Gặp Lại Chốn Hồng Trần Sâu Nhất - Chương 4: Duyên hợp [2]
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
143


Gặp Lại Chốn Hồng Trần Sâu Nhất


Chương 4: Duyên hợp [2]


Miền đất nơi bò cừu
sinh trưởng, nơi tuyết đọng ngàn năm, nơi kinh phướn cắm đầy này cũng là nơi vun trồng tình cảm. Khi lần đầu tiên đọc được câu thơ “Thế gian sao có đôi đường vẹn, Chẳng phụ Như Lai chẳng phụ nàng”, tôi liền quyết
định viết một bài cảm tưởng về vị tình tăng tên là Tsangyang Gyatso ấy.
Nào ngờ người chung tình với câu thơ đó quá nhiều, tôi chỉ là một hạt
bụi cát dưới sóng cả, lời chúc phúc dâng lên Ngài thật sự quá nhỏ nhoi
không đáng kể. Nếu sau khi con người chết đi đúng là có linh hồn, nhiều
năm đã trôi qua, phải chăng Tsangyang Gyatso vẫn còn đang phiêu diêu
trên mảnh đất này?

Tsangyang Gyatso, tên của Ngài ở Tây Tạng
nhiều đứa trẻ lên ba đều biết, Ngài từng là Phật sống, được muôn người
triều bái dưới trời xanh. Nhưng người ta lại mong đợi Ngài hơn với tư
cách là vị tình tăng, ở nơi giáp ranh của Phật và tình, viết những câu
thơ cảm động trời đất. Thơ tình của Ngài lưu lại trên thế gian, tựa như
ma thuật, đã mê hoặc muôn ngàn người đời. Chỉ cần nhắm mắt, liền có thể
thấy một thiếu niên tuấn tú, khoác áo sư màu đỏ, nhìn chúng sinh với ánh mắt buồn rầu thương xót. Ngài là linh đồng chuyển thế, đến thế gian là
để giúp người, tình yêu cá nhân định sẵn chỉ là khói mây, dù Ngài nặng
tình đến đâu, đời người cũng chỉ có thể là một giấc mộng.

Mọi
việc trên đời đều có nhân trước quả sau, hoa hồng đến nhân gian vì lá
xanh, mùa xuân lộng lẫy vì tuyết trắng, biển biếc dời đổi vì nương dâu.
Còn cung Potala sừng sững trên Hồng Sơn[5] ở tây bắc Lhasa, được khánh
thành để nghênh đón công chúa Đại Đường. Tương truyền 1.300 năm trước
vào đầu thế kỷ VII sau Công nguyên, sau khi vua Tây Tạng Songtsän
Gampo[6] dời đô đến Lhasa, vì cưới công chúa Văn Thành của nhà Đường,
đặc biệt xây dựng trên Hồng Sơn ba ngôi nhà lầu chín tầng có tổng cộng
một ngàn gian phòng, đặt tên là cung Potala. Một tòa cung điện to lớn
đẹp đẽ, hùng vĩ mà hoa lệ, tinh xảo mà trang nhã. Để an ủi lòng nhớ quê
nhà của công chúa Văn Thành, Songtsän Gampo cho xây ao hồ hình đài trong cung điện, trồng nhiều cây hoa tươi đẹp, mô phỏng kết cấu hoàng cung
ngự uyển Đại Đường, gieo hạt giống văn minh cho tòa thành cổ hoang vắng
này.

[5] Hồng Sơn (Marpori): được xem là núi thiêng của Bồ Tát Quán Thế m.

[6] Songtsän Gampo (Tùng Tán Cán Bố, ?-649): vị tán phổ (vua) thứ 33 của
Thổ Phồn, người sáng lập đế quốc Tây Tạng, cũng là người chấn hưng Phật
giáo Mật Tông tại Tây Tạng.

Lịch sử sẽ không lưu lại tên nàng, mà trên mảnh đất ấy của cao nguyên Thanh Tạng, cũng chẳng có miếu của công chúa Văn Thành.

Cung Potala, sau khi được xây dựng lại vào thế kỷ XVII đã trở thành nơi ở
mùa đông của Đạt Lai Lạt Ma các đời, cũng là trung tâm thống trị của
chính trị tôn giáo hợp nhất ở Tây Tạng. Cả tòa cung điện hội tụ phong
cách Tạng, xây tựa vào núi, khí thế hùng vĩ chấn động tâm linh. Cung
Potala dưới trời chiều mang vẻ lạnh nhạt và nghiêm nghị không tranh với
đời, có lẽ rời xa nhiễu loạn quá lâu, nó giờ đây rất mực yên tịnh, rất
mực ung dung, lại rất mực vô tội. Đây là một tòa cung điện được trao cho truyền kỳ và linh tính, trong đó giữ kín quá nhiều vong linh tịch mịch. Nơi này có tẩm cung của Đạt Lai Lạt Ma thứ 6 – Điện Đức Đan Cát, nếu
linh hồn Ngài không chết, phải chăng có thể lưu lại vết tích mờ nhạt cho những người vì tìm kiếm Ngài mà đến đây?

Đằng kia những trác
mã[7] già nua tay cầm chuyển kinh luân[8], tụng niệm những câu kinh mà
chúng ta nghe không hiểu, nhưng chúng ta biết rõ, họ thành kính như vậy
là để cầu phúc, tích công đức, thoát ly nỗi khổ luân hồi. Gió cát trên
mảnh đất này đã điêu khắc nét tang thương của riêng người Tạng trên
khuôn mặt họ, là sự ban ơn của năm tháng, cũng là dấn ấn của tuổi tác.
Tôi biết, Giang Nam cầu nhỏ nước chảy thật sự đã đi xa, còn tôi và sa
mạc hoang nguyên này, đã gần đến nỗi đụng chạm da thịt, gần đến nỗi có
thể nghe được hơi thở của nhau.

[7] Trác mã: xưng hô của người Tạng đối với nữ giới.

[8] Chuyển kinh luân (Mani luân): một loại pháp khí của Phật giáo Tây Tạng, hình ống, có thể xoay được. Trên mặt khắc sáu chữ châm ngôn “Om Mani
Padme Hum”, bên trong đặt kinh Phật. Xoay kinh luân một vòng (thông
thường phải xoay theo chiều kim đồng hồ) tương đương niệm kinh văn chứa
bên trong một lần.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN