Hậu Thiên Hạc Phổ - Chương 4: Thẳng Tiến Trung Nguyên
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
201


Hậu Thiên Hạc Phổ


Chương 4: Thẳng Tiến Trung Nguyên


Phương Tuyết Nghi nói :

– Là điệt tử chứ không phải nhi tử.

Chu Hạo mĩm cười nói :

– Thì ra là như vậy , gần đây Phương thế điệt có gặp Phương Nhị hiệp không ?

Tuyết Nghi lắc đầu nói :

– Không.

Chàng hơi ngừng lại rồi nói tiếp :

– Bá phụ của vản bối gây phiền phức gì cho Chu lão tiền bối chăng ?

Chu Hạo nói :

– Không có phiền phức gì nhưng chuyện này… Quả thật là khó xử !

Tống Phù hỏi xen vào :

– Chuyện gì ? Chu huynh đệ mau nói ra xem !

Chu Hạo nói :

– Chuyện này…

Lão nhìn qua Phương Tuyết Nghi rồi nói tiếp :

– Phương Nhị hiệp đã thất tung rồi !

Phương Tuyết Nghi bình tỉnh gật đầu nói :

– Vản bối cũng đoán được điều nầy !

Chu Hạo thấy chàng không có chút kinh ngạc hãy vẻ bi thương thì lấy làm kỳ quái , lão nói :

– Phương thế điệt cũng đã biết rồi à ?

Phương Tuyết Nghi lắc đầu nói :

– Vản bối chưa biết nhưng phán đoán là như vậy.

Chu Hạo chau mày hỏi :

– Thế điệt không cảm thấy bi thương à ?

Phương Tuyết Nghi vốn muốn nói chuyện Phương Thiên Thành từng có ý muốn giết mình , nên việc thất tung hay không thì có gì mình phải bi thương ? Nhưng chàng nghĩ đến bá mẫu nhiều năm dưỡng dục thì trong lòng sẻ động lòng nên đành nuốt oán khí vào lòng.

Chàng mĩm cười nói :

– Bi thương thì cũng làm được gì chứ ?

Chu Hạo nghe vậy thì ngẫn cả người , lão hoàn toàn không hiểu tại sao Phương Tuyết Nghi lại tuyệt tình bạc nghĩa như thế ?

Lúc nầy Tống Phù cười lớn một tràng rồi nói :

– Chu huynh đệ , tốt nhất là ngươi bớt quản chuyện nhà của Phương lão đệ lại , hãy nói đến vấn đề của ngươi đi , rốt cuộc là tại sao vậy ?

Chu Hạo chỉ Phương Tuyết Nghi và nói :

– Tống huynh , thiếu hiệp này có thật là điệt tử của Phương Thiên Thành không ?

Tống Phù cả cười rồi nói :

– Thế nào ? Thiên hạ còn có kẻ mạo nhận là vản bối của người khác nữa sao ? Chu huynh đệ , ngươi hôm nay làm sao vậy ?

Chu Hạo nói :

– Tống huynh , nếu vị thiếu hiệp nầy là điệt tử của Phương Thiên Thành thì tại sao khi nghe tin Phương Thiên Thành thất tung mà chẳng động lòng chút nào cả vậy ?

Tống Phù nói :

– Đó là chuyện nhà của Phương gia bọn họ , Chu huynh đệ ngươi xen vào làm gì ? Ngươi mau nói chuyện của mình đi ?

Chu Hạo chẳng biết làm thế nào nên đành thở dài một hồi rồi nói :

– Chuyện này thật là kỳ quái…

Chợt nghe An Tiểu Bình cười nói :

– Chu lão , thiên hạ vốn có nhiều chuyện mà ngoại nhân không thể nào biết dược , trường hợp của Phương huynh chính là một đơn cử , nhất là lão đừng phí tâm lo lắng nữa !

Chu Hạo trầm ngâm một lát rồi nói :

– Lão đệ ngươi nói cũng phải , lão phu ta thật là nhiều chuyện rồi.

Lão hơi ngừng lại rồi nói tiếp :

– Nữa tháng trước , bỗng nhiên lão phu nhận được một phong thư của Bạch Y Điếu Khách – Thành Huyền Thông trong Kiếm Môn Ngũ Quỷ , trong thư bảo lão phu đi Kiếm Môn phó hội vào ngày mười bảy tháng này.

Tống Phù mĩm cười nói :

– Chuyện này cũng đâu có gì là ghê gớm ! Cùng lắm là đánh với hắn một trận mà thôi , đâu có đáng để Chu huynh đệ ngươi phải phiền muộn ?

Chu Hạo lắc đầu nói :

– Tống huynh chỉ biết một mà không biết hai , trong thư Thành Huyền Thông còn nói khi phó hội phải mang theo một món lễ vật…

Tống Phù phá lên cười rồi nói :

– Lễ vật à ? Các hạ mang theo một ít kim ngân hoặc mua một ít lụa là là được rồi !

Chu Hạo cười nói :

– Nếu đơn giản như vậy thì tại hạ cũng chẳng cần lo lắng làm gì.

Như vậy là Thành Huyền Thông chỉ định môn lễ vật mà ngươi phải mang theo à ?

– Không sai !

– Lễ vật như thế nào ?

– Thành Huyền Thông bảo tại hạ phải mang thủ cấp của Trung Châu Tam Hiệp đi phó hội.

Phương Tuyết Nghi nghe vậy thì nhãy dựng lên , chàng nói :

– Có chuyện như thế sao ?

Chu Hạo nói :

– Đúng vậy ! Thử nghĩ Trung Châu Tam Hiệp là chỗ giao hảo trên phương diện đạo nghĩa với tại hạ thì bảo tại hạ làm sao có thể làm được chuyện như vậy chứ ?

Tống Phù cười hì hì nói :

– Không đi là xong chuyện !

Chu Hạo kêu lên :

– Không đi sao được ?

Tại sao không được ?

– Tống huynh , thú thật là hiện nay tại hạ không thể nào động đến Thành lão đại trong Kiếm Môn Ngũ Quỷ.

– Võ công của Thành Huyền Thông cũng khá nhưng làm sao cao minh bằng Chu huynh đệ ?

– Nếu chỉ có Thành Huyền Thông thì tất nhiên tại hạ không sợ rồi !

– Thế nào ? Không lẻ Thành Huyền Thông còn có chỗ dựa ?

Kỳ thực Tống Phù đã sớm biết tường tận về Thành Huyền Thông nhưng lão có ý là muốn tự cho Chu Hạo nói ra cho Phương Tuyết Nghi và An Tiểu Bình cùng nghe.

Chu Hạo gật đầu nói :

– Không sai ! Thành Huyền Thông có chỗ dựa rất vững.

Phương Tuyết Nghi liền hỏi :

– Chỗ dựa của họ Thành kia là nhân vật nào ?

Chu Hạo thở dài nói :

– Là người trong Ngũ Ma.

Tuyết Nghi ngạc nhiên hỏi lại :

– Cái gì ? Lại là Ngũ Ma tác yêu tác quái à ?

Chu Hạo nói tiếp :

– Thành Huyền Thông và Tống Sĩ Nghĩa thành lập ra cái gọi là Tam Nghĩa Môn.

Tuyết Nghi nói :

– Chuyện này tại hạ đã biết rồi.

Chu Hạo nói tiếp :

– Lão đệ ngươi có biết kẻ nào đứng bên trong chủ trì hoạt động của Tam Nghĩa Môn không ?

Tuyết Nghi nói :

– Tại hạ đang muốn thỉnh giáo đây !

Chu Hạo chậm rải nói :

– Là Liễu My Nương và Kim Trường Canh !

Tuyết Nghi ngạc nhiên hỏi lại :

– Kim Trường Canh là ai ?

Chu Hạo nói :

– Là một thuộc hạ tâm phúc của Liễu My Nương !

Tuyết Nghi trầm ngâm một lát rồi nói :

– Tại hạ đã gặp Liễu My Nương rồi !

– Cái gì ? Lão đệ ngươi đã từng gặp ma nữ Liễu My Nương à ?

– Đúng vậy !

– Lão đệ có động thủ với ả không ?

– Có!

– Kết quả thế nào ?

– Liễu My Nương bõ chạy.

Chu Hạo tròn xoe song mục , lão kêu lên :

– Bõ chạy ? Lão phu ta thật không thể nào…

Tống Phù phá lên cười rồi nói tiếp :

– Có gì là kỳ quái đâu ? Công lực của Phương lão đệ hiện tại sợ rằng còn cao minh hơn Kiếm Thần Trần đại hiệp trước đây !

Chu Hạo hỏi lại :

– Tống huynh nói thật không ?

Tống Phù nói :

– Đương nhiên là thật !

Chu Hạo thở dài một hồi rồi nói :

– Vậy thì tốt rồi !

Tống Phù tiếp lời :

– Chu huynh đệ không lẻ ngươi đã bị Ngũ Ma làm cho mất hết can đảm ?

Chu Hạo nói :

– Tống huynh, sinh mạng của tại hạ thì có đáng gì ? Nhưng nếu trong võ lâm không ai ngăn được Ngũ Ma tác yêu tác quái thì chẳng phải trường huyết vũ sẽ diễn ra tức khắc sao ? Vì hàng vạn sinh linh của võ lâm đồng đạo thử hỏi tại hạ làm sao yên tâm được chứ ?

Tống Phù cười lớn rồi nói :

– Rất tốt , các hạ quả nhiên là ngã phật tâm trường , từ bi vi bản !

Chu Hạo hỏi lại :

– Tống huynh thì sao ? Lẻ nào huynh không để tâm đến chuyện này?

Tống Phù nói :

– Chu huynh đệ, lão phu chỉ nói đùa với ngươi mà thôi !

Ngừng một lát lão nói tiếp :

– Còn năm ngày nữa là đến Hồng Môn đại yến của Thành Huyền Thông, Chu huynh đệ định thế nào ?

– Tại hạ chắc không đi.

– Không đi cũng được, nhưng nếu bọn chúng tìm đến cửa thì sao ? Ngươi thoát được chăng ?

Chu Hạo khẻ thở dài :

– Cả nhà Chu mỗ , già trẻ lớn bé đều ở Nghi Xương này, bọn chúng không đến thì thôi, nếu đến thì Chu mỗ sẽ hợp lực quyết chiến một trận !

– Chủ ý không tồi, nếu chỉ có ba người bọn Thành Huyền Thông thì ngươi có thể quyết chiến, nhưng nếu một trong hai vị Liễu My Nương hoặc Kim Trường Canh đến thì Chu huynh đệ ngươi có địch nỗi không ?

– Tống huynh, cùng lắm là chết mà thôi, tại hạ đã nói rồi, dù tại hạ chết cũng chẳng có gì đáng tiếc !

– Lão đệ, người sai rồi ! Cái dũng của kẻ thất phu vốn là chuyện vô bổ xưa nay.

– Tại hạ hiểu, nhưng…

– Nhưng thế nào nữa ?

Chu Hạo trầm ngâm nót lát rồi nói :

-Tại hạ không thể vì sợ chết mà làm giảm uy danh Trường Giang Tam Long !

Tống Phù lạnh lùng hừ một tiếng rồi nói :

– Mạng đã không còn thì nói gì đến danh ? Các hạ thật là…

Chu Hạo lắc đầu, nói :

– Tống huynh sai rồi !

– Lão phu sai chỗ nào ?

– Tống huynh không nghe câu : “Báo chết để da, người chết để tiếng” à ?

– Đúng vậy, ngươi chết để tiếng vốn là chuyện không sai, nhưng phải xem chết như thế nào mới được !

– Chuyện này…

– Chu huynh đệ, có cái chết nhẹ như lông hồng, có cái chết nặng như thái sơn, nếu ngươi toa. thủ Nghi Xương chờ bọn Liễu My Nương đến giết thì chi bằng tạm thời thối lui một bước để giữ lại tấm thân hữu dụng ?

Chu Hạo trầm ngâm một lát rồi nói :

– Nhưng làm theo cách của tại hạ thì cũng chẳng có gì bất ổn, người chết chỉ cần cho lòng không hổ thẹn mà thôi, nếu tại hạ tử chiến dưới đao của Ngũ Ma thì cũng cảm thấy an lòng !

Tống Phu nộ khí nói :

– Các hạ thật là quá cố chấp !

Chợt nghe Phương Tuyết Nghi phá lên cười rồi nói :

– Chu lão, Tống lão nói không sai, Chu lão không cần phải liều mạng với bọn chúng.

Chu Hạo nói :

– Lão đệ, ngươi còn trẻ nên không hiểu được đạo lý người thành danh trong võ lâm cầu sinh không dễ mà cầu tử cũng rất khó !

Phương Tuyết Nghi mĩm cười, nói :

– Chu lão, quân tử mười năm báo thù cũng không muộn, nhẫn nhất thời mà tránh được cái lo trăm năm, đạo lý đơn giản như thế mà lão không hiểu sao ? Chẳng qua vản bối muốn Chu lão tạm thời tránh đại địch, chờ khi nào có cơ hội thì hãy phân cao thấp với bọn chúng.

An Tiểu Bình cũng lên tiếng :

– Không sai, tại sao Chu lão không suy nghĩ kỹ những lời vàng ngọc của Phương huynh ?

Chu Hạo nghe xong thì trầm ngâm suy nghĩ, nhất thời lão không nói thêm điều gì.

Tống Phu mĩm cười, nói :

– Chu huynh đệ, nếu ngươi cảm thấy việc tạm lánh hoa. làm mất danh vọng Trường Giang Tam Long thì lão phu đã có một kế sách lưỡng toàn.

Chu Hạo chau mày hỏi :

– Kế sách lưỡng toàn thế nào ?

Tống Phu nói :

– Nói ra cũng rất đơn giản, chỉ cần Chu huynh đệ đi Tung Sơn một chuyến, thứ nhất vừa tránh được hoa. , thứ hai là vừa có thể ra sức vì võ lâm chánh nghĩa. Ngươi thử nghĩ kỹ xem, đây chăng phải là kế sách rất hay sao ?

Chu Hạo thở dài một hồi rồi nói :

– Tống huynh, nếu tại hạ đi Thiếu Lâm tự thì lớn bé cả nhà tại hạ thì sao ? Há khi nào Liễu My Nương chịu bõ qua ?

Tống Phu mĩm cười, nói :

– Chuyện này thật quá đơn giản !

Chu Hạo gượng cười, nói :

– Xin thỉnh giáo Tống huynh về chỗ kỳ diệu bên trong !

Tống Phù nói :

– Tạm thời di cư đến một nơi khác !

Chu Hạo ngạc nhiên hỏi lại :

– Di cư đến một nơi khác ?

– Không sai ! Lẻ nào Chu huynh đệ ngươi không nỡ tiêu phí vài trăm ngân lượng ?

– Tống huynh , tuy gia đạo của tại hạ không dư dật nhưng trên địa diện Nghi Xương này cũng là phú gia số một số hai , đừng nói là vài trăm ngân lượng , dù mười lần như thế tại hạ cũng có thể xuất ra ! Chỉ có điều . Ôi ! không phải tại hạ không có khả năng mà quả thực là không thể làm như vậy được !

– Chu huynh đệ , lão phu thấy ngươi cố tình tìm cái chết rồi.

– Dù tại hạ có chết thì ít ra cũng lấy được mạng của Thành Huyền Thông hoặc Đổng Phương.

– Khí tiết khá lắm , lão phu rất khâm phục !

Tống Phù phá lên cười rồi quay sang nói với Tuyết Nghi :

– Lão đệ , chúng ta nói nữa cũng vô ích thôi , tốt nhất là nên cáo biệt.

Nói đoạn lão đứng lên định cất bước ra ngoài.

Phương Tuyết Nghi ngạc nhiên hỏi :

– Đi như thế này hay sao ?

Tống Phù nói :

– Không đi thì ở lại làm gì nữa ? Nói chuyện với một kẻ luôn muốn chết thì quả thật là tức không chịu nỗi !

Tuyết Nghi mĩm cười nói :

– Tống lão khoan đi đã , vản bối còn muốn nói mấy câu.

Tống Phù vốn đã đứng lên , bây giờ lại chậm rải ngồi xuống và nói :

– Lão đệ , chỉ sợ rằng ngươi phí lời thôi !

Tuyết Nghi nói :

– Không nhất định.

Chàng nhìn qua Chu Hạo và nói tiếp :

– Chu lão , Trung Châu Tam Hiệp là trưởng bối của vản bối , lão biết rồi chứ ?

Chu Hạo nói :

– Lão đệ ngươi đã nói rồi.

Tuyết Nghi nói tiếp :

– Thành Huyền Thông muốn Chu lão lấy thủ cấp của Trung Châu Tam Hiệp đi phó hội , rõ ràng bọn chúng đã là cừu gia của trưởng bối của vản bối rồi , đúng không ?

Chu Hạo gật đầu nói :

– Theo lý thì xem là như vậy.

Tuyết Nghi nói :

– Vậy thì được rồi , vì cừu gia của vản bối mà liên luỵ đến cho đại hiệp , do vậy vản bối há có lý nào không hỏi đến ?

Chu Hạo sững người , lão nói :

– Lão đệ ngươi có dự định như thế nào ?

Tuyết Nghi nói :

– Chuyện này… Vản bối đành phải bõ chuyến đi Tung Sơn , trước tiên phải tìm bọn Thành Huyền Thông và Kim Trường Canh rồi hãy tính !

Tống Phù kêu lên :

– Không thể được !

Tuyết Nghi hỏi :

– Tại sao ?

Tống Phù cười hì hì nói :

– Nếu lão đệ ngươi quay lại Xuyên Tây thì có lẻ An lão đệ cũng sẽ đi theo ngươi thôi !

Tuyết Nghi nói :

– Chuyện này vản bối không chủ trương được , có thể An hiền đệ không đi.

Chàng nhìn qua An Tiểu Bình thì thấy nàng chớp chớp song mục và mĩm cười nói :

– Tại sao ta không thể đi chứ ? Phương huynh đến đâu thì đệ sẽ theo đến đó , huynh đã không đi Tung Sơn thì đương nhiên đệ cũng không đi !

Phương Tuyết Nghi vừa khẻ nhún vai thì đã nghe Tống Phù nói :

– Phương lão đệ , có một chuyện ngươi đừng bao giờ quên nhé !

Tuyết Nghi hỏi :

– Chuyện gì !

Tống Phù chậm rải nói :

– Võ lâm chánh nghĩa nên trọng hơn thù hận riêng tư !

Tuyết Nghi nói :

– Chuyện này…

An Tiểu Bình tiếp lời :

– Tống lão , thêm sinh mạng và tài sản cả nhà Chu đại hiệp thì đâu còn là hận cá nhân của Phương huynh !

Phương Tuyết Nghi noi :

– Không sai , hiền đệ quả nhiên là đạt được ý trong lòng ta !

Chàng vốn nói một câu vô tâm nhưng An Tiểu Bình nghe xong thì vui mừng khôn tả , nhất thời hai má ửng hồng khiến nàng phải cúi đầu.

Tống Phù cười ha hả rồi nói :

– Hai lão đệ các ngươi thật là tâm đầu ý hợp , kẻ xướng người hoa. , phối hợp nhịp nhàng quá nhĩ !

Phương Tuyết Nghi liền hỏi :

– Sai chỗ nào ?

Tống Phù nói :

– Một hai nhà cũng không thay thế toàn bộ võ lâm được !

Phương Tuyết Nghi trầm ngâm một lát rồi nói :

– Vậy thì làm thế nào mới gọi là không sai ?

Tống Phù nói :

– Đi Tung Sơn trước , sau đó là giải quyết tư thù.

Nãy giờ Chu Hạo mãi trầm ngâm suy nghĩ , cho Tống Phù dứt lời thì lão buột miệng kêu lên :

– Tại hạ hiểu ra rồi !

Tống Phù cố làm ra vẽ không hiểu , lão mĩm cười hỏi :

– Chu huynh đệ hiểu ra điều gì ?

Chu Hạo nói :

– Cách nghĩ của tại hạ , chỉ lo bảo vệ danh vọng của riêng mình quả nhiên là quá cổ hũ rồi !

Tống Phù nói :

– Lẻ nào Chu huynh đệ không định tìm cái chết nữa ?

Chu Hạo thở dài một hơi rồi nói :

– Tống huynh , tại hạ tuy ngu xuẩn nhưng cũng không phải là hạng người không thông tình đạt lý , ba vị vì tại hạ mà khổ tâm khuyên ngăn , nếu tại hạ không tỉnh ngộ thì thật chẳng khác nào loại cầm thú !

Tống Phù nói :

– Ý của Chu huynh đệ là không luyến tiếc cơ nghiệp ở Nghi Xương này nữa ?

Chu Hạo nghiêm giọng nói :

– Đúng vậy , tại hạ sẽ giao phó cho ngươi nhà an bày mọi chuyện , bản thân của tại hạ quyết định sẽ đi theo ba vị đi Thiếu Lâm tự một chuyến !

Lời vừa dứt thì lão lập tức trở bước ra hậu viện.

Tống Phù mĩm cười nói :

– Chu huynh đệ vẫn chưa mất hết cái sáng suốt của kẻ sĩ.

Thời gian cạn chừng tuần trà thì Chu Hạo quay trở ra và nói :

– Tống huynh , ngựa đã chuẩn bị xong , bất cứ lúc nào cũng có thể lên đường.

Tống Phù nói :

– Vậy thì chúng ta khởi hành thôi.

Chu Hạo rót đầy một chun rượu đưa lên uống cạn rồi nói :

– Nếu không được gặp ba vị thì sợ rằng cả nhà Chu mỗ đều trở thành quỷ dưới đao của Ngũ Ma thôi ! Chu mỗ có ý cho thê thiếp ra khấu tạ nhưng sợ ba vị khước từ nên Chu mỗ muốn chun rượu gọi là có chút kính tạ ba vị.

Phương Tuyết Nghi vội cung thủ nói :

– Không dám , không dám , Chu lão nặng lời rồi.

Chu Hạo cười lớn một trang rồi nói :

– Lão đệ , đại ân không dám tạ bằng lời , ngày sau nếu lão đệ ngươi dùng được Chu mỗ vào việc gì thì Chu mỗ xin giao mạng già này cho lão đệ ngươi quyết định.

Phương Tuyết Nghi nghe vậy thì trong lòng rất cảm động nhưng bên ngoài chàng luôn miệng nói mấy lời khiêm tốn.

Tống Phù quét mục quang nhìn ra ngoài rồi nói :

– Chu lão đệ không cần phải nói những lời khách khí nữa , ngày sau còn dài , chúng ta mau lên đường thôi.

Bốn người lập tức ra khỏi phủ đệ , ngoài cỗng đã có sẳn bốn con tuấn mã chờ đợi.

Chu Hạo dặn dò người nhà mấy câu rồi lên ngựa theo Tống Phù , Phương Tuyết Nghi , và An Tiểu Bình nhắm cửa Bắc thành Nghi Xương mà đi.

Bốn người ngày đi đêm nghĩ , ngày thứ tư thì vượt qua Hán Thuỷ và khi màn đêm buông xuống thì đã vào địa phận tĩnh Hà Nam . Hành trình tuy rất thuận lợi nhưng sau khi vào địa phận Hà Nam thì mọi người phát hiện hành nhân qua lại trên đường quan đạo rất khác với cảnh ở Hồ Bắc.

Bốn ngày qua bọn họ gặp không ít nhân vật võ lâm , nhưng vừa qua Tương Dương thì chốc chốc lại phát hiện trên đường quan đạo có những nhân vật võ lâm mặc kỳ trang dị phục . Dung diện những người này đều trầm tỉnh , bọn họ lặng lẻ đi chung đường với bọn Tống Phù , xem ra trong số bọn họ , phần lớn cũng đi Tung Sơn.

Phương Tuyết Nghi vừa đi vừa lạnh lùng quan sát , chàng phát hiện trong số những nhân vật võ lâm này có thể gọi là mỗi người một vẽ , Tăng , Bốc (thay bói) Y , Đạo , Tục , Lão , Thiếu , Phụ , Ni , đều có cả , trong rất ư là náo nhiệt.

Tống Phù tỏ ra rất trầm tỉnh còn Chu Hạo thì lộ vẻ khẩn trương bất an.

An Tiểu Bình van một mực hồn nhiên , dường như nàng rất thích thú đối với cảnh mỗi ngày một vẽ trên đường quan đạo . Chốc chốc nàng chỉ Đông chỉ Tây rồi nói cười vui vẻ với Phương Tuyết Nghi . Hai người bọn họ đi sau hai vị lão nhân nên Tống Phù và Chu Hạo đi phía trước cũng không rõ bọn họ nói những gì.

Ngày thứ tám thì bốn người đã đến cuối địa phận Nhữ Châu , từ đây đi Tung Sơn không đầy một ngày đường nữa , do vậy bọn họ vào thành Nhữ Châu tá túc chờ sáng mai đi Thiếu Lâm tự . Nhưng khó khăn lắm bọn họ mới tìm ra khách điếm trong thành Nhữ Châu để nghĩ chân.

Sau khi tắm , ăn uống xong thì An Tiểu Bình một mình về phòng nghĩ ngơi.

Tống Phù , Chu Hạo , Phương Tuyết Nghi ngồi ngoài gian đại sãnh uống trà đàm đạo . Khách điếm này toa. lạc trên một đường quan đạo khá yên tĩnh và tuy không rộng lắm nhưng vào giờ thân giờ dậu thì đã đầy khách nhân.

Sau canh hai thì đột nhiên Tống Phù dựng Phương Tuyết Nghi dậy và nói :

– Lão đệ , ngươi có biết dụng ý đêm nay lưu lại Nhữ Châu của lão phu không ?

Phương Tuyết Nghi mĩm cười nói :

– Vản bối đoán không ra nhưng vản bối biết Tống lão làm như vậy tất là phải có thâm ý.

Tống Phù nói :

– Thâm ý thì không hẳn đã có nhưng lão phu phát hiện ra một chuyện đáng chú ý , do vậy mới lưu lại Nhữ Châu để điều tra thử.

Phương Tuyết Nghi kinh ngạc , chàng hỏi :

– Có chuyện gì kỳ quái chăng ?

– Cũng chưa hẳn là chuyện kỳ quái gì , chẳng qua là ám hiệu của nhân vật trên giang hồ để lại mà thôi.

– Ám hiệu của ai lưu lại ?

– Của đệ tử Cái Bang.

– Cái Bang cũng bị lôi cuốn vào trường thị phi này chăng ?

– Đệ tử Cái Bang có mặt khắp thiên hạ , nếu Ngũ Ma muốn gây sóng gió ở Trung Nguyên thì bọn họ nhất định không bõ qua !

Tuyết Nghi trầm ngâm một lát rồi nói :

– Tống lão định điều tra như thế nào ?

Tống Phù mĩm cười nói :

– Theo ám hiệu để lại thì rõ ràng là đêm này có nhân vật quan trọng của Cái Bang đến Nhữ Châu này và ước định gặp đệ tử Cái Bang vào khoảng canh ba tại Quan Vương miếu phía thành Bắc.

Tuyết Nghi mĩm cười nói :

– Tống lão cũng là người trong Cái Bang chăng ?

Tống Phù lắc đầu nói :

– Không phải ! Lão đệ , sao ngươi lại có ý nghĩ kỹ quái như vậy ?

Tuyết Nghi nói :

– Ngoài đệ tử môn hạ ra thì người ngoài không thể biết các ám hiệu của các đại môn phái trong võ lâm , nếu Tống lão không phải là trong Cái Bang thì tại sao lại biết rõ ám hiệu của bọn họ như vậy ?

Tống Phù mĩm cười nói :

– Lão đệ , ngươi quên tước hiệu Đại Mạc Quỷ Thủ của lão phu rồi chăng ? Nếu lão phu quyết tâm muốn biết bí mật của một môn phái nào trong võ lâm thì có lẻ bọn họ không thể nào che dấu được lão phu !

Tuyết Nghi phá lên cười rồi nói :

– Thì ra là lão nghe lén !

Tống Phù nói :

– Cũng gần như vậy.

Lúc nầy bỗng nhiên Chu Hạo thức tĩnh , lão tròn xoe đôi mắt hỏi :

– Tại sao nhị vị lại thức dậy vào lúc nầy ?

Tống Phù nói :

– Bọn ta ngủ không được nên tất nhiên phải thức dậy nói chuyện thôi.

Chu Hạo nói :

– Trông thần sắc của tống huynh thì e rằng có chuyện gì phát sinh rồi , chẳng hay Tống huynh có muốn nói cho biết không ?

Tống Phù nói :

– Quả nhiên Chu huynh đệ lão luyện hơn người , lão phu và Phương lão đệ có chút việc phải ra ngoài một lát . Chu huynh đệ nên cẩn thận chiếu cố cho An cô nương…

Chu Hạo nghe vậy thì kinh ngạc hỏi lại :

– An cô nương ?

Tống Phù biết mình đã lỡ lời nên mĩm cười nói :

– Không sai , An lão đệ chính là một thiếu nữ hoá trang.

Chu Hạo biến sắc , lão nói :

– Tống huynh muốn tại hạ Ở lại đây chiếu cố cho An cô nương chăng ?

Tống Phù nói :

– Không sai !

Chu Hạo tỏ vẻ bất an , lão nói :

– Tống huynh , năng lực của tại hạ thế nào Tống huynh đã rõ rồi , An cô nương lại là nữ nhi , nếu thật có người đến làm càn thì sợ rằng một mình tại hạ không cầm cự nỗi !

Tống Phù phá lên cười rồi nói :

– Các hạ yên tâm , không có kẻ nào to gan dám đến sinh sự đâu !

Chu Hạo chẳng biết làm thế nào nên gượng cười nói :

– Tại hạ đành cung kính bất như tuân mệnh vậy.

Tống Phù và Phương Tuyết Nghi lập tức cáo biệt Chu Hạo rồi theo cửa sổ mà ra khỏi phòng.

Tống Phù tỏ ra rất quen thuộc địa hình Như Châu nên chẳng bao lâu hai người đã ra khỏi thành phía Bắc.

Tống Phù dừng chân quan sát một hồi rồi bỗng nhiên chỉ rừng cây bên phía tả và nói :

– Quan Vương miếu nằm phía sau cánh rừng trúc kia , chúng ta đi qua đó và phải cẩn thận , đừng dể đệ tử Cái Bang phát hiện mà gây thêm phiền phức.

Phương Tuyết Nghi nói :

– Vản bối hiểu rồi.

Hai người quan sát địa thế thì phát hiện ra rằng , nếu có người canh phòng trong rừng trúc thì dù thân pháp của hai người có nhanh cách mấy cũng không thể qua được tai mắt của đối phương . Vì vậy Phương Tuyết Nghi mới đưa ra ý kiến là vòng qua rừng trúc mà đi , nhưng Tống Phù lại phản đối , lão nói :

– Nếu lão phu đoán không sai thì bóng tối trong rừng trúc tất phải nhiều hơn những nơi khác , nếu chúng ta thi triển thân pháp mà đi

trên ngọn trúc thì bọn họ rất khó phát hiện được.

Tuyết Nghi hỏi :

– Tại sao ?

Tống Phù mĩm cười nói :

– Bọn họ sẽ không nghĩ là có người to gan dám đột nhập vào chính điện , nếu chúng ta đi nhanh mà bọn họ có phát hiện thì cũng dễ dàng qua mắt , bọn họ chỉ nghĩ là chim đêm gì đó bay qua thôi.

Tuyết Nghi nói :

– Cũng có lý , nhưng chúng ta làm thế nào để tiếp cận rừng trúc ?

Tống Phù nói :

– Khinh công thân pháp của ngươi một hơi có thể đi bao xa ?

Tuyết Nghi nói :

– Trong vòng năm trượng.

Tống Phù gật đầu nói :

– Đũ rồi , lão đệ ngươi theo sát phía sau lão phu , chúng ta tiến vào rừng trúc nhé.

Lão vận khí rồi lập tức tung người phóng đi về phía trước.

Phương Tuyết Nghi cảm thấy thân hình Tống Phù như một làn khói mỏng bay đi , chớp mắt đã ở ngoài xa mươi trượng rồi.

Khoảng cách chỗ chàng đứng và bìa rừng trúc khoảng ba mươi trượng nhưng Tống Phù lướt đi một mạch thì đã biến mất vào trong rừng rồi . Chàng không dám chậm trể nên cũng thi triển khinh công tuyệt đỉnh phóng theo.

Hai người xuyên qua rừng trúc mà không nghe một chút động tĩnh gì.

Phương Tuyết Nghi cảm thấy có vẻ gì kỳ quái nhưng Tống Phù lại xem đó là chuyên đương nhiên . Lão dẫn chàng men theo rừng trúc tiếp cận với nội miếu.

Từ bên trái chính điện có thể nhìn thấy bên trong Quan Vương miếu đèn đuốc sáng choang nhưng không có một bóng người.

Thì ra Tống Phù và Tuyết Nghi đến quá sớm , không những các nhân vật quan trọng trong Cái Bang chưa đến mà bọn đệ tử phụ trách mọi việc nơi này cũng chỉ vừa mới đến mà thôi.

Phương Tuyết Nghi cười thầm và nghĩ :

– Hoá ra bọn họ căn bản chưa có ai đến , bọn ta thật là lo lắng thừa rồi.

Vừa nghĩ chàng vừa vận mục lực quan sát thì thấy có khoảng mười tên ăn mày đang bận rộn bày tiệc rượu trong chính điện.

Chàng thầm nghĩ :

– Xưa nay bọn đệ tử Cái Bang không coi trọng việc ăn mặc , thế tại sao bọn này…

Vừa nghĩ đến đây thì bỗng nhiên chàng nghe có tiếng bước chân vội vàng ở phía trước.

Phương Tuyết Nghi dịch mục quang nhìn qua thì thấy có bốn vị lão nhân bước vào chính điện bằng thân pháp cực nhanh . Tuy trong đêm tối những nhãn thần của bốn lão này lấp lánh như ánh đuốc , hàn quang xạ ra đến lạnh người , rõ ràng đây là những cao thủ có nội công tuyệt đỉnh.

Phương Tuyết Nghi không biết bốn vị lão nhân nầy là những ai , chàng định dùng thuật truyền âm nhập mật hỏi Tống Phù thì đã nghe lão dùng thuật truyền âm nói :

– Lão đệ , bốn lão kia là tứ đại trưởng lão của Cái Bang đấy , hôm nay bỗng nhiên họ xuất hiện tại Quan Vương miếu ngoài thành Nhữ Châu này thì hết tám phần mười là Bang chủ Cái Bang đã đến rồi.

Phương Tuyết Nghi kinh ngạc không ít , chàng dùng thuật truyền âm hỏi :

– Bang chủ Cái Bang là ai ?

Thì ra ngay cả Bang chủ Cái Bang là ai chàng cũng không biết.

Tống Phù truyền âm nói :

– Bang chủ Cái Bang họ Hoắc , tên là Minh Phong , trong võ lâm tôn xưng lão ta là Hoa Nam Thần Cái.

Tuyết Nghi hỏi tiếp :

– Còn bốn vị trưởng lão , Tống lão có biết không ?

Tống Phù nói :

– Lão từng có duyên gặp qua mấy lần.

Lúc nầy bốn vị trưởng lão đã vào đại điện , thần thái tựa như đang toa. thiền nhập định.

Phương Tuyết Nghi hỏi :

– Tống lão , tại sao bọn họ không nói năng gì , ngay cả mấy đệ tử chấp sự cũng lạnh lùng như tiền vậy ?

Tống Phù nói :

– Môn quy của Cái Bang được liệt vào loại nghiêm khắc nhất trong võ lâm , sự phân biệt thân phận chỉ cách nhau một sợi tơ . Thân phận của bốn vị trưởng lão này chỉ dưới mỗi một Bang chủ nên tự nhiên là bọn đệ tử không dám nói chuyện gì rồi.

Lão ngưng lại một lát rồi nói tiếp :

– Lão đệ , nên biết là đệ tử Cái Bang có ở khắp thiên hạ nên được xưng hiệu là võ lâm để nhất đại bang . Nếu môn quy bất nghiêm thì các môn phái khác trong võ lâm làm sao có thể dung cho bọn họ . Vã lại những nhân vật đã đứng vào hàng ngũ khất thực thì tất phải có nguyên nhân , những hạng người như vậy nếu không có môn quy khống chế mà cứ để bọn họ làm càn thì thiên hạ sẽ đại loạn mất.

Phương Tuyết Nghi thầm nghĩ :

– Chuyện này không sai , một người chẳng ra gì đến nỗi phải đi ăn mày thì quả nhiên là rất dễ dàng làm những chuyện xấu.

Nghĩ đoạn chàng hỏi :

– Tống lão , như vậy xem ra vị Bang chủ Cái Bang tất phải là một nhân vật hùng tài đại lược ?

Tống Phù nói :

– Không sai ! Hoắc Minh Phong quả nhiên xứng đáng với bốn chữ hùng tài đại lược.

Phương Tuyết Nghi chỉ vào một hắc y lão nhân râu bạc dài quá ngực , thần thái rất thanh nhã và hỏi :

– Tống lão , vị trưởng lão đó có vẽ tiên phong đạo cốt quá nhĩ ?

Tống Phù nói :

– Đó là Ô Y Thần Tẫu – Thôi Đại Công , nhân vật đứng đầu Cái Bang tứ lão và rất có danh vọng trong võ lâm.

Tuyết Nghi hỏi tiếp :

– Còn ba vị kia ? Có kém xa Thôi Đại Công không ?

Tống Phù mĩm cười nói :

– Đã đứng vào hàng tứ lão thì hơn kém nhau không là bao nhiêu.

Lão hơi ngưng lại một lát rồi nói tiếp :

– Vị lão nhân mặt tròn thấp người kêu bằng Đoản Phương Sóc Ông Côn Luân , nghe nói khí công của người nầy là đương kim vô địch trong võ lâm.

Phương Tuyết Nghi quan sát vị Ông Côn Luân một lát rồi nói :

– Khuôn mặt của vị lão nhân này trông có vẻ hoạt kê , có lẻ tính tình cũng rất hoạt kê.

Tống Phù nói tiếp :

– Ông Côn Luân có tước hiệu là Đoản Phương Sóc là vì tính tình hoạt kê của ông ta , trong tương lai nếu có cơ hội thì lão đệ ngươi nên giao hảo với người này , lão phu bảo đảm rằng lão đệ ngươi sẽ rất hài lòng.

Phương Tuyết Nghi nói :

– Vản bối rất muốn có cơ duyên này.

Tống Phù chỉ hai vị lão nhân ngồi bên phải và nói :

– Vị ngồi ngoài cùng là Cầm Long Thủ Lạc Kỳ , lão nhân có thần sắc thâm trầm ngồi cạnh Lạc Kỳ là Âm Dương Thủ Cát Uy , người này đa mưu túc trí nên các nhân vật võ lâm đều kính nhi viễn chi (kính nhưng chỉ đứng xa mà nhìn ) đối với lão ta.

Phương Tuyết Nghi nói :

– Phải chăng tâm thuật của lão ta không được ngay thẳng ?

Tống Phù nói :

– Không phải vậy , nhưng chỉ vì lão ta quá thâm nên bất kỳ ai muốn kết giao với lão đều khó chiếm phần tiện nghi , vì thế mà không ai dám qua lại nhiều với lão.

Phương Tuyết Nghi nói :

– Thực ra chỉ cần tâm thuật của người đó không xấu thì dù có cơ trá một chút cũng không đến nỗi nào.

Tống Phù tiếp lời :

– Lão đệ , ngươi nói không sai , nhưng bằng hữu trong võ lâm đều thích những hảo hán có nhiệt huyết , lòng dạ ngay thẳng , còn gặp phải người có tâm cơ thâm sâu thì bọn họ tránh xa , đó cũng là chuyện tự nhiên.

Lời chưa dứt thì đã nghe một đại hán bước vào chính điện nói với bốn vị trưởng lão :

– Bang chủ giá lâm.

Bốn vị trưởng lão đang tỉnh toa. đều đứng bật dậy , tất cả đều đứng một cách nghiêm túc , không chút động đậy.

Lúc nầy mấy đệ tử chấp sự và đại hán vừa báo tin Bang chủ đến đều lui bước ra ngoài của miếu đứng chờ với thần uy cực kỳ nghiêm nghị.

Phương Tuyết Nghi dõi mục quang nhìn vào thì thấy một trung niên văn sĩ mặc bạch y , thân hình cao ốm , thần thái cỡi mỡ tự nhiên bước vào chính điện.

Sau khi bước vào thì văn sĩ trung niên nói với bốn vị trưởng lão :

– Phiền bốn vị sư thúc chờ đợi lâu !

Phương Tuyết Nghi ngạc nhiên vô cùng , chàng dùng thuật truyền âm nói :

– Cái gì ? Vị Bang chủ nầy là hậu bối của bốn vị trưởng lão kia à ?

Tống Phù nói :

– Không phải , người nầy là đại đệ tử của Hoắc Minh Phong tên gọi là Đoàn Ngao , trên giang hồ gọi hắn là Bách Nạp Kiếm.

Phương Tuyết Nghi thầm nghĩ :

– Thì ra người này không phải là Bang chủ.

Chàng vừa nghĩ đến đây thì đã thấy một lão nhân nữa xuất hiện ở nơi cửa miếu , người này thân cao ngoài bảy thước , thân mặc trường bào với hàng trăm mãnh vá , chân không giày dép , tóc tai rối bời như tổ quạ , thần sắc đầy vẻ phong trần , tay cầm một cây gậy trúc màu xanh.

Đoàn Ngao vội chạy ra nghinh tiếp và khẻ nói với lão nhân này mấy câu.

Trường bào lão nhân cười ha hả nói :

– Ta đã biết rồi.

Lúc nầy bốn vị trưởng lão cũng bước ra hành lễ và nói :

– Tham kiến Bang chủ.

Trường bào lão nhân khoát tay nói :

– Các vị vất vả quá.

Lão quét mục quang nhìn xung quanh rồi lớn tiếng nói :

– Lữ Đường chủ của phân đường Trung Châu có đến không ?

Lời vừa dứt thì bên trái chánh điện có một đại hán trung niên chạy ra , quỳ bái nói :

– Thuộc hạ Lữ Khôn đã kính chờ Bang chủ từ lâu rồi ạ !

Phương Tuyết Nghi thầm nghĩ :

– Thì ra Cái Bang còn có phân đường ở Trung Châu , nếu bọn họ đều có phân đường ở mọi nơi thì sự to lớn của Cái Bang quả nhiên đáng được gọi là đệ nhất thiên hạ đại bang.

Chàng vừa nghĩ đến đây thì đột nhiên nghe Bang chủ Cái Bang Hoa Nam Thần Cái Hoắc Minh Phong cười ha hả một tràng rồi nói :

– Đứng lên rồi hãy nói.

Nói đoạn lão bước vào chánh điện rồi ngồi xuống một chiếc bồ đoàn , bốn vị trưởng lão chia nhau ngồi xuống hai bên.

Lữ khôn bái tạ rồi đứng lên nói :

– Thuộc hạ xin tuân mệnh .

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN