Hắc Phong Thần Đạo - Chương 25: Diệu Vân Thiên Diễn Đạo Kinh
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
138


Hắc Phong Thần Đạo


Chương 25: Diệu Vân Thiên Diễn Đạo Kinh


Triệu Thiên Bình nghe vậy tinh thần liền chú tâm trở lại. Bạch Vân Chân Nhân Tiếp tục:

– Tu luyện là gì, tu là tu hành, tu dưỡng thân thể cũng như ý thức, truy cầu đại đạo. Vậy đạo là gì, đạo chính là sự vận hành của bản chất vũ trụ, con có thể nhìn thấy đại đạo ở tất cả mọi nơi, từ trong thân thể cho đến trong tự nhiện, nhưng nhìn thấy là một chuyện, hiểu và lí giải là một chuyện. Tựu một sự việc đơn giản như lá rụng về cội, con có thể nhìn thấy nó, nhưng để hiểu được vì sao lại như vậy, lí giải nó có vai trò gì trong sự vận động của vũ trụ, thì là cả một quá trình khó khăn. Khả năng bẩm sinh con người so với vũ trụ quá mức nhỏ nhé, chỉ có thể nhìn mà không thể hiểu, do vậy việc đầu tiên trong tu hành là tăng cường năng lực của bản thân, khi năng lực đến một mức nhất định con sẽ có khả năng nhận thức sâu sắc hơn với những gì xung quanh mình, từ đó càng lí giải chính xác về vũ trụ tự nhiên, truy cầu đại đạo. Sự kiến giải về đạo sẽ giúp con nhìn nhận ra bản chất vũ trụ, rồi từ cơ sở đó mà kiến trúc chính bản thân mình. Dĩ ngã luận đạo, dĩ đạo truy chân ngã, đó là tu hành.

Bạch Vân Chân Nhân đợi cho Triệu Thiên Bình kịp nhớ hết rồi tiếp tục nói:

– Luyện là luyện tập, vậy luyện tập cái gì, những thứ mà phải luyện tập đó là đạo thuật. Có tu hành mới có đạo thuật, mà đạo thuật thì hỗ trợ việc tu hành, từ đó nắm giữ càng nhiều lực lượng, càng có khả năng truy cầu đại đạo. Đạo thuật bao gồm rất nhiều lĩnh vực, có chiến đấu thuật, có phù trận thuật, có thiên cơ thuật, có dưỡng sinh thuật, sau này con sẽ từ từ tìm hiểu và lựa chọn đạo thuật phù hợp với mình để tu tập. Nhưng đạo thuật có liên hệ với nhau, khi con đạo hạnh tăng tiến đến một mức độ nhất định thì sẽ thấy rằng đạo thuật nào cũng quan trọng và cũng cần phải tinh thông cả.

– Bây giờ ta sẽ giảng giải về cơ sở của việc tu hành.

Triệu Thiên Bình hít thở một hơi sâu chuẩn bị tinh thần rồi gật đầu, Bạch Vân Chân Nhân mỉm cười vuốt râu rồi nói tiếp.

– Ta sẽ bắt đầu từ linh hồn. Đó là căn nguyên của sinh mệnh, linh hồn sinh ra cùng sinh mệnh và trở về hư vô khi sinh mệnh lụi tàn, đó là thứ vừa kì diệu, mà vừa bí ẩn. Sự lí giải đối với linh hồn cho dù từ xa xưa hay đến bây giờ nằm ở việc tu sĩ có thể cảm nhận được sự tồn tại của linh hồn, việc tu hành cũng giúp linh hồn được rèn luyện, sự mạnh mẽ của linh hồn cũng ảnh hưởng ngược lại giúp việc tu hành càng thêm thuận lợi, đặc biệt trong sự củng cố bản tâm, sự quan trọng của nó là điều không thể bàn cải. Linh hồn quyết định hai yếu tố cực kì quan trọng trong việc tu luyện đó chính là linh thức và linh lực. Ý thức chính là sự phản ánh của linh hồn lên thế giới vật chất.

– Từ khi bản thân được sinh ra, ý thức ban đầu bị động dần dần trưởng thành và chủ động, nhờ tu hành mà ý thức phát triển nhanh hơn và vượt qua khả năng bình thường của con người, đến một lúc nhất định, ý thức sẽ tiến hóa thành linh thức.

– Còn linh lực là gì. Đầu tiên con phải biết Ngũ hành là căn nguyên của vạn vật trong vũ trụ. Trong thiên địa không có bất cứ thứ gì nằm ngoài quy luật vận động của Ngũ hành cả, chúng gồm năm yếu tố là Thổ Thủy Hỏa Kim Mộc luôn tương tác lẫn nhau. Linh khí là tinh hoa của thiên địa được Ngũ hành diễn hóa mà thành. Có thể nói linh khí thuần túy do Ngũ hành sinh ra, mang đầy đủ Ngũ hành, vì vậy mà chúng cũng không phân Ngũ hành. Nhưng ở một vài hoàn cảnh đặc biệt Linh khí sẽ bị ảnh hưởng mà mang thuộc tính, khi đó người ta gọi tên chúng gắn với thuộc tính của mình. Lí giải Ngũ hành cũng như lí giải bản chất vũ trụ vậy, tri thức về nó là vô cùng sâu rộng, giảng giải nó không phải một sớm một chiều là thành được.

– Linh khí mang trong mình năng lượng của vũ trụ, tu đạo giả chúng ta thu nạp linh khí và luyện hóa để thu lấy năng lượng ẩn chứa trong đó, gọi là linh lực. Linh lực mang thuộc tính là do linh căn quyết định, bởi vì linh căn phân ngũ hành, mà linh căn lại được hình thành nhờ tác động linh hồn.

– Linh căn phân thành Thổ Thủy Hỏa Kim Mộc ngũ hành, linh hồn thì phân thành Thổ Thủy Hỏa Kim Mộc ngũ mệnh. Linh hồn sinh ra không độc lập tồn tại mà bị tác động của sự vận hành vật chất trong vũ trụ, mà sự tác động và quan hệ của vật chất vũ trụ được gọi là Mệnh số. Mệnh số là thứ huyền diệu được sinh ra trong mối quan hệ vận động của vũ trụ và có thể tác động lại được lên tất cả những gì tồn tại trong vũ trụ. Tu luyện giả thông qua các đạo thuật vận mệnh như Chiêm Tinh Thuật, Thiên Cơ Thuật, Thôi Diễn Thuật, Bói Toán Thuật mà từ sự vận động của tự nhiên vũ trụ suy đoán ra vận hành của Mệnh số, từ đó suy diễn ra được nhưng thứ liên quan đến Mệnh số như điều tra quá khứ, dự đoán tương lai, xu cát tị hung các loại. Khi tu hành càng tinh tiến, đạo hạnh càng tinh thâm, đạo thuật càng thông thạo, thì con càng lí giải được nhiều điều về Mệnh số. Ta chỉ nói về nó đơn giản, mọi thứ còn phải dựa vào chính bản thân con khám phá. Nói chung, tu luyện phải đi kèm với cường hóa linh hồn, linh hồn càng mạnh mẽ thì việc tu hành càng thêm thuận lợi.

Bạch Vân Chân Nhân dừng lại một chút rồi nói tiếp:

– Lại nói về thử thách ngọn thác thứ tư lúc trước, thứ mà con cảm nhận và tác động được trên vách đá đó chính là Cảm Linh Thạch, một loại vật chất có phản ứng nhạy cảm với tác động của linh lực.

– Cơ thể con người từ khi sinh ra đã tồn tạo tiên thiên cửu khiếu, mà trong thiên địa thì mọi nơi đều có thể tồn lại linh khí, cơ thể từ khi sinh ra thông qua việc hô hấp mà hấp thu một chút linh khí mỏng manh, chúng tuần hoàn trong cơ thể sẽ tự động giúp cải thiện và đề cao tố chất cơ thể, do vậy dù là người bình thường mà sống lâu dài ở nơi có nhiều linh khí thì cơ thể càng thêm khỏe mạnh và tuổi thọ được kéo dài.

– Đối với người có linh căn, một chút linh khí đó còn dần dần được cơ thể luyện hóa theo bản năng của tiên thiên linh trận sẽ hình thành một ít linh lực tích trữ trong cơ thể. Nhưng do khả năng đó chưa được khai phá nên linh lực tích trữ được là vô cùng ít ỏi, mà sau khi sử dụng lại không có phương pháp hấp thụ linh khí và tái tạo linh lực một cách cụ thể, nên dùng một sẽ ít đi một. Do vậy khi gặp Cảm Linh Thạch, con sẽ dựa vào ngộ tính của mình để tìm ra phương pháp sử dụng linh lực sơ khai nhất để vượt qua thử thách.

– Linh lực mang thuộc tính ngũ hành, có năm trạng thái, đó là Thổ Thủy Hỏa Kim Mộc biểu thị sự tồn tại và tính chất khác nhau của linh lực. Thổ hoàng sắc tụ lực, tác động vào sẽ làm nó biến dạng. Thủy huyền sắc dung hòa, sẽ khiến nó trôi đi. Hỏa chu sắc nhiệt biến, sẽ khiến nó cháy thành than. Kim bạch sắc kiên nhuệ, sẽ xuyên thủng nó. Mộc thanh sắc dẫn phệ, sẽ ăn mòn nó. Như vậy Cảm Linh Thạch có thể xác định được linh căn thiên phú của mình.

– Linh căn phổ biến là đơn thuộc tính ngũ hành. Hiếm hơn là đa thuộc tính linh căn có thể luyện hóa linh khí thành nhiều loại linh lực thuộc tính khác nhau, khi đó tùy vào sự diễn hóa của mỗi người mà linh lực trong cơ thể có biến đổi khác nhau. Còn một loại linh căn khác được diễn hóa từ sự tương tác của linh căn ngũ hành, gọi là dị linh căn, nhưng cực kì hiếm thấy, so với tiên căn còn hiếm hơn trăm ngàn lần, trong lịch sử tu luyện giới có ghi chép về nó, còn trên Lưu Thiên Tinh thì chưa từng phát hiện. Được rồi, như vậy con đã biết thuộc tính linh căn của mình rồi chứ.

Triệu Thiên Bình tỏ vẻ hiểu ra gật đầu đáp:

– Là Thổ thưa sư phụ.

Bạch Vân Chân Nhân gật đầu:

– Thổ hệ linh căn là thiên phú mang tính ổn định nhất. Thổ hệ linh lực thì biểu hiện ra tính lực lượng vượt trội. Sau này khi bắt đầu tu luyện đạo thuật hãy lựa chọn những gì phù hợp với linh căn của mình.

Bạch Vân Chân Nhân đứng lên đi ra một đoạn khẽ vuốt râu rồi nói:

– Bước đầu của việc tu hành là dựa vào thiên địa để hoàn thiện bản thân. Đó là việc hấp thu linh khí thiên địa từng bước cải tạo cơ thể thông qua việc tu luyện. Mà cảnh giới đầu tiên của người tu đạo chính là Diễn linh, chính là diễn biến linh khí của thiên địa trở thành lực lượng của bản thân, biến đổi linh lực diễn hóa tự nhiên. Trong cảnh giới này phân thành các giai đoạn nhỏ. Giai đoạn thứ nhất là Dẫn khí, khai thông khiếu huyệt, vận hành linh lực bản thân, liên kết linh khí thiên địa rồi dẫn dắt vào cơ thể, cơ thể ngoài tiên thiên cửu khiếu còn có hàng trăm khiếu khác gọi là huyệt khiếu con đã tìm hiểu trong Y Thư rồi, chỉ cần khai mở toàn bộ ba trăm sáu mươi khiếu huyệt này để nội thể hoàn toàn câu thông với thiên địa thì hoàn thành giai đoạn đầu tiên. Dẫn khí kì không khó để hoàn thành, nên không cần quá nhiều lí giải. Giai đoạn sơ kì là hấp thu trao đổi linh khí qua tiên thiên cửu khiếu, giai đoạn trung trì là giai đoạn bắt đầu khi mở huyệt khiếu, giai đoạn hậu kì là khi còn hoàn thành khai khiếu ba trăm sáu mươi huyệt vị trên cơ thể. Nhưng trên cơ thể không chỉ có chừng đó khiếu huyệt, một giai đoạn mở rộng của dẫn khí kì là khi con dần dần hiểu rõ cơ thể sẽ tiến hành khai phá các ẩn huyệt, huyệt vị cơ bản mỗi người đều giống nhau, nhưng ẩn huyệt lại tùy mỗi cơ thể lại có vị trí khác nên không có một chỉ dẫn chính xác nào để con có thể tìm ra ẩn huyệt cả.

– Giai đoạn sau khi con hấp thu được linh khí và bắt đầu vào luyện hóa được gọi là giai đoạn Uẩn linh, linh khí là tinh hoa vật chất của vũ trụ, nhưng người tu đạo không thể trực tiếp sử dụng chúng được, mà phải thông qua tâm pháp kích hoạt linh trận tiên thiên trong cơ thể luyện hóa linh khí trở thành lực lượng cơ thể có thể sử dụng được, gọi là linh lực. Uẩn linh kì là giai đoạn luyện hóa linh khí thành linh lực tích trữ lại trong cơ thể. Giai đoạn sơ kì sẽ tập trung vào việc luyện hóa, giai đoạn trung kì tích trữ linh lực ở kinh mạch, giai đoạn hậu kì sẽ đưa linh lực tích trữ ở Khí hải đan điền.

– Khi đã tích trữ một lượng linh lực, sẽ bắt đầu chuyển sang giai đoạn thứ ba là Khai linh, tức là khai phá chức năng của linh lực. Linh lực có hai chức năng, đó là nội luyện và ngoại luyện. Khai linh kì là bước đầu linh lực nội luyện, giai đoạn sơ kì là bước đầu hướng linh lực từ Hạ điền câu thông đến Trung điền và Thượng điền, kết nối mật thiết tam vị đan điền trên cơ thể lại với nhau và làm quen với việc điều khiển hoạt động của linh lực. Đây là giai đoạn cơ sở của tu đạo giả vì lúc này, ta có thể tu luyện đạo thuật và dùng chính đạo thuật để hỗ trợ việc Khai linh, chính là ngoại luyện. Giai đoạn trung kì là bước đầu tăng cường lực lượng, nằm ở bốn yếu tố chính, khai thông cường hóa kinh lạc để nâng cao khả năng luyện hóa linh khí và lưu thông dòng chảy linh lực, cường hóa Hạ điền để mở rộng khả năng tích trữ linh lực, cường hóa Trung điền để giải phóng tối đa sự vận hành linh lực, và quan trọng nhất là cường hóa Thượng điền, nơi trú ngụ của linh hồn và ý thức, vì thế cường hóa chính là linh hồn và ý thức của mình, tối ưu hóa việc điều khiển toàn bộ cơ thể. Giai đoạn hậu kì là khi linh lực rèn luyện đến một mức độ nhất định sẽ mở rộng Nê Hoàn thần điền thành Thức hải, khi thức hải xuất hiện ý thức được nuôi dưỡng, đến một giai đoạn nhất định sẽ trở thành linh thức. Linh thức điều khiển cơ thể một cách thuận lợi và chi tiết hơn, so với ý thức thì giống như người lớn và trẻ em vậy.

– Sau giai đoạn Khai linh kì sẽ đến Trúc cơ, một giai đoạn có thể nói là thoát thai hoán cốt của tu đạo giả, nhưng ta sẽ không nói về nó. Khi con hoàn thành ba giai đoạn cơ sở thì sẽ phải tự mình tìm hiểu Trúc cơ chi lộ của mình. Sở dĩ ta giảng giải ba giai đoạn cơ sở, thứ nhất là định hướng cho con sự khởi đầu, thứ hai là ba giai đoạn này thực chất không quá phân biệt với nhau, phân chia chỉ là để diễn giải kĩ càng, con có thể vừa tiến hành giai đoạn cơ sở này lồng ghép trong giai đoạn cơ sở khác, mà mục tiêu cuối cùng là chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn Trúc cơ.

Nói đến đây, Bạch Vân Chân Nhân nhìn thẳng Triệu Thiên Bình mà hỏi:

– Con đã ghi nhớ hay chưa?

Triệu Thiên Bình không trả lời vội mà dùng một chút thời gian để hồi tưởng sắp xếp lại những gì đã nghe trong đầu, khi đã chắc chắn ghi nhớ và tương đối hiểu được, nó mới gật đầu thưa:

– Thưa sư phụ, con đã nhớ kĩ.

Bạch Vân Chân Nhân hài lòng gật đầu rồi tiếp tục:

– Bây giờ ta sẽ nói cho con về thứ cuối cùng để con có thể bắt đầu tu luyện, đó là tâm pháp. Có thể hiểu tâm pháp là thứ hướng dẫn phương pháp tu luyện. Chúng ta là người truy cầu đạo tự nhiên, nên tâm pháp cũng mô phỏng sự vận động của tự nhiên. Như Diệu Nhật Tông có Triêu Dương Minh Tâm đ*o Kinh hay Tuyết Thần Cốc có Huyết Hải Vô Bi Đạo Kinh thì tâm pháp truyền thừa của Lưu Vân Tông chúng ta là Diệu Vân Thiên Diễn Đạo Kinh.

Nói đến đây Bạch Vân Chân Nhân chỉ vào những đám mây đang trôi lơ lững giữa đại điện nhấn mạnh:

– Diệu Vân Kinh không ghi chép thành văn tự mà cụ thể, cũng không có lộ tuyến vận hành cụ thể mà phải dựa vào cảm ngộ của con khi hòa mình vào Diệu Vân Thiên Diễn Đạo Kinh Linh Trận để tự hành phương pháp dẫn khí của riêng mình. Đệ nhất thiên có tên là Vân Ứng, hòa mình vào Diệu Vân Kinh để khai mở cảm ứng với linh khí thiên địa, từ đó bắt đầu hấp thu linh khí từ bên ngoài. Đệ nhị thiên là Vân Dẫn, theo dẫn dắt của sự vận động linh khí trong Diệu Vân Kinh mà tiến hành mô phỏng sự vận hành linh khí trong kinh mạch để luyện hóa và lưu trữ linh khí. Đệ tam thiên là Vân Tưởng, giúp hình thành phương pháp rèn luyện ý thức, củng cố bản tâm. Thiên tiếp theo và Vân Du, khi chuẩn bị Trúc cơ con mới cần tiếp xúc đến nó. Diễn giải về nó lúc này là quá sớm, để tránh phân tâm thì không cần vội tìm hiểu. Bây giờ ta sẽ hướng dẫn cho con rõ về ba thiên đầu tiên và cách tu luyện Diệu Vân Thiên Diễn Đạo Kinh.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN