Hai vạn dặm dưới biển - Chương 21 - 22
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
115


Hai vạn dặm dưới biển


Chương 21 - 22



Chương 21

Mấy Ngày Trên Đảo

Tôi đặt chân lên đảo mà lòng không khỏi bồi hồi. Nét giẫm thử chân lên mặt đất, hình như còn muốn xem đất có vững chắc không. Đấy là chúng tôi mới làm “hành khách của tàu Nau-ti-lúx” (theo lời thuyền trưởng Nê-mô) đúng hơn là làm tù của Nê-mô có hai tháng! Mấy phút sau, chúng tôi đã đi vào cách bờ biển một quãng bằng tầm súng bắn. Đất ở đây gần như hoàn toàn bằng đá vôi san hô. Một dải rừng tuyệt đẹp che khuất chân trời. Những cây cối khổng lồ cao hơn sáu mươi mét, có dây leo chằng chịt với nhau và đung đưa trước gió, tạo nên những chiếc võng thiên nhiên. Thảo vật ở đây rất phong phú. Nhưng chúng không làm cho Nét mê. Anh ta thích những cái thực tế hơn. Nét chú ý tới cây dừa, chọc mấy quả rụng xuống rồi bổ ra. Chúng tôi uống nước dừa, chén cùi dừa và thấy thú vị hơn các món ăn trên tàu Nau-ti-lúx nhiều.

-Tuyệt quá!

-Nét reo lên.

-Ngon tuyệt!

-Công-xây tán thành.

-Tôi nghĩ ông Nê-mô của ngài sẽ không cấm chúng ta mang một ít dừa xuống tàu?-Nét hỏi.

-Tôi cho rằng Nê-mô sẽ không cấm, -Tôi trả lời.

-Nhưng bản thân ông ta sẽ không đụng đến.

-Thế thì ông ta thiệt, -Công-xây nói.

-Càng tốt cho ta, ta càng được chén nhiều!

-Nét cãi lại.

-ông Nét ạ, chỉ xin ông một điều!

-Tôi bảo Nét khi thấy anh ta định chọc dừa ở cây thứ hai.

-Dừa là một thứ quả ngon, nhưng trước khi chất xuống thuyền, có lẽ ta nên xem trên đảo có thứ gì ích lợi hơn không? Rau tươi có lẽ cần cho kho thực phẩm trên tàu hơn.

-Giáo sư nói rất xác đáng.

-Công-xây tán thành.

-Tôi đề nghị dành chỗ cho ba loại thực phẩm: một chỗ chứa trái cây, một chỗ chứa rau tươi, còn chỗ thứ ba để chứa các muông thú săn được, mà hình như ở đây không có thì phải.

-Anh Công-xây ơi chớ nên tuyệt vọng! -Nét trả lời.

-Tóm lại, ta cần đi tiếp, -tôi nói, -nhưng phải cảnh giác đấy! Đảo này chắc không ai ở, nhưng dù sao vẫn có thể gặp những người đi săn không phải chỉ ham săn thú như chúng ta! Nét bỗng nhe răng và gầm lên.

-Sao thế anh Nét?

-Công-xây vội hỏi.

-Thú thật là tôi bắt đầu hiểu cái thú ăn thịt người.

-Anh Nét! Anh Nét! Anh nói gì vậy?

-Công-xây kêu lên.

-Té ra anh là kẻ ăn thịt người à? Sống trong một phòng với anh thật không an toàn chút nào cả. Có khi ngủ dậy đã thấy mình bị chén nửa người rồi cũng nên.

-Anh bạn Công-xây ơi, tôi yêu quý bạn, nhưng không cần thiết lắm thì cũng không chén thịt bạn đâu!

-Tôi nghi ngờ điều đó lắm!

-Công-xây trả lời.

-Thôi, chúng ta nên đi săn là hơn! Phải hạ ngay một con thú để thết anh chàng ăn thịt người này, nếu không, một buổi sớm nào đó giáo sư chỉ còn thấy xương của tôi thôi!

Chúng tôi vừa bông đùa như vậy vừa tiến sâu vào rừng cây rậm rạp, và trong khoảng hai tiếng đồng hồ đã đi từ đầu đến cuối rừng. Chúng tôi gặp may trong việc tìm kiếm thức ăn. Chúng tôi gặp một trong những loại cây có ích nhất của vùng nhiệt đới đã cung cấp cho tàu Nau-ti-lúx một thứ thực phẩm đang thiếu. Đó là cây mì, mọc rất nhiều trên đảo Ghê-bô-roa. Đặc biệt quý là loại quả mì không hạt mà người Ma-lai-xi-a gọi là ri-ma. Cây mì khác các loại cây khác ở chỗ có thân rất thẳng và nhẵn, cao tới mười hai mét. Tán cây tròn vành vạnh, lá to xếp thành nhiều tầng. Giữa đám lá sum sê là những quả tròn nặng trĩu, đường kính tới mười cen-ti-mét, vỏ xù xì. Thiên nhiên đã tặng cho những nước không có lúa mì loại cây có ích này. Nó không cần phải chăm sóc nhiều và ra quả suốt tám tháng trong năm. Nét Len rất quen thuộc loại quả này. Anh đã được ăn nhiều lần trong những chuyến đi biển và biết chế biến thành thức ăn rất ngon bổ. Nhìn thấy trái mì, anh đã ứa nước miếng. Nét nói:

-Thưa giáo sư, nếu không được nếm thứ quả này thì tôi chết mất!

-Thì ông cứ nếm đi, ông bạn Nét, cứ nếm thoải mái! Chúng ta lên đảo này là để nếm mỗi thứ một ít mà. ông bắt đầu đi! Nét nhóm bếp, chỉ mấy phút sau cây khô đã nổ lép bép. Trong khi đó, Công-xây và tôi lựa những quả mì chín nhất. Loại quả này không có hạt. Công-xây mang về hơn một chục quả, Nét xắt ra từng khoanh dày rồi đặt lên than hồng. Anh ta nói:

-Rồi ngài sẽ thấy loại bánh mì này ngon đến mức nào!

-Nhất là đã lâu không được thấy bánh mì, -Công-xây nói.

-Đây không phải là bánh mì thường, -Nét nói thêm, -mà là bánh ga-tô, vừa cho vào miệng là tan ra ngay! Thế giáo sư chưa được nếm bao giờ ạ?

-Chưa, ông Nét ạ.

-Thế thì xin ngài nếm cho, rất bổ, rất ngon. Nếu ngài không đòi hỏi suất nữa thì tôi không phải là thằng Nét, vua săn cá voi nữa! Mấy phút sau vỏ ngoài đã chín vàng. Bên trong là ruột trắng, giống hệt ruột bánh mì… Tôi ăn hết sức ngon miệng. Tôi nói:

-Đáng tiếc là khó bảo quản thứ quả này được lâu, nên theo tôi, có mang lên tàu cũng uổng công.

-Xin ngài!

-Nét Len phản đối.

-Ngài lý luận như một nhà sinh vật học, còn tôi thì lại hành động như một anh thợ bánh mì. Này Công-xây anh hãy lấy thật nhiều cho tôi, ta sẽ mang về tàu.

-Thế ông định bảo quản nó thế nào?

-Tôi sẽ biến nó thành bột chua. Khi cần tôi sẽ nướng thành bánh ở bếp dưới tàu. Mặc dù bánh sẽ có vị hơi chua, nhưng vẫn rất ngon.

-Ông Nét ạ, nếu thế thì bánh mì của ông ngon quá rồi, chẳng mong gì hơn nữa…

-Thưa giáo sư, tuy vậy vẫn thiếu rau và quả.

-Thế thì ta đi tìm xem có không. Hái xong quả mì, chúng tôi tiếp tục đi “bổ sung thực đơn” của bữa trưa. Việc tìm kiếm của chúng tôi không đến nỗi uổng công. Tới gần giữa trưa, chúng tôi đã tìm được một số chuối và dứa rất to. Tuy việc hái quả này làm mất nhiều thì giờ, chúng tôi cũng không tiếc. Công-xây bám sát Nét. Nét đi đầu và lựa chọn rất khéo những trái cây ngon nhất để dự trữ.

-Ông bạn Nét ơi, bây giờ chắc ông thỏa mãn rồi chứ?

-Công-xây hỏi.

-Hừm!

-Nét ầm ừ.

-Sao? ông vẫn chưa hài lòng à?

-Tất cả những thứ rau cỏ này không thể thay thế bữa trưa được. Đó chỉ là cái thêm thắt, cái tráng miệng sau bữa ăn thôi. Còn xúp đâu? Thịt rán đâu? Tôi nói:

-ông Nét hứa thết ta món sườn rán, nhưng rõ ràng đó là chuyện hoang đường trăm phần trăm. Nét trả lời:

-Thưa giáo sư, cuộc đi săn chưa kết thúc mà còn tiếp tục. Xin ngài ráng chờ chút nữa! Thế nào chúng ta cũng gặp một con chim hay một con thú nào đó, nếu không ở chỗ này thì ở chỗ khác…

-Nếu không hôm nay thì ngày mai, -Công-xây nói thêm, -nhưng cũng không nên đi quá xa bờ. Tôi đề nghị quay về tàu.

-Sao? Đã quay về rồi à?

-Nét la lên.

-Chúng ta phải có mặt ở tàu trước đêm nay, -tôi nói.

-Thế mấy giờ rồi?

-Nét hỏi.

-Ít nhất là hai giờ, -Công-xây trả lời.

-Thời gian trên mặt đất sao trôi quá nhanh thế!

-Nét thở dài.

-Lên đường thôi!

-Công-xây nói. Chúng tôi quay về bằng đường rừng. Cả ba người đều “thồ” quá nặng. Năm giờ chiều, sau khi chất xuống thuyền tất cả những của quý, chúng tôi rời đảo và nửa tiếng sau thì tới tàu Nau-ti-lúx. Chẳng ai ra đón chúng tôi. Khối thép đồ sộ hình trụ ấy dường như trống rỗng. Tôi trút bỏ gánh nặng rồi về phòng riêng. ở đó đã bày sẵn bữa tối. †n xong, tôi đi ngủ. Hôm sau, mùng sáu tháng giêng, trên tàu không có gì thay đổi. Chẳng có một tiếng động, một dấu hiệu gì của sự sống. Chiếc xuồng bập bềnh cạnh tàu. Chúng tôi quyết định lại lên đảo Ghê-bô-roa. Nét Len hy vọng lần này đi săn sẽ kết quả hơn lần trước và muốn cầu may ở mé rừng bên kia. Chúng tôi lên đường lúc rạng đông. Gặp nước triều dâng, thuyền chẳng bao lâu đã tới bờ. Chúng tôi lên đảo và nghĩ rằng tốt nhất là nên tin vào bản năng của Nét và theo sát anh ta. Thế mà chúng tôi cũng mấy lần suýt mất hút anh bạn chân dài. Nét dẫn chúng tôi vào tít phía tây hòn đảo. Chúng tôi lội mấy bước rồi lên một khoảng đất bằng, xung quanh là rừng rất đẹp. Dọc những con suối nhỏ, có nhiều chim bói cá, nhưng thấy chúng tôi tới gần, chúng vội bay đi. Chắc những chú chim này đã nhiều lần gặp người nên đã có kinh nghiệm cần thiết. Vì vậy, tôi kết luận rằng nếu đảo này không có người ở thì vẫn có người từ nơi khác lui tới. Sau khi đi qua những đồng cỏ phì nhiêu, chúng tôi tới cửa một khu rừng non, từ đó vang ra tiếng chim hót và tiếng cánh vỗ rào rào.

-ở đây chỉ có chim thôi, -Công-xây nói.

-Nhưng có cả chim ăn thịt được!

-Nét trả lời.

-Anh bạn Nét ơi, khó lòng lắm, tôi chỉ thấy có giống vẹt thôi.

-Anh bạn Công-xây ơi, -Nét nghiêm trang trả lời, -một khi không có gì chén thì vẹt cũng có giá trị như gà lôi. Tôi nói:

-Tôi nghĩ nếu biết nấu nướng khéo thì vẹt cũng chén rất tốt. Thực vậy trong đám lá rậm rì có cả một thế giới vẹt sẵn sàng cất lên tiếng nói của người nếu có ai dạy. Chúng chuyền từ cành này sang cành khác và líu lo với các chú vẹt con đủ màu sắc. Qua một khu rừng thưa, chúng tôi ra một quãng trống, đôi chỗ có bụi rậm. ở đây tôi được thấy những con chim rất đẹp lông dài, có thể bay ngược gió. Chúng bay phóng khoáng, vẽ nên những đường vòng lượn duyên dáng trong không trung, nom thật vui mắt. Tôi nhận ngay ra chúng.

-Chim thiên đường! -Tôi reo lên.

-Ông Nét, tôi trông mong vào sự khéo léo của ông và hy vọng ông sẽ bắt được ít nhất một con thuộc loại quý nhất của vùng nhiệt đới này.

-Thưa giáo sư, tôi sẽ cố, mặc dù tôi bắn không giỏi lắm. Người Ma-lai-xi-a thường bán chim thiên đường cho Trung Quốc. Họ bẫy chim bằng nhiều cách mà chúng tôi không áp dụng được. Khi thì họ đặt thòng lọng trên ngọn cây, nơi chim hay làm tổ, khi thì họ phết nhựa dính lên cành. Đôi khi họ rắc thuốc độc xuống các nguồn nước mà chim hay tới uống. Còn chúng tôi thì đành phải bắn khi chúng đang bay, mà bắn kiểu ấy thì rất khó trúng.

Quả thực, chúng tôi đã lãng phí một số lớn đạn. Tới gần 11 giờ trưa, chúng tôi đi ngang qua dãy đồi thứ nhất ở trung tâm đảo và không hạ được con chim nào. Chúng tôi đã thấy đói bụng. Cánh đi săn chúng tôi hy vọng sẽ được săn nhiều, nhưng đã tính lầm. Nhưng kìa! Công-xây hạ luôn được hai con chim bằng hai phát súng, điều làm chính Công-xây cũng hết sức ngạc nhiên. Chúng tôi vội vặt lông và chất củi nướng. Trong khi đó Nét nướng quả mì. Thịt chim rất ngon, chúng tôi ăn chỉ còn lại ít xương.

-Thế nào ông Nét, bây giờ ông còn thèm gì nữa không?

-Tôi hỏi.

-Còn thèm thịt thú bốn chân nữa. Giống chim câu này chỉ để ăn qua loa cho nhờn mép tí thôi. Chưa hạ được một con bốn chân để làm món sườn nướng thì tôi chưa yên tâm!

-Có khó gì đâu! Chúng ta sẽ tiếp tục săn.

-Công-xây nói.

-Nhưng nên quay ra phía rừng gần bờ biển thì hơn. Công-xây nói đúng nên chúng tôi nghe theo anh ta. Một giờ sau, chúng tôi tới một rừng cây xa-gô rậm rạp. Những con rắn có lẽ không độc trườn dưới chân chúng tôi. Những con chim thiên đường cứ thấy chúng tôi là bay mất. Tôi đã hy vọng bắt một con mang về thì Công-xây đang đi trước bỗng cúi người xuống rồi phấn khởi reo lên. Anh ta quay lại tay xách một con chim thiên đường.

-Hoan hô Công-xây!

-Tôi nói.

-Giáo sư quá khen!

-Công-xây trả lời.

-Anh bạn thật là tài ba! Tay không mà bắt được chim.

-Nếu giáo sư nhìn kỹ hơn một chút thì sẽ thấy công lao của tôi không lớn lắm.

-Vì sao, Công-xây?

-Vì con chim bị say.

-Bị say à?

-Thưa giáo sư vâng. Nó ăn quá nhiều quả hồ đào nên say và bị bắt sống. Anh bạn Nét ơi, hãy xem đây! Sự thái quá đưa đến hậu quả tai hại thế này đây! Trong khi đó, tôi nghiên cứu con chim lạ. Công-xây không lầm. Con chim đã say vì ăn quả bồ đào và không bay được nữa. Khó khăn lắm nó mới cử động được đôi chân. Nhưng tôi chẳng lo lắng gì về điều đó để nó tỉnh lại dần. Con chim vừa bắt được thuộc loài đẹp nhất trong số tám loài chim thiên đường sống trên đảo Tân Ghi-nê và các đảo lân cận. Nó dài ba mươi cen-ti-mét, đầu tương đối nhỏ, hai mắt ở gần mỏ. Lông chim rất đẹp và có màu sắc hài hòa, mỏ vàng, chân và móng màu nâu thẫm, cánh màu nâu nhạt, cổ màu ngọc bích, bụng và ngực màu hạt dẻ thẫm… Tóm lại, đó là giống chim thần kỳ mà thổ dân gọi bằng cái tên rất nên thơ:

“Chim mặt trời”. Tôi mong ước mang về Pa-ri một mẫu chim này để tặng vườn bách thảo.

-Đây là một con chim hiếm à?

-Nét hỏi. Là thợ săn anh ta không đánh giá chim muông cao lắm về mặt thẩm mỹ.

-Hết sức hiếm, ông bạn ạ, và chủ yếu là rất khó bắt sống nó. Ngay đến lông chim đã chết cũng có giá trị cao. Vì vậy, thổ dân thường làm tiêu bản giả, như người ta làm ngọc trai và kim cương giả.

-Sao?

-Công-xây ngạc nhiên.

-Người ta làm giả cả tiêu bản chim thiên đường nữa ư?

-Đúng.

-Giáo sư có biết họ làm thế nào không?

-Có chứ! Khi gió đông thổi thì bộ lông đuôi đẹp của chim rụng đi. Người ta đi nhặt những lông đó rồi gắn hoặc khâu nó vào đuôi một chú vẹt nào đó đã bị vặt trụi lông. Cuối cùng, họ dùng sơn quét kín đường khâu, lau bóng rồi chở những tác phẩm độc đáo của họ sang bán cho các viện bảo tàng châu Œu hay cho những người sưu tầm của lạ. Nét Len nói:

-Nếu chim có giả thì lông nó cũng thật. Tôi chẳng thấy vấn đề gì lớn lắm, vì người ta có mua chim về để quay đâu! Nhưng nếu mong ước có một con chim thiên đường đã được thực hiện thì nguyện vọng của anh chàng Nét vẫn chưa được thỏa mãn. Tuy vậy, lúc gần hai giờ, Nét gặp may, bắn được chú lợn rừng tuyệt vời. Thế là chúng tôi có thịt thú bốn chân thực sự rồi. Nét rất kiêu hãnh về thành tích này. Con lợn trúng đạn bị gục ngay. Nét làm lông và mổ rồi chặt sườn để nướng ăn bữa tối. Sau đó cuộc đi săn tiếp tục và một lát sau lại ghi “chiến công” của Nét và Công-xây. Hai anh chàng sục sạo các bụi rậm làm một bầy đại thử nhảy vọt ra. Nhưng chúng có chạy nhanh đến đâu cũng bị những viên đạn có điện bắn trúng.

-Thưa giáo sư!

-Nét nói oang oang trong cơn hăng.

-Món này mà ninh nhừ thì ngon tuyệt! Tàu Nau-ti-lúx sẽ có biết bao thực phẩm dự trữ. Hai! Ba! Năm con đã bị hạ! Giáo sư thử nghĩ xem, chỉ có chúng ta được chén số thịt này, còn cái quân ngu đần trên tàu thì đừng hòng động tới một miếng nhỏ! Tôi nghĩ bụng: trong lúc phấn khởi, Nét có thể sẽ diệt cả bầy đại thử nếu không mải tán chuyện! Hơn một chục con đại thử bị hạ thuộc loại nhỏ, thường sống ở hốc cây và lẩn trốn rất nhanh. Tuy nhỏ nhưng thịt chúng rất ngon. Chúng tôi hết sức hài lòng về kết quả cuộc đi săn. Anh chàng Nét đề nghị hôm sau trở lại hòn đảo tuyệt vời này và đi bắn tất cả những thú bốn chân ăn thịt được. Nhưng anh ta thường không tính đến những tình huống bất ngờ. Gần sáu giờ tối chúng tôi về tới gần bờ biển. Chiếc thuyền vẫn ở chỗ cũ. Cách bờ hai hải lý, tàu Nau-ti-lúx vẫn nổi lên như một dải đá ngầm giữa những làn sóng biển. Nét Len tranh thủ thời gian chuẩn bị bữa ăn. Anh ta quả là một tay nấu ăn có tài. Tôi thấy hình như mình cũng lây phải bệnh của Nét. Tôi cũng phấn chấn lên vì một miếng thịt nướng! Xin bạn đọc tha thứ cho tôi, cũng như tôi đã tha thứ cho Nét về cái nhược điểm ấy! Bữa ăn rất thịnh soạn. Món chim bồ câu, bột xa-gô, trái mì, độ sáu quả dứa và nước dừa càng làm chúng tôi sướng mê người.

-Nếu hôm nay chúng ta không trở về tàu Nau-ti-lúx thì sao nhỉ!

-Công-xây hỏi.

-Nếu chúng ta không bao giờ trở về tàu nữa thì sao nhỉ?

-Nét nói thêm. Lúc đó một hòn đá bỗng rơi ngay gần chỗ chúng tôi ngồi, và câu hỏi của Nét chẳng có ai trả lời.

Chương 22

Tiếng Sét Của Thuyền Trưởng Nê-mô

Chúng tôi quay đầu nhìn về phía rừng. Tôi sửng sốt. Chẳng kịp đưa thìa lên miệng. Nét Len đang kết thúc công việc.

-Đá không phải từ trên trời rơi xuống, -Công-xây nói, -trừ thiên thạch. Hòn đá thứ hai tròn trặn làm chiếc thìa trong tay Công-xây rơi xuống, càng thêm trọng lượng cho nhận xét của anh ta. Chúng tôi bật dậy và đưa súng lên vai để chuẩn bị đẩy lùi cuộc tấn công.

-Có lẽ đá do khỉ ném, -Nét nói.

-Hình như vậy, -Công-xây trả lời, nhưng ngay sau đó anh ta hét lên:

-Thổ dân!

-Về xuồng mau!

-Tôi hô. Chúng tôi chạy như bay về phía bờ biển. Hành động của chúng tôi thật kịp thời. Phía bên phải, cách chúng tôi chừng một trăm mét, ở cửa khu rừng nhỏ xuất hiện chừng hai chục thổ dân trang bị cung tên. Chúng tôi còn cách bờ độ hai chục mét. Toán thổ dân đi từ từ nhưng rõ ràng có thái độ thù địch. Vì vậy đá và tên tới tấp bay đến! Mặc dù đang bị đe dọa nghiêm trọng, Nét vẫn không quên chỗ thực phẩm vừa kiếm được. Anh ta kẹp thịt lợn vào nách, còn tay thì xách con đại thử. Hai phút sau, chúng tôi tới bờ. Cho thực phẩm và vũ khí xuống thuyền, đẩy thuyền ra khỏi bờ và cầm lấy mũi chèo chỉ mất một phút đồng hồ. Xuồng ra cách bờ chưa tới bốn trăm mét thì có đến hơn một trăm thổ dân lội xuống nước đến ngực, vừa đuổi theo vừa kêu lên một cách man rợ và huơ tay đe dọa. Tôi không rời mắt khỏi tàu Nau-ti-lúx và hy vọng tiếng la hét của thổ dân sẽ khiến thủy thủ trên tàu chú ý. Nhưng không, trên boong chiếc tàu ngầm đồ sộ vẫn vắng lặng như tờ. Độ hai mươi phút sau, chúng tôi bước lên boong tàu. Nắp tàu để ngỏ. Chúng tôi buộc chắc thuyền rồi đi vào trong tàu. Từ phòng khách vọng ra tiếng đại phong cầm. Tôi vào. Thuyền trưởng Nê-mô đang cúi xuống các phím đàn và thả hồn trong thế giới âm thanh.

-Thuyền trưởng!

-Tôi gọi. Nê-mô không nghe thấy gì.

-Thuyền trưởng!

-Tôi chạm tay vào vai ông ta. Nê-mô giật mình quay lại:

-Giáo sư đấy ư! Đi săn có được nhiều không?

-Thưa thuyền trưởng, được rất nhiều. Nhưng chẳng may chúng tôi lại dẫn theo cả một bầy hai chân!

-Cái gì hai chân?

-Bọn man rợ!

-Man rợ à?

-Nê-mô nhắc lại bằng một giọng hài hước.

-Giáo sư ngạc nhiên khi đặt chân lên một nơi nào đó trên trái đất, ngài lại gặp những người man rợ à? Người man rợ thì ở đâu chẳng có? Những người ngài gọi là man rợ kém những người khác ở chỗ nào?…

-Nhưng thưa thuyền trưởng…

-Riêng tôi, thưa giáo sư, tôi gặp bọn man rợ ở khắp nơi.

-Nhưng nếu thuyền trưởng không muốn thấy họ trên tàu Nau-ti-lúx này thì có cần áp dụng những biện pháp phòng ngừa không?

-Giáo sư chớ lo, chẳng có gì phải phòng ngừa họ cả.

-Nhưng chúng rất đông.

-Thế ngài đếm được bao nhiêu?

-ít nhất là một trăm.

-Thưa ngài A-rô-nắc, -tay Nê-mô vẫn không rời khỏi phím đàn, -cứ cho tất cả dân ở Niu Ghê-nê này tập trung ở bờ, tàu Nau-ti-lúx cũng chẳng sợ gì. Những ngón tay của Nê-mô lướt trên phím đàn. Tôi nhận thấy ông ta chỉ bấm xuống những phím đen. Vì vậy, các giai điệu, có màu sắc hoàn toàn Xcốt-len. Nê-mô quên hẳn sự có mặt của tôi mà thả hồn vào cõi mộng. Tôi chẳng muốn quấy rầy ông ta nữa. Tôi lên boong. Đêm đã đến. ở độ vĩ này mặt trời thường lặn đột ngột và không có hoàng hôn. Đảo Ghê-bô-Roa đã nhòa đi trong sương mù phía xa. Nhưng những đống lửa còn cháy trên bờ chứng tỏ thổ dân chưa muốn giải tán. Tôi đứng một mình trên boong mấy tiếng liền, khi thì nhớ lại chuyện chạm trán với thổ dân nhưng không còn hoảng sợ nữa vì sự vững tin của thuyền trưởng đã truyền sang tôi -khi thì ngắm cảnh huy hoàng của đêm nhiệt đới. Tôi nhớ nước Pháp và dõi theo chòm sao hoàng đạo mấy giờ nữa sẽ lấp lánh trên bầu trời Tổ quốc tôi. Trăng mọc. Tôi nghĩ, vệ tinh trung thành và duyên dáng của hành tinh chúng ta hăm bốn tiếng đồng hồ nữa sẽ quay lại vùng biển này để dâng nước lên và nâng thuyền ra khỏi bãi san hô này. Đến gần nửa đêm, khi đã thấy rõ rằng trên những làn nước đen thẫm này cũng yên tĩnh như trong những khu rừng gần bờ, tôi xuống phòng riêng và ngủ một giấc ngon lành. Đêm trôi qua một cách êm ả. Chắc thổ dân Pa-poa hoảng sợ trước con quái vật đang nằm trên bãi san hô, nếu không, họ có thể dễ dàng lọt vào trong tàu. Chín giờ sáng mùng 8 tháng giêng tôi lên boong. Sương mù tan dần, và một lúc sau đảo hiện ra: thoạt tiên là dải bờ biển, sau đó là những ngọn núi cao. Thổ dân vẫn tụ tập trên bờ. Họ đông hơn hôm trước có tới năm, sáu trăm người. Những người gan dạ hơn lợi dụng lúc triều xuống, tiến cách chỗ tàu đỗ chừng gần bốn trăm mét. Tôi thấy rõ mặt họ. Đó là những người Pa-poa chính cống, thân hình lực lưỡng, trán rộng và thẳng đứng, mũi to nhưng không tẹt, răng trắng. Thật là một bộ lạc đẹp đẽ! Bộ tóc quăn hung đỏ rất trái ngược với nước da đen bóng. Rái tai xẻ đôi đeo những khuyên bằng xương xệ xuống. Nói chung họ không mặc quần áo. Tôi thấy mấy người đàn bà mặc váy đan bằng cỏ, che không kín đầu gối. Một số đàn ông đeo những chuỗi hạt trắng và đỏ ở cổ. Hầu hết đều trang bị cung tên và lá chắn, sau lưng đeo lưới đựng đầy đá tròn mà họ phóng đi rất trúng đích.

Một thủ lĩnh của họ tiến đến khá gần tàu và chăm chú quan sát. Muốn bắn hắn ta thật chẳng khó gì. Nhưng tôi cho rằng tốt hơn là nên đợi họ tấn công trước. Khi chạm trán với thổ dân thì nên tự vệ hơn là tấn công. Trong thời gian nước triều xuống, thổ dân cứ luẩn quẩn ở quanh tàu nhưng không tỏ vẻ thù địch gì. Họ lặp đi lặp lại từ “át xát” mà theo cử chỉ của họ, tôi hiểu rằng họ muốn mời tôi lên bờ, nhưng tôi từ chối. Đến 11 giờ trưa, khi triều bắt đầu dâng lên làm các mỏm đá san hô chìm xuống thì đám thổ dân quay lên bờ. Chắc họ từ các đảo lân cận, đúng hơn là từ đảo Pa-poa đến. Tuy vậy, chẳng thấy một chiếc thuyền độc mộc nào. Để giết thời gian, tôi nảy ra một ý kiến nạo vét dưới đáy biển một chút, vì ở đây rất nhiều sò ốc và tảo. Qua làn nước trong vắt, có thể nhìn thấu biển sâu. Vả lại, hôm nay là ngày cuối cùng tàu Nau-ti-lúx ở vùng biển này, vì theo lời thuyền trưởng Nê-mô, ngày mai khi triều lên, tàu Nau-ti-lúx sẽ quay ra khơi. Tôi gọi Công-xây mang đến cho tôi một cái gàu.

-Còn những thổ dân kia thì sao?

-Công-xây hỏi.

-Thưa giáo sư, hình như họ cũng không đến nỗi dữ tợn lắm.

-Nhưng họ ăn thịt người anh bạn ạ!

-Chắc họ ăn thịt người, nhưng có thể vẫn lương thiện.

-Thôi được, Công-xây ạ, cứ tạm cho ý kiến anh là đúng. Giả sử họ chén thịt tù binh một cách lương thiện, nhưng tôi vẫn không muốn bị thịt nên phải cảnh giác. Rõ ràng là thuyền trưởng Nê-mô không chuẩn bị những biện pháp đề phòng. Suốt hai tiếng đồng hồ, chúng tôi nạo vét đáy biển nhưng chẳng vớt được cái gì đáng kể… Tuy vậy, cuối cùng tôi bỗng vớ được một vật lạ của thiên nhiên, một vật hết sức hiếm. Đó là một vỏ ốc không xoắn từ phải sang trái như thường thấy, mà xoắn từ trái sang phải. Tôi và Công-xây đang mải ngắm cái vỏ ốc quý giá ấy và tôi đã nghĩ tới việc mang nó về viện bảo tàng Pa-ri thì một hòn đá bỗng rơi trúng con ốc làm nó vỡ nát trong tay Công-xây. Tôi hét lên. Công-xây vớ lấy khẩu súng của tôi, giơ lên ngắm vào người thổ dân đứng cách chỗ tôi chừng mười mét. Tôi lao tới chỗ Công-xây, nhưng anh ta đã bóp cò. Viên đạn có điện làm vỡ tan cái vòng đeo ở cổ tay người đó. Tôi kêu:

-Công-xây! Công-xây!

-Thưa giáo sư, ngài không thấy nó tấn công ta trước hay sao?

-Nhưng một con ốc không đáng để hại một người.

-Chà, quân ăn hại!

-Công-xây rít lên.

-Thà nó làm gãy vai mình đi còn hơn! Công-xây nói thành thực, nhưng tôi vẫn giữ vững ý kiến của mình. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi mà chúng tôi mải mê với cái vỏ ốc thì tình hình đã biến đổi. Độ hai chục chiếc thuyền độc mộc vây quanh tàu Nau-ti-lúx. Thuyền độc mộc của thổ dân vùng này là những thân cây đẽo, dài và hẹp, đi rất nhanh và vững vàng. Trên thuyền là những người mình trần đóng khố. Tôi không khỏi lo lắng khi thấy họ ngày càng lướt tới gần tàu.

Chắc dân Pa-poa đã quan hệ với người Œu nên khá quen thuộc tàu thuyền của họ. Nhưng còn “điếu xì gà” bằng thép dài, hơi nhô lên mặt nước, không cột buồm, không ống khói này thì sao? Nó chẳng hứa hẹn điều gì tốt lành cả! Vì vậy một thời gian họ không dám đến gần tàu. Nhưng thấy tàu đứng yên họ mạnh bạo dần và chờ thời cơ để “làm quen” với chúng tôi. Súng của chúng tôi bắn không kêu nên họ không sợ như những loại súng nổ to… Những chiếc thuyền độc mộc đã tới sát tàu và tên bắt đầu rơi như mưa bên boong.

-Quả là chúng bắn như mưa rào!

-Công-xây nói.

-Chẳng biết tên có tẩm thuốc độc không?

-Phải báo cho thuyền trưởng Nê-mô biết mới được, -tôi vừa nói vừa bước vào trong tàu. Tôi đi thẳng vào phòng khách. ở đó chẳng có ai. Tôi bèn gõ cửa phòng thuyền trưởng.

-Mời vào, -có tiếng trả lời phía sau cửa. Tôi bước vào. Thuyền trưởng đang bận tính toán, trên giấy toàn những dấu X và những công thức đại số phức tạp.

-Tôi đã làm phiền thuyền trưởng?

-Tôi hỏi một cách lịch sự.

-Thưa ngài, đúng vậy. Nhưng chắc ngài có lý do gì đó quan trọng lắm.

-Hết sức quan trọng! Thuyền của thổ dân đã bao vây tàu và mấy phút nữa chắc chúng ta sẽ phải chống lại cuộc tấn công của họ.

-à! Thuyền trưởng bình tĩnh nói.

-Họ đến bằng thuyền độc mộc à?

-Vâng.

-Được! Cần đóng nắp tàu lại.

-Tất nhiên! Tôi đến để báo ngài biết.

-Không có gì đơn giản hơn, -Nê-mô nói. Rồi Nê-mô bấm chuông điện ra lệnh cho thủy thủ.

-Thưa giáo sư, thế là xong. Xuồng đã được đặt vào chỗ cũ, nắp tàu đã đóng. Tôi chắc ngài không sợ các vị đó chọc thủng vỏ tàu mà ngay đạn đại bác trên chiếc tàu chiến của ngài cũng không làm gì nổi.

-Thưa thuyền trưởng, vấn đề không phải ở chỗ đó! Có một mối nguy khác.

-Mối nguy gì, thưa ngài?

-Ngày mai, cũng vào giờ này, ta lại phải mở nắp tàu để bơm không khí vào các bể chứa.

-Đúng vậy! Tàu chúng ta thở theo kiểu cá voi.

-Lúc đó bọn Pa-poa sẽ chiếm boong tàu! Ta làm thế nào để trừ được chúng?

-Giáo sư tin rằng họ sẽ trèo lên tàu?

-Tôi tin vậy.

-Được, cứ để họ trèo lên. Tôi thấy không có lý do gì cản trở họ. Dân Pa-poa thật đáng thương! Tôi không muốn việc mình đến thăm đảo Ghê-bô-roa lại làm một người nào của họ bị thiệt mạng! Nói chuyện xong, tôi muốn cáo từ, nhưng Nê-mô giữ tôi lại và mời tôi ngồi xuống bên cạnh. ông ta hỏi han tôi về những chuyến đi săn trên đảo và hình như không thể hiểu nổi sự thèm ăn thịt của Nét. Sau đó câu chuyện chuyển sang đề tài khác. Tuy Nê-mô không cởi mở hơn trước, nhưng tôi thấy ông ta có vẻ đáng yêu hơn. Chúng tôi đề cập tới tình hình tàu Nau-ti-lúx bị mắc cạn ở vùng biển, nơi tàu của Đuy-mông Đuyếc-vin suýt bị đắm. Nê-mô nói:

-ông Đuyếc-vin là một trong những người đi biển vĩ đại của nước ông và là một trong những nhà hàng hải thông thái nhất. ông ta thật bất hạnh! ông ta đã chế ngự được băng giá Nam cực, những bãi san hô ngầm của châu Đại dương, nhưng lại chết một cách vô nghĩa trong một tai nạn xe lửa! Nếu như con người cương nghị ấy có thời gian suy nghĩ trong những phút cuối cùng của đời mình thì giáo sư thử hình dung xem ông ta sẽ đau đớn đến mức nào? Nói những lời đó, Nê-mô không giấu được xúc động, và sự xúc động đó khiến ông ta đáng tôn kính.

-Những việc ông Đuyếc-vin làm trên mặt biển, -Nê-mô nói tiếp, -tôi đã làm lại dưới biển sâu, nhưng chính xác hơn và tốn ít công sức hơn. Tàu A-xtơ-rô-láp và Dê-lê trước kia luôn luôn phải chống chọi với bão biển, không thể sánh được với tàu Nau-ti-lúx

-một tòa nhà ngầm dưới nước, một phòng nghiên cứu thật yên tĩnh!

-Nhưng thưa thuyền trưởng, -tôi nói, -giữa tàu của Đuyếc-vin và tàu Nau-ti-lúx có một vài chỗ giống nhau.

-Thưa giáo sư, giống nhau ở chỗ nào?

-Cả ba tàu đều bị mắc cạn ở chỗ này!

-Thưa ngài, tàu Nau-ti-lúx không bị mắc cạn đâu, -Nê-mô lạnh lùng trả lời.

-Cấu tạo của nó cho phép ta có thể nghỉ ngơi thoải mái giữa biển. Và để thoát khỏi chỗ cạn này, tôi không phải quá mệt nhọc như ông Đuyếc-vin đâu. Tàu A-xtơ-rô-láp và Dê-lê suýt nữa thì chết ở eo biển này, còn tàu Nau-ti-lúx của tôi thì chẳng gặp một nguy hiểm gì. Ngày mai vào giờ đã định, nước triều dâng sẽ nhẹ nhàng nâng tàu lên và tàu sẽ chạy ra khơi.

-Thưa thuyền trưởng, tôi không nghi ngờ.

-Đêm mai, -Nê-mô kết luận, -đêm mai vào hai giờ bốn mươi phút, tàu Nau-ti-lúx sẽ nổi lên và ra khỏi eo biển này một cách vô sự. Nê-mô nói những lời đó một cách rất gay gắt rồi đứng dậy, gật đầu tỏ ý kết thúc câu chuyện. Tôi trở về phòng riêng của mình. Công-xây đang ở đó. Anh ta muốn biết kết quả cuộc gặp gỡ với Nê-mô thế nào.

-Bạn ơi, -tôi nói, -Nê-mô đã cười tôi khi tôi vừa đề cập tới chuyện thổ dân Pa-poa đe dọa tàu Nau-ti-lúx. Thôi được, chúng ta cứ trông cậy ở thuyền trưởng và chúc nhau ngủ ngon. Tôi nằm xuống nhưng ngủ không yên giấc. Vọng đến tai tôi những tiếng kêu điên dại của thổ dân đã ùa lên boong tàu. Thủy thủ vẫn im lìm như cũ. Họ chẳng hề lo lắng gì về sự có mặt của đám thổ dân trên tàu. Tôi thức dậy lúc sáu giờ sáng. Nắp tàu còn đóng kín. Đúng là dưỡng khí không được dự trữ thêm từ hôm qua. Tuy vậy, những bình dưỡng khí dự trữ được sử dụng kịp thời đã cung cấp mấy mét khối, làm không khí dễ thở hơn. Tôi làm việc trong phòng đến giữa trưa mà chẳng thấy bóng Nê-mô đâu. Cũng chẳng thấy một sự chuẩn bị nào cho tàu chạy. Đợi thêm một lát, tôi ra phòng khách. Đồng hồ chỉ hai giờ rưỡi. Mười phút nữa, nước triều sẽ lên tới mức cao nhất, và nếu thuyền trưởng Nê-mô tính toán không lầm thì tàu sẽ thoát khỏi chỗ cạn. Nếu không, nó sẽ phải nằm hàng tháng trên bãi san hô này. Kìa thân tàu đã bắt đầu rung chuyển, báo hiệu trước một sự giải phóng! Hai giờ ba mươi phút, thuyền trưởng bước vào phòng khách và nói:

-Chúng ta bắt đầu đi.

-Vâng!

-Tôi trả lời.

-Tôi đã ra lệnh mở nắp tàu.

-Thế còn bọn Pa-poa?

-Bọn Pa-poa à?

-Nê-mô hơi nhún vai.

-Nhỡ chúng lọt được vào trong tàu thì sao?

-Lọt vào bằng cách nào?

-Qua nắp tàu.

-Thưa ngài A-rô-nắc, -Nê-mô điềm tĩnh trả lời, -không phải bao giờ cũng vào được qua nắp tàu Nau-ti-lúx ngay khi nó mở. Tôi nhìn Nê-mô.

-Giáo sư không hiểu à?

-ông ta hỏi.

-Hoàn toàn không.

-Mời giáo sư theo tôi, rồi ngài sẽ hiểu hết. Chúng tôi tới cầu thang giữa. Nét Len và Công-xây đã có mặt ở đó và đang tò mò xem mấy thủy thủ mở nắp tàu. Những tiếng la hét từ boong tàu vọng xuống. Nắp tàu được lật ra phía ngoài… khoảng hai chục bộ mặt đáng sợ nhòm xuống. Nhưng người thổ dân thứ nhất chưa kịp nắm tay vào tay vịn cầu thang thì đã bị một sức mạnh vô hình hất ngửa ra phía sau. Người đó rú lên một cách man rợ và cắm đầu chạy. Khoảng một chục người khác định lao xuống cầu thang nhưng cũng chịu chung số phận đó. Công-xây khoái trá. Nét Len bị bản năng kích thích cũng lao tới cầu thang. Nhưng vừa chạm vào tay vịn, anh ta cũng bị hất ngửa ra phía sau.

-Đồ quỷ!

-Nét gầm lên.

-Tôi như bị sét đánh. Đến đây thì tôi đã hiểu hết. Những tay vịn ở cầu thang chính là những dây cáp có điện mạnh. Ai đụng vào đó cũng bị giật. Điện giật có thể chết người nếu Nê-mô cho chạy vào đó tất cả các ắc quy trên tàu! Tóm lại, giữa những kẻ đang tấn công và chúng tôi tựa như có một bức màn điện mà chẳng ai lọt qua được một cách an toàn. Những người Pa-poa hoảng sợ xô nhau chạy. Còn chúng tôi thì phải nín cười mà an ủi và xoa bóp cho Nét Len lúc đó đang chửi bới ầm ĩ. Một đợt sóng lớn bỗng nâng tàu Nau-ti-lúx lên khỏi bãi san hô! Lúc đó là hai giờ bốn mươi phút, đúng thời gian Nê-mô đã nói. Chân vịt bắt đầu quay với tốc độ ngày càng tăng. Chiếc tàu ngầm nổi lên mặt đại dương và ra khỏi eo biển Tô-rex nguy hiểm một cách bình yên vô sự.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN