy đã là người trưởng thành rồi, nên xem, giống như muốn cô xem đấy, nhưng không biết phải đối mặt với chuyện cô xem rồi thế nào.

Hạ Minh Nguyệt “vẫy vùng” chìa sáu cái đĩa đó ra trước màn hình lần nữa, nhưng bị ánh mắt yếu ớt của Đường Thi đàn áp, trận địa thất thủ, đành phải nhìn vào màn hình nói: “Vì hạnh phúc cả đời của Đường muội muội, Hạ tỷ tỷ đây sầu lo đến nỗi bạc tóc. Sáu chiếc đĩa này đã được Hạ Minh Nguyệt đây cất giữ bấy lâu nay, là báu vật trong lòng, nâng niu quý trọng, chưa từng cho ai thấy. Hôm nay vì cả đời của hai người, nén đau thương từ bỏ, mong hãy trân trọng sử dụng, xin đừng phụ nỗi khổ tâm của ta đây.” 

Phát biểu xong lời giã từ dành cho báu vật trong lòng, rồi để lại hai con người câm nín không nói được gì. 

Đường Thi mắc cỡ muốn chết đi được, chỉ muốn xông ra ngoài chết chung với bà chị họ Hạ đó ngay và luôn.

Trời ơi, sao có thể nói thế trước mặt Kỳ tiên sinh cơ chứ! Giờ cô phải làm sao đây!

“Em….”

“Đường Thi.” Kỳ Bạch Nghiêm mà gọi đầy đủ họ tên của cô thì chính là muốn răn dạy rồi đây, Đường Thi thấp thỏm nhìn anh.

“Không được xem.” Trong phần lớn tình huống, Kỳ Bạch Nghiêm sẽ không dùng những từ như “không được”, “không cho”, “không thể” với bất kỳ ai, đây là một kiểu ra lệnh với người khác, giáo dục và tính cách của Kỳ Bạch Nghiêm không cho phép anh làm thế, anh không có quyền đó. Trong chuyện này, anh cũng không có quyền làm thế. Đường Thi là một người trưởng thành, có quyền chọn xem hoặc không xem, anh không nên xen vào. 

Tuy vậy, anh không kiểm soát được. Cô là cô gái của anh, về mặt ‘tính’ này, là một màu trắng thuần, mỗi một nét vẽ là do anh chấp bút. 

Mỗi một nét vẽ cũng phải do anh chấp bút.

Cảm giác mãnh liệt, xa lạ và rung động này, chính là tính chiếm hữu.

Kỳ Bạch Nghiêm tự phân tích bản thân trong khoảng thời gian ngắn ngủi, cho rằng chính mình rất vô lý.

Càng vô lý hơn là, anh lại nhấn mạnh lần nữa: “Không được xem.”

Đường Thi đỏ mặt gật đầu. Kỳ Bạch Nghiêm hung dữ thế này, cũng hấp dẫn lắm chứ. Đường Thi thấy mình đúng là hết thuốc chữa. 

Đường Thi quá ngoan, Kỳ Bạch Nghiêm bớt lại giọng điệu ra lệnh của mình, dịu dàng nói: “Anh về rồi hẵng xem.” Ừm, đúng, anh canh chừng cô xem. 

Đường Thi: “!!!”

Bị Đường Thi rượt theo đánh no đòn, Hạ Minh Nguyệt khóc ròng: “Lấy oán trả ơn nha!” Cuối cùng trước khi đi, cô nàng lấy ơn báo oán, đặt sáu chiếc đĩa đó vào trong tủ bàn làm việc trong phòng sách, che giấu công và danh. 

Một tiếng sau Đường Thi vào dọn phòng sách, phát hiện ra mấy cái đĩa trong tủ, cô dở khóc dở cười.

Thực ra Đường Thi không phải một tờ giấy trắng. Vì Kỳ Bạch Nghiêm có hoàn cảnh trưởng thành khá đặc biệt, có thể hiểu được vì sao anh không được tiếp xúc với những thứ này, nhưng cô thì không thể nào.

Cô là người nghiên cứu khúc cơ mà. Những miêu tả táo bạo trong tạp kịch có thể so được với “văn chương người lớn” ngày nay, ví dụ như ngay trong «Tây Sương Ký» có cảnh ân ái vô cùng chi tiết, nào là “Những là tê tái tàn vần. Lả dần vóc liễu, mở dần lòng hoa [4]”, rồi nào là “Vải lụa óng ánh trắng ngà, đã thấy nụ đỏ điểm hồng, dưới đèn trộm hé mắt, đẫy đã nơi trước ngực [5]”, đọc mà cay hết cả mắt.

[4] Mình sử dụng bản dịch tác phẩm Tây Sương Ký (Mái Tây) của dịch giả Nhượng Tống, cụ thể là trong “Chương 1 – Đáp thư” (ai cần mình gửi PDF cho nhe). Mà chuyện là vầy, bản tiếng Trung của tác phẩm này là thể loại “kịch bản văn học” hay “văn học kịch”, còn bản dịch được trình bày dưới dạng kịch bản và thơ lục bát, nên là có nhiều chỗ MÌNH NGHĨ LÀ dịch giả phải thêm thắt hoặc lược bỏ chữ để tạo vần điệu. Cho nên, có câu tiếng Trung mình đối chiếu tìm được bản dịch tương ứng (như [4]), nhưng có câu mình không tìm được bản dịch tương ứng (như [5]) nên mình phải mạn phép tự dịch. Mong mọi người thông cảm T_____T

Trước giờ Đường Thi không có chút hứng thú nào với mấy chuyện này, nhưng bây giờ lại thấy khang khác.

Kỳ Bạch Nghiêm dặn cô không được xem, Đường Thi nên nghe lời. Cô nàng đè quyển sách lên sáu cái đĩa đó, đóng tủ lại. Kỳ tiên sinh sẽ giận đấy. Cô nghĩ, với cả, cô đã đồng ý với anh là không xem rồi.

Dọn dẹp nhà cửa xong xuôi, Đường Thi ngồi đọc tản khúc, trời đã tối, ngày mai phải ra sân bay đón anh, đi ngủ sớm mới phải. 

Đường Thi kéo ngăn tủ ra, đỏ mặt nghĩ: chỉ xem một đĩa thôi. 

Run tay bỏ vào, nửa tiếng sau, Đường Thi run tay ấn tắt, mặt nóng như trứng gà mới luộc.

Chưa xem được nửa bộ, cô nàng đã lên giường đi ngủ.

Trong mơ tất nhiên là cảnh xuân lan tràn. 

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN