Hảo Nữ Trung Hoa - Chương 8: Người đàn bà được Cách Mạng sắp đặt hôn nhân
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
114


Hảo Nữ Trung Hoa


Chương 8: Người đàn bà được Cách Mạng sắp đặt hôn nhân


Có một câu ngạn ngữ Trung Quốc rằng: Mũi tên bắn vào con chim nào ló đầu ra. Tôi mới là phát thanh viên chưa được bao lâu thì số lượng thư tôi nhận được từ thính giả, sự thăng tiến và những phần thưởng đã khiến tôi bị các đồng nghiệp cạnh khóe. Người Trung Quốc thường nói: Cây ngay không sợ chết đứng, nên tôi cố gắng giữ vẻ vui vẻ trước bất kỳ gương mặt đố kỵ nào. Cuối cùng, chính tiếng nói của những người phụ nữ Trung Quốc đã đưa các đồng nghiệp xích lại gần tôi hơn.

Đài phát thanh mua cho tôi bốn cái máy trả lời điện thoại trường thời gian, mỗi cái đều có băng dài bốn tiếng. Mỗi tối, sau tám giờ, những chiếc máy này sẽ dành cho những người phụ nữ muốn góp ý kiến trong chương trình, nhờ giúp đỡ hoặc kể chuyện của họ. Phần chào hỏi của tôi trên những chiếc máy mời gọi họ hãy trút bỏ những gánh nặng của mình để có thể đi tới tương lai với hành trang nhẹ hơn, và đảm bảo với họ rằng họ không cần phải trình bày danh tính hay nơi ở. Hằng sáng, khi đến văn phòng, tôi thấy càng lúc càng nhiều đồng nghiệp – biên tập viên, phóng viên, và phát thanh viên – chờ nghe những câu chuyện phát ra từ băng ghi âm, được kể bằng những giọng nói nhuốm màu ngượng ngùng, lo âu và sợ hãi.

Một hôm chúng tôi nghe thấy:

«Xin chào, có ai ở đó không? Hân Nhiên có ở đó không? Ô, tốt. Đây chỉ là một cái băng.»

Người phụ nữ đó ngừng lại vài giây.

«Hân Nhiên, chào cô. E rằng tôi không thực sự là một trong các thính giả thường xuyên của cô; tôi không ở trong tỉnh của cô, và tôi chỉ mới bắt đầu nghe chương trình này. Một hôm các đồng nghiệp của tôi thảo luận về cô và chương trình của cô, họ nói rằng cô đã lắp đặt những chiếc điện thoại đặc biệt để thính giả có thể để lại lời nhắn, và là nơi mọi người phụ nữ có thể kể chuyện của mình một cách ẩn danh. Họ nói cô sẽ phát sóng các câu chuyện đó vào ngày hôm sau để thính giả thảo luận rộng rãi trên đường dây nóng, hy vọng giúp các phụ nữ hiểu được nhau, giúp đàn ông hiểu được phụ nữ, và đưa các gia đình xích lại gần nhau hơn. Trong mấy ngày gần đây tôi đã nghe chương trình của cô hàng ngày. Sóng bắt được không tốt lắm, nhưng tôi thích chương trình của cô lắm. Tôi chưa từng nghĩ rằng phụ nữ lại có nhiều chuyện để kể như thế, giống nhau mà lại khác nhau. Tôi chắc rằng cô không được phép đưa lên sóng tất cả những câu chuyện đó. Cho dù vậy, tôi nghĩ nhiều phụ nữ sẽ vẫn biết ơn cô. Đường dây điện thoại của cô đem lại cơ hội để phụ nữ nói về những chuyện họ chưa từng dám hay không thể nói từ khi còn rất trẻ. Cô phải biết rằng được có một không gian để bộc bạch nỗi lòng của mình mà không sợ bị chỉ trích hay phản ứng tiêu cực là đã nhẹ lòng lắm rồi. Đó là một nhu cầu về tình cảm, không kém phần quan trọng so với những nhu cầu của thể xác.»

Ngừng một lúc lâu.

«Hân Nhiên à, hình như tôi thiếu dũng khí để kể câu chuyện của chính mình. Tôi muốn kể cho mọi người nghe mình đang sống trong một gia đình kiểu như thế nào lắm. Tôi cũng muốn nghe câu chuyện của chính mình, bởi vì tôi chưa từng dám ngoái nhìn quá khứ, sợ rằng những ký ức có thể phá hủy niềm tin của tôi vào cuộc đời. Tôi từng đọc trong sách rằng thời gian hàn gắn mọi thứ, nhưng hơn bốn mươi năm đã không mang đi được nỗi căm hờn hay mối ân hận của tôi; thời gian chỉ làm cho tôi tê liệt.»

Bà ta thở dài yếu ớt.

«Trong mắt những người khác, tôi có mọi thứ mà một người đàn bà mong muốn. Chồng tôi có địa vị quan trọng trong chính quyền tỉnh; con trai tôi, nay đã gần bốn mươi, là giám đốc chi nhánh của một ngân hàng quốc doanh ở thành phố; con gái tôi làm việc trong công ty bảo hiểm nhà nước và tôi làm việc ở tòa thị chính. Tôi sống lặng lẽ và thanh bình; tôi không phải lo lắng về tiền bạc hay về tương lai của các con như hầu hết mọi người, và tôi cũng không phải lo lắng về chuyện mất việc.

Ở nhà, chúng tôi có thừa mọi thứ chúng tôi cần. Con trai tôi có một căn hộ lớn của riêng nó, và con gái tôi, con bé nói rằng nó theo chủ nghĩa độc thân, sống với chúng tôi. Ba chúng tôi sống trong một căn hộ rộng gần hai trăm mét vuông, trang bị nội thất hàng hiệu và những thiết bị điện gia dụng tân tiến nhất – ngay cả chậu rửa mặt và bồn cầu cũng là hàng ngoại nhập. Hầu như ngày nào cũng có người tới lau dọn và mang hoa tươi đến. Tuy nhiên nhà tôi chỉ như một gian trưng bày các vật dụng gia đình: không có sự giao tiếp thực sự trong gia đình, không một nụ cười hay tiếng đùa vui. Khi chỉ có người nhà với nhau, tất cả những gì có thể nghe thấy chỉ là những âm thanh của động vật: ăn, uống và đi vệ sinh. Chỉ khi nào có khách mới có hơi thở của con người. Trong gia đình này, tôi không có quyền của một người vợ hay tư cách của một người mẹ. Chồng tôi nói tôi giống như miếng vải xám bạc màu, không dùng để may quần, trải giường, hay thậm chí làm giẻ rửa bát được. Tôi chỉ hữu ích để làm một cái giẻ lau chân. Với ông ta, chức năng duy nhất của tôi là làm một bằng chứng về phẩm chất giản dị, cần cù và liêm khiết để ông ta có thể tiến lên vị trí cao hơn. Đó là những lời chính ông ta nói với tôi, Hân Nhiên ạ – ông ta nói toẹt vào mặt tôi như thế.»

Người phụ nữ đó ngừng lại, nức nở.

«Ông ta nói bằng thái độ hết sức hờ hững! Không biết bao nhiêu lần tôi đã nghĩ đến chuyện bỏ ông ta. Tôi muốn tìm lại tình yêu đối với âm nhạc và giai điệu, để khỏa lấp nỗi khao khát một gia đình đích thực, để trở lại là con người tự do trước đây – để tìm lại thế nào là một người đàn bà đích thực. Nhưng chồng tôi nói rằng nếu tôi bỏ ông ta, ông ta sẽ khiến tôi sống không bằng chết. Ông ta sẽ không cho phép tôi làm tổn hại đến sự nghiệp của ông ta hay biến ông ta trở thành mục tiêu của những lời đàm tiếu. Tôi biết ông ta đã nói là làm: bao năm qua, không một kẻ đối đầu chính trị nào thoát khỏi đòn thù của ông ta. Những người phụ nữ từ chối sự ve vãn của ông ta đều kẹt trong những công việc tệ hại nhất, không thể rời đi hoặc chuyển việc trong một thời gian dài. Thậm chí chồng của một số người còn bị tán gia bại sản. Tôi không thể thoát được.

Chắc cô thắc mắc tại sao tôi tin mình không có tư cách của một người mẹ. Chẳng bao lâu sau khi được sinh ra, các con tôi đã bị tách khỏi mẹ và gửi đến trường mẫu giáo quân đội bởi vì Đảng nói rằng chúng có thể sẽ làm ảnh hưởng đến công việc của chỉ huy – tức là cha của chúng; hồi đó chuyện cũng diễn ra như vậy với con cái của hầu hết những người lính khác. Trong khi các gia đình khác có thể gặp con một tuần một lần, chúng tôi lại thường phải đi xa, nên chỉ được gặp con một hoặc hai lần mỗi năm. Những cuộc gặp gỡ họa hoằn của chúng tôi thường bị cắt ngang bởi khách khứa hay những cuộc điện thoại, nên lũ trẻ rất buồn. Đôi khi chúng còn về trường sớm hơn quy định. Bố và Mẹ chỉ là những cái tên đối với chúng. Chúng gắn bó nhiều hơn với các cô giáo mầm non đã chăm sóc chúng từ hồi bé xíu.

Khi chúng lớn hơn một chút, địa vị của cha chúng đem lại cho chúng rất nhiều đặc quyền mà những đứa trẻ khác không có. Điều này có thể tác động tới tụi trẻ đang lớn theo chiều hướng xấu, đưa lại cho chúng cảm giác suốt đời rằng mình là nòi thượng đẳng và thói quen coi thường người khác. Chúng cũng xem tôi như là đối tượng để coi thường. Bởi vì chúng học cách đối xử với người khác và cách thực hiện mọi việc từ cha chúng, đồng thời xem cách hành xử của ông ta là phương tiện để đạt được tham vọng của mình. Bằng hiểu biết và kinh nghiệm của mình, tôi đã cố gắng dạy chúng làm thế nào để thành người tốt, hy vọng tình mẫu tử và sự chăm sóc của người mẹ sẽ làm chúng thay đổi. Nhưng chúng đánh giá giá trị của con người dựa vào địa vị xã hội của họ, và sự thành công của cha chúng chứng tỏ rằng ông ta xứng đáng để học theo. Nếu chính chồng tôi không cho rằng tôi đáng được tôn trọng hay yêu thương, thì tôi còn trông mong gì ở các con nữa? Chúng không tin rằng tôi từng có giá trị gì đó.»

Bà ta thở dài bất lực.

«Bốn mươi năm trước, tôi là một cô gái ngây thơ, lãng mạn, vừa tốt nghiệp trường nữ sinh ở một thị trấn nhỏ. Tôi may mắn hơn các cô gái cùng tuổi khác rất nhiều; cha mẹ tôi đã đi học nước ngoài và có tư tưởng phóng khoáng. Tôi chưa từng lo lắng về hôn nhân như các bạn cùng lớp. Hầu hết bọn họ đều có những cuộc hôn nhân được sắp đặt từ khi còn nằm nôi; số còn lại được hứa hôn khi học cấp II. Nếu nhà trai quá khắc nghiệt hoặc truyền thống gia đình bắt phải thế thì cô gái phải rời trường cấp II đi lấy chồng. Chúng tôi nghĩ những cô gái không may mắn nhất là những cô phải trở thành vợ hai, hay thiếp. Hầu hết các cô gái phải bỏ học để lấy chồng đều rơi vào tình cảnh này, lấy những người đàn ông muốn thử món gì mới. Nhiều bộ phim hiện nay mô tả các cô vợ lẽ như con ngươi trong con mắt người chồng; chúng mô tả họ lợi dụng địa vị của mình để cư xử kiêu căng trong gia đình, nhưng điều đó không hề đúng. Bất kỳ người đàn ông nào có thể lấy mấy người và chắc chắn đều là con của những gia đình lớn, có quyền thế, đồng thời cũng có nhiều quy tắc và truyền thống gia đình. Lấy một ví dụ, những gia đình như thế có hơn mười cách chào hỏi mọi người và tỏ lòng kính trọng với người khác. Thậm chí lệch một chút khỏi những quy tắc này cũng đủ khiến gia đình mất thể diện. Một lời xin lỗi là không đủ – các cô vợ lẽ sẽ bị trừng phạt vì bất kỳ một lỗi nhẹ nào nếu bị phát giác. Họ sẽ bị vợ cả tát tai, bị cấm ăn cơm vài ngày, bắt làm việc nặng hay bắt quỳ gối trên ván giặt. Cô hãy tưởng tượng xem những người bạn học của tôi ở ngôi trường hiện đại, theo phong cách Phương Tây chán ghét những thứ ấy tới mức nào! Họ chẳng thể làm gì được; từ khi còn bé xíu họ đã biết cha mẹ đã có quyết định cuối cùng trong việc chọn đối tượng kết hôn cho mình. Nhiều cô gái ghen tị với tôi vì tôi được ra khỏi nhà và đi học. Hồi đó, phụ nữ phải tuân thủ Tam Tòng Tứ Đức: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử; và tứ đức: Công, dung, ngôn, hạnh.

Hàng nghìn năm qua, phụ nữ được dạy phải cung kính với người lớn, tận tụy với chồng, chăm lo việc bếp núc may vá, tất cả, trừ việc bước chân ra khỏi nhà. Một người phụ nữ được đi học, đọc và viết, bàn luận việc quốc gia đại sự như đàn ông, và thậm chí khuyên bảo đàn ông, là dị giáo đối với hầu hết người Trung Quốc vào thời điểm đó. Các bạn cùng lớp và tôi rất trân trọng sự tự do và may mắn của mình, nhưng đồng thời cũng cảm thấy hết sức mù mờ vì bọn tôi không có hình mẫu nào để noi theo cả. Dù chúng tôi đều xuất thân từ gia đình tự do và hiểu được tầm quan trọng của học hành, song xã hội xung quanh chúng tôi và sự trì trệ của truyền thống khiến thật khó cho bất kỳ ai trong chúng tôi xác định được một đường hướng độc lập trong đời.

Tôi rất biết ơn cha mẹ mình, những người đã không bao giờ ép buộc tôi điều gì hoặc bắt tôi phải tuân theo những quy tắc truyền thống của người phụ nữ Trung Quốc. Tôi không chỉ được cho phép đi học – mặc dù chỉ là trường nữ sinh – mà còn được cho ăn cùng mâm với bạn bè của bố mẹ và thảo luận về chính trị và những vấn đề đang diễn ra. Tôi có thể tham gia mọi cuộc hội họp và chọn bất kỳ môn thể thao hay hoạt động nào tôi thích. Những Người tốt bụng rỗi việc trong thị trấn nhắc nhở tôi vì cung cách hiện đại của tôi, nhưng suốt tuổi thơ và cả quãng thời gian đi học nữa tôi đã rất hạnh phúc. Quan trọng nhất là, tôi được tự do.» Bà thì thầm với chính mình: «Tự do…»

Tôi tiếp nhận mọi thứ xung quanh mình. Không có gì kiềm chế lựa chọn của tôi. Tôi khao khát một nhiệm vụ vĩ đại có tầm cỡ lớn; tôi muốn làm thế giới phải sửng sốt với một kỳ công rực rỡ, và mơ được trở thành một mỹ nhân đi bên bậc anh hùng. Khi đọc một cuốn sách về cách mạng có tựa đề Ngôi Sao Đỏ, tôi tìm thấy một thế giới mà trước đây mình chỉ biết đến qua những cuốn sách lịch sử. Đó có phải là tương lai mà tôi khao khát không? Tôi phấn khích đến mức không kiềm chế được, và quyết định tham gia cách mạng. Thật đáng ngạc nhiên, cha mẹ tôi lại có lập trường khác hẳn so với lập trường tự do phóng khoáng vốn có của họ. Họ cấm tôi không được đi, bảo rằng quyết định của tôi không dựa trên sự khôn ngoan hay thực tế. Họ bảo rằng những quyết định nông nổi chắc chắn sẽ có kết quả cay đắng vì chúng chưa chín chắn. Tôi xem lời họ như sự chỉ trích cá nhân, và phản ứng lại rất dữ. Bị kích động bởi tính bướng bỉnh của tuổi trẻ, tôi quyết định chứng minh cho họ thấy tôi không phải là một đứa con gái tầm thường.

Suốt bốn mươi năm sau đó, lời của họ vẫn cứ văng vẳng bên tai tôi. Tôi hiểu rằng cha mẹ tôi lúc đó không chỉ nói về tôi; họ muốn ám chỉ đến tương lai của cả đất nước Trung Quốc.

Một đêm giữa mùa hạ, tôi gói ghém hai bộ quần áo cùng vài quyển sách, và rời bỏ gia đình hạnh phúc, bình yên của mình, như thể một nhân vật nữ chính trong tiểu thuyết. Tới hôm nay tôi vẫn còn nhớ những ý nghĩ của mình khi bước ra khỏi cổng: Cha, mẹ, con xin lỗi. Con đã được số phận định sẵn là sẽ lưu danh sử sách, và làm cho cha mẹ tự hào.

Sau này, cha mẹ tôi thực sự đã nhìn thấy tên tôi trong nhiều sách báo, nhưng chỉ với tư cách một người vợ, không hơn. Tôi không biết tại sao, nhưng mẹ luôn hỏi tôi: Con có hạnh phúc không? Cho tới khi bà qua đời tôi chưa bao giờ trả lời câu hỏi đó một cách thẳng thắn. Tôi không biết phải trả lời ra sao, nhưng tôi tin mẹ tôi biết câu trả lời.»

Bà lại im lặng trong vài giây, rồi tiếp tục với giọng bối rối, «Tôi có hạnh phúc không?» Bà thì thầm với chính mình, «Hạnh phúc là gì… giờ tôi có hạnh phúc không? Tôi rất hạnh phúc khi lần đầu tiên tới vùng được Đảng giải phóng. Mọi thứ quá mới mẻ và lạ lẫm: trên những cánh đồng không thể phân biệt đâu là nông dân đâu là binh lính; ở thao trường, dân quân đứng sát cạnh những người lính. Đàn ông và đàn bà mặc quần áo và làm việc giống nhau; các lãnh đạo không được tôn kính vì cấp bậc của họ. Mọi người đều nói về tương lai của Trung Quốc; ngày nào người ta cũng lên án và chỉ trích chế độ cũ. Các báo cáo về thương vong ở chiến trường xuất hiện khắp nơi. Trong không khi đó, các nữ sinh được đối xử như những nàng công chúa, được quý trọng vì tâm hồn trong sáng và vẻ đẹp. Những người đàn ông gầm lên lao vào chiến đấu dữ dội trên chiến trường lại trở nên nhu mì như lũ cừu cạnh chúng tôi trong lớp học.

Tôi chỉ ở vùng giải phóng ba tháng. Sau đó tôi được phân công vào một đội công tác cải cách ruộng đất ở bờ Bắc sông Hoàng Hà. Đơn vị của tôi, một đoàn văn công trực thuộc sở chỉ huy, đưa những chính sách của Đảng Cộng Sản tới người dân thông qua lời ca, tiếng hát, điệu múa và mọi hoạt động văn hóa khác. Đó là một vùng đất nghèo khó; ngoài tiếng kèn vào dịp cưới xin hay tang lễ, họ chưa từng có bất kỳ sinh hoạt văn hóa nào khác, nên chúng tôi được đón chào rất nhiệt tình.

Tôi là một trong số ít các cô gái trong đoàn có thể hát, múa, diễn kịch và chơi đàn; riêng màn múa của tôi bao giờ cũng đẹp nhất. Mỗi lần gặp gỡ các sĩ quan cao cấp, họ luôn luôn tranh nhau để được nhảy múa với tôi. Tôi rất thoải mái và luôn cười, vì thế mọi người gọi tôi là chim chiền chiện. Lúc đó tôi là một ả chim non vui vẻ, không chút bận tâm tới cuộc đời.

Cô có biết câu nói: Con gà trong chuồng thì được ăn thóc, nhưng nồi nước sôi thì đã ở gần, con sếu hoang dã chẳng có gì nhưng thế giới của nó mênh mông bát ngát. Con chim chiền chiện trong lồng cũng có chung số phận với con gà mà thôi. Vào tối hôm sinh nhật lần thứ mười tám, tập thể tổ chức tiệc sinh nhật cho tôi. Hồi đó không có bánh sinh nhật hay sâm banh. Tất cả những gì chúng tôi có là vài cái bánh bích quy mà các bạn tôi để dành từ khẩu phần của mình, với một ít nước đường. Hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn, nhưng chúng tôi rất vui vẻ. Tôi đang hát múa thì lãnh đạo trung đoàn ra hiệu cho tôi dừng lại và đi theo ông ta. Hết sức miễn cưỡng, tôi đi theo ông ta vào văn phòng, ở đó ông ta hỏi tôi đầy vẻ nghiêm trọng, “Cô có sẵn sàng hoàn thành sứ mệnh mà tổ chức Đảng giao cho không?“ – “Sẵn sàng!” Tôi đáp không ngần ngại. Tôi vẫn luôn mong muốn được vào Đảng, nhưng vì gốc gác gia đình tôi không có tính cách mạng, tôi biết mình phải cố gắng hơn rất nhiều so với người khác để được công nhận. “Cô có sẵn sàng hoàn thành vô điều kiện bất kỳ nhiệm vụ nào, bất kể đó là nhiệm vụ gì không?” Tôi bối rối. Vị lãnh đạo trung đoàn vốn luôn luôn thẳng thắn, tại sao hôm nay ông ta lại mập mờ và quanh co vậy? Nhưng tôi vẫn đáp nhanh gọn, “Vâng, tôi đảm bảo sẽ hoàn thành nhiệm vụ!”

Ông ta không tỏ vẻ gì là vui trước sự quả quyết của tôi, nhưng bảo tôi lên đường làm nhiệm vụ khẩn cấp ngay lập tức, đi xuyên đêm để tới khu văn phòng chính quyền địa phương. Tôi muốn được tạm biệt các bạn, nhưng ông ta bảo không cần. Vì đây là thời chiến, tôi nhận lệnh và ra đi cùng hai người lính được gửi đến để đón tôi. Họ giữ im lặng suốt hai tiếng đi, và tôi cũng không thể hỏi, đó là quy tắc.

Tại khu văn phòng chính quyền địa phương, tôi được giới thiệu với một sĩ quan cấp cao mặc quân phục. Ông ta nhìn tôi từ trên xuống dưới rồi nói, “Không tồi chút nào… Được, kể từ hôm nay cô là thư ký riêng của tôi. Cô phải học tập nhiều hơn nữa kể từ bây giờ, làm việc chăm chỉ để cải tạo bản thân và phấn đấu để vào Đảng càng sớm càng tốt”. Rồi ông ta sai một người đưa tôi về phòng đi nghỉ. Căn phòng rất tiện nghi; thậm chí còn có cả một tấm chăn mới trên kháng. Có vẻ như làm việc cho một lãnh đạo thì thực sự khác, nhưng tôi mệt đến mức thậm chí không thèm để tâm đến vấn đề đó thêm chút nào nữa trước khi ngủ thiếp đi.

Nửa đêm tôi tỉnh dậy vì có một người đàn ông mò vào giường. Kinh hãi, tôi định hét lên thì ông ta lấy tay bịt miệng tôi lại và nói bằng một giọng thì thào: “Suỵt, đừng có quấy rầy sự nghỉ ngơi của các đồng chí khác. Đây là nhiệm vụ của cô.“ – ”Nhiệm vụ?“ – ”Phải, từ hôm nay đây là nhiệm vụ của cô.”

Cái giọng không chút cảm xúc ấy là của viên sĩ quan cấp cao tôi đã gặp lúc nãy. Tôi không có sức để tự vệ, và cũng không biết tự vệ bằng cách nào. Tôi chỉ có thể khóc. Ngày hôm sau, Đảng thông báo rằng họ sẽ tổ chức một tiệc cưới đơn sơ tối đó để chúc mừng hôn lễ của chúng tôi. Viên sĩ quan ấy từ nay sẽ trở thành chồng tôi.

Suốt một thời gian dài, tôi tự hỏi mình tại sao chuyện đó lại có thể xảy ra được. Sao tôi có thể bị cách mạng định đoạt hôn nhân? Suốt bốn mươi năm nay, tôi đã sống câm lặng trong tủi nhục. Sự nghiệp của chồng tôi là tất cả đối với ông ta; đàn bà chỉ có tác dụng thỏa mãn nhu cầu thân xác của ông ta mà thôi. Ông ta nói: “Nếu không sử dụng một người đàn bà thì việc gì phải bận tâm tới cô ta?”

Tuổi trẻ của tôi bị rút ngắn, hy vọng bị dày xéo, và mọi thứ đẹp đẽ ở tôi bị một người đàn ông vắt kiệt.»

Bà ta im lặng.

«Xin lỗi cô, Hân Nhiên, tôi chỉ nghĩ về mình, thao thao bất tuyệt nãy giờ. Chiếc máy của cô có thu được hết không? Tôi biết đàn bà hay nhiều lời, nhưng tôi có quá ít cơ hội hay cảm giác thèm được nói; tôi sống như một người máy vậy. Cuối cùng, tôi cũng có thể nói ra mà không sợ hãi. Tôi cảm thấy nhẹ lòng hơn. Cảm ơn cô. Cảm ơn đài phát thanh và các đồng nghiệp của cô nữa. Tạm biệt.»

Tôi và các đồng nghiệp của tôi đứng trân trân tại chỗ một lúc sau khi người đàn bà đó nói lời tạm biệt, xúc động, sực tỉnh, và sửng sốt trước câu chuyện của bà. Khi tôi xin phép được đưa câu chuyên đó lên sóng, lãnh đạo đài đã từ chối, bảo rằng nó sẽ phá hoại nhận thức của nhân dân về các lãnh đạo.

Có một câu ngạn ngữ Trung Quốc rằng: Mũi tên bắn vào con chim nào ló đầu ra. Tôi mới là phát thanh viên chưa được bao lâu thì số lượng thư tôi nhận được từ thính giả, sự thăng tiến và những phần thưởng đã khiến tôi bị các đồng nghiệp cạnh khóe. Người Trung Quốc thường nói: Cây ngay không sợ chết đứng, nên tôi cố gắng giữ vẻ vui vẻ trước bất kỳ gương mặt đố kỵ nào. Cuối cùng, chính tiếng nói của những người phụ nữ Trung Quốc đã đưa các đồng nghiệp xích lại gần tôi hơn.

Đài phát thanh mua cho tôi bốn cái máy trả lời điện thoại trường thời gian, mỗi cái đều có băng dài bốn tiếng. Mỗi tối, sau tám giờ, những chiếc máy này sẽ dành cho những người phụ nữ muốn góp ý kiến trong chương trình, nhờ giúp đỡ hoặc kể chuyện của họ. Phần chào hỏi của tôi trên những chiếc máy mời gọi họ hãy trút bỏ những gánh nặng của mình để có thể đi tới tương lai với hành trang nhẹ hơn, và đảm bảo với họ rằng họ không cần phải trình bày danh tính hay nơi ở. Hằng sáng, khi đến văn phòng, tôi thấy càng lúc càng nhiều đồng nghiệp – biên tập viên, phóng viên, và phát thanh viên – chờ nghe những câu chuyện phát ra từ băng ghi âm, được kể bằng những giọng nói nhuốm màu ngượng ngùng, lo âu và sợ hãi.

Một hôm chúng tôi nghe thấy:

«Xin chào, có ai ở đó không? Hân Nhiên có ở đó không? Ô, tốt. Đây chỉ là một cái băng.»

Người phụ nữ đó ngừng lại vài giây.

«Hân Nhiên, chào cô. E rằng tôi không thực sự là một trong các thính giả thường xuyên của cô; tôi không ở trong tỉnh của cô, và tôi chỉ mới bắt đầu nghe chương trình này. Một hôm các đồng nghiệp của tôi thảo luận về cô và chương trình của cô, họ nói rằng cô đã lắp đặt những chiếc điện thoại đặc biệt để thính giả có thể để lại lời nhắn, và là nơi mọi người phụ nữ có thể kể chuyện của mình một cách ẩn danh. Họ nói cô sẽ phát sóng các câu chuyện đó vào ngày hôm sau để thính giả thảo luận rộng rãi trên đường dây nóng, hy vọng giúp các phụ nữ hiểu được nhau, giúp đàn ông hiểu được phụ nữ, và đưa các gia đình xích lại gần nhau hơn. Trong mấy ngày gần đây tôi đã nghe chương trình của cô hàng ngày. Sóng bắt được không tốt lắm, nhưng tôi thích chương trình của cô lắm. Tôi chưa từng nghĩ rằng phụ nữ lại có nhiều chuyện để kể như thế, giống nhau mà lại khác nhau. Tôi chắc rằng cô không được phép đưa lên sóng tất cả những câu chuyện đó. Cho dù vậy, tôi nghĩ nhiều phụ nữ sẽ vẫn biết ơn cô. Đường dây điện thoại của cô đem lại cơ hội để phụ nữ nói về những chuyện họ chưa từng dám hay không thể nói từ khi còn rất trẻ. Cô phải biết rằng được có một không gian để bộc bạch nỗi lòng của mình mà không sợ bị chỉ trích hay phản ứng tiêu cực là đã nhẹ lòng lắm rồi. Đó là một nhu cầu về tình cảm, không kém phần quan trọng so với những nhu cầu của thể xác.»

Ngừng một lúc lâu.

«Hân Nhiên à, hình như tôi thiếu dũng khí để kể câu chuyện của chính mình. Tôi muốn kể cho mọi người nghe mình đang sống trong một gia đình kiểu như thế nào lắm. Tôi cũng muốn nghe câu chuyện của chính mình, bởi vì tôi chưa từng dám ngoái nhìn quá khứ, sợ rằng những ký ức có thể phá hủy niềm tin của tôi vào cuộc đời. Tôi từng đọc trong sách rằng thời gian hàn gắn mọi thứ, nhưng hơn bốn mươi năm đã không mang đi được nỗi căm hờn hay mối ân hận của tôi; thời gian chỉ làm cho tôi tê liệt.»

Bà ta thở dài yếu ớt.

«Trong mắt những người khác, tôi có mọi thứ mà một người đàn bà mong muốn. Chồng tôi có địa vị quan trọng trong chính quyền tỉnh; con trai tôi, nay đã gần bốn mươi, là giám đốc chi nhánh của một ngân hàng quốc doanh ở thành phố; con gái tôi làm việc trong công ty bảo hiểm nhà nước và tôi làm việc ở tòa thị chính. Tôi sống lặng lẽ và thanh bình; tôi không phải lo lắng về tiền bạc hay về tương lai của các con như hầu hết mọi người, và tôi cũng không phải lo lắng về chuyện mất việc.

Ở nhà, chúng tôi có thừa mọi thứ chúng tôi cần. Con trai tôi có một căn hộ lớn của riêng nó, và con gái tôi, con bé nói rằng nó theo chủ nghĩa độc thân, sống với chúng tôi. Ba chúng tôi sống trong một căn hộ rộng gần hai trăm mét vuông, trang bị nội thất hàng hiệu và những thiết bị điện gia dụng tân tiến nhất – ngay cả chậu rửa mặt và bồn cầu cũng là hàng ngoại nhập. Hầu như ngày nào cũng có người tới lau dọn và mang hoa tươi đến. Tuy nhiên nhà tôi chỉ như một gian trưng bày các vật dụng gia đình: không có sự giao tiếp thực sự trong gia đình, không một nụ cười hay tiếng đùa vui. Khi chỉ có người nhà với nhau, tất cả những gì có thể nghe thấy chỉ là những âm thanh của động vật: ăn, uống và đi vệ sinh. Chỉ khi nào có khách mới có hơi thở của con người. Trong gia đình này, tôi không có quyền của một người vợ hay tư cách của một người mẹ. Chồng tôi nói tôi giống như miếng vải xám bạc màu, không dùng để may quần, trải giường, hay thậm chí làm giẻ rửa bát được. Tôi chỉ hữu ích để làm một cái giẻ lau chân. Với ông ta, chức năng duy nhất của tôi là làm một bằng chứng về phẩm chất giản dị, cần cù và liêm khiết để ông ta có thể tiến lên vị trí cao hơn. Đó là những lời chính ông ta nói với tôi, Hân Nhiên ạ – ông ta nói toẹt vào mặt tôi như thế.»

Người phụ nữ đó ngừng lại, nức nở.

«Ông ta nói bằng thái độ hết sức hờ hững! Không biết bao nhiêu lần tôi đã nghĩ đến chuyện bỏ ông ta. Tôi muốn tìm lại tình yêu đối với âm nhạc và giai điệu, để khỏa lấp nỗi khao khát một gia đình đích thực, để trở lại là con người tự do trước đây – để tìm lại thế nào là một người đàn bà đích thực. Nhưng chồng tôi nói rằng nếu tôi bỏ ông ta, ông ta sẽ khiến tôi sống không bằng chết. Ông ta sẽ không cho phép tôi làm tổn hại đến sự nghiệp của ông ta hay biến ông ta trở thành mục tiêu của những lời đàm tiếu. Tôi biết ông ta đã nói là làm: bao năm qua, không một kẻ đối đầu chính trị nào thoát khỏi đòn thù của ông ta. Những người phụ nữ từ chối sự ve vãn của ông ta đều kẹt trong những công việc tệ hại nhất, không thể rời đi hoặc chuyển việc trong một thời gian dài. Thậm chí chồng của một số người còn bị tán gia bại sản. Tôi không thể thoát được.

Chắc cô thắc mắc tại sao tôi tin mình không có tư cách của một người mẹ. Chẳng bao lâu sau khi được sinh ra, các con tôi đã bị tách khỏi mẹ và gửi đến trường mẫu giáo quân đội bởi vì Đảng nói rằng chúng có thể sẽ làm ảnh hưởng đến công việc của chỉ huy – tức là cha của chúng; hồi đó chuyện cũng diễn ra như vậy với con cái của hầu hết những người lính khác. Trong khi các gia đình khác có thể gặp con một tuần một lần, chúng tôi lại thường phải đi xa, nên chỉ được gặp con một hoặc hai lần mỗi năm. Những cuộc gặp gỡ họa hoằn của chúng tôi thường bị cắt ngang bởi khách khứa hay những cuộc điện thoại, nên lũ trẻ rất buồn. Đôi khi chúng còn về trường sớm hơn quy định. Bố và Mẹ chỉ là những cái tên đối với chúng. Chúng gắn bó nhiều hơn với các cô giáo mầm non đã chăm sóc chúng từ hồi bé xíu.

Khi chúng lớn hơn một chút, địa vị của cha chúng đem lại cho chúng rất nhiều đặc quyền mà những đứa trẻ khác không có. Điều này có thể tác động tới tụi trẻ đang lớn theo chiều hướng xấu, đưa lại cho chúng cảm giác suốt đời rằng mình là nòi thượng đẳng và thói quen coi thường người khác. Chúng cũng xem tôi như là đối tượng để coi thường. Bởi vì chúng học cách đối xử với người khác và cách thực hiện mọi việc từ cha chúng, đồng thời xem cách hành xử của ông ta là phương tiện để đạt được tham vọng của mình. Bằng hiểu biết và kinh nghiệm của mình, tôi đã cố gắng dạy chúng làm thế nào để thành người tốt, hy vọng tình mẫu tử và sự chăm sóc của người mẹ sẽ làm chúng thay đổi. Nhưng chúng đánh giá giá trị của con người dựa vào địa vị xã hội của họ, và sự thành công của cha chúng chứng tỏ rằng ông ta xứng đáng để học theo. Nếu chính chồng tôi không cho rằng tôi đáng được tôn trọng hay yêu thương, thì tôi còn trông mong gì ở các con nữa? Chúng không tin rằng tôi từng có giá trị gì đó.»

Bà ta thở dài bất lực.

«Bốn mươi năm trước, tôi là một cô gái ngây thơ, lãng mạn, vừa tốt nghiệp trường nữ sinh ở một thị trấn nhỏ. Tôi may mắn hơn các cô gái cùng tuổi khác rất nhiều; cha mẹ tôi đã đi học nước ngoài và có tư tưởng phóng khoáng. Tôi chưa từng lo lắng về hôn nhân như các bạn cùng lớp. Hầu hết bọn họ đều có những cuộc hôn nhân được sắp đặt từ khi còn nằm nôi; số còn lại được hứa hôn khi học cấp II. Nếu nhà trai quá khắc nghiệt hoặc truyền thống gia đình bắt phải thế thì cô gái phải rời trường cấp II đi lấy chồng. Chúng tôi nghĩ những cô gái không may mắn nhất là những cô phải trở thành vợ hai, hay thiếp. Hầu hết các cô gái phải bỏ học để lấy chồng đều rơi vào tình cảnh này, lấy những người đàn ông muốn thử món gì mới. Nhiều bộ phim hiện nay mô tả các cô vợ lẽ như con ngươi trong con mắt người chồng; chúng mô tả họ lợi dụng địa vị của mình để cư xử kiêu căng trong gia đình, nhưng điều đó không hề đúng. Bất kỳ người đàn ông nào có thể lấy mấy người và chắc chắn đều là con của những gia đình lớn, có quyền thế, đồng thời cũng có nhiều quy tắc và truyền thống gia đình. Lấy một ví dụ, những gia đình như thế có hơn mười cách chào hỏi mọi người và tỏ lòng kính trọng với người khác. Thậm chí lệch một chút khỏi những quy tắc này cũng đủ khiến gia đình mất thể diện. Một lời xin lỗi là không đủ – các cô vợ lẽ sẽ bị trừng phạt vì bất kỳ một lỗi nhẹ nào nếu bị phát giác. Họ sẽ bị vợ cả tát tai, bị cấm ăn cơm vài ngày, bắt làm việc nặng hay bắt quỳ gối trên ván giặt. Cô hãy tưởng tượng xem những người bạn học của tôi ở ngôi trường hiện đại, theo phong cách Phương Tây chán ghét những thứ ấy tới mức nào! Họ chẳng thể làm gì được; từ khi còn bé xíu họ đã biết cha mẹ đã có quyết định cuối cùng trong việc chọn đối tượng kết hôn cho mình. Nhiều cô gái ghen tị với tôi vì tôi được ra khỏi nhà và đi học. Hồi đó, phụ nữ phải tuân thủ Tam Tòng Tứ Đức: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử; và tứ đức: Công, dung, ngôn, hạnh.

Hàng nghìn năm qua, phụ nữ được dạy phải cung kính với người lớn, tận tụy với chồng, chăm lo việc bếp núc may vá, tất cả, trừ việc bước chân ra khỏi nhà. Một người phụ nữ được đi học, đọc và viết, bàn luận việc quốc gia đại sự như đàn ông, và thậm chí khuyên bảo đàn ông, là dị giáo đối với hầu hết người Trung Quốc vào thời điểm đó. Các bạn cùng lớp và tôi rất trân trọng sự tự do và may mắn của mình, nhưng đồng thời cũng cảm thấy hết sức mù mờ vì bọn tôi không có hình mẫu nào để noi theo cả. Dù chúng tôi đều xuất thân từ gia đình tự do và hiểu được tầm quan trọng của học hành, song xã hội xung quanh chúng tôi và sự trì trệ của truyền thống khiến thật khó cho bất kỳ ai trong chúng tôi xác định được một đường hướng độc lập trong đời.

Tôi rất biết ơn cha mẹ mình, những người đã không bao giờ ép buộc tôi điều gì hoặc bắt tôi phải tuân theo những quy tắc truyền thống của người phụ nữ Trung Quốc. Tôi không chỉ được cho phép đi học – mặc dù chỉ là trường nữ sinh – mà còn được cho ăn cùng mâm với bạn bè của bố mẹ và thảo luận về chính trị và những vấn đề đang diễn ra. Tôi có thể tham gia mọi cuộc hội họp và chọn bất kỳ môn thể thao hay hoạt động nào tôi thích. Những Người tốt bụng rỗi việc trong thị trấn nhắc nhở tôi vì cung cách hiện đại của tôi, nhưng suốt tuổi thơ và cả quãng thời gian đi học nữa tôi đã rất hạnh phúc. Quan trọng nhất là, tôi được tự do.» Bà thì thầm với chính mình: «Tự do…»

Tôi tiếp nhận mọi thứ xung quanh mình. Không có gì kiềm chế lựa chọn của tôi. Tôi khao khát một nhiệm vụ vĩ đại có tầm cỡ lớn; tôi muốn làm thế giới phải sửng sốt với một kỳ công rực rỡ, và mơ được trở thành một mỹ nhân đi bên bậc anh hùng. Khi đọc một cuốn sách về cách mạng có tựa đề Ngôi Sao Đỏ, tôi tìm thấy một thế giới mà trước đây mình chỉ biết đến qua những cuốn sách lịch sử. Đó có phải là tương lai mà tôi khao khát không? Tôi phấn khích đến mức không kiềm chế được, và quyết định tham gia cách mạng. Thật đáng ngạc nhiên, cha mẹ tôi lại có lập trường khác hẳn so với lập trường tự do phóng khoáng vốn có của họ. Họ cấm tôi không được đi, bảo rằng quyết định của tôi không dựa trên sự khôn ngoan hay thực tế. Họ bảo rằng những quyết định nông nổi chắc chắn sẽ có kết quả cay đắng vì chúng chưa chín chắn. Tôi xem lời họ như sự chỉ trích cá nhân, và phản ứng lại rất dữ. Bị kích động bởi tính bướng bỉnh của tuổi trẻ, tôi quyết định chứng minh cho họ thấy tôi không phải là một đứa con gái tầm thường.

Suốt bốn mươi năm sau đó, lời của họ vẫn cứ văng vẳng bên tai tôi. Tôi hiểu rằng cha mẹ tôi lúc đó không chỉ nói về tôi; họ muốn ám chỉ đến tương lai của cả đất nước Trung Quốc.

Một đêm giữa mùa hạ, tôi gói ghém hai bộ quần áo cùng vài quyển sách, và rời bỏ gia đình hạnh phúc, bình yên của mình, như thể một nhân vật nữ chính trong tiểu thuyết. Tới hôm nay tôi vẫn còn nhớ những ý nghĩ của mình khi bước ra khỏi cổng: Cha, mẹ, con xin lỗi. Con đã được số phận định sẵn là sẽ lưu danh sử sách, và làm cho cha mẹ tự hào.

Sau này, cha mẹ tôi thực sự đã nhìn thấy tên tôi trong nhiều sách báo, nhưng chỉ với tư cách một người vợ, không hơn. Tôi không biết tại sao, nhưng mẹ luôn hỏi tôi: Con có hạnh phúc không? Cho tới khi bà qua đời tôi chưa bao giờ trả lời câu hỏi đó một cách thẳng thắn. Tôi không biết phải trả lời ra sao, nhưng tôi tin mẹ tôi biết câu trả lời.»

Bà lại im lặng trong vài giây, rồi tiếp tục với giọng bối rối, «Tôi có hạnh phúc không?» Bà thì thầm với chính mình, «Hạnh phúc là gì… giờ tôi có hạnh phúc không? Tôi rất hạnh phúc khi lần đầu tiên tới vùng được Đảng giải phóng. Mọi thứ quá mới mẻ và lạ lẫm: trên những cánh đồng không thể phân biệt đâu là nông dân đâu là binh lính; ở thao trường, dân quân đứng sát cạnh những người lính. Đàn ông và đàn bà mặc quần áo và làm việc giống nhau; các lãnh đạo không được tôn kính vì cấp bậc của họ. Mọi người đều nói về tương lai của Trung Quốc; ngày nào người ta cũng lên án và chỉ trích chế độ cũ. Các báo cáo về thương vong ở chiến trường xuất hiện khắp nơi. Trong không khi đó, các nữ sinh được đối xử như những nàng công chúa, được quý trọng vì tâm hồn trong sáng và vẻ đẹp. Những người đàn ông gầm lên lao vào chiến đấu dữ dội trên chiến trường lại trở nên nhu mì như lũ cừu cạnh chúng tôi trong lớp học.

Tôi chỉ ở vùng giải phóng ba tháng. Sau đó tôi được phân công vào một đội công tác cải cách ruộng đất ở bờ Bắc sông Hoàng Hà. Đơn vị của tôi, một đoàn văn công trực thuộc sở chỉ huy, đưa những chính sách của Đảng Cộng Sản tới người dân thông qua lời ca, tiếng hát, điệu múa và mọi hoạt động văn hóa khác. Đó là một vùng đất nghèo khó; ngoài tiếng kèn vào dịp cưới xin hay tang lễ, họ chưa từng có bất kỳ sinh hoạt văn hóa nào khác, nên chúng tôi được đón chào rất nhiệt tình.

Tôi là một trong số ít các cô gái trong đoàn có thể hát, múa, diễn kịch và chơi đàn; riêng màn múa của tôi bao giờ cũng đẹp nhất. Mỗi lần gặp gỡ các sĩ quan cao cấp, họ luôn luôn tranh nhau để được nhảy múa với tôi. Tôi rất thoải mái và luôn cười, vì thế mọi người gọi tôi là chim chiền chiện. Lúc đó tôi là một ả chim non vui vẻ, không chút bận tâm tới cuộc đời.

Cô có biết câu nói: Con gà trong chuồng thì được ăn thóc, nhưng nồi nước sôi thì đã ở gần, con sếu hoang dã chẳng có gì nhưng thế giới của nó mênh mông bát ngát. Con chim chiền chiện trong lồng cũng có chung số phận với con gà mà thôi. Vào tối hôm sinh nhật lần thứ mười tám, tập thể tổ chức tiệc sinh nhật cho tôi. Hồi đó không có bánh sinh nhật hay sâm banh. Tất cả những gì chúng tôi có là vài cái bánh bích quy mà các bạn tôi để dành từ khẩu phần của mình, với một ít nước đường. Hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn, nhưng chúng tôi rất vui vẻ. Tôi đang hát múa thì lãnh đạo trung đoàn ra hiệu cho tôi dừng lại và đi theo ông ta. Hết sức miễn cưỡng, tôi đi theo ông ta vào văn phòng, ở đó ông ta hỏi tôi đầy vẻ nghiêm trọng, “Cô có sẵn sàng hoàn thành sứ mệnh mà tổ chức Đảng giao cho không?“ – “Sẵn sàng!” Tôi đáp không ngần ngại. Tôi vẫn luôn mong muốn được vào Đảng, nhưng vì gốc gác gia đình tôi không có tính cách mạng, tôi biết mình phải cố gắng hơn rất nhiều so với người khác để được công nhận. “Cô có sẵn sàng hoàn thành vô điều kiện bất kỳ nhiệm vụ nào, bất kể đó là nhiệm vụ gì không?” Tôi bối rối. Vị lãnh đạo trung đoàn vốn luôn luôn thẳng thắn, tại sao hôm nay ông ta lại mập mờ và quanh co vậy? Nhưng tôi vẫn đáp nhanh gọn, “Vâng, tôi đảm bảo sẽ hoàn thành nhiệm vụ!”

Ông ta không tỏ vẻ gì là vui trước sự quả quyết của tôi, nhưng bảo tôi lên đường làm nhiệm vụ khẩn cấp ngay lập tức, đi xuyên đêm để tới khu văn phòng chính quyền địa phương. Tôi muốn được tạm biệt các bạn, nhưng ông ta bảo không cần. Vì đây là thời chiến, tôi nhận lệnh và ra đi cùng hai người lính được gửi đến để đón tôi. Họ giữ im lặng suốt hai tiếng đi, và tôi cũng không thể hỏi, đó là quy tắc.

Tại khu văn phòng chính quyền địa phương, tôi được giới thiệu với một sĩ quan cấp cao mặc quân phục. Ông ta nhìn tôi từ trên xuống dưới rồi nói, “Không tồi chút nào… Được, kể từ hôm nay cô là thư ký riêng của tôi. Cô phải học tập nhiều hơn nữa kể từ bây giờ, làm việc chăm chỉ để cải tạo bản thân và phấn đấu để vào Đảng càng sớm càng tốt”. Rồi ông ta sai một người đưa tôi về phòng đi nghỉ. Căn phòng rất tiện nghi; thậm chí còn có cả một tấm chăn mới trên kháng. Có vẻ như làm việc cho một lãnh đạo thì thực sự khác, nhưng tôi mệt đến mức thậm chí không thèm để tâm đến vấn đề đó thêm chút nào nữa trước khi ngủ thiếp đi.

Nửa đêm tôi tỉnh dậy vì có một người đàn ông mò vào giường. Kinh hãi, tôi định hét lên thì ông ta lấy tay bịt miệng tôi lại và nói bằng một giọng thì thào: “Suỵt, đừng có quấy rầy sự nghỉ ngơi của các đồng chí khác. Đây là nhiệm vụ của cô.“ – ”Nhiệm vụ?“ – ”Phải, từ hôm nay đây là nhiệm vụ của cô.”

Cái giọng không chút cảm xúc ấy là của viên sĩ quan cấp cao tôi đã gặp lúc nãy. Tôi không có sức để tự vệ, và cũng không biết tự vệ bằng cách nào. Tôi chỉ có thể khóc. Ngày hôm sau, Đảng thông báo rằng họ sẽ tổ chức một tiệc cưới đơn sơ tối đó để chúc mừng hôn lễ của chúng tôi. Viên sĩ quan ấy từ nay sẽ trở thành chồng tôi.

Suốt một thời gian dài, tôi tự hỏi mình tại sao chuyện đó lại có thể xảy ra được. Sao tôi có thể bị cách mạng định đoạt hôn nhân? Suốt bốn mươi năm nay, tôi đã sống câm lặng trong tủi nhục. Sự nghiệp của chồng tôi là tất cả đối với ông ta; đàn bà chỉ có tác dụng thỏa mãn nhu cầu thân xác của ông ta mà thôi. Ông ta nói: “Nếu không sử dụng một người đàn bà thì việc gì phải bận tâm tới cô ta?”

Tuổi trẻ của tôi bị rút ngắn, hy vọng bị dày xéo, và mọi thứ đẹp đẽ ở tôi bị một người đàn ông vắt kiệt.»

Bà ta im lặng.

«Xin lỗi cô, Hân Nhiên, tôi chỉ nghĩ về mình, thao thao bất tuyệt nãy giờ. Chiếc máy của cô có thu được hết không? Tôi biết đàn bà hay nhiều lời, nhưng tôi có quá ít cơ hội hay cảm giác thèm được nói; tôi sống như một người máy vậy. Cuối cùng, tôi cũng có thể nói ra mà không sợ hãi. Tôi cảm thấy nhẹ lòng hơn. Cảm ơn cô. Cảm ơn đài phát thanh và các đồng nghiệp của cô nữa. Tạm biệt.»

Tôi và các đồng nghiệp của tôi đứng trân trân tại chỗ một lúc sau khi người đàn bà đó nói lời tạm biệt, xúc động, sực tỉnh, và sửng sốt trước câu chuyện của bà. Khi tôi xin phép được đưa câu chuyên đó lên sóng, lãnh đạo đài đã từ chối, bảo rằng nó sẽ phá hoại nhận thức của nhân dân về các lãnh đạo.

Có một câu ngạn ngữ Trung Quốc rằng: Mũi tên bắn vào con chim nào ló đầu ra. Tôi mới là phát thanh viên chưa được bao lâu thì số lượng thư tôi nhận được từ thính giả, sự thăng tiến và những phần thưởng đã khiến tôi bị các đồng nghiệp cạnh khóe. Người Trung Quốc thường nói: Cây ngay không sợ chết đứng, nên tôi cố gắng giữ vẻ vui vẻ trước bất kỳ gương mặt đố kỵ nào. Cuối cùng, chính tiếng nói của những người phụ nữ Trung Quốc đã đưa các đồng nghiệp xích lại gần tôi hơn.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN