Kể Chuyện.......Đêm Khuya - Chương 5: Thuyết cương (T)
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
140


Kể Chuyện.......Đêm Khuya


Chương 5: Thuyết cương (T)


Những tài liệu mà chúng tôi có trong tay đại để có thể tổng hợp, phân tích như vậy. Tác giả của những ghi chép này ngoài Lý Khánh Thần, tác giả của Túy trà chí quái là người Thiên Tân ra, còn lại về cơ bản đều là người phương Nam. Hơn nữa các câu chuyện về “cương thi” chỉ có không đến mười truyện có nguồn gốc từ phương Bắc, số còn lại hết thảy đều là sáng tác từ phương Nam, mà đặc biệt tập trung ở vùng Dương Châu, Nam Kinh và xung quanh khu vực Thái Hồ. Đây đều là những địa phương có kinh tế tương đối kém phát triển, nhiều sông ngòi, khí hậu ẩm ướt, gắn liền với những làng nghề sản xuất quần áo và vật dụng sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt là nghề thuộc da, những việc có liên quan đến sự sinh trưởng của “lông” vốn chẳng lạ lùng gì với người dân nơi đây. Thực ra ở phương Bắc, nhiều vùng cũng có kiểu thời tiết mưa dầm, ẩm ướt, theo thường lệ cũng sẽ xuất hiện hiện tượng như vậy, cho nên ở đây chúng tôi cũng có câu chuyện nói về “loại thời tiết ẩm ướt gây cảm giác khó chịu là điều kiện lý tưởng để lông tóc trên cơ thể con người mau chóng sản sinh”. Như vậy, đến đây, một vấn đề khác lại được đặt ra là: Vậy thì những xác chết cương cứng có khả năng mọc lông tóc nữa không? Có điều với những mỹ nữ thể xác đã khô cứng thông thường không còn hy vọng có thể mọc lại lông tóc, nhưng với những thi thể mới được chôn cất, thể xác còn chưa phân hủy khi được chôn sâu xuống lòng đất, lông tóc vẫn có điều kiện tiếp tục sinh sôi. Tôi không được trực tiếp thực hành, cũng không có cơ hội tận mắt chứng kiến tất cả những điều này, do đó chỉ có thể hình dung sự việc qua tưởng tượng mà thôi. Nhưng từ thời nhà Minh đến thời nhà Thanh đã có không ít những nhân tài uyên bác lên tiếng khẳng định vấn đề này, thậm chí còn được kiểm nghiệm trên thực tế. Như vậy có thể thấy bắt đầu từ triều đại nhà Thanh, trong dân gian xuất hiện phong tục đào mả, hơn nữa đối tượng đào bới chủ yếu là những ngôi mộ mới được chôn cất không lâu.

Như vậy chủ đề câu chuyện được dẫn ra là một hủ tục lâu đời về “Những xác chết cương cứng hóa thành hạn bạt[18]. Thần hạn hán vì sự sinh tồn của vạn vật mà luôn phải lánh mình ở những nơi xa xôi. Thuyêt văn giải tự có nói tới hạn bạt, hạn quỷ, trong đó có đoạn ghi chép: “Thần nắng, thần hạn hán cũng từ những thây ma bị phơi nắng khô cháy mà ra. Như vậy thần và quỷ chỉ khác nhau ở cách gọi mà thôi”. Tuy nhiên, “hạn thần” hay “hạn quỷ” từ thời cổ đại cũng có nhiều cách lý giải khác nhau. Theo những cách hiểu quen thuộc hoặc đó là thiên nữ nữ bạt, nữ thần hạn hán trong các thời đại hoàng đế xa xưa, hoặc hiểu theo cách hiểu trong Thần dị kinh – Nam hoàng kinh thì như thế này: “Phương Nam có người dài hai đến ba tấc, cơ thể trần truồng, hai mắt ở mãi trên đỉnh đầu, đi lại như bay, xưng danh là thần hạn hán, hễ nơi nào gặp đại hạn là đất đai lại đỏ ngầu cả mấy nghìn dặm.” Nhưng thần hạn hán và thi thể của người chết có liên quan gì đến nhau? Vào thời nhà Minh, những vùng đất thuộc phương Bắc như Sơn Đông, Hồ Bắc, Hồ Nam… mỗi năm thường xuyên xảy ra hạn hán, người dân những nơi này vẫn chỉ vào những thây ma mới chôn cất mà cho rằng chúng chính là thần hạn hán, bèn hò nhau đến đào mả, lôi xác phanh thây người đã chết, trong dân gian gọi đó là “đả hạn cốt thung[19]”. Nhưng ngược lại, không phải thi hài nào cũng đều trở thành thần hạn hán, chỉ có những xác chết “mao cương” có khả năng mọc ra lông trắng mới có thể làm việc ấy. Hàng ngàn dặm khô hạn đến cháy đỏ hóa ra đều là do cái thứ xấu xa bên trong mồ mả ngấm ngầm giở trò quấy phá, vì thế cho nên nó mới bị trừng phạt. Tuy nhiên, với những nấm mồ mới được chôn cất cũng nên điều tra tỉ mỉ, không thể cứ mở quan tài xem xét, nhìn ngắm thi hài một cách đơn giản, qua quýt là được, nhất định phải mời những chuyên gia hiểu biết đến tìm hiểu, đó cũng chính là những pháp sư, thầy mo ở ngay tại địa phương đó, với hiểu biết và kinh nghiệm vốn có, họ dễ dàng thu hẹp phạm vi điều tra. Ư Thận Hành thời nhà Minh, trong tác phẩm Cốc san bút chủ, quyển mười bốn, có ghi lại như sau: “Vào những đêm khuya, lấy lửa soi vào những nấm mộ ấy, nếu như thấy trên mộ có ánh hào quang phát ra thì chứng tỏ bên trong mộ chính là “mao cương”. Nhưng với mỗi nấm mộ, các thầy mo lại có cách thức và thủ đoạn tiến hành khác nhau. Thời nhà Minh, Tạ Triệu Chiến trong Ngũ tạp trở có nêu: “Chỉ có mộ của trẻ em mới có thể là nấm mộ có “mao cương”. Cách hiểu này có lẽ xuất phát từ chính quan niệm về hình ảnh thần hạn hán trong truyền thuyết miêu tả, chỉ cao khoảng hai đến ba tấc, vì thế chỉ có hình hài của một đứa trẻ mới tương xứng như thế. Nhưng nguyên nhân chủ yếu ở đây có lẽ là đào bới những nấm mộ của trẻ em so với đào bới nấm mộ của cha mẹ hay người thân của chúng ít bị phản đối, ngăn chặn hơn. Tất nhiên khi tiến hành luôn gặp phải những hành động phản đối, cấm đoán, do đó bao giờ cũng phải làm công tác giáo dục tư tưởng, thuyết phục họ phải biết lấy “đại cục” làm trọng, hơn nữa cần phải nói rõ cho họ hiểu, thi thể của người chết nằm dưới mồ lúc này đã bị thần hạn hán nhập vào nên linh hồn của quý công tử hay tiểu thư đều vô can, vì thế không ảnh hưởng đến danh tiếng của gia tộc, càng không thể ghi vào gia phả của dòng họ v.v… Nhưng đối với những kẻ cố chấp không chịu nghe theo, cũng không thể kéo dài cái luận điệu “nhẹ nhàng, cung kính” ấy được, lúc đó thường thường sẽ “nhưỡng thành vũ đầu[20]”, lại tạo ra một số loại thi thể mới:

Trên đất Yên, Tề suốt bốn, năm tháng trời ròng rã không có lấy một giọt mưa, người dân nơi đây cho rằng vùng đất này bị ma quỷ trấn giữ, ắt phải đào lên mà đốt thì mới mong mưa xuống. Người ta cho rằng ma quỷ thường trá hình vào những nấm mộ chôn trẻ em mới chết, nên thường chỉ vào những nhà có trẻ em mới chết mà ám chỉ ma quỷ. Những người khác thì hùa nhau đến đào mả, hành hạ thi thể người chết. Trong khi đó, người nhà lại cực lực phản đối, chống lại hành động đánh đập dã man. Thường xuyên lôi nhau lên công đường rồi làm đơn kiện tụng, thật là việc đáng cười[21]!

[18] Hạn bạt: tức thần hạn hán.

[19] Tức là để đẩy lùi hạn hán cần đánh gãy xương người chết. Theo Minh Hoàng Vĩ, trong Bồng song loại ký, quyển hai.

[20] Ủ lâu thành ra đồng ý.

[21] Theo Ngũ tạp trở, quyển một.

Nhưng nếu như chỉ đào mộ chôn những đứa trẻ coi như là đã “khống chế” được tình hình, vậy thì giả dụ mộ của những đứa trẻ đào lên mà tình trạng hạn hán vẫn chưa được giải quyết, thái độ của người dân trở nên “phẫn nộ”, lúc đó hậu quả sẽ nghiêm trọng đến mức nào? Do vậy, ngay cả những ngôi mộ mới được chôn cất cũng cần phải xem xét kỹ lưỡng, “Làm gì cũng phải làm cho tới cùng”, không đào ra được thi thể mọc lông kia thì không được ngừng tay. Hơn nữa, ngay cả trong trường hợp xấu nhất, nếu đào mãi mà vẫn ẩn thì nếm thử trong đó có thứ gì ngòn ngọt, thì chính là đã tìm thấy dấu hiệu của “mao cương”. Kết quả này cũng có thể là nấm mộ mới chôn nên không được may mắn cho lắm, thậm chí ngay cả những thứ chôn theo thi hài người chết trong mộ tự nhiên cũng không cánh mà bay. Vì thời đó đã có người phát hiện ra, ngay cả những phần tử được coi là đứng đầu trong cuộc vận động “đả hạn cốt thung[22]” ấy thực chất cũng xen lẫn những tư lợi cá nhân, không đơn giản chỉ là lấy danh nghĩa việc công để mưu lợi cá nhân, tranh thủ vơ vét một số của cải có giá trị, mà như trong Bồng song loại ký đã chỉ rõ: “Những kẻ xảo quyệt thường cầu hạn hán để báo thù riêng.” Một số phần tử đứng đầu lại rất hay kích động, lôi kéo, xúi giục, tập hợp tới ngàn vạn người cùng vào cuộc, ra sức đổ thêm dầu vào lửa làm cho mâu thuẫn giữa các bên càng trở nên gay gắt. Đối mặt với nhóm người đang trong cơn phẫn nộ, quá khích, trên người còn mang theo cả vũ khí, hễ ai đến gần là lập tức bị chĩa mũi nhọn vào đả kích, trừ khi tự biến mình thành “hạn cốt thung” mới thôi. Vào những năm Hoằng Trì trị vì đã phái cử quan Ngự sử có hiểu biết đến tìm hiểu sự việc và tấu trình lên triều đình nghiêm cấm những hành động nguy hại này, “Phải có hành pháp để trừng trị kẻ cầm đầu nhóm người gây rối, bắt chúng phải chỉ rõ ràng lai lịch, quê quán những kẻ tay sai còn lại để bắt giữ (Cách làm này vẫn thường được gọi là “sung quân phát phốt”). Cái gọi là “bắt giữ” ở đây chỉ là một cách nói giữ thể diện mà thôi, trên thực tế thì căn bản vẫn không thể khống chế được họ.

[22] Đào mả đánh gãy xương người chết.

Bất luận là phung phí của cải cũng được, để lộ ra ngoài nỗi uất ức cá nhân cũng tốt, nhưng trên danh nghĩa mà nói, một số hành vi bạo ngược của những kẻ mông muội cũng có lý do chính đáng của nó. Lý do đó xuất phát từ hai chữ “kháng hạn[23]” mà ra. Những hành động bạo lực đấu tranh với hạn hán mặc dù nhận được không ít sự kháng cự, nghiêm cấm từ phía quan phủ, nhưng đối với những người nông dân hằng ngày phải đỏ mắt nhìn tình cảnh hạn hán kéo dài đến tuyệt vọng thì những mệnh lệnh cấm đoán ấy dường như cũng chỉ là một tờ giấy vô nghĩa, ngay cả trong khoảng thời gian phải thi hành kỷ cương phép nước chẳng qua cũng chỉ là một hình thức “kỳ phong sảo tập[24]” mà thôi. Trước tình hình ấy, quan phủ ở một số địa phương lại thi hành chính sách “làm ngơ có điều kiện”, như Nhàn Trai Thị trong Dạ đàm tùy lục, quyển hai, có ghi lại một chuyện xảy ra ở vùng ngoại ô Bắc Kinh, quan phủ nơi đây quy định, nếu người dân đào thấy xác chết “mao cương”, nhất định phải báo lại cho quan phủ, sau khi xác minh rõ ràng thân thế mới được đem đi hỏa thiêu. Những quy định “ràng buộc” như vậy chẳng khác gì thừa nhận tính hợp pháp của hành động dã man đào mả hành hạ người đã chết. Ở thời đại vốn được coi là “vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn” mà còn như vậy, thì làm sao có thể tưởng tượng được sau triều đại nhà Minh, khi pháp trị đã ngày một suy yếu thì làm cách nào để khống chế được tình hình đào mả đả thần không ngừng leo thang? Một trong những nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa lớn của nông dân cuối thời Minh một phần liên quan đến tình hình hạn hán kéo dài nơi đây. Tôi nghĩ sự việc này bắt đầu từ chính một số phần tử nổi loạn ở địa phương đã lợi dụng việc đào mả đả thần để mở màn cho những cuộc nổi dậy có quy mô sau đó.

[23] Chống lại hạn hán.

[24] Dùng ngọn gió thổi thoảng qua để dập tắt ngọn lửa lớn.

4

Nhưng cổ nhân căn cứ vào quan niệm giữa “cương thi” và “thần hạn hán”, hai loại này xưa nay vốn chẳng có quan hệ gì nhưng lại thường xuyên bị kéo vào một chỗ? Nếu tự nhiên kiếm tìm trong sách Nông chảnh toàn thư hay Thiên công khai vật sẽ không thể tìm ra được cái nhân duyên nào trong đó. Để lý giải được điều này chỉ có cách duy nhất là lục tìm trong một số ghi chép của những thầy mo sống lưu lạc trong dân gian. Trước triều đại nhà Minh hoàn toàn không có ghi chép nào về vấn đề này, nhưng ngược lại vẫn có thể tìm thấy những dấu vết mờ nhạt có liên quan đến nó. Hóa ra, phải tới triều đại nhà Tống mới có một loại học thuyết cho rằng “cương thi” là thứ có khả năng “hút nước”. Trong Di kiên ất chí, quyển năm, Lưu Tử Ngang có đoạn nói đến Hỏa Châu, Hỏa Phù, Lưu Tử Ngang vì có ma quỷ ẩn nấp nên phải mời về một vị đạo sĩ trừ yêu. Vị đạo sĩ này đã phân tích rằng ma quỷ đang tác yêu tác quái trong phủ chính là loài yêu quái, hơn nữa lại ở trong chính nha môn. Đạo sĩ tự có thuật “thám trắc”. Ông ta lệnh cho người gánh mấy chục gánh nước đổ vào cả một góc sân đến năm, sáu tấc, đợi đến khi nước rút cạn, đào sâu xuống, quả nhiên là một thi thể cương cứng hiện lên không thể làm hại người khác nữa.

Nhưng cao kiến này của đạo sĩ, dưới triều đại nhà Tống chỉ dùng để trừ yêu diệt quái, những bí quyết và kĩ thuật này ngày càng mai một theo thời gian, về sau đã bị thất truyền. Cho đến triều đại nhà Minh, những phần tử tri thức trong mỗi hương thôn đều có khả năng tìm hiểu các vật hữu hình, vô hình trong trời đất, nó sinh, nó diệt, nó hợp, nó ly như thế nào. Dường như từ những kinh nghiệm trong sách cổ cùng với những kinh nghiệm trong cuộc sống hằng ngày đã gợi mở cho họ nhiều vấn đề khiến họ bừng tỉnh: “cương thi” có thể không thối rữa, hơn nữa còn có thể tiếp tục mọc lông, vì thế cần phải giữ được thành phần nước có trong thi thể. Đặc điểm này làm chúng ta tưởng tượng ra những “quái vật” có khả năng hút nước. Hơn nữa, năng lực liên tưởng của con người luôn luôn là vô hạn, rất có thể lại còn tưởng tượng ra đây là một xác chết cương cứng có khả năng hút hết nước từ khắp nơi trên trời dưới đất trong phạm vi rộng lớn hàng trăm dặm. Và chỉ cần thần hạn hán bị đập vỡ là có thể phóng thích ra một lượng nước tương đương như thế, từ đó sẽ sinh ra mây, tạo mưa một cách tự nhiên.

Nhưng dưới triều đại nhà Minh, những thi thể cương cứng này bị “vu cáo, hãm hại” và bị đào mả bốc xương cũng chỉ vì trên cơ thể của chúng vẫn còn khả năng mọc lông mà thôi, nhưng ngược lại, cho dù là đáng kinh sợ thế nào thì chúng vẫn phải trải qua một quá trình bị hành hạ dã man từ đào mả, đánh đập, đến nện vỡ, rồi cuối cùng là thiêu cháy. Phần lớn những thi thể cương cứng bị hành hung như vậy đều “kêu” lên mấy tiếng “chít chít”, từ đó không có ai dám phản kháng, càng không thể nói là quá nghiêm khắc hay có điều ám muội. Cho nên, đến triều đại nhà Minh, những biểu hiện của thi thể cương cứng vẫn có thể nói là tương đương với các thân sĩ. Nhưng điều không may mắn là, đến triều đại nhà Thanh, ở phương Nam, tính chất của những “cương thi” này lại chuyển hóa dần sang những biểu hiện của tính ác, biến thành “mao cương” với nhiều màu sắc, hình dạng như đã giới thiệu ở trên.

Câu chuyện về “cương thi” bị đào mả bốc xương được khẳng định truyền từ phương Bắc đến phương Nam. Nhưng có lẽ, người phương Nam đã không vận dụng những kinh nghiệm chống hạn như người phương Bắc đã làm. Từ những ghi chép đều không thể tìm thấy những ví dụ thực tế về phương diện này. Và một cách tự nhiên, tình trạng khô hạn ở vùng Hồ Nam vẫn thường xảy ra ít hơn so với những vùng phương Bắc. Chu Tác Nhân cho rằng “cương thi” trong quan niệm của người dân “thường bị đánh đồng với thần hạn hán, có khả năng ngăn cản trời mưa”, điều này khiến cho người dân cảm thấy những thi thể cương cứng ở phương Nam dường như đã giúp ích rất nhiều cho nhân dân trong việc phòng chống lũ lụt, ngập úng. Đương nhiên, ở Hồ Nam cũng không có chuyện đào mồ đào mả để tìm kiếm thần hạn hán, họ cho rằng những công thần nơi đây đã có những việc làm hữu ích, có tác dụng to lớn trong việc giúp dân tránh lũ lụt, hành động của họ chẳng khác nào việc làm của nữ thần hạn hán đã giúp dân đẩy lùi những trận mưa to bão lớn. Nhưng có vẻ như trong khi nói tới những mặt tốt đẹp của cương thi, họ đã phần nào bỏ sót, không đề cập tới mặt xấu, mặt ác của chúng. Đây hoàn toàn là “bỏ sót” chứ không phải là thái độ khoan dung đối với những “cương thi” này. Những thi thể cương cứng ở phương Bắc khi bị người dân đào lên đều là những vật ký sinh sống nhờ vào thể xác của người khác và trở thành thần hạn hán. Còn những “mao cương” ở phương Nam quấy phá làm hại người khác lại là những hành vi của chính thi thể đó. Trên thực tế, những tình tiết phạm tội nghiêm trọng của những xác chết cương cứng đều là do những “cương thi” ấy không làm chủ được hành vi của mình dẫn đến từ chỗ bị lôi kéo đã trở thành những thủ phạm phạm tội. Nếu như những xác chết cương cứng ở phương Bắc chỉ nằm trong quan tài và bị thần hạn hán nhập vào thể xác rồi điều khiển, khống chế tình hình hạn hán, ngược lại, những thi thể cương cứng ở phương Nam lại nhảy ra khỏi quan tài, giở thủ đoạn hại người, trở thành phần tử khủng bố hoàn toàn. (Lưu ý, cụm từ phương Bắc, phương Nam được nói tới trên đây chỉ là cách nói ước lương chứ không có tính tuyệt đối[25])

[25] Ở phương Nam cũng có cách kiến giải đồng nhất khái niệm “cương thi” và “thần hạn hán”, câu chuyện điển hình nhất được nói tới chính là Động linh tục chí của Quách Tác Vân vào cuối đời nhà Thanh, đầu thời dân quốc. Trong quyển ba có một đoạn viết: “Giữa đời Vua Hàm Phong, tỉnh Phúc Kiến gặp hạn hán, mấy tháng trời không có lấy một giọt mưa. Mỗi lần mây đen kéo đến, tưởng rằng sẽ mưa, nhưng ngay sau đó lại có những áng mây đỏ rực như lửa bay tới mang theo gió lớn thổi tan đám mây đen. Một hôm, mây đen từ bốn phía hợp lại mỗi lúc một dày, từ dưới đất, những đám mây rực lửa lại từ từ bốc lên ra sức chống lại. Mây đỏ dần dần không chống đỡ được, đúng lúc đó trên đám mây xuất hiện vô số những con rồng và một con quái thú với màu vàng kim kỳ lạ từ giữa đám mây thò đầu ra. Đột nhiên, những tràng dài sấm chớp nổi lên, mưa đổ xuống như trút nước, hình bóng những con rồng và cả quái thú không còn xuất hiện. Cùng vào ngày hôm đó có người dân trong thôn chạy đến báo quan phủ: “Trong hang sâu xuất hiện “cương thi” mọc ra hàng trăm cái đầu, hết cái này đến cái khác treo lơ lửng trên cành cây mà không rơi xuống. Rõ ràng quái thú có bộ lông màu vàng kim ấy chính là một loại ma quỷ. Trong Tử bất ngữ đã từng khẳng định đó cũng là một cách biến hóa độc đáo của “cương thi”. Xem ra, xác chết cương cứng có thể biến thành thần hạn hán, và thêm một lần biến hóa nữa sẽ là hình ảnh về một loài quái thú đáng sợ. Xác chết cương cứng với hàng trăm cái cổ dài và bộ lông màu vàng kim cùng vô số những con rồng lao vào một trận hỗn chiến. Cảnh chiến đấu ác liệt ấy quả là hùng vĩ, sấm sét vang động cả một vùng trời, dưới màn mưa trắng xóa, thi thể cương cứng vươn ra hàng trăm cái cổ dài treo lở lửng trên khắp các cành cây, chỉ cần nghĩ đến thôi cũng đủ khiến người ta giật mình hoảng sợ.

5

Những thi thể cương cứng muốn thoát ra khỏi quan tài cần có một điều kiện tối thiểu là nắp quan tài có thể mở ra được. Điều này lại xuất phát từ một số nguyên nhân hoặc đó là do mồ mả cũ chưa được tu sửa, phần gỗ của quan tài để lộ ra ngoài, hoặc như lời Chu Tác Nhân nói “Linh cữu để lâu không được đem đi chôn”, quan tài được bày ngay trên mặt đất, đối với những thi thể cương cứng, điều này quả thực chẳng khác gì ngôi nhà mà cánh cửa luôn có thể đóng mở, chuyển động một cách dễ dàng.

Từ Lục triều trở về trước, ở phương Nam có một phong tục cổ hủ là thi thể người chết sẽ được đặt trong quan tài một thời gian dài mà không được đem đi chôn. Tất nhiên hủ tục này rất ít thấy ở người phương Bắc, nhưng nói chung ít nhiều vẫn còn tồn tại. Những phong tục cổ hủ này đã nhận được sự quở trách của không ít những nhân sĩ vùng Trung Nguyên di chuyển xuống phương Nam. Đa số những ý kiến đưa ra đều tập trung vào vấn đề “Đạo lý” trong gia đình và phản ánh một khía cạnh trong văn hóa u minh của con người, đó chính là sự xuất hiện của một hiện tượng “sai lầm khi không chôn cất xác chết kịp thời, khiến chúng biến thành loài yêu quái[26]”. Nếu như thi thể người chết không được chôn cất kịp thời, theo thời gian, trong quan tài sẽ có sự tự sắp xếp, biến hóa thành yêu quái. Cách nói như vậy đã phản đối một cách tự nhiên hành động mê tín để linh cữu người chết trong nhà lâu ngày không đưa đi chôn, nhưng ngược lại cũng không đưa ra lời khẳng định chắc chắn rằng những thi thể yêu ma ấy chính là “cương thi”. Hơn một nghìn năm sau, từ Lục triều đến cuối đời nhà Minh, cả phương Nam và phương Bắc đều không còn xuất hiện câu chuyện về những xác chết để lâu ngày không đem chôn hóa thành yêu quái càn quấy dân lành. Ngay cả câu chuyện thành tinh, thành quái của những thi thể khô cứng trong quan tài cũng ít thấy xuất hiện. Thử nghĩ lại một chút, một đứa con bất hiếu đem quan tài của cha mẹ già phơi ra giữa trời đất, chỉ vậy thôi hai thân già đó cũng đã đủ đáng thương rồi, vậy mà còn cho họ trở thành “thi yêu”, vô tâm bất nhẫn đi quấy quở người khác. Hơn nữa, hành động của đứa con bất hiếu kia cũng chính là kết quả của thói quen được nuông chiều từ nhỏ, hai thân già bị biến thành yêu quái, có thể cũng chỉ làm những việc quấy phá trong nhà người khác một chút, nhưng chính đứa con ấy lại không thay họ gánh vác tất cả trách nhiệm mà họ đã gây ra. Ngay cả hình dáng những “thi yêu” như vậy cũng không có bất cứ ý nghĩa giáo dục nào đối với chính đứa con của mình, tất yếu cũng chẳng cần quan tâm, dạy bảo chúng. Nhưng những câu chuyện ma quỷ khác có ý nghĩa phản đối hủ tục để xác lâu trong nhà không chôn xuất hiện không ít. Đa số đều là do âm phủ đứng ra trừng phạt những đứa con bị coi là bất hiếu đối với cha mẹ, như Giang Tu Phúc, người thời Tống, trong Lễ tuyên bút lục, quyển thượng, phần phụ lục có dẫn ra câu nói của một người hầu gái: “Vốn đang là một người tôn quý, chỉ vì cha mẹ chết mà không nỡ chôn, nay bị giáng chức lưu đày thành hạng ma quỷ đê hèn.” Hồng Mại thời Nam Tống trong Di kiên ất chí, quyển bảy, La Củng âm khiến có đoạn nói về La Củng thi cử nhiều lần mà chưa đỗ đạt, bèn đến miếu thần thắp hương hỏi rõ bước đường công danh, có vị thần hiện về báo mông: “Cha mẹ nhà ngươi chết đã lâu rồi mà vẫn chưa được chôn cất, đang vô cùng khốn khổ giữa chốn âm phủ, hãy nhanh chóng trở về quê nhà, còn hỏi đến tiền đồ, công danh làm gì nữa!” Đến triều Minh – Thanh, những hình phạt như thế này càng trở nên nghiêm khắc, khiến cho thi thoảng xuất hiện câu chuyện về những hồn ma phải chịu đựng cực hình ghê gớm nhất. Như Đổng Hàm, sống vào khoảng đầu đời nhà Thanh, trong Thuần hương chuế bút, quyển hạ, có nói tới một khả năng khác thi thể cha mẹ được an táng lại gây báo ứng cho chính những đứa con của mình, cuối cùng dẫn đến những cái chết đột tử một cách lạnh lùng không thương tiếc, chỉ cần những oán hận ấy thôi cũng đủ để khắc cốt ghi tâm. Nhưng dù cho như thế thì các nhân vật trong những câu chuyện này vẫn là những con người đáng thương, thật không nhẫn tâm để họ không thể an thân dưới lòng đất mà phải lang thang khắp chốn, trở thành những hồn ma hóa “lệ quỷ” hoặc “thi yêu”, cho nên cái gọi là “không chôn cất gặp điều chẳng lành, xác chết sẽ hóa yêu ma” thực chất rất khó để có thể duy trì hình ảnh này trong các câu chuyện ma quỷ.

[26] Theo Thuật dị ký của Nhiệm Phưởng.

Nhưng đến triều đại nhà Thanh, có lẽ nhận được những gợi ý từ trong các câu chuyện về “mao cương”, cho nên ý thức người dân đã tiến thêm một bước trong việc phát huy mặt tích cực trên tinh thần vứt bỏ những hủ tục trước đây. Vấn đề này trong thời kỳ đó đã trở thành một chủ đề văn hóa, đạo đức trong nếp sống của người dân. Trong các câu chuyện chỉ còn lấy đề tài “xác chết hóa yêu ma” làm chủ đề sáng tác. Đó là hàng loạt những thi thể cương cứng hóa thành yêu ma do xác chết để lâu ngày trong quan tài không được đem đi chôn cất mà thành. Trong Độn trai ngẫu bút, quyển hạ, Cương thi có đoạn viết: “Một người khách qua đường tìm được một căn nhà ba gian ngủ tạm qua đêm, trong căn nhà vắng vẻ, đìu hiu đặt một chiếc quan tài ở chính giữa một gian.” Nhàn Trai Thị trong Dạ đàm tùy lục, quyển hai, Thi biến có đoạn viết: “Dưới lầu, gần ngôi mộ cổ chôn chung nhiều xác chết lúc nào cũng ảm đạm, thê lương, ngoài con số một vạn, còn có thêm những chiếc quan tài mới chôn và có khoảng mười linh cữu khác nằm rải rác trong đám cỏ mọc rậm rạp, tốt tươi.” Du Phượng Hàn trong Cao hạnh nghiêm trai tạp ký viết: “Người con gái hàng xóm chết, không đủ sức để chôn, bèn gửi quan tài vào chùa nương nhờ nơi cửa phật.” Trong Tử bất ngữ, quyển hai mươi hai, Cương thi bão vi đà cũng có đoạn nói về linh cữu người chết được gửi vào trong chùa. Hữu đài tiên quán bút ký, quyển bốn, viết: “Sau khi đạo binh nổi loạn ở Kim Lăng, từ trong nhà đến ngoài thành, mồ mả, thây ma người chết quăng quật tứ tung mà không được chôn cất tử tế.” Một số ví dụ được dẫn ra trên đây đều là những ví dụ tiêu biểu về quan tài của các thi thể cương cứng. Mặc dù con có một số câu chuyện cũng nhắc tới hiện tượng “mao cương” xuất hiện trong các ngôi mộ bị phá hủy, nhưng không còn nghi ngờ gì nữa, thi thể cương cứng trong quan tài luôn là chủ đề dẫn dắt của người viết trong các câu chuyện ma quái. Có thể nói, ở đó ẩn chứa một sự dụng tâm sáng tạo tuyệt vời của người viết. Đó chính là một thành công lớn trong việc tạo ra những bằng chứng xác thực nhằm khẳng định “Hậu quả nghiêm trọng của hành động để xác chết trong nhà không đem chôn cất, xác chết sẽ dễ dàng biến thành yêu ma quấy phá con người”. Mặc dù cái đích cuối cùng của những câu chuyện này vẫn là trở về với chủ đề đạo đức, đưa ra những bài học giáo dục, răn rạy cách sống sao cho phải đạo với mỗi cá nhân trong xã hội. Có người đã từng cho rằng, những câu chuyện về xác chết cương cứng đã “quên đi tầng lớp ý nghĩa mà luận bàn về nghệ thuật xây dựng truyện, đó đã là một thành công rồi”. Có lẽ ý nghĩa của những câu chuyện độc đáo này không thể dễ dàng cắt nghĩa được qua ngôn từ, vì thế trong cách hiểu đó vẫn hơi có phần võ đoán. Nhưng từ cách nói “cửu táng bất hủ[27]” theo thời gian đã được cải biên thành “cửu tẫn bất táng[28]”, càng không thể không khiến người ta khâm phục về sự chuẩn xác trong trực giác của người dân Trung Quốc thuở xa xưa.

[27] Để lâu không chôn không thối rữa.

[28] Bỏ mặc không chôn cất.

Chu Tác Nhân nói, trong câu chuyện về “cương thi”: “Một mặt nào đó lại có truyền thuyết về những câu chuyện tình yêu nồng nàn, say đắm, từ đó đã đem đến một chút sắc màu ấm áp, say mê.” Qua những cuốn sách mà tôi may mắn được đọc cũng không có cuốn sách nào có thể hấp dẫn hơn thế, cho nên không có phát hiện nào có khả năng dẫn dắt người ta chìm đắm trong những câu chuyện tình yêu đẹp đẽ, tinh tế, sâu sắc của những xác chết cương cứng một cách đầy mê hoặc đến thế. Nhưng các câu chuyện về thi thể cương cứng đến giai đoạn sau không hoàn toàn đem đén cho người ta cảm giác hung dữ, sợ hãi, mà đã gia tăng không ít những nội dung nhân tính hóa, gần gũi với đời sống của con người và dần dần trở nên thực tế hơn rất nhiều. Có nhiều câu chuyện xoay quanh những xác chết cương cứng như: Chuyện về xác chết cương cứng nơi quán trọ, “cương thi” là người thân, tình yêu của hồn ma khô cứng… Những chủ đề này không chỉ đáng sợ, đáng yêu mà còn hết sức hài hước. Điều khiến chúng ta cần chú ý ở đây chính là trong các xác chết cương cứng còn có sự khống chế, ngăn chặn giữa nhưng “cương thi” với nhau, đặc biệt là giữa cương thi đồng loại với “cương thi” chuyên làm điều ác hãm hại dân lành. Những thay đổi theo chiều hướng tích cực này đã góp phần đem lại một chút “màu sắc ấm áp”, đặc biệt là “thắp sáng những hy vọng” cho mỗi chúng ta từ sau những câu chuyện ma quái huyền bí, hấp dẫn[29].

[29] Du Phượng Hàn trong Cao hạnh nghiễm trai tạp ký có bàn về chuyện Thẩm Mộng Nham ở nhờ trong ngôi chùa bên Tây Hồ, cạnh ngôi chùa là một căn nhà mười gian rộng rãi để đầy những chiếc quan tài chưa được chôn cất. Một hôm, có một vị tăng ni trong chùa gọi Thẩm Mộng Nham đến và nói: “Thí chủ có mong muốn được mở rộng tầm mắt của mình không?” Nói xong, vị tăng ni liền bước đến ngôi nhà xếp đầy quan tài đó, tra khóa vào rồi mở ra. Sau đó, hiện lên trước mắt họ là trăm nghìn linh cữu hình thù vô cùng kỳ lạ, có loại chưa từng thấy bao giờ, ở chính giữa là một chiếc quan tài lớn nhất và cũng kỳ lạ nhất được bày đặt hương án bên trên. Thẩm Mộng Nham đang định hỏi xem đó là linh cữu của ai thì vị tăng ni liền lên tiếng: “Đây là linh cữu của Chu Bát tướng quân cuối đời nhà Tống, vị tướng quân này trước kia đã từng thụ đồ nơi cửa chùa, sau khi chết gửi thân trong linh cữu này, tính đến nay cũng được trăm năm rồi.” Một lát sau khi quay trở lại nơi cư ngụ, vị tăng ni bất ngờ hỏi: “Thí chủ có mong muốn được như Chu Bát tướng quân không?” Thẩm Mộng Nham vừa vui mừng vừa kinh sợ, hỏi lại: “Sao ạ?” Vị tăng ni đáp: “Mặc dù tướng quân đã chết, nhưng thực ra người vẫn không chết, vì người đã hóa thành địa tiên, thường du sơn ngắm thủy, thi thoảng lại trở về, khi trở về có thể gặp, hoặc có thể không. Nay trở về, mai lại ra đi.” Vị tăng ni bỗng nhiên hạ thấp giọng, thầm thì nói: “Nếu có duyên, một ngày nào đó ắt sẽ gặp tướng quân.” Để trai giới, suốt mấy tuần lễ, vị tăng ni vẫn thường xuyên lui tới ngôi nhà cất giữ linh cữu người chết và chăm chú nhìn vào chiếc quan tài đặt nơi chính giữa gian nhà, có một lỗ hổng nhỏ hình bán nguyệt, bỗng vọng vào một âm thanh kỳ lạ, quả nhiên ngoài hành lang xuất hiện một người, thân hình to lớn, râu tóc bạc phơ, bên ngoài choàng một chiếc áo dài chấm gót, tựa mình vào lan can ngắm trăng, chỉ trong khoảnh khắc soi bóng vào phòng, rồi biến mất không còn nhìn thấy nữa.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN