Dưỡng Tính - Chương 9
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
63


Dưỡng Tính


Chương 9


Editor: SQ 

[1] tiếng Trung là 君子不可谖,静女不可攀 (quân tử bất khả huyên, tĩnh nữ bất khả phàn). 

– Vế đầu trích trong “Kinh Thi, phần Quốc Phong. Vệ Phong. Kỳ úc”, từ hai câu “有匪君子,终不可谖兮 (hữu phỉ quân tử, chung bất khả huyên hề)  Dịch nghĩa: có người quân tử văn nhã, thì dân chúng rốt cùng không thể quên người được.) Nguồn: 

– Vế sau có cụm “tĩnh nữ (静女)” lấy từ “Kinh Thi, phần Quốc Phong. Bội Phong. Tĩnh nữ”, nghĩa là cô gái yêu kiều, nhã nhặn, đẹp đẽ. Ba chữ sau “不可攀” từ thành ngữ “高不可攀” nghĩa là cao không với tới, khó tiếp cận. Nguồn: 

_____________________ 

Giảng viên đại học chỉ dạy hai ba tiết một tuần, nhìn nhẹ nhàng là thế, nhưng thực ra năm nào cũng phải xuất bản bài viết học thuật. Viết một bài luận học thuật còn tốn nhiều công sức hơn dạy hai ba lớp, vì vậy không dễ dàng như bề ngoài.

Cũng may Đường Thi đã lên dàn ý từ trước, cũng đã thu thập kha khá các tài liệu liên quan, bây giờ chỉ cần thong thả viết là được. Vào học kỳ mới, cuộc sống của cô chỉ có ba chuyện: dạy học, viết luận văn, nghe Kỳ Bạch Nghiêm giảng bài.

Tiết một và hai vào sáng thứ hai là lớp «Hướng dẫn đọc Kinh Thi» của Đường Thi, hôm nay sẽ dạy về góc độ văn học, là một trong năm góc độ chính khi đọc hiểu Kinh Thi. Đường Thi đã mở powerpoint, đứng trên bục xem giáo án. Khi còn hai phút nữa là đến giờ học, trong lớp bỗng ồn ào hẳn lên, giọng điệu hào hứng của mấy cô bé làm cô ngẩng đầu lên nhìn. Vừa nhìn thấy, cả người cô cứng đờ.

Hai giảng viên dạy môn «Khái luận Văn học» là Kỳ Bạch Nghiêm và thầy Giang đang ngồi ở hàng ghế cuối cùng, thấy Đường Thi nhìn thấy họ, thầy Giang mỉm cười với cô, giơ ngón tay cái; Kỳ Bạch Nghiêm gật đầu với cô.

Giáo viên đến dự thính giáo viên là chuyện bình thường, nhưng trong hầu hết các trường hợp là giáo viên trình độ thấp hơn đến dự thính lớp giáo viên có trình độ cao hơn. Nếu giáo viên kỳ cựu mà đến nghe lớp của giáo viên trẻ thì chỉ có hai tình huống, một là dự giờ, hai là được mời.

Bây giờ không phải kỳ dự giờ, Đường Thi cũng không hề mời, đúng là “được cưng mà sợ”. Trước giờ thầy Giang chưa từng đi dự thính, hôm nay thực sự là mặt trời mọc ở đằng tây.

Chuông vào tiết vang lên, Đường Thi gác lại đống suy nghĩ hỗn loạn, bắt đầu giảng bài.

“Tiết trước chúng ta đã nói đến đọc hiểu «Kinh Thi» có năm góc độ lớn, gồm có Nho giáo, lịch sử, văn học, lịch sử tự nhiên và nhân loại học. Tiết trước đã giảng về Nho giáo và lịch sử, hôm nay chúng ta học về văn học.” Cô mỉm cười với bên dưới, “Trong «Kinh Thi» có một đoạn miêu tả vẻ đẹp của phụ nữ rất nổi tiếng….” 

“Thủ như nhu đề, phu như ngưng chi!”

“Thủ như nhu đề, phu như ngưng chi, lĩnh như tù tề, xỉ như hồ tê, tần thủ nga mi, xảo tiếu thiến hề, mỹ mục phán hề [2].”

[2] Dịch nghĩa: Ngón tay nàng thon dài như hoa nhu đề, da nàng mịn màng như mỡ đông, cổ nàng như ấu trùng thiên ngưu, răng trắng đều như hạt bầu, trán đầy đặn như con tần, mày cong dài như râu ngài, nụ cười xinh đẹp duyên dáng, đôi mắt đẹp long lanh sáng ngời. Trích trong Kinh Thi, phần Vệ phong. Thạc nhân (Người đẹp, chỉ nàng Trang Khương). Nguồn: 

“Đúng vậy, chính là đoạn đó.” Đường Thi chiếu mở sang slide tương ứng, nói, “Chúng ta đọc hiểu «Kinh Thi» từ góc nhìn văn học theo ba khía cạnh lớn, một là quan niệm nghệ thuật thơ ca, hai là thủ pháp nghệ thuật, ba là lý luận sử thi. Về phần «Vệ Phong. Thạc Nhân» này, hầu hết những người đi trước đã diễn giải bằng thủ pháp nghệ thuật, đặc trưng của đoạn này là cách so sánh tài tình, hư thực đan xen, hóa mỹ vi mi [3].

[3] Hóa mỹ vi mi (化美为媚 – tạm dịch: biến cái đẹp sẵn trở nên đẹp hơn, quyến rũ và sống động): là một thủ pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong thơ văn cổ điển Trung Quốc.

“Trong «Trò chuyện trong đêm» của Phạm Hi Văn, ‘Đừng tưởng hư là hư, hãy xem thực là hư, hóa cảnh vật thành cảm xúc, từ đầu đến cuối, tự nhiên như nước chảy mây trôi’.”

[4] Hán Việt: Bất dĩ hư vi hư, nhi dĩ thực vi hư, hóa cảnh vật vi tình ý, chung thủ chi vĩ, tự nhiên như hành vân lưu thủy. Câu này ý chỉ nhà văn phải bày tỏ được tâm tình và cảm xúc (hư) thông qua miêu tả cảnh vật (thực), được trích trong quyển “Từ điển tâm lý học nghệ thuật – 文艺心理学大辞典” (2001).

“Tông Bạch Hoa viết rằng: ‘Năm câu đầu giàu tính hình tượng, rất thật, là tranh công bút [5]; hai câu sâu là bạch miêu [6], là nụ cười khó đoán, kỳ ảo và hư không. Nếu chỉ có năm câu đầu, ta chỉ thấy được người phụ nữ là Bồ Tát trong chùa miếu, có thêm hai câu sau, mỹ nhân mới sống dậy, sống động hoạt bát và đáng yêu.’ Đẹp đã trở nên quyến rũ, quyến rũ là cái đẹp chuyển động….”

[5] Tranh công bút (工笔画): là tranh được vẽ tỉ mỉ, công phu và chi tiết, chú trọng vào kỹ thuật.

[6] Bạch miêu (白描): là phương pháp vẽ chỉ vẽ đường nét, thường dùng màu đen để vẽ, không tô màu.

Mọi người bên dưới nhìn cô với vẻ ngưỡng mộ lẫn sợ hãi, mấy chuyện thế này, cho dù có trải qua biết bao nhiêu lần đi nữa thì vẫn phải thốt lên “quỷ thần ơi!”.

Những học sinh giỏi ngồi ở hàng đầu như đã quen, khi Đường Thi hơi tạm dừng là nói ngay: “Cô ơi, PPT!”

Đường Thi dừng lại, giả vờ bình tĩnh chuyển slide, trên màn hình là tất cả những gì Đường Thi vừa giảng xong. Sinh viên giỏi và sinh viên dở của khoa Tiếng Trung khác nhau ở chỗ, sinh viên giỏi sẽ viết lại mỗi một câu mà giáo viên nói, đặc biệt là các văn bản gốc có liên quan; còn sinh viên dở chỉ biết chụp lại bài giảng, khi giáo viên nói “quan trọng” mới hoảng loạn tìm giấy và bút.

Đường Thi cho họ thời gian ghi chú, đồng thời trong lúc họ chép bài sẽ giải thích ý nghĩa của các văn bản gốc và kết hợp phân tích câu thơ một cách chi tiết.

Thầy Giang thì thầm: “Nền tảng rất tốt.”

Kỳ Bạch Nghiêm không nói gì.

Đường Thi khi giảng bài thực sự rất hấp dẫn. Dẫn chứng phong phú, vận dụng nhiều kỹ năng, dịu dàng và tự tin. Cô học văn học cổ, trên người tự nhiên toát ra khí chất cổ điển; cô nói chuyện không nhanh không chậm, điềm đạm thong dong, hai điều này kết hợp lại khiến cô trở thành giáo viên thích hợp nhất để dạy văn học cổ, không chỉ bằng lời nói, mà còn bằng hành động. Bất kỳ ai nghe cô giảng bài cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp dịu dàng đôn hậu, dung dị nhàn nhã của văn hóa truyền thống Trung Quốc. 

Như câu thơ, như tranh vẽ, làm người say mê.

Thầy Giang lại chồm sang, thì thầm: “Cô Đường đang độc thân mà hả?” Rồi cười nói, “Lịch sử sẽ tái diễn.”

Kỳ Bạch Nghiêm cười cười, nói: “Không đâu.”

“Hửm?”

“Cô Đường không phải là cô Tô.” Kỳ Bạch Nghiêm nói, “Trong khoa Tiếng Trung cũng không thầy Trương và thầy Lâm hợp tuổi.”

“Cũng phải.”

Hai người không nói nữa.

“Lịch sử” mà thầy Giang nhắc đến chính là câu chuyện trước đây thầy Trương và thầy Lâm của khoa tiếng Trung đại học C cùng theo đuổi cô Tô – “tài nữ” của tiếng Trung.

Bây giờ cả ba người họ đã qua tuổi năm mươi, nhưng đây vẫn là chuyện phiếm phải nghe phải nói của khoa tiếng Trung.

Ba người cùng là giảng viên của khoa tiếng Trung, cô Tô dạy Văn học cổ đại, thầy Trương và thầy Lâm cùng dạy Văn học nước ngoài. Sau một lần dự thính lớp của cô Tô thì cả hai giáo viên nam này lần lượt bắt đầu theo đuổi, tấn công dữ dội không ai kém ai, lúc đó sôi nổi đến mức cả thầy hiệu trưởng cũng biết. Cuối cùng thầy Trương ôm được người đẹp về. Ban đầu ai cũng nghĩ rằng thầy Lâm sẽ rất buồn bã, sau này tiếp xúc chắc chắn rất khó xử, nhưng không ai ngờ được rằng thầy Lâm lại là phù rể, đối mặt với vô số thắc mắc, thầy vẫn nở nụ cười hào sảng: “Không làm người yêu thì vẫn làm bạn được mà!”

Cả ba đã làm việc cùng nhau đến bây giờ.

Kết thúc bài giảng, Đường Thi dọn xong đồ đạc, đi về phía hai người, “Chào thầy Giang, chào thầy Kỳ.” 

Thầy Giang cười tươi gật đầu: “Giảng bài hay lắm, cô Đường được lòng sinh viên lắm nhé.”

“Cảm ơn thầy.” Đường Thi có hơi ngại, “Cảm ơn thầy đã đến dự thính lớp em.”

“Có gì đâu!” Thầy Giang xua tay, “Cô mà biết tôi là biết ngay tôi không thích tới dự thích, hôm nay chỉ là tình cờ thôi.” Rồi chỉ vào Kỳ Bạch Nghiêm bên cạnh, nói, “Tôi đụng mặt thầy Kỳ dưới lầu, thầy Kỳ nói đến dự thính lớp cô. Ban đầu tôi không đi, ai ngờ khóa cửa văn phòng bị hỏng, phải tìm người sửa, không còn nơi nào để đi, đành phải theo sang đây.”

Đường Thi cười nói: “Vậy cũng cảm ơn thầy đã chọn lớp em làm nơi đặt chân.”

Thầy Giang cười lớn, nói: “Cô Đường biết ăn nói lắm đó!” Rồi nhìn thời gian, “Hai người nói chuyện nhé, tôi đi làm điếu thuốc trước khi vào dạy đã.”

Thầy Giang đi rồi, Đường Thi đi theo Kỳ Bạch Nghiêm đến lớp Khái luận văn học. Đường Thi có hơi lo lắng về biểu hiện hôm nay của mình, không biết Kỳ Bạch Nghiêm sẽ nói gì.

Kỳ Bạch Nghiêm nói: “Chú ý tiến độ giảng dạy. Cô nói quá mức chi tiết, các điểm quan trọng sau đó dễ bị lược bỏ.”

“Vâng.” Đường Thi cũng biết mình còn thiếu sót ở điểm này, lúc nào cũng giảng nhiều, có hơi ngại ngùng, “Nhưng vẫn chưa kiểm soát được ạ.”

“Mới đầu ai cũng vậy. Nói nhiều điểm này, nói ít điểm kia, luôn có các tình huống khác nhau, cứ từ từ.” Giọng điệu ôn hòa, như đang nói với sinh viên của mình.

Đường Thi yên tâm chút đỉnh.

Học lớp của Kỳ Bạch Nghiêm, khó khăn lớn nhất chính là anh không làm PPT, không viết bảng, không đọc tài liệu dạy học, không cho biết nội dung quan trọng. Vì vậy mà sinh viên dở không bao giờ học lớp của anh.

Anh nói: “Tài liệu học, là để mọi người dùng lúc chuẩn bị bài, không phải cho tôi dạy.”

Anh còn nói: “Về nội dung quan trọng, là mọi người tự nhận ra được, không phải do tôi cung cấp. Một quyển sách, nếu bạn đọc hiểu, sẽ tự nhiên nhận ra nội dung quan trọng.” 

Câu kinh điển nhất của anh mà cả khoa tiếng Trung ai cũng biết: “Tôi không dạy sinh viên lười.” Cho nên anh không bao giờ điểm danh.

Vì sức hấp dẫn cá nhân mà lớp của anh luôn có rất nhiều người, sinh viên không chọn môn này cũng đến nghe. Ban đầu chỉ là một phòng học tầm trung có khoảng 40 chỗ ngồi, thế nhưng lần nào cũng tận 60 70 người đến, nhà trường bó tay, lần nào cũng phải bố trí phòng học lớn cho anh.

Ngồi trong lớp này, Đường Thi nhận ra vài sinh viên năm ba mà mình đã dạy ở học kỳ một đang ngồi ngay phía trước mình. Lớp «Khái luận Văn học» này là dành cho sinh viên năm hai. 

Hết tiết đầu, nghỉ giải lao.

Cô nghe hàng phía trước nói: “Hồi năm hai không giành được, đành phải đợi tới năm ba. Huhuhu, nam thần của mình đẹp trai quá!”

“Nam thần siêu đẹp trai!”

“Ghi âm được hết bài của tiết đầu không?”

“Ừa ừa, ghi rồi ghi rồi.”

Đường Thi nhìn, ra là bút ghi âm.

“Ngày nào không nghe ghi âm của nam thần ngủ không có ngon á mấy bà.”

“Ha ha ha ha ha, mê trai!”

“Hứ, thấy ghét!”

Đường Thi buồn cười. Nếu Kỳ Bạch Nghiêm là thầy giáo của thời dân quốc, theo hoàn cảnh chung lúc đó, có lẽ mấy cô bé này đã bắt đầu tấn công theo đuổi rồi, thể nào cũng phải chặn được Kỳ Bạch Nghiêm trước cửa nhà mới thôi.

Lúc sắp hết tiết, Đường Thi nhận được tin nhắn của Hạ Minh Nguyệt rủ cô đi ăn món Thái, Đường Thi trả lời “Đi”. Đường Thi chưa bao giờ có cơ hội nói chuyện với anh sau khi hết tiết, có quá nhiều sinh viên muốn nói chuyện với anh, anh rất bận.

Hết tiết học, Đường Thi đi ra từ cửa sau của lớp, đến gặp Hạ Minh Nguyệt, hiển nhiên là cũng có La Bân Sinh đang chờ ở dưới lầu. 

Đến quán ăn, La Bân Sinh ra ngoài nghe điện thoại, Đường Thi nhìn Hạ Minh Nguyệt một cách bất lực, Hạ Minh Nguyệt nhún vai, rất chi là vô tội: “Chị đứng đợi em dưới tòa Văn Uyên, cậu ấy dạy xong bước ra, đụng mặt nhau không thể không chào hỏi mà đúng không? Xong hỏi chị đang đợi em phải không, nếu chị nói không mà em xuất hiện, thì xấu hổ quá còn gì? Vừa nghe nói tụi mình đi ăn, cậu ấy nói cậu ấy một mình, có ngại cho đi chung không, không lẽ chị nói ngại?” 

Đường Thi đau đầu lắm,

Hạ Minh Nguyệt cũng thấy ảo não.

Thà là tỏ tình rồi thì Đường Thi có thể mạnh dạn từ chối, từ nay về sau giữ khoảng cách; nhưng mà chưa hề nói, lúc nào cũng là “tình cờ gặp nhau”, hai người còn là đồng nghiệp, không gặp lúc này cũng gặp lúc khác, bảo Đường Thi nói toạc ra cũng không hay lắm.

Ăn xong một bữa cơm không mấy ngon miệng, Đường Thi quay về chung cư, viết phần kết của luận văn, bổ sung phần tóm tắt và trích dẫn tài liệu tham khảo, kiểm tra lại nhiều lần, rồi gửi cho Chử Trần. 

Chử Trần trả lời một câu “Hoàn hảo”, rồi trực tiếp gửi bài luận của cô cho một tạp chí học thuật cấp quốc gia.

Ba ngày sau, Đường Thi nhận được một email trả lời, là một tin tốt.

Hôm nay trong văn phòng chỉ có Đoạn Bình Yến và Kỳ Bạch Nghiêm, La Bân Sinh đến nộp tài liệu, sau khi đi, Đoạn Bình Yến cười nói: “Thầy La khoa các anh đang theo đuổi cô Đường khoa bọn tôi đấy, trưởng khoa Kỳ biết không?”

Kỳ Bạch Nghiêm khựng lại: “Không biết.”

“Chậc.” Đoạn Bình Yến nói, “Họ hay đi ăn với nhau lắm, tôi thấy hai ba lần rồi, trưởng khoa Kỳ không thấy hả?” 

Kỳ Bạch Nghiêm không nói gì.

“Nhìn thầy La tấn công thế này, có khi ngày nào đó cô Đường thuộc về khoa Triết các anh mất thôi!”

“Chủ nhiệm Đoạn nỡ?”

Đoạn Bình Yến cười lớn, “Không nỡ cũng làm được gì đâu! Đàn ông khoa Trung lấy vợ hết rồi, tiếc thật.” Rồi nói, “Cô Đường cũng chăm chỉ lắm, tháng trước đã hoàn thành yêu cầu về chỉ tiêu luận văn năm nay, xuất bản trên tạp chí quốc gia, tuổi trẻ tài cao.”

Kỳ Bạch Nghiêm như nghĩ đến gì đó, hỏi: “Quyển nào vậy?”

Đoạn Bình Yến trả lời, Kỳ Bạch Nghiêm im lặng.

Người khác không biết, nhưng Kỳ Bạch Nghiêm thì biết rõ. Chử Trần và biên tập viên của tạp chí này rất thân thiết.

Có người giúp đỡ cô về mặt học thuật, tốt vô cùng. Mặc dù những tạp chí quốc gia này dựa vào mối quan hệ, nhưng cũng nhìn vào năng lực, hẳn là Chử Trần đã giúp cô rất nhiều, xem ra hai người rất hợp nhau.

Đây là chuyện tốt.

Thực sự rất tốt.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN