Hãy Đặt Nàng Lên Tấm Thảm Hoa - ....
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
119


Hãy Đặt Nàng Lên Tấm Thảm Hoa


....



Chúng tôi trở lại Orchid City vào quãng năm giờ, sau khi phải đối đáp với cảnh sát trưởng Dunnigan mười lăm phút. Câu chuyện tôi khai với Dunnigan không phải là sai hoàn toàn: ông Freedlander có cô con gái đã bị mất tích hai năm.Cảnh sát điện hỏi phòng ghi nhận những người mất tích, được xác nhận là đúng. Tôi đã bắt gặp cô lang thang ngoài phố, bị mất trí nhớ nên đã trao cho cô thư ký của tôi săn sóc, rồi tới báo cho bố cô ta biết.

Dunnigan hỏi tại sao biết người con gái đó là Freedlander? Tôi trả lời đã đọc tin và coi hình ở tờ báo chuyên về các vụ mất tích nên còn nhớ hình dáng của cô gái.

Dunnigan nhìn tôi, nửa tin nửa ngờ rồi buông một câu: Tôi nghĩ rằng anh nên tìm những việc khác có ích mà làm hơn là đi dắt các cô gái lạc về gia đình!

Tôi kể tiếp khi chúng tôi tới nhà Freedlander, nghe tiếng súng nổ phát hiện ra người bị giết rồi bị tên sát nhân nhằm bắn nên phải chống trả để tự vệ. Tôi trình Dunnigan giấy phép mang súng của tôi và Kerman và khai là không hề biết gì về tên hung thủ, chỉ đoán hắn là tên cướp.

Qua nét mặt của cảnh sát trưởng, tôi biết ông ta không hề tin là tôi hoàn toàn nói thật. Nhưng kéo dài cuộc thẩm vấn, chỉ mất thời giờ cả hai bên, nên cuối cùng Dunnigan đành cho chúng tôi về, chỉ nói thêm: – Cứ mỗi lần có mặt các anh là thành phố này lại có thêm chuyện rắc rối, phiền nhiễu tới mọi người và cả cho tôi nữa. Tại sao các anh không chịu ở yên một chỗ? Không có các anh, tôi cũng quá đủ việc để làm rồi!

Chúng tôi mỉm cười kiểu ngoan ngoãn, hiền lành và lễ phép, rồi xin cáo lui. Khi xe chạy tới Oakland Bay, Kerman mới nói khẽ:

– Nếu ông ta biết tên này là một trong những tên bắt cóc quản gia Stewes thì chắc chắn chúng mình đã bị mất nhiều thời giờ hơn.

– Thế là bây giờ chúng ta lại phải thêm một gánh nặng phải vác: Đó là cô Anona. Lạ thật, trong vụ án này tất cả những ai hơi có liên quan đều lần lượt bị hại. Từ người hầu, lão quản gia, cô y tá … Tôi có cảm tưởng Anona cũng dính líu vào chuyện này, như vậy có nghĩa là tính mạng cô ấy cũng bị đe dọa. Kerman giật mình:

– Có thể bọn chúng sẽ âm mưu bắt cóc cô ấy chăng?

– Có thể lắm. Chúng ta phải tìm cho cô ấy một chỗ kín đáo. Tôi sẽ đề nghị bác sĩ Mansell để cô ấy nằm tại Bệnh viện tư của ông ta và nhờ một số người canh gác.

Như có linh tính báo trước những điều không hay sắp xảy ra, Tới San Lucac tôi đậu xe lại trước một cửa tiệm. Kerman ngạc nhiên, hỏi:

– Có chuyện gì vậy?

– Cần điện thoại cho Paula. Đáng lẽ chúng ta phải lo chuyện này trước khi đi. Tôi như có linh tính báo trước … – Kerman trấn an tôi:

– Anh giàu tưởng tượng quá đấy thôi!

Tôi vừa định bước vào phòng điện thoại, thì Kerman nắm cánh tay tôi, chỉ một chồng báo ở quầy, nói: “Trông kìa!”.

Ngay trang đầu một tờ báo, có dòng tít lớn:

Vợ bác sĩ Salzer tự sát.

Tôi chạy vội vào phòng điện thoại, miệng bảo Kerman: “Mua đi”.

Tôi quay số của Paula, nghe tiếng chông reo trong máy nhưng không có ai trả lời. Tôi đứng im, thấy nhói trong tim, ấn sát ống nghe vào tai. Mấy phút trôi qua, vẫn không có người nhấc máy phía bên kia đầu dây. Kerman lại gần, nhìn tôi qua cửa kính. Tôi lắc đầu, đặt máy xuống rồi lại nhấc lên quay số lại. Vẫn thế.

Tôi nhảy bổ ra ngoài, nhảy lên xe. Kerman bảo:

– Nhanh cũng phải một giờ nữa chúng ta mới tới nhà. – Tôi ấn bàn đạp sát xuống sàn xe, nói thầm:

– Không lâu đến thế đâu!

Trong khi lái, Kerman giở tờ báo, cho tôi biết tin tức:

– Sáng nay Salzer đã cho cảnh sát biết tin về cái chết của y tá Quell. Tới trưa, bà vợ Salzer đã tự tử. Không có một câu nào đả động tới hai cô y tá Gurney và Freedlander.

Tôi bảo:

– Mụ Salzer thấy động, biết không thoát được cái tội trạng nên đã mất tinh thần. Nhưng mặc xác bọn chúng. Việc trước tiên của chúng ta bây giờ là: Paula!

Tôi chạy xe với tốc độ một trăm bốn mươi lăm. Suốt chặng đường dài đồng hồ đo cứ quanh quẩn ở con số đó. Một xe tuần hành của cảnh sát giao thông bám đuổi xe chúng tôi một lát rồi bỏ. Chắc họ sẽ báo cho các trạm tiếp theo, tôi rẽ xuống đường tắt vào Orchid City và dừng trước nhà Paula, nhanh hơn dự kiến mười lăm phút. Paula ở lầu ba. Thang máy rì rì lên quá chậm. Chúng tôi nhảy qua cửa phòng thang máy chạy tới trước cửa căn hộ Paula và nhấn chuông. Không có ai mở cửa. Mồ hôi người tôi toát ra như tắm. Tôi bảo Kerman: “Huých”. Cái cửa rất chắc, nhưng hai vai chúng tôi khỏe hơn. Khóa cửa bật tung, Kerman và tôi, súng trong tay, chạy bổ vào phòng của Paula.

Khăn trải giường và chăn vứt bừa bãi dưới đất. Phòng bên và buồng tắm không có ai: Paula và Anona đã mất tích!

Tôi chạy đến bàn điện thoại gọi về văn phòng. Có tiếng Trixy trả lời từ sáng không thấy Paula tới, cũng không có điện thoại của cô. Chỉ có một người đàn ông, không cho biết tên, đã gọi tới văn phòng hai lần.

Kerman đưa cho tôi một điếu thuốc, tôi châm lửa tự nhận thấy tay mình run, và ngồi xuống cạnh giường như người mất hồn. Kerman bảo:

– Phải tới ngay tàu “Mộng Mơ”. Đi gấp mới được!

Tôi gật đầu, xác nhận:

– Nhất định chúng đã đưa Paula xuống tàu. Nhưng phải bình tĩnh mới hành động được. Cậu có thể nghĩ rằng mình xuống tàu như thế này, giữa ban ngày hay sao?

Kerman vung tay:

– Tôi đi ngay đây. Nếu chờ, sẽ muộn mất!

– Thôi, cậu kiếm cái gì uống đi, rồi ra đây, chúng ta bàn với nhau một lát. – Kerman vào phòng bếp mang ra một chai Scôt, một xô nước đá và hai ly, chờ Kerman ngồi xuống tôi mới nói:

– Nếu bọn chúng định hại Paula thì chúng đã lầm rồi. Mà nếu chưa hành động được, khi bọn ta tới, chúng lại càng phải làm gấp. Bởi vậy, chúng ta buộc phải chờ đến tối.

Kerman không trả lời, nốc cạn ly rượu. Chúng tôi còn phải ngồi như thế này để nhìn sàn nhà trong bốn giờ nữa.

Tới sáu rưỡi, cái gạt thuốc lá đầy tàn. Bỗng có tiếng chuông điện thoại. Tôi tới nhấc ống nghe. Có tiếng đàn ông hỏi:

– Malloy phải không?

– Đúng.

– Sherrill đây! Cô Paula của anh hiện đang ở dưới tàu.

Giọng nói của hắn nhẹ nhàng, thầm thì.

– Tôi biết rồi.

– Anh nên tới đón cô ta về, vào quãng chín giờ. Đừng tới sớm hơn. Một cái thuyền máy sẽ đợi anh ở bờ. Anh phải đi một mình và không được báo cho ai biết, nếu không cô ta sẽ bị xử trí và quẳng xuống nước. Anh hiểu chứ?

Tôi trả lời: “Rất hiểu” rồi buông máy.II Trung úy cảnh sát Bradley ở “Phòng chuyên về các vụ mất tích” đã đứng tuổi, hơi phệ, nét mặt đượm vẻ mệt mỏi của những người đã ngồi một thời gian quá lâu ở văn phòng. Suốt ngày kể cả đêm ông thường nhận toàn những cú điện thoại khẩn cấp báo tin người này, người nọ tự nhiên mất tăm hơi và người gọi điện cùng họ hàng gia quyến chỉ còn biết mong chờ vào khả năng của Sở cảnh sát để tìm thấy vết tích người thân của họ. Nhiệm vụ không dễ dàng gì. Nhiều khi chỉ là một người chồng hay người vợ, quá ngán ngẩm cảnh gia đình, muốn vỗ cánh tung bay cho nhẹ nợ. Trước khi đi, họ đã nghĩ chán tới vấn đề đi đâu, ở đâu để khó có ai tìm thấy được. Nếu bây giờ người ta trả cho tôi lương cao hơn Bradley và trao cho tôi chức vụ của ông, chắc tôi cũng xin kiếu. Nhìn thấy ánh đèn qua tấm kính mờ của phòng Bradley, tôi gõ cửa rồi bước vào sau khi nghe thấy tiếng mời có vẻ nồng nhiệt và lịch thiệp. Nhưng vừa nhìn thấy tôi, Bradley đã sừng sộ:

– Thôi, cút đi! Đang bù đầu lên đây này. Không có thì giờ nghe cậu kể con cà con kê đâu đấy nhé!

Tôi đóng cửa lại, rồi đứng tựa lưng vào tường nói:

– Tôi cần được anh giúp đỡ. Tôi đang vội đây. Có được không hay tôi lại đành phải đi gặp Brandon vậy?

Đôi mắt màu xám của ông ta ánh lên vẻ thông minh và giễu cợt.

– Này, làm gì mà quan trọng thế? Cần gì nào?

– Đơn giản thôi. Tôi muốn có những tài liệu chi tiết về cô Anona Freedlander mất tích ngày 15 tháng năm, cách đây hai năm, khi còn làm y tá trong viện an dưỡng của bác sĩ Salzer. – Đôi lông mày chổi xể của ông trợn lên nhìn tôi:

– Vừa rồi cũng có một người tới yêu cầu tôi cho coi hồ sơ của con bé này. Lạ thật, để mục đấy thì không sao, tới ngày linh ứng rồi xếp hàng theo đuôi nhau, đòi xem!

– Ai đã tới đây vậy?

– Việc đó không can gì tới anh. Ngồi xuống đi.

Tôi vừa ngồi xuống thì một nhân viên lại gần bàn. Brandley bảo:

– Lấy lại cho tôi tập hồ sơ về cô Freedlander. Mau lên, anh chàng này đang vội. – Người viên chức đi ra, Brandley châm thuốc hút và hỏi tôi:

– Cậu vẫn cắm mũi vào công việc của gia đình Crosby đấy à?

– Vẫn, – tôi trả lời ngắn gọn. Ông ta lắc đầu bảo:

– Bọn trẻ các anh lắm chuyện lắm. Nghe nói anh đã bị bọn Mac Graw lại thăm. Không ngán à?

– Không. Ông ta đang suy nghĩ về trạng thái nói năng hà tiện của tôi, nên tôi đành phải ra một câu hỏi có lời văn hơi dài một chút.

– Ông đã được báo tin về vụ cô y tá Gurney mất tích chưa? Cô ta làm cho bác sĩ Salzer.

– Chưa. Một cô y tá của Salzer à? – Đúng vậy. Một cô gái đẹp. Nhưng ở tuổi ngài, chắc ngài chẳng quan tâm.

Brandley đang lườm tôi, không dám đính chính rằng tôi nói sai, thì tôi lại tiếp:

– Vả lại, bây giờ cô ta đã chết và bị bà Salzer vứt xác ở khu đồi cát.

– Ai báo cho biết?

– Một mụ thày bói!

Brandley châm lửa vào píp thuốc, thở dài bảo:

– Các anh chúa là rắc rối. Đáng lẽ việc này phải báo cho Phòng hình sự. Nhưng được rồi, để đấy.

– Tôi báo cho ông để ông là người đầu tiên có thể nêu vấn đề trong Sở: “Tại sao bà Salzer tự tử”. Hai việc có liên quan với nhau đấy. – Nhân viên giữ hồ sơ mang một cặp giấy vào. Brandley mở các dây buộc. Bên trong hai tấm bìa dày là một tờ giấy trắng tinh. Mặt Brandley đỏ bừng lên như người nghẹt thở. Ông ta nhấn chuông trên bàn. Nhân viên hồ sơ vội quay lại, đứng nghiêm, miệng há hốc nghe sếp chỉ vào tập hồ sơ, hỏi:

– Thế này là thế nào?

– Thưa sếp, tôi không biết. Vừa rồi tôi đã nhận lại tập hồ sơ này từ bàn của sếp, buộc dây kỹ càng như vừa rồi.

– Thôi, ra đi!

Khi anh nhân viên ra rồi, Brandley buồn rầu bảo tôi:

– Việc tuy nhỏ, nhưng nếu ở trên biết cũng có thể bị mất chức. Đúng là thằng buổi sáng nay đã lấy rồi thay vào đây mấy tờ giấy trắng. – Tôi suy nghĩ một lát rồi bảo:

– Thằng đó cao, da sạm, điển trai kiểu tài tử xinê phải không?

– Anh quen nó hay sao?

– Không, nhưng tôi đã gặp nó. Tôi sẽ mang tập hồ sơ về cho ông.

– Anh lấy ở đâu?

Tôi đứng dậy bảo:

– Tôi hẹn ông tới chín giờ sáng mai là cùng. Hoặc tôi lấy được cho ông tập hồ sơ về, hoặc là cái thằng điển trai ấy. Tôi đang muốn điều tra một vụ nhưng lại không muốn cho Brandon biết. Ông đừng thông báo vội việc mất tập hồ sơ này.

– Thế là thế nào?

– Thế là tôi sẽ tìm thấy nó. Xin chào ông.

Brandley định giữ tôi lại. Nhưng tôi vội ra xe, anh chàng Kerman đang chờ tôi.IIIChúng tôi gồm bốn người đang ngồi tận cuối phòng của tiệm uống Delmonico: Mike Finnegan, Kerman, tôi và một anh chàng người nhỏ bé, đôi mắt có vẻ sợ sệt, đội cái mũ cà tàng màu đen. Quần và áo sơ mi của anh đều có màu trắng loại cần-giặt-ngay.

Tên anh chàng là Joe Dexter, chuyên kéo tàu thuyền vào bến và mang đồ tiếp tế cho các tàu thuyền neo ở xa bờ. Finnegan giới thiệu với tôi Dexter là bạn thân, nhưng xét thái độ của anh ta, tôi dự đoán có thể anh ta là chỗ thân tiền hơn thân tình.

Nghe dự tính của chúng tôi nhờ anh giúp đỡ xong, anh trố mắt nhìn tôi như thể tôi là thằng điên và bảo:

– Thưa ông, rất tiếc là tôi không làm được việc này. Vì nếu làm thế thì các mối lợi làm ăn của tôi sẽ bay hết lên trời mất! – Anh ta quay lại Finnegan, khẩn khoản:

– Quả thật là khó quá. Tàu “Mộng Mơ” là mối làm ăn béo bở nhất của tôi.

Tôi cố giải thích cho anh ta rõ:

– Con tàu đó không sống được bao lâu nữa đâu. Giúp chúng tôi vụ này, anh kiếm được một trăm đô la thật dễ dàng.

Dexter cãi ngay:

– Một trăm đô la thì nước gì! Hàng tháng tôi vẫn nhận được đều của Sherrill một món tiền lớn hơn thế. – Tôi cố năn nỉ:

– Anh Dexter này. Công việc của anh chỉ là giao hàng như thường lệ. Trong số hàng có thùng thức ăn đó, thế thôi, có gì đâu.

– Nhưng trong thùng hàng lại có ông ngồi trong đó. Ông thừa biết không ai được lên tàu ngoài tổ chức của họ. Nhất định họ sẽ phát hiện ra ông. Thế là tôi mất việc, hơn nữa Sherrill dám cho thủ hạ, diệt tôi đi, không biết chừng. Thôi, tôi xin chịu đấy.

Tôi với chai rượu, rót đầy bốn ly và liếc nhìn đồng hồ. Đã bảy giờ rưỡi. Mike đổi giọng:

– Nghe đây Joe. Tay này cũng là bạn của tớ. Hắn đã muốn lên tàu thì rồi thế nào hắn cũng lên được. Còn sự tính toán sợ hãi của cậu ấy mà, đâu phải chỉ có Sherrill mới đáng sợ. Cậu mà không giúp chúng tớ, thì rồi cũng phiền cho cậu đấy.

Kerman rút ngay khẩu súng để lên bàn, bảo:

– Này, Mike không khuyên bảo được cậu thì tới lượt tớ.

Dexter liếc nhìn khẩu Colt rồi quay lại Mike giọng nói yếu ớt.

– Các anh có quyền gì mà đe dọa tôi?

Kerman vẫn ra vẻ căng:

– Chẳng có quyền gì cả. Nhưng tôi chỉ cho anh mười giây để suy nghĩ. – Tôi làm bộ can thiệp:

– Thôi, không nên đối xử với nhau như thế làm gì. Tôi rút túi lấy ra một xếp bạc, đếm mười tờ mười đô la để ra bàn, đẩy về phía Dexter và tiếp:

– Cầm lấy đi. Nên nhớ Sherrill sắp hết đời rồi. Từ nay tới sáng mai là cùng, bọn chúng tớ sẽ tới đón hắn vào khám. Cậu nên tranh thủ dịp may này đi.

Dexter do dự một lát rồi cầm tiền lên, nói với Finnegan:

– Thế này là tôi chiều anh hết sức rồi đấy.

Chúng tôi cạn ly, cùng đứng dậy đi ra cảng. Tối nay trời tĩnh và ấm, mây thấp. Phía xa, tàu “Mộng Mơ” lấp lánh ánh đèn. Bốn người nối gót nhau đi về phía nhà kho của Dexter.

Căn nhà sơ sài nhưng cao rộng chất đầy thùng gỗ, dây thừng, các kiện hàng bọc trong giấy nhựa. Giữa kho có một thùng gỗ lớn. Dexter buồn rầu, bảo:

– Nó đấy.

Tôi yêu cầu Dexter cho mượn kìm búa. Trong khi Dexter đi ra, Kerman hỏi:

– Anh có chắc đây là cách tốt nhất không?

Tôi gật đầu:

– Bằng cách này, tớ lên tàu trước giờ hẹn một nửa giờ. Trong nửa giờ đó, tớ có thể làm được khối việc để đón các cậu đúng giờ quy định. Sau đó, mỗi người tùy cơ ứng biến.

Dexter mang các dụng cụ lại, tôi bảo:

– Đừng đóng chặt quá để lúc cần, tôi ra được dễ dàng.

Mike bảo Dexter:

– Bây giờ anh cứ ngồi kia. Để tụi này làm hết cho. Trong lúc nói, Finnegan đứng che mặt Dexter để Kerman nhanh nhẹn đặt khẩu tiểu liên Sten vào thùng trước khi tôi chui vào. Kerman nói:

– Anh có muốn tôi đi cùng không? Hay sợ chật?

Tôi bảo.

– Đúng chín giờ, cậu với Mike đến chỗ hẹn. Nếu bọn Sherrill có nhiều người, để chúng khỏi nghi ngờ, cậu cứ lên tàu một mình. Cũng phải để ý Dexter. Nếu hắn có ý phản, để lộ chuyện thì phải liệu mà xử thôi. – Khi Kerman đóng thùng lại, tôi phải ngồi xổm, đầu cúi xuống, cằm tựa vào hai đầu gối, cố thở không khí qua các khe hở. Tôi mong, lúc cần thiết chỉ mất độ một phút để chui ra.

Kerman đóng mấy cái đinh cuối cùng, rồi ba người dùng xe nâng đưa tôi ra cảng, đưa xuống chiếc canô của Dexter. Chỉ có đoạn đường nhỏ như vậy mà người tôi đã ê ẩm.

Máy tàu bắt đầu nổ, đưa chiếc canô ra xa bờ. Gió lạnh thổi qua khe, tôi bị lắc lư theo cái thùng nên thấy người hơi nôn nao. Mấy phút trôi qua, Mike thì thầm báo cho tôi biết sắp ghé vào sườn tàu “Mộng Mơ”.

Có tiếng la hét ở trên boong tàu lớn, tiếp theo những lời trao đổi tục tĩu phản đối giờ giấc giao hàng vào thời gian không thuận tiện. Dexter lấy cớ hôm sau phải đi thăm người anh bị bệnh nên cuối cùng cái thùng cũng được trục lên.

Lát sau, tôi cảm thấy đang ở thế lủng lẳng trên không và thầm mong giây phút “hạ thùng” được an toàn. Tôi lo như vậy không phải là thừa vì ngay sau đó, tôi có cảm giác ném mạnh xuống đất, lăn long lóc một vòng. Khi ngừng lại, tôi vui mừng thấy cột sống vẫn còn nguyên vẹn.

Lại có tiếng người nặng lời với Dexter – chắc là tên điều khiển cần cẩu – sau đó là cửa đóng mạnh. Tôi đã nằm trong kho tàu một mình. Tôi áp tai vào thùng nghe ngóng. Không có một tiếng động. Cảm thấy an toàn, tôi luồn thanh sắt nhổ đinh vào nắp thùng. Chưa đầy một phút, tôi đã ra được bên ngoài. Kho tàu “Mộng Mơ” tối như mực. Tôi lấy đèn bấm ra soi chung quanh. Kho đầy thức ăn, thùng rượu và bia. Cuối kho có một cánh cửa dẫn lên một hành lang hẹp, có đèn sáng.

Tôi cầm sát khẩu tiểu liên vào người. Trong lúc bàn kế để lên được tàu tôi không muốn mang theo vũ khí, nhưng Kerman nhất định thuyết phục tôi mang theo khẩu súng này. Anh chàng đảm bảo nó có thể giúp tôi bắt cả nửa số nhân viên trên tàu đứng im theo lệnh tôi. Tôi cũng không tin tưởng lắm, nên mang nó theo, chủ yếu là chiều theo ý của Kerman hơn là để tự vệ.

Tôi bắt đầu di chuyển thận trọng, dọc theo hành lang tàu để tới chân một cái thang sắt. Chắc cái thang này sẽ đưa tôi lên trên boong tàu. Mới trèo lên được nửa chừng, tôi vội ngưng lại. Trên đầu tôi, nghĩa là phía trên thang, có hai cái chân, rồi đến hai cái cẳng trong hai ống quần rộng bằng vải trắng. Chỉ một giây sau đó, tay thủy thủ nhìn thấy tôi, hốt hoảng há hốc miệng. Tôi dí miệng súng về phía bụng hắn. Hắn nhanh nhẹn giơ hai tay lên trời. Tôi nói khẽ qua kẽ răng:

– Nếu mi kêu một tiếng, ta sẽ cho cả băng này vào bụng đấy. Quay lại! – Hắn ngoan ngoãn nghe theo. Tôi bước lên thêm mấy bậc, lấy miệng súng đánh vào gáy hắn rồi nhanh tay, đỡ hắn cho trượt nhẹ nhàng xuống dưới sàn. Có thế mà người tôi đã đẫm mồ hôi, lại còn phải kéo hắn vào một cabin ở gần đấy để giấu nữa.

Tôi vội vàng đổi quần áo của hắn cho mình. May mắn hắn cũng to ngang và cao bằng tôi. Đầu hắn hơi to hơn đầu tôi một chút nên cái mũ lính thủy hơi rộng. Tuy vậy cái lưỡi trai lại có tác dụng để che giấu nét mặt người đội trong bóng tối.

Tôi quấn tay thủy thủ vào khăn trải giường, lấy dây lưng trói lại, dùng thêm một sợi dây thừng nhặt được dưới sàn kéo hắn lên tầng trên của chiếc giường hai tầng rồi để lại khẩu tiểu liên, chỉ giắt vào túi khẩu súng ngắn.

Tôi tắt đèn trong cabin rồi nhẹ nhàng ra ngoài, khóa cửa lại.

Đồng hồ chỉ tám giờ hai mươi lăm. Tôi còn ba mươi lăm phút nữa để hành động trước khi đón Kerman lên tàu.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN